Ông Đỗ Văn Chiến được tín nhiệm tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam khóa X
Tại Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá X đã hiệp thương dân chủ cử 67 vị tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Hội nghị đã hiệp thương dân chủ cử 04 vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X tham gia Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục được tín nhiệm cao, hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X Báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy cho biết, tại Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá X đã hiệp thương dân chủ cử 67 vị tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khuyết 05 vị sẽ kiện toàn trong nhiệm kỳ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục được tín nhiệm cao, hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X Hội nghị đã hiệp thương dân chủ cử 04 vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X tham gia Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X: (1) Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. (2) Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. (3) Ông Hoàng Công Thủy, Ủy viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. (4) Bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. Quang cảnh Đại hội Hội nghị đã hiệp thương dân chủ cử 07 vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X giữ chức Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X (1). Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương. (2). Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (3). Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (4). Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. (5). Bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội. (6). Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. (7). Ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu nhận nhiệm vụ Phát biểu nhận nhiệm vụ, thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X trân trọng cảm ơn Đại hội đã tín nhiệm cao, hiệp thương dân chủ cử 397 vị tham gia Ủy ban, 67 vị tham gia Đoàn Chủ tịch; hiệp thương cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, 02 Phó Chủ tịch chuyên trách và 07 Phó Chủ tịch không chuyên trách. Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, ý thức sâu sắc vinh dự và trách nhiệm lớn lao của mình, chúng tôi xin hứa: sẽ tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được giao, phát huy trí tuệ, đề cao trách nhiệm, làm việc hết sức mình; khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Tập trung triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp, giữ vững sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận, thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đề ra. "Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cụ, các vị, các đồng chí, của các tổ chức thành viên và những người tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, người Việt Nam ở nước ngoài, để chúng tôi hoàn thành trọng trách được Đại hội tin tưởng giao phó", Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh. Tóm tắt lý lịch của đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Họ và tên: Đỗ Văn Chiến, sinh ngày 10/11/1962 - Dân tộc: Sán Dìu Tôn giáo: Không - Quê quán: xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - Trình độ học vấn: Đại học nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt - Trình độ chính trị: Cao cấp - Ngày vào Đảng: 13/9/1986; Ngày chính thức: 13/9/1987 - Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 03 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 15 kỷ niệm chương của các bộ, ngành. Tóm tắt quá trình công tác: + Từ 1980 - 1986: sinh viên trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái; + Từ tháng 10/1986 - 3/1988: Cán bộ tổng hợp, Phòng Hành chính tổng hợp trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái; + Từ tháng 4/1988 - 10/1988: Phó trưởng Phòng Hành chính tổng hợp trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái; + Từ tháng 11/1988 - 9/1989: Cán bộ xí nghiệp Nông công nghiệp Chè Tân Trào, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 10/1989 - 5/1991: Trưởng phòng quản lý sản xuất kinh doanh, xí nghiệp Nông công nghiệp Chè Tân Trào, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thuộc liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam; + Từ tháng 6/1991 - 8/1993: Phó Giám đốc xí nghiệp Nông công nghiệp Chè Tân Trào, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thuộc liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam; + Từ tháng 9/1993 - 12/1994: Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 01/1995 - 01/1996: Phó Trưởng Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Tuyên Quang; + Từ tháng 02/1996 - 3/1998: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tuyên Quang; + Từ tháng 4/1998 - 5/1998: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 6/1998 - 11/1999: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 12/1999 - 8/2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 9/2001 - 4/2006: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 5/2006 - 01/2007: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 02/2007 - 4/2009: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 5/2009 - 01/2011: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 02/2011 - 6/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ 22/6/2011 - 17/8/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang (chờ Bộ Chính trị phân công công tác theo Văn bản số 888/CVVPTW ngày 10/6/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng); Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016); + Từ 18/8/2011 - 15/02/2015: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (nhiệm kỳ 2010-2015); Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016); + Từ 15/02/2015 - 4/2016: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016); + Từ tháng 4/2016 - 01/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021); + Ngày 30/1/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tái cử Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư. + Từ 30/1/2021 - 30/3/2021: Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021); + Từ 31/3/2021 - 11/4/2021: Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021); + Ngày 12/4/2021: Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 4, khóa IX đã hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024. + Từ 12/4/2021-15/5/2024: Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV. + Ngày 16/5/2024: Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII, Trung ương đã bầu đồng chí Đỗ Văn Chiến giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. + Từ 16/5/2024 đến ngày 17/10/2024: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV. + Ngày 17/10/2024: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 -2029 đã hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa XV tái cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Theo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguồn: http://mattran.org.vn/hoat-dong/ong-do-van-chien-duoc-tin-nhiem-hiep-thuong-cu-tiep-tuc-giu-chuc-chu-tich-uy-ban-trung-uong-mttq-viet-nam-khoa-x-nhiem-ky-20242029-57422.html
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai chỉ huy hoạt động?
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai chỉ huy hoạt động? Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai chỉ huy hoạt động? Căn cứ theo Điều 44 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng như sau: (1) Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động. (2) Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đầu tư của cộng đồng bám sát các nhiệm vụ và nội dung kiểm tra, giám sát quy định tại Điều 43 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. (3) Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trưởng ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến chương trình, dự án mà Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Như vậy, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng? Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng như sau: - Chủ trì việc thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng thành viên; cử đại diện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; dự kiến địa bàn và số thành viên được bầu theo từng địa bàn để chỉ đạo Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố phối hợp cùng Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu thành viên là đại diện Nhân dân tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức cuộc họp của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; cử, đề nghị cử hoặc tổ chức bầu bổ sung thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong trường hợp khuyết, thiếu; - Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất là 45 ngày trước ngày thực hiện; thông báo về thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nhân dân ở địa phương; - Hướng dẫn Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; hỗ trợ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng; - Xác nhận văn bản kiến nghị, phản ánh của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền; đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; - Động viên Nhân dân ở địa phương tích cực tham gia kiểm tra, giám sát tại cộng đồng và ủng hộ, hỗ trợ hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; - Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm. Tóm lại: Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định như trên.
Kể tên 54 dân tộc Việt Nam? Dân tộc nào ít người nhất?
