Ưu tiên mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi
Quy định về việc ưu tiên nhận con nuôi khi có nhiều người cùng nhận nuôi một người hiện nay như thế nào? Ưu tiên mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 thì Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 hướng dẫn xác định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế như sau: - Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; - Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; - Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất. Như vậy, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi là người được ưu tiên khi xác định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Lưu ý khi xác định người được nhận làm con nuôi gồm: - Trẻ em dưới 16 tuổi - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; + Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Theo đó, nếu trường hợp người trên 18 tuổi thì sẽ không thuộc đối tượng được nhận làm con nuôi, và trường hợp này mẹ kế muốn nhận con chồng làm con nuôi cũng không được. Điều kiện để mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi là mẹ kế như sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có tư cách đạo đức tốt. - Không thuộc một trong những người không được nhận con nuôi sau đây: + Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; + Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; + Đang chấp hành hình phạt tù; + Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Hồ sơ của người nhận con nuôi là mẹ kế gồm có: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Hệ quả của việc nuôi con nuôi được quy định theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010. Cụ thẻ như sau: - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. - Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác.
Khi ly hôn, có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng không?
Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái, tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái chỉ phát sinh khi có quan hệ: (1) huyết thống hoặc (2) nuôi dưỡng. Điều này được hiểu là, khi ly hôn, vấn đề cấp dưỡng chỉ đặt ra cho cha mẹ đối với con ruột hoặc con nuôi của họ, không đặt ra đối với con riêng của một bên vợ/chồng. Vậy nên, để xác định có hay không nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng khi ly hôn, chúng ta cần chia ra 02 trường hợp: - TH1: Nếu một bên vợ/chồng chưa nhận con riêng của bên còn lại làm con nuôi thì không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng như sau: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.” Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng,.. con riêng của bên kia chỉ khi cùng sống chung với mình mà không có quy định cha dượng, mẹ kế phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng và ngược lại khi ly hôn. - TH2: Nếu đã làm thủ tục nhận con riêng làm con nuôi thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn Theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: "Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi". Nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái đã được quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vì vậy, khi tiến hành nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi thì cha, mẹ nuôi sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn.
Ưu tiên mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi
Quy định về việc ưu tiên nhận con nuôi khi có nhiều người cùng nhận nuôi một người hiện nay như thế nào? Ưu tiên mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 thì Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 hướng dẫn xác định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế như sau: - Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; - Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; - Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất. Như vậy, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi là người được ưu tiên khi xác định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình nhận trẻ em làm con nuôi. Lưu ý khi xác định người được nhận làm con nuôi gồm: - Trẻ em dưới 16 tuổi - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; + Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Theo đó, nếu trường hợp người trên 18 tuổi thì sẽ không thuộc đối tượng được nhận làm con nuôi, và trường hợp này mẹ kế muốn nhận con chồng làm con nuôi cũng không được. Điều kiện để mẹ kế nhận con chồng làm con nuôi Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi là mẹ kế như sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có tư cách đạo đức tốt. - Không thuộc một trong những người không được nhận con nuôi sau đây: + Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; + Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; + Đang chấp hành hình phạt tù; + Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Hồ sơ của người nhận con nuôi là mẹ kế gồm có: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Hệ quả của việc nuôi con nuôi được quy định theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010. Cụ thẻ như sau: - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. - Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác.
Khi ly hôn, có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng không?
Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái, tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái chỉ phát sinh khi có quan hệ: (1) huyết thống hoặc (2) nuôi dưỡng. Điều này được hiểu là, khi ly hôn, vấn đề cấp dưỡng chỉ đặt ra cho cha mẹ đối với con ruột hoặc con nuôi của họ, không đặt ra đối với con riêng của một bên vợ/chồng. Vậy nên, để xác định có hay không nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng khi ly hôn, chúng ta cần chia ra 02 trường hợp: - TH1: Nếu một bên vợ/chồng chưa nhận con riêng của bên còn lại làm con nuôi thì không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể về nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng như sau: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.” Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng,.. con riêng của bên kia chỉ khi cùng sống chung với mình mà không có quy định cha dượng, mẹ kế phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng và ngược lại khi ly hôn. - TH2: Nếu đã làm thủ tục nhận con riêng làm con nuôi thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn Theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: "Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi". Nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái đã được quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vì vậy, khi tiến hành nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi thì cha, mẹ nuôi sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn.