MẤT GIẤY TỜ XE BỊ CÔNG AN BẮT THÌ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Xe bị mất giấy tờ và bị cơ quan chức năng bắt buộc phải làm lại giấy tờ, nếu không có giấy tờ hợp lệ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Mức tiền phạt sẽ phụ thuộc vào loại xe và mức độ vi phạm. 1. Mất giấy tờ xe bị công an bắt thì bị xử phạt như thế nào? Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp không có hoặc không mang theo đăng ký xe, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định 2. Phạt mất giấy tờ xe đối với xe ô tô Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu phương tiện. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng 3. Phạt mất giấy tờ xe đối với xe máy Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tịch thu phương tiện. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Tuy nhiên, việc bị xử phạt tiền này chỉ là hình thức xử lý hành chính. Nếu vi phạm nghiêm trọng hơn, như sử dụng giấy tờ giả, xe không đăng ký, không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, lái xe trong tình trạng say rượu, ma túy... thì người lái xe có thể bị xử lý theo hình thức hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để tránh bị xử phạt tiền hoặc trách nhiệm hình sự khi tham gia giao thông, các lái xe cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, tài liệu liên quan đến xe và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Người mua xe giấy tay bị mất giấy tờ xe có xin cấp lại được không?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: “Điều 11. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe 3. Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư này, giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe), trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định, giấy tờ chuyển quyền sở hữu (thay động cơ, khung) theo quy định, giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.” Theo quy định trên thì chỉ có chủ xe mới được quyền xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe khi bị mất. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: “1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao……..” Theo quy đinh tại Thông tư 58/2020/TT-BCA thì xe máy là động sản bắt buộc phải đăng ký. Vì vậy, người mua lại xe cũ phải thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được xác định là chủ sở hữu chiếc xe đó. Tuy nhiên, khi mua bán xe cũ có không ít trường hợp hai bên chỉ mua bán bằng giấy tay thì không đáp ứng quy định về giấy tờ chuyển quyền sở hữu yêu cầu có trong hồ sơ đăng ký sang tên xe trong đó có giấy bán xe của cá nhân yêu cầu phải có xác nhận công chứng hoặc chứng thực (căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA). Trên thực tế để giải quyết tình trạng này người mua xe phải liên hệ lại với chủ xe cũ để nhờ họ làm hồ sơ xin cấp lại giấy đăng ký xe trong trường hợp bị mất giấy tờ xe. Vì vậy, để tránh gặp phải trường hợp này khi mua bán xe cũ các bên cần thực hiện công chứng hoặc chứng thực giấy tờ chuyển quyền sở hữu và người mua nên thực hiện thủ tục đăng ký sang tên ngay sau khi nhận chuyển quyền sở hữu từ người bán.
Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất, hỏng, thất lạc
Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng của mỗi người khi tham gia giao thông đường bộ. Khi bị mất, hỏng, thất lạc giấy phép lái xe thì cá nhân có thể được cấp lại giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe: Căn cứ Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe 2. Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có). Trong trường hợp cá nhân bị mất hồ sơ gốc thì phải có tờ khai nêu rõ nguyên nhân bị mất. 3. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định đó là bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện trở lên trong vòng 03 tháng và trừ các trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3. 4. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Thời hạn giải quyết: Trong trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất, hỏng, thất lạc, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, cá nhân sẽ được cấp lại giấy phép lái xe Nếu như người có giấy phép lái xe bị mất, hỏng, thất lạc quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, cá nhân phải sát hạch lại lý thuyết nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm và sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 01 năm trở lên. Do đó, sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì cá nhân sẽ được cấp lại giấy phép lái xe.
Mất giấy tờ xe đứng tên người đã chết phải làm lại thế nào ?