Kể tên, địa bàn cư trú 54 dân tộc Việt Nam? Trong đó, dân tộc nào ít người nhất Việt Nam? Nguyên tắc tập hợp, phương hướng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Kể tên 54 dân tộc Việt Nam? Dân tộc nào ít người nhất? Hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc anh em được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơ-me, Nam Đảo, Tạng Miến, Hán, Ka Đai. Cụ thể 54 dân tộc Việt Nam như sau: TT Tên gọi Tên gọi khác Các nhóm nhỏ Địa bàn cư trú 1 Kinh (Việt) Việt Trong cả nước 2 Tày Thổ Ngạn, Phán, Thu lao, Pa dí Hà giang, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Hà Bắc. 3 Thái Táy Táy Khao (Thái Trắng), Táy Đăm (Thái Đen), Táy Chiềng hay Táy Mương (Hàng Tổng), Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mười, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu (Táy Đeng) Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hoá, Lao Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lâm Đồng... 4 Mường Mol, Mual, Mọi Mọi Bi, Ao Tá (ÂuTá) Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình 5 Hoa (Hán) Khách, Tàu, Hán Triền Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ Kiên Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ninh,Đồng Nai, Hậu Giang, Minh Hải, tp Hồ Chí Minh 6 Khơ-me Miên, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Khơ-me, Khơ-me Krôm Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Minh Hải, Tây Ninh, tp Hồ Chí Minh, Sông Bé, An Giang 7 Nùng Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Lòi, Nùng Tùng Slìn, Nùng Cháo, Nùng Quý Rỵn, Nùng Khèn Lài, Nùng Dýn, Nùng Inh... Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Bắc, Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Lào Cai 8 HMông (Mèo) Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mèo Trắng Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Hoà Bình, Bắc Thái 9 Dao Mán, Động, Trại, Dìu, Miền, Kiềm, Kìm Mùn Dao Đại Bản, Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Cóc Mùn, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt, Dao Tam Đảo, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Làn Tiẻn, Dao áo Dài Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây 10 Gia-rai Mọi, Chơ-rai Chỏ, Hđrung, Aráp, Mdhur, Tbuăn Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc 11 Ê-đê Đe, Mọi Ra-đê, Rha-đê, Êđê-Êga, Anăk Êđê, Kpă, Ađham, Krung, Ktul Dliê, Ruê, Blô, Êpan, Mđhur, Bih, Kđrao, Dong Kay, Dong Măk, Êning, Arul, Hning, Kmun,Ktlê Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà 12 Ba-na Bơ-nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công Tơ-lô, Gơ-lar, Rơ-ngao, Krem, Giơ-lơng(Y-lơng) Kon Tum, Bình Định, Phú Yên 13 Sán Chay (Cao lan - Sán chỉ) Mán, Cao Lan-Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử Cao Lan, Sán Chỉ Bắc Thái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Yên Bái 14 Chăm (chàm) Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm Chăm Hroi, Chàm Châu Đốc, Chà Và Ku, Chăm Pôông Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, tp Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Khánh Hoà 15 Xơ-đăng Kmrâng, Hđang, Con-lan, Brila Xơ-teng,Tơ-đrá, Mơ-nâm, Hà-lăng, Ca-dong, Châu, Ta Trẽ(Tà Trĩ) Kon Tum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi 16 Sán Dìu Trại, Trại Đát, Sán Dợo, Mán quần Cộc, Mán Váy Xẻ Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Bắc Thái, Vỹnh Phú, Tuyên Quang 17 Hrê Mọi Đá Vách, Chăm-rê, Mọi Luỹ, Thạch Bých, Mọi Sơn Phòng Quảng Ngãi, Bình Định 18 Cơ-ho Xrê, Nốp (Tu Nốp), Cơ-don, Chil, Lát (Lách), Tơ-ring Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà 19 Ra-glai O-rang, Glai, Rô-glai, Radlai, Mọi Ra-clay (Rai), Noong (La-oang) Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng 20 Mnông Gar, Chil, Rlâm, Preh, Kuênh, Nông, Bu-Đâng, Prâng, Đip, Biêt, Si Tô, Bu Đêh Đắc Lăc, Lâm Đồng 21 Thổ Kủo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai-Ly Hà, Tày Poọng (Con Kha, Xá La Vàng) Nghệ An, Thanh Hoá 22 Xtiêng Xa-điêng, Mọi, Tà-mun Sông Bé, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc 23 Khơmú Xá Cốu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tềnh Quảng Lâm Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Yên Bái 24 Bru-Vân Kiều Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru Quảng Bình, Quảng Trị 25 Giáy Nhắng, Giẳng, Sa Nhân, Pầu Thỉn, Chủng Chá, Pu Nắm Pu Nà (Cùi Chu hoặc Quý Châu) Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu 26 Cơ-tu Ca-tu, Ca-tang, Mọi, Cao, Hạ Phương, Kan-tua Quảng Nam-Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế 27 Gié-Triêng Giang Rẫy, Brila, Cà-tang, Mọi, Doãn Gié (Dgieh, Tareh), Triêng (Treng, Tơ-riêng), Ve (La-ve), Pa-noong (Bơ Noong) Quảng Nam-Đà Nẵng, Kon Tum 28 Ta-ôi Tôi-ôi, Ta-hoi, Ta-ôih, Tà-uất (Atuất) Pa-cô, Ba-hi, Can-tua Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế 29 Mạ Châu Mạ, Chô Mạ, Mọi Lâm Đồng, Đồng Nai 30 Co Trầu, Cùa, Mọi, Col, Cor, Khùa Quảng Ngãi, Quảng Nam-Đà Nẵng 31 Chơ-ro Châu-ro, Dơ-ro, Mọi Đồng Nai 32 Hà Nhì U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen Lai Châu, Lào Cai 33 Xinh-mun Puộc, Pụa, Xá Dạ, Nghẹt Sơn La, Lai Châu 34 Chu-ru Chơ-ru, Kru, Mọi Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận 35 Lào Lào Bốc, Lào Nọi Lai Châu, Sơn La 36 La-chí Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La ti, Mán Chí Hà Giang 37 Phù Lá Bồ Khô Pạ (Xá Phó), Mun Di Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hoa, Phù Lá Trắng, Phù Lá Hán, Chù Lá Phù Lá Lao Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang 38 La Hủ Khù Sung (Cò Sung), Khạ Quy (Xá Quỷ), Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Xá Pươi Lai Châu 39 Kháng Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng Kháng Xúa, Kháng Đón, Kháng Dống, Kháng Hốc, Kháng ái, Kháng Bung, Kháng Quảng Lâm Lai Châu, Sơn La 40 Lự Lừ, Duôn, Nhuồn Lai Châu 41 Pà Thẻn Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống Tống, Mèo Lài Hà Giang, Tuyên Quang 42 LôLô Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai 43 Chứt Xá La Vàng, Chà Củi (Tắc Củi), Tu Vang, Pa Leng Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo Quảng Bình 44 Mảng Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai Mảng Hệ, Mảng Gứng Lai Châu 45 Cờ lao Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Đỏ Hà Giang 46 Bố Y Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí Bố Y, Tu Dí Hà Giang, Lào Cai 47 La Ha Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga Khlá Phlạo, La Ha ủng Yên Bái, Sơn La 48 Cống Xám Khống, Xá Xeng, Xa, Xá Côống Lai Châu 49 Ngái Sán Ngái Xín, Lê, Đản, Khánh Gia, Hắc Cá (Xéc) Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng 50 Si La Cú Đề Xừ Lai Châu 51 Pu Péo Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán Hà Giang 52 Brâu Brao Kon Tum 53 Rơ-măm Kon Tum 54 Ơ-đu Tày Hạt Nghệ An Theo đó, dân tộc ít người nhất Việt Nam là dân tộc Ơ Đu, còn gọi là người Tày Hạt, sinh sống chủ yếu ở địa bàn Nghệ An. Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là gì? Theo Điều 12 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như sau: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đoàn kết người Việt trong nước và nước ngoài, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,... Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Theo Điều 13 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như sau: - Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. - Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân. - Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy, phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Thâm hụt tiền từ thiện của tập thể bị xử lý thế nào?
Vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa cập nhật sao kê hơn 12 nghìn trang tiền ủng hộ người dân bị bão lụt qua STK Vietcombank đến ngày 10/9, theo đó phát hiện nhiều trường hợp lợi dụng việc quyên góp tiền từ thiện để trục lợi. Vậy hành vi rút bớt tiền từ thiện, thâm hụt hay giả mạo chứng từ sẽ bị xử lý như thế nào? Hơn 12 nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc bão lụt Tính đến 17h00 ngày 12/9/2024, số tiền các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 527,8 tỷ đồng. Tải file 12028 trang sao kê của MTTQ qua số tài khoản Vietcombank 0011.00.1932418 từ ngày 1/9/2024 đến ngày 10/9/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/danh-sach-sao-ke-mmtqvn.pdf Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ) Xem thêm: STK Mặt trận tổ quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ đồng bào tỉnh/thành bị bão lũ Sử dụng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu xử lý thế nào? Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định: Các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. - Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện. - Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Như vậy tiền quyên góp từ thiện phải được phân phối cho người dân cần giúp đỡ theo luật định Xử phạt vi phạm hành chính Đồng thời, căn cứ tại Điều 10 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định: Vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn; - Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng; - Tráo đổi hàng cứu trợ. Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: - Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; - Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe. Mẫu đơn tố cáo: Xem và tải Mẫu đơn tố cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Chiếm đoạt tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính: Trường hợp quyên góp tiền của người khác với lý do làm từ thiện nhưng lại không dùng khoản tiền đó cho mục đích từ thiện mà nhằm chiếm đoạt thì căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định "Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” thì bị phạt tiền từ 02-03 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm. Nếu là người vi phạm là người nước ngoài thì trục xuất. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Bên cạnh đó, nếu hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, cần xác định "hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền từ thiện" có trước hay sau việc kêu gọi từ thiện. - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 174 . Theo đó, thủ đoạn gian dối trong trường hợp kêu gọi quyên góp từ thiện có thể là đưa ra thông tin giả để làm cho người khác tin và giao tài sản cho người phạm tội. Mức phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân tùy theo trường hợp được quy định tại Điều 174. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản. - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Theo đó, hành vi làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vạy, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ. Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Xem thêm: Tài khoản cá nhân có được kêu gọi quyên góp, từ thiện không? Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố 12028 trang sao kê về số tiền ủng hộ cho những người bị ảnh hưởng bởi bão số 3, với tổng số tiền lên tới 527,8 tỷ đồng. Xem thêm: Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện? TP.HCM: Phân công 49 bệnh viện chia làm các tổ hỗ trợ y tế cho 9 tỉnh phía Bắc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc Tính đến 17h00 ngày 12/9/2024, số tiền các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 527,8 tỷ đồng. Link drive: Tại đây Tải file 12028 trang sao kê của MTTQ qua số tài khoản Vietcombank 0011.00.1932418 từ ngày 1/9/2024 đến ngày 10/9/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/danh-sach-sao-ke-mmtqvn.pdf [Cập nhật] MTTQ Việt Nam tiếp tục đưa ra báo cáo sao kê dài 2009 trang tại ngân hàng Vietinbank danh sách tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào miền Bắc (CT1111) từ ngày 10/9 đến ngày 13/9/2024. Tải fie sao kê Vietinbank của MTTQ Việt Nam: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/Thong-tin-VietinBank.pdf Trong thời gian tới, danh sách số tiền ủng hộ qua các tài khoản khác cũng sẽ được cập nhật dần trên Fanpage của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam. Xem thêm: STK Mặt trận tổ quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ đồng bào tỉnh/thành bị bão lũ Khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ phải theo nguyên tắc nào? Theo Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện như sau: - Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh. - Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể. - Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp. - Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan. - Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP. Theo đó, khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ phải tuân theo các nguyên tắc trên. Phải công khai những nội dung nào khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về công khai đóng góp tự nguyện như sau: - Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. - Nội dung công khai: + Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện; + Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; + Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; + Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện. Theo đó, khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ thì phải công khai văn bản tổ chức kêu gọi, tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận, phân phối tiền và hiện vật mà các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, công khai đối tượng và mức hỗ trợ, thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận ủng hộ. Xem thêm: Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ với Nhà nước và với nhân dân thế nào?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Việt Nam. Vậy, mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ thế nào với Nhà nước và với nhân dân ta? Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Theo Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau: Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền và lợi ích của Nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ với Nhà nước và với nhân dân thế nào? (1) Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước Theo Điều 7 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định: - Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành. - Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thông tin kịp thời cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. - Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhà nước là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định. (2) Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân Theo Điều 8 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau: - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức. - Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành, viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. - Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo đảm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân là mối quan hệ đại diện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những quyền và trách nhiệm gì? Theo Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau: - Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. - Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. - Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. - Thực hiện giám sát và phản biện xã hội. - Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. - Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có những quyền và trách nhiệm theo quy định trên.
Danh sách đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. (1) Danh sách đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 Cụ thể, tính đến ngày 10/9/2024, tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận số tiền hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ do 117 cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tham gia. Trong đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TPHCM ủng hộ 120 tỷ đồng; Thành ủy - HĐND-UBND-UBMTTQ thành phố Đà Nẵng ủng hộ 28 tỷ đồng; Thành ủy - HĐND-UBND-UBMTTQ thành phố Hà Nội ủng hộ 15 tỷ đồng; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủng hộ 37,4 tỷ đồng; Tập đoàn Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ủng hộ 3 tỷ đồng; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ủng hộ 5 tỷ đồng… cụ thể như sau: Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng cam kết, ngay sau lễ phát động sẽ tổ chức họp Ban Vận động Cứu trợ Trung ương, phối hợp với các bộ, ngành liên quan của Chính phủ để kịp thời phân bổ, hỗ trợ tới các địa phương. (2) Không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, không có nước sạch, không được chăm sóc y tế Ngày 09/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện 90-CĐ-TTg về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Theo đó, tại Công điện 90-CĐ-TTg nêu rõ, để nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống của người dân, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, không có nước sạch, không được chăm sóc y tế và các cháu học sinh sớm được đến trường, yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện những nội dung như sau: - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực, chủ động phối hợp với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì tôm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch...để cung cấp cho người dân trong vùng bị cô lập, người dân thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm...trong thời gian nhanh nhất có thể. - Bộ trưởng Bộ Tài chính xuất cấp cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an 100 tấn gạo/Bộ từ dự trữ quốc gia để chủ động vận chuyển đến các địa phương thiếu gạo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (chú ý không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí). - Đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo các cơ quan chức năng: + Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nắm chắc tình hình nhân dân thiếu lương thực, thực phẩm, nước sạch; tổ chức cấp phát lương thực, thực phẩm, lương khô và các nhu yếu phẩm đến tận tay người dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất, đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. + Rà soát, khẩn trương sửa chữa, khôi phục các cơ sở y tế bị hư hại do ảnh hưởng của mưa, bão, lũ để kịp thời cứu chữa những người bị thương và chăm sóc sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát, khẩn trương sửa chữa, khôi phục trường, lớp học bị hư hại do ảnh hưởng của mưa, bão, lũ để các cháu học sinh sớm được đến trường, không làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các cháu.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày 06/9/2023 Ban Chấp hành Trung ương đã có Quyết định 120/QĐ-TW năm 2023 về tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như sau: 1. Chức năng Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp việc Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện các quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ công tác Mặt trận. 2. Nhiệm vụ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Tham mưu, thực hiện: + Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. + Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. + Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị. + Thực hiện giám sát và phản biện xã hội. + Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. + Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân. - Chủ trì phối hợp + Xây dựng các văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đề xuất trình xây dựng luật, pháp lệnh. + Chủ trì phối hợp và thống nhất hành động với các cơ quan của tổ chức thành viên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc. + Phối hợp với cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. + Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công tác bảo tàng, giám sát và phản biện xã hội. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Chương trình phối hợp thống nhất hành động trong hệ thống Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. + Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan. + Hướng dẫn, kiểm tra công tác huy động xã hội, tiếp nhận các khoản quyên góp, hỗ trợ, ủng hộ của các cá nhân và tổ chức. + Quản lý tài chính, tài sản, biên chế; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1) Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Thường trực) gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách. Đồng chí Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được phân công là Thủ trưởng cơ quan. (2) Cơ cấu tổ chức - Các ban, đơn vị chuyên môn + Ban Tổ chức - Cán bộ + Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội + Ban Tuyên giáo + Ban Phong trào + Ban Dân tộc + Ban Tôn giáo + Ban Đối ngoại và Kiều bào + Ban Công tác phía Nam + Văn phòng cơ quan + Văn phòng Đảng đoàn. - Các đơn vị sự nghiệp + Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận + Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam + Báo Đại đoàn kết + Tạp chí Mặt trận. (3) Các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động Tôn giáo: Văn phòng Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Báo người Công giáo Việt Nam. (4) Ban Thường trực thành lập các Hội đồng tư vấn, thực hiện chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, cộng tác viên phục vụ cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chi tiết Quyết định 120/QĐ-TW năm 2023 có hiệu lực từ ngày 6/9/2023.
Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
Ngày 25/5/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 22-CT/TW về lãnh đạo đại hội mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và đại hội đại biểu toàn quốc mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Nhằm khắc phục các mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và để Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đạt kết quả tốt, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: - Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách. - Chuẩn bị kỹ lưỡng các văn kiện trình Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội. - Báo cáo chính trị cần đánh giá đúng, khách quan tình hình các tầng lớp nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ 2019 - 2024, khẳng định kết quả đạt được, những mô hình hay, nhân tố mới; thẳng thắn, chỉ rõ hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. - Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 cần tiếp tục cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận; phân tích đầy đủ bối cảnh tình hình, dự báo thuận lợi, khó khăn, những vấn đề mới; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi; - Chú trọng khắc phục hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra trong nhiệm kỳ qua; tập trung các giải pháp nhằm tập hợp, đoàn kết đông đảo các tầng lớp nhân dân, huy động mọi nguồn lực, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng. - Công tác nhân sự bảo đảm nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xây dựng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 có cơ cấu, số lượng hợp lý, có tỉ lệ người ngoài Đảng phù hợp; - Chú trọng phát hiện, giới thiệu người có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm cao với đất nước và công tác Mặt trận; có thể mở rộng thành phần, số lượng tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu trong nước và đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia Uỷ ban Mặt trận các cấp, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, sức mạnh đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Cấp uỷ phân công, giới thiệu Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp uỷ tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; phân công Ủy viên Thường vụ cấp uỷ có uy tín, năng lực làm Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và giới thiệu để hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. - Đại biểu tham dự Đại hội phải tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm cho thành công của Đại hội. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng nhưng không vượt quá 10% so với Đại hội trước. Ngoài ra, tại Chỉ thị 22-CT/TW Ban Bí thư còn đề ra một số yêu cầu đối với Ban Tuyên giáo Trung Ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương. Xem chi tiết tại Chỉ thị 22-CT/TW ngày 25/5/2023.
Việc vận động xây dựng Quỹ vì người nghèo được tổ chức được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT năm 2016 có quy định về tổ chức vận động ủng hộ Quỹ vì người nghèo như sau: Tổ chức vận động ủng hộ Quỹ 1. Việc vận động xây dựng Quỹ được tổ chức trong cả năm, trong đó tập trung cao điểm 01 tháng (từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 18 tháng 11 hàng năm). 2. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi toàn quốc vận động xây dựng Quỹ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phát động hưởng ứng vận động xây dựng Quỹ. 3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì việc vận động xây dựng Quỹ, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm vận động xây dựng Quỹ. Nếu ủng hộ bằng tiền thì chuyển vào tài khoản của Quỹ cùng cấp; nếu ủng hộ bằng hiện vật phải tổ chức kho, bãi tiếp nhận, quản lý chặt chẽ, báo cáo với cơ quan chủ trì vận động và chuyển về địa phương cần được hỗ trợ. Như vậy, hiện nay về việc vận động xây dựng Quỹ vì người nghèo được tổ chức trong cả năm, tập trung vận động cao điểm từ 17/10 đến 18/11 hằng năm.
Ông Đỗ Văn Chiến được tín nhiệm tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam khóa X
Tại Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá X đã hiệp thương dân chủ cử 67 vị tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Hội nghị đã hiệp thương dân chủ cử 04 vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X tham gia Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục được tín nhiệm cao, hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. Ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X Báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy cho biết, tại Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá X đã hiệp thương dân chủ cử 67 vị tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khuyết 05 vị sẽ kiện toàn trong nhiệm kỳ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục được tín nhiệm cao, hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X Hội nghị đã hiệp thương dân chủ cử 04 vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X tham gia Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X: (1) Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. (2) Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. (3) Ông Hoàng Công Thủy, Ủy viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. (4) Bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X. Quang cảnh Đại hội Hội nghị đã hiệp thương dân chủ cử 07 vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X giữ chức Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X (1). Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương. (2). Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (3). Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (4). Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. (5). Bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội. (6). Ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. (7). Ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu nhận nhiệm vụ Phát biểu nhận nhiệm vụ, thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X trân trọng cảm ơn Đại hội đã tín nhiệm cao, hiệp thương dân chủ cử 397 vị tham gia Ủy ban, 67 vị tham gia Đoàn Chủ tịch; hiệp thương cử Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, 02 Phó Chủ tịch chuyên trách và 07 Phó Chủ tịch không chuyên trách. Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, ý thức sâu sắc vinh dự và trách nhiệm lớn lao của mình, chúng tôi xin hứa: sẽ tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được giao, phát huy trí tuệ, đề cao trách nhiệm, làm việc hết sức mình; khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Tập trung triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp, giữ vững sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận, thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đề ra. "Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cụ, các vị, các đồng chí, của các tổ chức thành viên và những người tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, người Việt Nam ở nước ngoài, để chúng tôi hoàn thành trọng trách được Đại hội tin tưởng giao phó", Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh. Tóm tắt lý lịch của đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Họ và tên: Đỗ Văn Chiến, sinh ngày 10/11/1962 - Dân tộc: Sán Dìu Tôn giáo: Không - Quê quán: xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - Trình độ học vấn: Đại học nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt - Trình độ chính trị: Cao cấp - Ngày vào Đảng: 13/9/1986; Ngày chính thức: 13/9/1987 - Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 03 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 15 kỷ niệm chương của các bộ, ngành. Tóm tắt quá trình công tác: + Từ 1980 - 1986: sinh viên trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái; + Từ tháng 10/1986 - 3/1988: Cán bộ tổng hợp, Phòng Hành chính tổng hợp trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái; + Từ tháng 4/1988 - 10/1988: Phó trưởng Phòng Hành chính tổng hợp trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái; + Từ tháng 11/1988 - 9/1989: Cán bộ xí nghiệp Nông công nghiệp Chè Tân Trào, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 10/1989 - 5/1991: Trưởng phòng quản lý sản xuất kinh doanh, xí nghiệp Nông công nghiệp Chè Tân Trào, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thuộc liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam; + Từ tháng 6/1991 - 8/1993: Phó Giám đốc xí nghiệp Nông công nghiệp Chè Tân Trào, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thuộc liên hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam; + Từ tháng 9/1993 - 12/1994: Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 01/1995 - 01/1996: Phó Trưởng Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Tuyên Quang; + Từ tháng 02/1996 - 3/1998: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tuyên Quang; + Từ tháng 4/1998 - 5/1998: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 6/1998 - 11/1999: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 12/1999 - 8/2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 9/2001 - 4/2006: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 5/2006 - 01/2007: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 02/2007 - 4/2009: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 5/2009 - 01/2011: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ tháng 02/2011 - 6/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang; + Từ 22/6/2011 - 17/8/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang (chờ Bộ Chính trị phân công công tác theo Văn bản số 888/CVVPTW ngày 10/6/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng); Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016); + Từ 18/8/2011 - 15/02/2015: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (nhiệm kỳ 2010-2015); Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016); + Từ 15/02/2015 - 4/2016: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016); + Từ tháng 4/2016 - 01/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021); + Ngày 30/1/2021: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tái cử Ban Chấp hành Trung ương và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư. + Từ 30/1/2021 - 30/3/2021: Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021); + Từ 31/3/2021 - 11/4/2021: Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021); + Ngày 12/4/2021: Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 4, khóa IX đã hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024. + Từ 12/4/2021-15/5/2024: Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV. + Ngày 16/5/2024: Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII, Trung ương đã bầu đồng chí Đỗ Văn Chiến giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. + Từ 16/5/2024 đến ngày 17/10/2024: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV. + Ngày 17/10/2024: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 -2029 đã hiệp thương cử ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa XV tái cử Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch và giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Theo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguồn: http://mattran.org.vn/hoat-dong/ong-do-van-chien-duoc-tin-nhiem-hiep-thuong-cu-tiep-tuc-giu-chuc-chu-tich-uy-ban-trung-uong-mttq-viet-nam-khoa-x-nhiem-ky-20242029-57422.html
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai chỉ huy hoạt động?
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai chỉ huy hoạt động? Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do ai chỉ huy hoạt động? Căn cứ theo Điều 44 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng như sau: (1) Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động. (2) Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đầu tư của cộng đồng bám sát các nhiệm vụ và nội dung kiểm tra, giám sát quy định tại Điều 43 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. (3) Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trưởng ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến chương trình, dự án mà Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát. Như vậy, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng? Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng như sau: - Chủ trì việc thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng thành viên; cử đại diện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; dự kiến địa bàn và số thành viên được bầu theo từng địa bàn để chỉ đạo Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố phối hợp cùng Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu thành viên là đại diện Nhân dân tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức cuộc họp của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; cử, đề nghị cử hoặc tổ chức bầu bổ sung thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong trường hợp khuyết, thiếu; - Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất là 45 ngày trước ngày thực hiện; thông báo về thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nhân dân ở địa phương; - Hướng dẫn Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; hỗ trợ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng; - Xác nhận văn bản kiến nghị, phản ánh của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền; đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; - Động viên Nhân dân ở địa phương tích cực tham gia kiểm tra, giám sát tại cộng đồng và ủng hộ, hỗ trợ hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; - Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm. Tóm lại: Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định như trên.
Kể tên 54 dân tộc Việt Nam? Dân tộc nào ít người nhất?
Kể tên, địa bàn cư trú 54 dân tộc Việt Nam? Trong đó, dân tộc nào ít người nhất Việt Nam? Nguyên tắc tập hợp, phương hướng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Kể tên 54 dân tộc Việt Nam? Dân tộc nào ít người nhất? Hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc anh em được xếp theo 3 ngữ hệ và 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơ-me, Nam Đảo, Tạng Miến, Hán, Ka Đai. Cụ thể 54 dân tộc Việt Nam như sau: TT Tên gọi Tên gọi khác Các nhóm nhỏ Địa bàn cư trú 1 Kinh (Việt) Việt Trong cả nước 2 Tày Thổ Ngạn, Phán, Thu lao, Pa dí Hà giang, Tuyên Quang, Lào cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Thái, Hà Bắc. 3 Thái Táy Táy Khao (Thái Trắng), Táy Đăm (Thái Đen), Táy Chiềng hay Táy Mương (Hàng Tổng), Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mười, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu (Táy Đeng) Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hoá, Lao Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lâm Đồng... 4 Mường Mol, Mual, Mọi Mọi Bi, Ao Tá (ÂuTá) Hoà Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình 5 Hoa (Hán) Khách, Tàu, Hán Triền Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ Kiên Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ninh,Đồng Nai, Hậu Giang, Minh Hải, tp Hồ Chí Minh 6 Khơ-me Miên, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Khơ-me, Khơ-me Krôm Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Minh Hải, Tây Ninh, tp Hồ Chí Minh, Sông Bé, An Giang 7 Nùng Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Phàn Sình, Nùng Lòi, Nùng Tùng Slìn, Nùng Cháo, Nùng Quý Rỵn, Nùng Khèn Lài, Nùng Dýn, Nùng Inh... Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Bắc, Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Lào Cai 8 HMông (Mèo) Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Ná Miẻo, Mèo Trắng Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hóa, Hoà Bình, Bắc Thái 9 Dao Mán, Động, Trại, Dìu, Miền, Kiềm, Kìm Mùn Dao Đại Bản, Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Cóc Mùn, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt, Dao Tam Đảo, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Làn Tiẻn, Dao áo Dài Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Tây 10 Gia-rai Mọi, Chơ-rai Chỏ, Hđrung, Aráp, Mdhur, Tbuăn Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc 11 Ê-đê Đe, Mọi Ra-đê, Rha-đê, Êđê-Êga, Anăk Êđê, Kpă, Ađham, Krung, Ktul Dliê, Ruê, Blô, Êpan, Mđhur, Bih, Kđrao, Dong Kay, Dong Măk, Êning, Arul, Hning, Kmun,Ktlê Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà 12 Ba-na Bơ-nâm, Roh, Kon Kde, Ala Công, Kpang Công Tơ-lô, Gơ-lar, Rơ-ngao, Krem, Giơ-lơng(Y-lơng) Kon Tum, Bình Định, Phú Yên 13 Sán Chay (Cao lan - Sán chỉ) Mán, Cao Lan-Sán Chỉ, Hờn Bạn, Hờn Chùng, Sơn Tử Cao Lan, Sán Chỉ Bắc Thái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Yên Bái 14 Chăm (chàm) Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời, Chàm Chăm Hroi, Chàm Châu Đốc, Chà Và Ku, Chăm Pôông Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, tp Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Khánh Hoà 15 Xơ-đăng Kmrâng, Hđang, Con-lan, Brila Xơ-teng,Tơ-đrá, Mơ-nâm, Hà-lăng, Ca-dong, Châu, Ta Trẽ(Tà Trĩ) Kon Tum, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi 16 Sán Dìu Trại, Trại Đát, Sán Dợo, Mán quần Cộc, Mán Váy Xẻ Quảng Ninh, Hà Bắc, Hải Hưng, Bắc Thái, Vỹnh Phú, Tuyên Quang 17 Hrê Mọi Đá Vách, Chăm-rê, Mọi Luỹ, Thạch Bých, Mọi Sơn Phòng Quảng Ngãi, Bình Định 18 Cơ-ho Xrê, Nốp (Tu Nốp), Cơ-don, Chil, Lát (Lách), Tơ-ring Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà 19 Ra-glai O-rang, Glai, Rô-glai, Radlai, Mọi Ra-clay (Rai), Noong (La-oang) Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, Lâm Đồng 20 Mnông Gar, Chil, Rlâm, Preh, Kuênh, Nông, Bu-Đâng, Prâng, Đip, Biêt, Si Tô, Bu Đêh Đắc Lăc, Lâm Đồng 21 Thổ Kủo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai-Ly Hà, Tày Poọng (Con Kha, Xá La Vàng) Nghệ An, Thanh Hoá 22 Xtiêng Xa-điêng, Mọi, Tà-mun Sông Bé, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc 23 Khơmú Xá Cốu, Pu Thênh, Tày Hạy, Việt Cang, Khá Klậu, Tềnh Quảng Lâm Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Yên Bái 24 Bru-Vân Kiều Vân Kiều, Măng Coong, Trì, Khùa, Bru Quảng Bình, Quảng Trị 25 Giáy Nhắng, Giẳng, Sa Nhân, Pầu Thỉn, Chủng Chá, Pu Nắm Pu Nà (Cùi Chu hoặc Quý Châu) Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu 26 Cơ-tu Ca-tu, Ca-tang, Mọi, Cao, Hạ Phương, Kan-tua Quảng Nam-Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế 27 Gié-Triêng Giang Rẫy, Brila, Cà-tang, Mọi, Doãn Gié (Dgieh, Tareh), Triêng (Treng, Tơ-riêng), Ve (La-ve), Pa-noong (Bơ Noong) Quảng Nam-Đà Nẵng, Kon Tum 28 Ta-ôi Tôi-ôi, Ta-hoi, Ta-ôih, Tà-uất (Atuất) Pa-cô, Ba-hi, Can-tua Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế 29 Mạ Châu Mạ, Chô Mạ, Mọi Lâm Đồng, Đồng Nai 30 Co Trầu, Cùa, Mọi, Col, Cor, Khùa Quảng Ngãi, Quảng Nam-Đà Nẵng 31 Chơ-ro Châu-ro, Dơ-ro, Mọi Đồng Nai 32 Hà Nhì U Ní, Xá U Ní, Hà Nhì Già Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì Đen Lai Châu, Lào Cai 33 Xinh-mun Puộc, Pụa, Xá Dạ, Nghẹt Sơn La, Lai Châu 34 Chu-ru Chơ-ru, Kru, Mọi Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận 35 Lào Lào Bốc, Lào Nọi Lai Châu, Sơn La 36 La-chí Thổ Đen, Cù Tê, Xá, La ti, Mán Chí Hà Giang 37 Phù Lá Bồ Khô Pạ (Xá Phó), Mun Di Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hoa, Phù Lá Trắng, Phù Lá Hán, Chù Lá Phù Lá Lao Cai, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang 38 La Hủ Khù Sung (Cò Sung), Khạ Quy (Xá Quỷ), Xá Toong Lương (Xá Lá Vàng), Xá Pươi Lai Châu 39 Kháng Xá Khao, Xá Đón, Xá Tú Lăng Kháng Xúa, Kháng Đón, Kháng Dống, Kháng Hốc, Kháng ái, Kháng Bung, Kháng Quảng Lâm Lai Châu, Sơn La 40 Lự Lừ, Duôn, Nhuồn Lai Châu 41 Pà Thẻn Pà Hưng, Mán Pa Teng, Tống Tống, Mèo Lài Hà Giang, Tuyên Quang 42 LôLô Mùn Di, Ô Man, Lu Lọc Màn, Di, Qua La, La La, Ma Di Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa Hà Giang, Cao Bằng, Lao Cai 43 Chứt Xá La Vàng, Chà Củi (Tắc Củi), Tu Vang, Pa Leng Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo Quảng Bình 44 Mảng Mảng Ư, Xá Lá Vàng, Niễng O, Xa Mãng, Xá Cang Lai Mảng Hệ, Mảng Gứng Lai Châu 45 Cờ lao Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Đỏ Hà Giang 46 Bố Y Chủng Chá, Trung Gia, Pầu Y, Pủ Dí Bố Y, Tu Dí Hà Giang, Lào Cai 47 La Ha Xá Khao, Xá Cha, Xá La Nga Khlá Phlạo, La Ha ủng Yên Bái, Sơn La 48 Cống Xám Khống, Xá Xeng, Xa, Xá Côống Lai Châu 49 Ngái Sán Ngái Xín, Lê, Đản, Khánh Gia, Hắc Cá (Xéc) Quảng Ninh, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng 50 Si La Cú Đề Xừ Lai Châu 51 Pu Péo Ka Bẻo, Pen Ti Lô Lô, La Quả, Mán Hà Giang 52 Brâu Brao Kon Tum 53 Rơ-măm Kon Tum 54 Ơ-đu Tày Hạt Nghệ An Theo đó, dân tộc ít người nhất Việt Nam là dân tộc Ơ Đu, còn gọi là người Tày Hạt, sinh sống chủ yếu ở địa bàn Nghệ An. Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là gì? Theo Điều 12 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như sau: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam sẽ được thực hiện theo nguyên tắc đoàn kết người Việt trong nước và nước ngoài, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo,... Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Theo Điều 13 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như sau: - Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. - Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân. - Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy, phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Thâm hụt tiền từ thiện của tập thể bị xử lý thế nào?
Vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa cập nhật sao kê hơn 12 nghìn trang tiền ủng hộ người dân bị bão lụt qua STK Vietcombank đến ngày 10/9, theo đó phát hiện nhiều trường hợp lợi dụng việc quyên góp tiền từ thiện để trục lợi. Vậy hành vi rút bớt tiền từ thiện, thâm hụt hay giả mạo chứng từ sẽ bị xử lý như thế nào? Hơn 12 nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc bão lụt Tính đến 17h00 ngày 12/9/2024, số tiền các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 527,8 tỷ đồng. Tải file 12028 trang sao kê của MTTQ qua số tài khoản Vietcombank 0011.00.1932418 từ ngày 1/9/2024 đến ngày 10/9/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/danh-sach-sao-ke-mmtqvn.pdf Xem thêm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc (tải file sao kê của MTTQ) Xem thêm: STK Mặt trận tổ quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ đồng bào tỉnh/thành bị bão lũ Sử dụng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu xử lý thế nào? Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo quy định: Các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. - Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện. - Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Như vậy tiền quyên góp từ thiện phải được phân phối cho người dân cần giúp đỡ theo luật định Xử phạt vi phạm hành chính Đồng thời, căn cứ tại Điều 10 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định: Vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ: Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn; - Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng; - Tráo đổi hàng cứu trợ. Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: - Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; - Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe. Mẫu đơn tố cáo: Xem và tải Mẫu đơn tố cáo https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Chiếm đoạt tiền từ thiện sẽ bị xử lý như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính: Trường hợp quyên góp tiền của người khác với lý do làm từ thiện nhưng lại không dùng khoản tiền đó cho mục đích từ thiện mà nhằm chiếm đoạt thì căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định "Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả” thì bị phạt tiền từ 02-03 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm. Nếu là người vi phạm là người nước ngoài thì trục xuất. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Bên cạnh đó, nếu hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó, cần xác định "hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền từ thiện" có trước hay sau việc kêu gọi từ thiện. - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 174 . Theo đó, thủ đoạn gian dối trong trường hợp kêu gọi quyên góp từ thiện có thể là đưa ra thông tin giả để làm cho người khác tin và giao tài sản cho người phạm tội. Mức phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tù chung thân tùy theo trường hợp được quy định tại Điều 174. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm hoặc tịch thu một phần tài sản hoặc toàn bộ tài sản. - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Theo đó, hành vi làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vạy, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Trong trường hợp kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, hành vi chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi không thực hiện đúng cam kết ban đầu, cũng không trả lại số tiền đã quyên góp bằng các thủ đoạn gian dối như: rút bớt tài sản, giả mạo bằng chứng từ. Người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Xem thêm: Tài khoản cá nhân có được kêu gọi quyên góp, từ thiện không? Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố 12028 trang sao kê về số tiền ủng hộ cho những người bị ảnh hưởng bởi bão số 3, với tổng số tiền lên tới 527,8 tỷ đồng. Xem thêm: Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện? TP.HCM: Phân công 49 bệnh viện chia làm các tổ hỗ trợ y tế cho 9 tỉnh phía Bắc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sao kê 12028 trang danh sách ủng hộ đồng bào miền Bắc Tính đến 17h00 ngày 12/9/2024, số tiền các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 527,8 tỷ đồng. Link drive: Tại đây Tải file 12028 trang sao kê của MTTQ qua số tài khoản Vietcombank 0011.00.1932418 từ ngày 1/9/2024 đến ngày 10/9/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/danh-sach-sao-ke-mmtqvn.pdf [Cập nhật] MTTQ Việt Nam tiếp tục đưa ra báo cáo sao kê dài 2009 trang tại ngân hàng Vietinbank danh sách tập thể, cá nhân ủng hộ đồng bào miền Bắc (CT1111) từ ngày 10/9 đến ngày 13/9/2024. Tải fie sao kê Vietinbank của MTTQ Việt Nam: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/13/Thong-tin-VietinBank.pdf Trong thời gian tới, danh sách số tiền ủng hộ qua các tài khoản khác cũng sẽ được cập nhật dần trên Fanpage của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam. Xem thêm: STK Mặt trận tổ quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ đồng bào tỉnh/thành bị bão lũ Khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ phải theo nguyên tắc nào? Theo Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện như sau: - Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh. - Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể. - Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp. - Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan. - Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP. Theo đó, khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ phải tuân theo các nguyên tắc trên. Phải công khai những nội dung nào khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về công khai đóng góp tự nguyện như sau: - Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. - Nội dung công khai: + Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện; + Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; + Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; + Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện. Theo đó, khi tổ chức vận động, sử dụng nguồn quyên góp ủng hộ bão lũ thì phải công khai văn bản tổ chức kêu gọi, tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận, phân phối tiền và hiện vật mà các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, công khai đối tượng và mức hỗ trợ, thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận ủng hộ. Xem thêm: Phông bạt là gì trên Facebook? Phông bạt có liên quan gì đến quyên góp từ thiện?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ với Nhà nước và với nhân dân thế nào?
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Việt Nam. Vậy, mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ thế nào với Nhà nước và với nhân dân ta? Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? Theo Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau: Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện và bảo vệ cho quyền và lợi ích của Nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ với Nhà nước và với nhân dân thế nào? (1) Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước Theo Điều 7 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định: - Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành. - Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thông tin kịp thời cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. - Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhà nước là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định. (2) Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân Theo Điều 8 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau: - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức. - Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành, viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. - Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo đảm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân là mối quan hệ đại diện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những quyền và trách nhiệm gì? Theo Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau: - Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. - Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. - Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước. - Thực hiện giám sát và phản biện xã hội. - Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. - Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có những quyền và trách nhiệm theo quy định trên.
Danh sách đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. (1) Danh sách đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 Cụ thể, tính đến ngày 10/9/2024, tại Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận số tiền hơn 407 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân bước đầu ủng hộ và đăng ký ủng hộ do 117 cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tham gia. Trong đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TPHCM ủng hộ 120 tỷ đồng; Thành ủy - HĐND-UBND-UBMTTQ thành phố Đà Nẵng ủng hộ 28 tỷ đồng; Thành ủy - HĐND-UBND-UBMTTQ thành phố Hà Nội ủng hộ 15 tỷ đồng; Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Dương ủng hộ 10 tỷ đồng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủng hộ 37,4 tỷ đồng; Tập đoàn Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ủng hộ 3 tỷ đồng; Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ủng hộ 5 tỷ đồng… cụ thể như sau: Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng cam kết, ngay sau lễ phát động sẽ tổ chức họp Ban Vận động Cứu trợ Trung ương, phối hợp với các bộ, ngành liên quan của Chính phủ để kịp thời phân bổ, hỗ trợ tới các địa phương. (2) Không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, không có nước sạch, không được chăm sóc y tế Ngày 09/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện 90-CĐ-TTg về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Theo đó, tại Công điện 90-CĐ-TTg nêu rõ, để nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống của người dân, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, không có nước sạch, không được chăm sóc y tế và các cháu học sinh sớm được đến trường, yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện những nội dung như sau: - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực, chủ động phối hợp với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 khẩn trương vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, mì tôm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch...để cung cấp cho người dân trong vùng bị cô lập, người dân thiếu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm...trong thời gian nhanh nhất có thể. - Bộ trưởng Bộ Tài chính xuất cấp cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an 100 tấn gạo/Bộ từ dự trữ quốc gia để chủ động vận chuyển đến các địa phương thiếu gạo bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (chú ý không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí). - Đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên chỉ đạo các cơ quan chức năng: + Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nắm chắc tình hình nhân dân thiếu lương thực, thực phẩm, nước sạch; tổ chức cấp phát lương thực, thực phẩm, lương khô và các nhu yếu phẩm đến tận tay người dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất, đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. + Rà soát, khẩn trương sửa chữa, khôi phục các cơ sở y tế bị hư hại do ảnh hưởng của mưa, bão, lũ để kịp thời cứu chữa những người bị thương và chăm sóc sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát, khẩn trương sửa chữa, khôi phục trường, lớp học bị hư hại do ảnh hưởng của mưa, bão, lũ để các cháu học sinh sớm được đến trường, không làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các cháu.
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày 06/9/2023 Ban Chấp hành Trung ương đã có Quyết định 120/QĐ-TW năm 2023 về tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định như sau: 1. Chức năng Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp việc Ủy ban, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện các quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, Nhà nước có liên quan; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ công tác Mặt trận. 2. Nhiệm vụ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Tham mưu, thực hiện: + Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. + Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. + Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị. + Thực hiện giám sát và phản biện xã hội. + Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. + Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân. - Chủ trì phối hợp + Xây dựng các văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đề xuất trình xây dựng luật, pháp lệnh. + Chủ trì phối hợp và thống nhất hành động với các cơ quan của tổ chức thành viên tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc. + Phối hợp với cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. + Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, công tác bảo tàng, giám sát và phản biện xã hội. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Chương trình phối hợp thống nhất hành động trong hệ thống Cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. + Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội theo quy định của Luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan. + Hướng dẫn, kiểm tra công tác huy động xã hội, tiếp nhận các khoản quyên góp, hỗ trợ, ủng hộ của các cá nhân và tổ chức. + Quản lý tài chính, tài sản, biên chế; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1) Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ban Thường trực) gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách. Đồng chí Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được phân công là Thủ trưởng cơ quan. (2) Cơ cấu tổ chức - Các ban, đơn vị chuyên môn + Ban Tổ chức - Cán bộ + Ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội + Ban Tuyên giáo + Ban Phong trào + Ban Dân tộc + Ban Tôn giáo + Ban Đối ngoại và Kiều bào + Ban Công tác phía Nam + Văn phòng cơ quan + Văn phòng Đảng đoàn. - Các đơn vị sự nghiệp + Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận + Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam + Báo Đại đoàn kết + Tạp chí Mặt trận. (3) Các tổ chức hỗ trợ cho hoạt động Tôn giáo: Văn phòng Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Báo người Công giáo Việt Nam. (4) Ban Thường trực thành lập các Hội đồng tư vấn, thực hiện chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, cộng tác viên phục vụ cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chi tiết Quyết định 120/QĐ-TW năm 2023 có hiệu lực từ ngày 6/9/2023.
Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
Ngày 25/5/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị 22-CT/TW về lãnh đạo đại hội mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp và đại hội đại biểu toàn quốc mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029. Nhằm khắc phục các mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và để Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đạt kết quả tốt, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: - Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò nòng cốt chính trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. - Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách. - Chuẩn bị kỹ lưỡng các văn kiện trình Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội. - Báo cáo chính trị cần đánh giá đúng, khách quan tình hình các tầng lớp nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ 2019 - 2024, khẳng định kết quả đạt được, những mô hình hay, nhân tố mới; thẳng thắn, chỉ rõ hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. - Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029 cần tiếp tục cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận; phân tích đầy đủ bối cảnh tình hình, dự báo thuận lợi, khó khăn, những vấn đề mới; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra giải pháp cụ thể, thiết thực, khả thi; - Chú trọng khắc phục hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra trong nhiệm kỳ qua; tập trung các giải pháp nhằm tập hợp, đoàn kết đông đảo các tầng lớp nhân dân, huy động mọi nguồn lực, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng. - Công tác nhân sự bảo đảm nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Xây dựng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029 có cơ cấu, số lượng hợp lý, có tỉ lệ người ngoài Đảng phù hợp; - Chú trọng phát hiện, giới thiệu người có năng lực, uy tín, tâm huyết, trách nhiệm cao với đất nước và công tác Mặt trận; có thể mở rộng thành phần, số lượng tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu trong nước và đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia Uỷ ban Mặt trận các cấp, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, sức mạnh đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Cấp uỷ phân công, giới thiệu Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp uỷ tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; phân công Ủy viên Thường vụ cấp uỷ có uy tín, năng lực làm Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và giới thiệu để hiệp thương cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. - Đại biểu tham dự Đại hội phải tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, uy tín, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm cho thành công của Đại hội. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể tăng nhưng không vượt quá 10% so với Đại hội trước. Ngoài ra, tại Chỉ thị 22-CT/TW Ban Bí thư còn đề ra một số yêu cầu đối với Ban Tuyên giáo Trung Ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Dân vận Trung ương. Xem chi tiết tại Chỉ thị 22-CT/TW ngày 25/5/2023.
Việc vận động xây dựng Quỹ vì người nghèo được tổ chức được thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT năm 2016 có quy định về tổ chức vận động ủng hộ Quỹ vì người nghèo như sau: Tổ chức vận động ủng hộ Quỹ 1. Việc vận động xây dựng Quỹ được tổ chức trong cả năm, trong đó tập trung cao điểm 01 tháng (từ ngày 17 tháng 10 đến ngày 18 tháng 11 hàng năm). 2. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi toàn quốc vận động xây dựng Quỹ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phát động hưởng ứng vận động xây dựng Quỹ. 3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì việc vận động xây dựng Quỹ, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm vận động xây dựng Quỹ. Nếu ủng hộ bằng tiền thì chuyển vào tài khoản của Quỹ cùng cấp; nếu ủng hộ bằng hiện vật phải tổ chức kho, bãi tiếp nhận, quản lý chặt chẽ, báo cáo với cơ quan chủ trì vận động và chuyển về địa phương cần được hỗ trợ. Như vậy, hiện nay về việc vận động xây dựng Quỹ vì người nghèo được tổ chức trong cả năm, tập trung vận động cao điểm từ 17/10 đến 18/11 hằng năm.