Đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024
Ngày 12/12/2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 về việc đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Không được để mất điện nhất là từ 29 Tết đến mùng 5 Tết - Lập và thực hiện kế hoạch, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng, trong đó có phương án đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kỷ luật vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương, xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện, trụ sở cơ quan, kho tàng... - Không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố, trong các ngày: (i) Lễ Noel - từ 0h ngày 24/12 đến hết 24h ngày 25/12/2023; (ii) Tết Dương lịch - từ 0h ngày 30/12/2023 đến hết 24h ngày 01/01/2024; (iii) Tết Nguyên Đán năm 2024 - từ 0h ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 Tết) đến hết 24h ngày 14/02/2024 (tức ngày mùng 05 Tết). - Tổ chức trực tăng cường lãnh đạo, trực vận hành, sửa chữa điện 24/24h trong các ngày Lễ, Tết. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, sẵn sàng xử lý nhanh các sự cố phát sinh. Chú ý quan tâm đến chế độ vật chất, tinh thần cho lực lượng ứng trực trong dịp Lễ, Tết; lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng địa phương và chỉ đạo của EVN. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường dây truyền tải điện - Tăng cường kiểm tra, xử lý những tồn tại của các thiết bị đường dây, trạm biến áp, đặc biệt các trạm biến áp, đường dây vận hành tải cao. Bổ sung thêm lực lượng tuần tra dọc tuyến 500 kV, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết. - Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tuyên truyền, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. Trong đó lưu ý ngăn ngừa các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. - Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án lưới điện yêu cầu các đơn vị thi công có biện pháp thi công hợp lý để đảm bảo tiến độ công trình, không thi công các hạng mục phải cắt điện trong dịp Lễ, Tết. Các Tổng công ty Điện lực đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng - Kiểm tra, củng cố lưới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy cho khách hàng sử dụng điện, các địa điểm diễn ra hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật trong dịp Lễ, Tết, chú ý đảm bảo điện cho các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết năm 2024. - Lưu ý đặc biệt đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng như trụ sở cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, quốc phòng, an ninh, các cơ quan lãnh đạo ở các tỉnh/thành phố, các cơ quan phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương, các bệnh viện, cơ sở sản xuất nước sạch. - Phối hợp với địa phương và các cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng sử dụng điện, tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang tuyến. - Chỉ đạo Điều độ Công ty Điện lực tỉnh/thành phố dự báo phụ tải, tính toán phương thức vận hành hệ thống điện, kế hoạch huy động điện mặt trời mái nhà và kế hoạch vận hành tụ bù trung, hạ áp cho từng Điện lực nhằm ngăn ngừa điện áp tăng cao, hạn chế tối đa tình trạng phát ngược công suất phản kháng vào lưới điện truyền tải trong thời gian phụ tải giảm thấp. Gửi kế hoạch cắt tụ bù trước ngày 02/02/2024 về các Trung tâm Điều độ HTĐ miền để theo dõi, phối hợp vận hành. - Chỉ đạo Công ty Lưới điện cao thế, các Công ty Điện lực thực hiện nghiêm Quy trình Điều độ, vận hành hệ thống điện; tuân thủ biểu đồ điện áp của các cấp Điều độ, thực hiện nghiêm việc huy động điện mặt trời mái nhà, cắt bớt tụ bù theo kế hoạch. Xem thêm tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 ban hành ngày 12/12/2023.
Hưởng lương khi xảy ra sự cố mất điện
XIN CHÀO lịch làm việc của công ty tôi là từ 7h00 đến 16h30 .nhưng do sự cố mất điện, nên cty chuyển lịch làm việc ngày hôm đó lên 14h00 đến 21h00 và tính 8 tiếng làm việc bình thường . nhưng khi 14h00 đến cty do sự cố mất điện chưa được khắc phục nên đến 17h30 cty cho về sau đó tính lương nửa ngày và nửa ngày còn lại cắt vào phép của công nhân . xin hỏi luật sư như vậy là đúng hay sai . công ty có được phép cắt phép của công nhân ngày hôm đó không ạ
Mất điện có được hưởng lương không?
công ty tôi hàng tháng đều bị mất điện phải cho công nhân nghỉ ,vậy cho mình hỏi trường hợp đó có được tính lương không ? nếu tính lương thì được tính như thế nào ? xin cảm ơn!
Sự cố mất điện toàn miền Nam là trách nhiệm của ngành Điện
Theo nguồn tin chính thức, sự cố mất điện toàn miền Nam ngày hôm qua 22/5/2013 do nguyên nhân xe tải cẩu cây chạm vào đường dây. Ngành điện cho rằng đây là sự cố khách quan và mong khách hàng thông cảm; tuy nhiên họ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ mà Nhà nước và Nhân dân giao phó bằng một nguyên nhân gây sự cố điện …lãng xẹt!!! Đường dây bị sự cố là đường dây 500kV tuyến Di Linh – Tân Định; vị trí xảy ra sự cố dưới tuyến đường dây là vườn ươm cây cao 10m. Theo quy định tại NĐ106/2005/NĐ-CP, chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định là 7m; đồng thời chiều cao của đường dây tối thiểu tại điểm cực võng là 14m. Thông tin cho thấy cây cao 10m đỗ nằm vắt ngang qua đường dây mà chưa cần cộng chiều cao của cần cẩu; theo công thức lượng giác có thể xác định đường dây thấp hơn tiêu chuẩn đồng thời vườn ươm vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Cây 10m chỉ đổ ngang đã chạm lưới điện Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này, ngành điện phải có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố điện. Bản thân người đi kiểm tra phải có nghiệp vụ kiểm tra, do vậy khó có thể nói rằng họ không “dự liệu” được hoặc thấy được nguy cơ xảy ra sự cố. Điều 10. Quản lý, vận hành công trình lưới điện cao áp 1. Đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm: a. Kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm và báo cáo, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó; Một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc nữa là vì sao chỉ một sự cố của đường dây đã gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng? Theo giải thích của ngành điện, do nguồn cấp điện cho miền Nam từ 02 tuyến, khi một tuyến có vấn đề thì tuyến khác quá tải và “mất tác dụng” theo. Giải thích này nghe có vẻ ổn? Toàn miền Nam sử dụng chung một TBA chung từ 02 nguồn cấp, đồng thời hệ thống lưới điện toàn miền Nam được kết nối chung với nhau. Điều này cho thấy ngành điện đã vi phạm quy luật “không bỏ trứng vào một rổ”; việc thiết kế cho toàn miền Nam sử dụng chung một hệ thống điện từ 02 nguồn cung cấp mang đến rủi ro lớn, gây thiệt hại lớn khi xảy ra sự cố. Nếu 02 nguồn này được tách độc lập, phân nhánh sử dụng riêng thì sự cố mất điện được coi là thế kỷ này sẽ không xảy ra. Không ít người tặc lưỡi lo xa: nếu giặc phá hoại thì miền Nam có thể đã bị tê liệt hoàn toàn. Ngành điện chưa hoàn thành trách nhiệm của mình!
Một sự cố chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cúp điện toàn miền Nam; Đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố mất điện tại 22 tỉnh thành trong vòng 100 năm qua; sự cố mất điện đã làm giao thông hỗn độn, tắc đường; ngân hàng, doanh nghiệp, công ty... không thể hoạt động, công nhân viên ngồi chơi xơi nước trong khi đơn hàng không kịp tiến độ, chưa kể các doanh nghiệp dịch vụ khác cung cấp sản phẩm dựa vào nguồn năng lượng điện duy nhất. Có thể thấy rằng đợt mất điện do sự cố chưa rõ nguyên nhân này đã và đang gây ra những thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Và những thiệt hại này được xem là “sự kiện bất khả kháng”, ai thiệt hại người đó chịu chứ ông Điện lực không cần bận tâm. Không thể khởi kiện ông Điện lực trong trường hợp này, bởi pháp luật do ông xây dựng dự thảo trình Quốc Hội thông qua, Hợp đồng cũng do chính tay ông soạn, tất nhiên khó có cửa cho người sử dụng điện đòi bồi thường khi xảy ra thiệt hại. Sau đây là một số quy định của pháp luật về mất điện do sự cố: Hợp đồng mua bán điện quy định: Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán điện 2. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo quy định của pháp luật. 7. Khôi phục kịp thời việc cấp điện cho Bên mua điện theo quy định của pháp luật. 5. Bảo đảm cung cấp điện cho Bên mua điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được uỷ quyền. Luật Điện lực quy định: Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện .. 2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại. 3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật. “Điều 59a. Xử lý sự cố điện 1. Trường hợp xảy ra sự cố điện, đơn vị điện lực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp xảy ra sự cố điện nghiêm trọng đến mức thảm họa lớn thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.” Khó để người sử dụng điện yêu cầu bồi thường thiệt hại!
Đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024
Ngày 12/12/2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 về việc đảm bảo điện trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Không được để mất điện nhất là từ 29 Tết đến mùng 5 Tết - Lập và thực hiện kế hoạch, đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng, trong đó có phương án đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kỷ luật vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương, xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình điện, trụ sở cơ quan, kho tàng... - Không thực hiện các công việc phải ngừng, giảm cung cấp điện làm mất điện khách hàng, trừ trường hợp xử lý sự cố, trong các ngày: (i) Lễ Noel - từ 0h ngày 24/12 đến hết 24h ngày 25/12/2023; (ii) Tết Dương lịch - từ 0h ngày 30/12/2023 đến hết 24h ngày 01/01/2024; (iii) Tết Nguyên Đán năm 2024 - từ 0h ngày 08/02/2024 (tức ngày 29 Tết) đến hết 24h ngày 14/02/2024 (tức ngày mùng 05 Tết). - Tổ chức trực tăng cường lãnh đạo, trực vận hành, sửa chữa điện 24/24h trong các ngày Lễ, Tết. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, sẵn sàng xử lý nhanh các sự cố phát sinh. Chú ý quan tâm đến chế độ vật chất, tinh thần cho lực lượng ứng trực trong dịp Lễ, Tết; lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng địa phương và chỉ đạo của EVN. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường dây truyền tải điện - Tăng cường kiểm tra, xử lý những tồn tại của các thiết bị đường dây, trạm biến áp, đặc biệt các trạm biến áp, đường dây vận hành tải cao. Bổ sung thêm lực lượng tuần tra dọc tuyến 500 kV, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết. - Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tuyên truyền, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. Trong đó lưu ý ngăn ngừa các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang an toàn tuyến dây. - Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án lưới điện yêu cầu các đơn vị thi công có biện pháp thi công hợp lý để đảm bảo tiến độ công trình, không thi công các hạng mục phải cắt điện trong dịp Lễ, Tết. Các Tổng công ty Điện lực đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng - Kiểm tra, củng cố lưới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy cho khách hàng sử dụng điện, các địa điểm diễn ra hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật trong dịp Lễ, Tết, chú ý đảm bảo điện cho các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết năm 2024. - Lưu ý đặc biệt đảm bảo điện cho các địa điểm quan trọng như trụ sở cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, quốc phòng, an ninh, các cơ quan lãnh đạo ở các tỉnh/thành phố, các cơ quan phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương, các bệnh viện, cơ sở sản xuất nước sạch. - Phối hợp với địa phương và các cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng sử dụng điện, tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại, thả diều và ném các vật lên đường dây, vi phạm hành lang tuyến. - Chỉ đạo Điều độ Công ty Điện lực tỉnh/thành phố dự báo phụ tải, tính toán phương thức vận hành hệ thống điện, kế hoạch huy động điện mặt trời mái nhà và kế hoạch vận hành tụ bù trung, hạ áp cho từng Điện lực nhằm ngăn ngừa điện áp tăng cao, hạn chế tối đa tình trạng phát ngược công suất phản kháng vào lưới điện truyền tải trong thời gian phụ tải giảm thấp. Gửi kế hoạch cắt tụ bù trước ngày 02/02/2024 về các Trung tâm Điều độ HTĐ miền để theo dõi, phối hợp vận hành. - Chỉ đạo Công ty Lưới điện cao thế, các Công ty Điện lực thực hiện nghiêm Quy trình Điều độ, vận hành hệ thống điện; tuân thủ biểu đồ điện áp của các cấp Điều độ, thực hiện nghiêm việc huy động điện mặt trời mái nhà, cắt bớt tụ bù theo kế hoạch. Xem thêm tải Công văn 7490/EVN-KTSX+KD năm 2023 ban hành ngày 12/12/2023.
Hưởng lương khi xảy ra sự cố mất điện
XIN CHÀO lịch làm việc của công ty tôi là từ 7h00 đến 16h30 .nhưng do sự cố mất điện, nên cty chuyển lịch làm việc ngày hôm đó lên 14h00 đến 21h00 và tính 8 tiếng làm việc bình thường . nhưng khi 14h00 đến cty do sự cố mất điện chưa được khắc phục nên đến 17h30 cty cho về sau đó tính lương nửa ngày và nửa ngày còn lại cắt vào phép của công nhân . xin hỏi luật sư như vậy là đúng hay sai . công ty có được phép cắt phép của công nhân ngày hôm đó không ạ
Mất điện có được hưởng lương không?
công ty tôi hàng tháng đều bị mất điện phải cho công nhân nghỉ ,vậy cho mình hỏi trường hợp đó có được tính lương không ? nếu tính lương thì được tính như thế nào ? xin cảm ơn!
Sự cố mất điện toàn miền Nam là trách nhiệm của ngành Điện
Theo nguồn tin chính thức, sự cố mất điện toàn miền Nam ngày hôm qua 22/5/2013 do nguyên nhân xe tải cẩu cây chạm vào đường dây. Ngành điện cho rằng đây là sự cố khách quan và mong khách hàng thông cảm; tuy nhiên họ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ mà Nhà nước và Nhân dân giao phó bằng một nguyên nhân gây sự cố điện …lãng xẹt!!! Đường dây bị sự cố là đường dây 500kV tuyến Di Linh – Tân Định; vị trí xảy ra sự cố dưới tuyến đường dây là vườn ươm cây cao 10m. Theo quy định tại NĐ106/2005/NĐ-CP, chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định là 7m; đồng thời chiều cao của đường dây tối thiểu tại điểm cực võng là 14m. Thông tin cho thấy cây cao 10m đỗ nằm vắt ngang qua đường dây mà chưa cần cộng chiều cao của cần cẩu; theo công thức lượng giác có thể xác định đường dây thấp hơn tiêu chuẩn đồng thời vườn ươm vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Cây 10m chỉ đổ ngang đã chạm lưới điện Theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này, ngành điện phải có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố điện. Bản thân người đi kiểm tra phải có nghiệp vụ kiểm tra, do vậy khó có thể nói rằng họ không “dự liệu” được hoặc thấy được nguy cơ xảy ra sự cố. Điều 10. Quản lý, vận hành công trình lưới điện cao áp 1. Đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm: a. Kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm và báo cáo, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó; Một vấn đề khiến nhiều người thắc mắc nữa là vì sao chỉ một sự cố của đường dây đã gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng? Theo giải thích của ngành điện, do nguồn cấp điện cho miền Nam từ 02 tuyến, khi một tuyến có vấn đề thì tuyến khác quá tải và “mất tác dụng” theo. Giải thích này nghe có vẻ ổn? Toàn miền Nam sử dụng chung một TBA chung từ 02 nguồn cấp, đồng thời hệ thống lưới điện toàn miền Nam được kết nối chung với nhau. Điều này cho thấy ngành điện đã vi phạm quy luật “không bỏ trứng vào một rổ”; việc thiết kế cho toàn miền Nam sử dụng chung một hệ thống điện từ 02 nguồn cung cấp mang đến rủi ro lớn, gây thiệt hại lớn khi xảy ra sự cố. Nếu 02 nguồn này được tách độc lập, phân nhánh sử dụng riêng thì sự cố mất điện được coi là thế kỷ này sẽ không xảy ra. Không ít người tặc lưỡi lo xa: nếu giặc phá hoại thì miền Nam có thể đã bị tê liệt hoàn toàn. Ngành điện chưa hoàn thành trách nhiệm của mình!
Một sự cố chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cúp điện toàn miền Nam; Đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố mất điện tại 22 tỉnh thành trong vòng 100 năm qua; sự cố mất điện đã làm giao thông hỗn độn, tắc đường; ngân hàng, doanh nghiệp, công ty... không thể hoạt động, công nhân viên ngồi chơi xơi nước trong khi đơn hàng không kịp tiến độ, chưa kể các doanh nghiệp dịch vụ khác cung cấp sản phẩm dựa vào nguồn năng lượng điện duy nhất. Có thể thấy rằng đợt mất điện do sự cố chưa rõ nguyên nhân này đã và đang gây ra những thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Và những thiệt hại này được xem là “sự kiện bất khả kháng”, ai thiệt hại người đó chịu chứ ông Điện lực không cần bận tâm. Không thể khởi kiện ông Điện lực trong trường hợp này, bởi pháp luật do ông xây dựng dự thảo trình Quốc Hội thông qua, Hợp đồng cũng do chính tay ông soạn, tất nhiên khó có cửa cho người sử dụng điện đòi bồi thường khi xảy ra thiệt hại. Sau đây là một số quy định của pháp luật về mất điện do sự cố: Hợp đồng mua bán điện quy định: Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán điện 2. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo quy định của pháp luật. 7. Khôi phục kịp thời việc cấp điện cho Bên mua điện theo quy định của pháp luật. 5. Bảo đảm cung cấp điện cho Bên mua điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được uỷ quyền. Luật Điện lực quy định: Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện .. 2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại. 3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật. “Điều 59a. Xử lý sự cố điện 1. Trường hợp xảy ra sự cố điện, đơn vị điện lực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp xảy ra sự cố điện nghiêm trọng đến mức thảm họa lớn thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.” Khó để người sử dụng điện yêu cầu bồi thường thiệt hại!