Mức phạt tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Việc làm giả con dấu, tài liệu là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, cùng tìm hiểu mức phạt đối với tội danh này thông qua bài viết dưới đây nhé (1) Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là gì? Tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, việc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có thể hiểu là việc một người không có thẩm quyền được cấp con con dấu, tài liệu đó nhưng đã cố tình tạo ra các con dấu, tài liệu bằng nhiều cách khác nhau (khắc, in ấn, chỉnh sửa) để làm giả con dấu, tài liệu thật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Về hành vi sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể hiểu là việc một người dùng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả không phải do mình làm ra để thực hiện hành vi trái pháp luật (lừa dối cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc công dân). Ví du: A không phải là cán bộ công tác trong lực lượng Công an Nhân dân, một hôm A lướt mạng xã hội thấy có người bán Chứng minh nhân dân (CMND) Công an làm giả, A liên hệ với người bán và đặt mua một CMND Công an có tên mình. Sau đó người bán đã gửi cho A một CMND Công an làm giả có hình và tên của A được in trên đó. Khi tham gia giao thông, A bị CSGT thổi phạt nên đã xuất trình CMND Công an giả để xin được bỏ qua lỗi vi phạm, tuy nhiên lực lượng CSGT đã nhận ra đây là CMND Công an làm giả nên đã giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý. Sau khi điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố và truy tố A với tội danh “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Qua ví dụ trên, chúng ta đã hình dung được thế nào là tội làm giả con dấu, tài liệu và tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là gì. Tiếp sau đây là mức phạt hình sự đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. (2) Mức phạt hình sự đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức Theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Bên cạnh đó, nếu hành vi phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Có tổ chức - Phạm tội 02 lần trở lên - Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm - Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng - Tái phạm nguy hiểm Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu vi phạm tội danh này. Như vậy, tùy theo tính chất từng vụ việc và mức độ gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, người vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 07 năm tù và phạt tiền lên đến 50 triệu đồng. (3) Kết luận Việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý hành chính, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức còn tiềm ẩn nguy cơ kéo theo hành vi dùng con dấu, tài liệu giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó, việc xử lý nghiêm minh hành vi này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp lý và đảm bảo an ninh xã hội. Chỉ khi có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng, việc sử dụng con dấu, tài liệu giả mới được đẩy lùi hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Mức phạt tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Việc làm giả con dấu, tài liệu là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, cùng tìm hiểu mức phạt đối với tội danh này thông qua bài viết dưới đây nhé (1) Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là gì? Tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, việc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có thể hiểu là việc một người không có thẩm quyền được cấp con con dấu, tài liệu đó nhưng đã cố tình tạo ra các con dấu, tài liệu bằng nhiều cách khác nhau (khắc, in ấn, chỉnh sửa) để làm giả con dấu, tài liệu thật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Về hành vi sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể hiểu là việc một người dùng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả không phải do mình làm ra để thực hiện hành vi trái pháp luật (lừa dối cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc công dân). Ví du: A không phải là cán bộ công tác trong lực lượng Công an Nhân dân, một hôm A lướt mạng xã hội thấy có người bán Chứng minh nhân dân (CMND) Công an làm giả, A liên hệ với người bán và đặt mua một CMND Công an có tên mình. Sau đó người bán đã gửi cho A một CMND Công an làm giả có hình và tên của A được in trên đó. Khi tham gia giao thông, A bị CSGT thổi phạt nên đã xuất trình CMND Công an giả để xin được bỏ qua lỗi vi phạm, tuy nhiên lực lượng CSGT đã nhận ra đây là CMND Công an làm giả nên đã giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý. Sau khi điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố và truy tố A với tội danh “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Qua ví dụ trên, chúng ta đã hình dung được thế nào là tội làm giả con dấu, tài liệu và tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là gì. Tiếp sau đây là mức phạt hình sự đối với hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. (2) Mức phạt hình sự đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức Theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Bên cạnh đó, nếu hành vi phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: - Có tổ chức - Phạm tội 02 lần trở lên - Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm - Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng - Tái phạm nguy hiểm Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: - Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu vi phạm tội danh này. Như vậy, tùy theo tính chất từng vụ việc và mức độ gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, người vi phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 07 năm tù và phạt tiền lên đến 50 triệu đồng. (3) Kết luận Việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý hành chính, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức còn tiềm ẩn nguy cơ kéo theo hành vi dùng con dấu, tài liệu giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Do đó, việc xử lý nghiêm minh hành vi này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp lý và đảm bảo an ninh xã hội. Chỉ khi có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng, việc sử dụng con dấu, tài liệu giả mới được đẩy lùi hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân.