Mục đích ban hành kế hoạch phát triển chợ
Từ ngày 01/08/2024 theo Nghị định 60/2024/NĐ-CP kế hoạch phát triển chợ được ban hành nhằm mục đích gì? Kế hoạch phát triển chợ được ban hành nhằm mục đích gì? Điểm kinh doanh tự phát có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ của địa phương không? Thẩm quyền ban hành kế hoạch phát triển chợ được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định kế hoạch phát triển chợ như sau: - Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. => Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. Lưu ý: Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ. Đồng thời căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP định nghĩa điểm kinh doanh tự phát là điểm, khu vực kinh doanh tự phát không có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ của địa phương. => Theo đó, điểm kinh doanh tự phát là điểm, khu vực kinh doanh tự phát không có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ của địa phương. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ: - Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ: - Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan; - Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ; - Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết); - Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc: xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm; xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ; - Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 6 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Chợ được đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan. - Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách nhà nước (bao gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật). - Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước. Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nước đối với chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan. - Địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ. - Dự án đầu tư chợ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, chính sách xã hội hóa đầu tư theo các quy định của pháp luật. - Tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư, điều kiện sử dụng đất, dự án đầu tư xây dựng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
Bộ Tài chính phát động “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”
Vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” được ban hành kèm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC (1) Mục đích của phong trào Tại Kế hoạch triển khai phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” (sau đây gọi là Phong trào thi đua) được ban hành kèm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC, Bộ Tài chính nêu rõ mục đích của việc thi đua phong trào lần này nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, và kỷ cương, với mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu đến hết năm 2025. Đồng thời, phong trào cũng hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Bên cạnh đó, thông qua phong trào thi đua tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong ngành Tài chính đối với những đối tượng yếu thế, đồng thời khuyến khích sự hỗ trợ trực tiếp từ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đối với người nghèo và những hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc. (2) Tiêu chí thi đua Theo đó, tiêu chí thi đua trong Phong trào thi đua được Bộ Tài chính quy định cụ thể tại mục 1 Phần III Kế hoạch ban hành kềm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC như sau: - Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ: + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thi đua nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, có chất lượng và đảm bảo tiến độ theo quy định các cơ chế, chính sách liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025), các chính sách liên quan đến hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở. + Tham gia ý kiến đối với việc xây dựng các chương trình và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo đúng tiến độ. + Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của đơn vị. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách giảm nghèo, chính sách về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở. + Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ, bố trí nguồn ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo kế hoạch đề ra. + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả. + Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị chung tay, góp sức ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. - Đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ: Tích cực tham gia, chung tay, đóng góp, hưởng ứng Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát với phương châm: ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. - Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ: + Căn cứ nhiệm vụ được giao, chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu cho đơn vị xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả. + Gương mẫu, tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua của Bộ, của đơn vị, chung tay, góp sức ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. (3) Hình thức khen thưởng Về hình thức khen thưởng, tập thể, cá nhân có thành tích trong Phong trào thi đua lần này sẽ được nhận các phần thưởng bao gồm: - Huân chương Lao động; - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; - Bằng khen Bộ; - Giấy khen Theo đó, căn cứ vào thành tích trong tổ chức, thực hiện Phong trào thi đua, Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị biểu dương, khen thưởng kịp thời theo thẩm quyền các tập thể, công chức, viên chức, người lao động có thành tích tiêu biểu trong Phong trào thi đua bằng hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Cùng với đó là lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào thi đua đề nghị Bộ xét tặng Bằng khen, đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động khi tổng kết Phong trào thi đua. (căn cứ Mục 2 Phần III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC năm 2024) Xem chi tiết tại Quyết định 1946/QĐ-BTC năm 2024, có hiệu lực từ ngày 16/8/2024.
Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không?
Hiện nay có nhiều người thuê chung cư không chỉ để ở mà còn làm cơ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán. Câu hỏi đặt ra ở đây là việc thuê căn hộ chung cư để kinh doanh như vậy có hợp pháp không, và nếu trái luật thì họ sẽ bị xử lý như thế nào? Căn hộ chung cư là gì? Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Nhà ở 2014, nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Như vậy, căn hộ chung cư là một căn trong nhà chung cư. Một người có thể sở hữu một hoặc nhiều căn hộ trong nhà chung cư. Nhà chung cư có thể được xây dựng với hai mục đích: chỉ để ở và để ở kết hợp với kinh doanh. Đồng thời, cũng tại Điều 4 Luật Nhà ở 2014 có các quy định về nhà chung cư như sau: - Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư. - Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở 2014. - Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không? Theo Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng nhà chung cư như sau: - Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. - Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; Sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Như vậy, đối với nhà chung cư được xây với mục đích để ở thì nghiêm cấm thuê căn hộ chung cư để thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không phải để ở. Đối với nhà chung cư hỗn hợp được xây để ở kết hợp với kinh doanh thì được phép thuê để kinh doanh nhưng phải đúng mục đích, nội dung của dự án và đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Thực hiện kinh doanh tại căn hộ chung cư không được kinh doanh bị xử lý thế nào? Theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; + Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; + Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; + Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; + Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định; + Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; + Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; + Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; + Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư. + Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định. + Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở. + Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung. + Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp Như vậy, đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư không phải mục đích để ở sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng và buộc sử dụng căn hộ vào mục đích để ở, tức dừng lại hoạt động kinh doanh. Đối với hành vi sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp khác đi so với mục đích ban đầu (kinh doanh lĩnh vực khác) thì sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng và buộc sử dụng đúng mục đích ban đầu, tức dừng lại các hoạt động kinh doanh sai mục đích.
Mục đích ban hành kế hoạch phát triển chợ
Từ ngày 01/08/2024 theo Nghị định 60/2024/NĐ-CP kế hoạch phát triển chợ được ban hành nhằm mục đích gì? Kế hoạch phát triển chợ được ban hành nhằm mục đích gì? Điểm kinh doanh tự phát có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ của địa phương không? Thẩm quyền ban hành kế hoạch phát triển chợ được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định kế hoạch phát triển chợ như sau: - Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. => Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ nhằm: đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn. Lưu ý: Căn cứ vào quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch khác có liên quan và nhu cầu phát triển, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chợ. Đồng thời căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP định nghĩa điểm kinh doanh tự phát là điểm, khu vực kinh doanh tự phát không có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ của địa phương. => Theo đó, điểm kinh doanh tự phát là điểm, khu vực kinh doanh tự phát không có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ của địa phương. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ: - Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ: - Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan; - Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ; - Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết); - Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc: xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm; xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ; - Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 6 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau: - Chợ được đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan. - Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách nhà nước (bao gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật). - Vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây dựng các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước. Việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng từ ngân sách nhà nước đối với chợ đầu mối theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan. - Địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ. - Dự án đầu tư chợ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, chính sách xã hội hóa đầu tư theo các quy định của pháp luật. - Tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư, điều kiện sử dụng đất, dự án đầu tư xây dựng chợ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
Bộ Tài chính phát động “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”
Vừa qua, Bộ Tài Chính đã ban hành Kế hoạch triển khai phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” được ban hành kèm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC (1) Mục đích của phong trào Tại Kế hoạch triển khai phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” (sau đây gọi là Phong trào thi đua) được ban hành kèm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC, Bộ Tài chính nêu rõ mục đích của việc thi đua phong trào lần này nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, và kỷ cương, với mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu đến hết năm 2025. Đồng thời, phong trào cũng hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều và thu hút đầu tư, phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Bên cạnh đó, thông qua phong trào thi đua tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong ngành Tài chính đối với những đối tượng yếu thế, đồng thời khuyến khích sự hỗ trợ trực tiếp từ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành đối với người nghèo và những hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc. (2) Tiêu chí thi đua Theo đó, tiêu chí thi đua trong Phong trào thi đua được Bộ Tài chính quy định cụ thể tại mục 1 Phần III Kế hoạch ban hành kềm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC như sau: - Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ: + Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thi đua nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, có chất lượng và đảm bảo tiến độ theo quy định các cơ chế, chính sách liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025), các chính sách liên quan đến hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở. + Tham gia ý kiến đối với việc xây dựng các chương trình và các văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo đúng tiến độ. + Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của đơn vị. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận các chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách giảm nghèo, chính sách về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, hộ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở. + Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ, bố trí nguồn ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo kế hoạch đề ra. + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả. + Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị chung tay, góp sức ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. - Đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ: Tích cực tham gia, chung tay, đóng góp, hưởng ứng Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát với phương châm: ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. - Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ: + Căn cứ nhiệm vụ được giao, chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu cho đơn vị xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đạt hiệu quả. + Gương mẫu, tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua của Bộ, của đơn vị, chung tay, góp sức ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. (3) Hình thức khen thưởng Về hình thức khen thưởng, tập thể, cá nhân có thành tích trong Phong trào thi đua lần này sẽ được nhận các phần thưởng bao gồm: - Huân chương Lao động; - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; - Bằng khen Bộ; - Giấy khen Theo đó, căn cứ vào thành tích trong tổ chức, thực hiện Phong trào thi đua, Bộ Tài chính yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị biểu dương, khen thưởng kịp thời theo thẩm quyền các tập thể, công chức, viên chức, người lao động có thành tích tiêu biểu trong Phong trào thi đua bằng hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Cùng với đó là lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào thi đua đề nghị Bộ xét tặng Bằng khen, đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động khi tổng kết Phong trào thi đua. (căn cứ Mục 2 Phần III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1946/QĐ-BTC năm 2024) Xem chi tiết tại Quyết định 1946/QĐ-BTC năm 2024, có hiệu lực từ ngày 16/8/2024.
Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không?
Hiện nay có nhiều người thuê chung cư không chỉ để ở mà còn làm cơ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán. Câu hỏi đặt ra ở đây là việc thuê căn hộ chung cư để kinh doanh như vậy có hợp pháp không, và nếu trái luật thì họ sẽ bị xử lý như thế nào? Căn hộ chung cư là gì? Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Nhà ở 2014, nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Như vậy, căn hộ chung cư là một căn trong nhà chung cư. Một người có thể sở hữu một hoặc nhiều căn hộ trong nhà chung cư. Nhà chung cư có thể được xây dựng với hai mục đích: chỉ để ở và để ở kết hợp với kinh doanh. Đồng thời, cũng tại Điều 4 Luật Nhà ở 2014 có các quy định về nhà chung cư như sau: - Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư. - Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở 2014. - Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không? Theo Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng nhà chung cư như sau: - Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. - Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; Sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Như vậy, đối với nhà chung cư được xây với mục đích để ở thì nghiêm cấm thuê căn hộ chung cư để thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không phải để ở. Đối với nhà chung cư hỗn hợp được xây để ở kết hợp với kinh doanh thì được phép thuê để kinh doanh nhưng phải đúng mục đích, nội dung của dự án và đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Thực hiện kinh doanh tại căn hộ chung cư không được kinh doanh bị xử lý thế nào? Theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; + Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; + Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; + Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; + Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định; + Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; + Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; + Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; + Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư. + Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định. + Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở. + Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung. + Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp Như vậy, đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư không phải mục đích để ở sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng và buộc sử dụng căn hộ vào mục đích để ở, tức dừng lại hoạt động kinh doanh. Đối với hành vi sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp khác đi so với mục đích ban đầu (kinh doanh lĩnh vực khác) thì sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng và buộc sử dụng đúng mục đích ban đầu, tức dừng lại các hoạt động kinh doanh sai mục đích.