Ba em có đứng tên 1 chiếc xe máy . Nhưng ba em mới mất và giấy tờ xe thì bị thất lạc . Vậy bây giờ gia đình e phải làm sao để làm lại giấy đăng ký xe đó ? Em cám ơn
MẤT GIẤY TỜ XE BỊ CÔNG AN BẮT THÌ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
Xe bị mất giấy tờ và bị cơ quan chức năng bắt buộc phải làm lại giấy tờ, nếu không có giấy tờ hợp lệ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Mức tiền phạt sẽ phụ thuộc vào loại xe và mức độ vi phạm. 1. Mất giấy tờ xe bị công an bắt thì bị xử phạt như thế nào? Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp không có hoặc không mang theo đăng ký xe, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định 2. Phạt mất giấy tờ xe đối với xe ô tô Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu phương tiện. Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng 3. Phạt mất giấy tờ xe đối với xe máy Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tịch thu phương tiện. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng Tuy nhiên, việc bị xử phạt tiền này chỉ là hình thức xử lý hành chính. Nếu vi phạm nghiêm trọng hơn, như sử dụng giấy tờ giả, xe không đăng ký, không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, lái xe trong tình trạng say rượu, ma túy... thì người lái xe có thể bị xử lý theo hình thức hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để tránh bị xử phạt tiền hoặc trách nhiệm hình sự khi tham gia giao thông, các lái xe cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, tài liệu liên quan đến xe và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Người mua xe giấy tay bị mất giấy tờ xe có xin cấp lại được không?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: “Điều 11. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe 3. Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư này, giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe), trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định, giấy tờ chuyển quyền sở hữu (thay động cơ, khung) theo quy định, giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.” Theo quy định trên thì chỉ có chủ xe mới được quyền xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe khi bị mất. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: “1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao……..” Theo quy đinh tại Thông tư 58/2020/TT-BCA thì xe máy là động sản bắt buộc phải đăng ký. Vì vậy, người mua lại xe cũ phải thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được xác định là chủ sở hữu chiếc xe đó. Tuy nhiên, khi mua bán xe cũ có không ít trường hợp hai bên chỉ mua bán bằng giấy tay thì không đáp ứng quy định về giấy tờ chuyển quyền sở hữu yêu cầu có trong hồ sơ đăng ký sang tên xe trong đó có giấy bán xe của cá nhân yêu cầu phải có xác nhận công chứng hoặc chứng thực (căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA). Trên thực tế để giải quyết tình trạng này người mua xe phải liên hệ lại với chủ xe cũ để nhờ họ làm hồ sơ xin cấp lại giấy đăng ký xe trong trường hợp bị mất giấy tờ xe. Vì vậy, để tránh gặp phải trường hợp này khi mua bán xe cũ các bên cần thực hiện công chứng hoặc chứng thực giấy tờ chuyển quyền sở hữu và người mua nên thực hiện thủ tục đăng ký sang tên ngay sau khi nhận chuyển quyền sở hữu từ người bán.
Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất, hỏng, thất lạc
Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng của mỗi người khi tham gia giao thông đường bộ. Khi bị mất, hỏng, thất lạc giấy phép lái xe thì cá nhân có thể được cấp lại giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe: Căn cứ Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe 2. Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có). Trong trường hợp cá nhân bị mất hồ sơ gốc thì phải có tờ khai nêu rõ nguyên nhân bị mất. 3. Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định đó là bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện trở lên trong vòng 03 tháng và trừ các trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3. 4. Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Nơi nộp hồ sơ: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Thời hạn giải quyết: Trong trường hợp người có giấy phép lái xe bị mất, hỏng, thất lạc, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, cá nhân sẽ được cấp lại giấy phép lái xe Nếu như người có giấy phép lái xe bị mất, hỏng, thất lạc quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý thì sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, cá nhân phải sát hạch lại lý thuyết nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm và sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 01 năm trở lên. Do đó, sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì cá nhân sẽ được cấp lại giấy phép lái xe.
Mất giấy tờ xe đứng tên người đã chết phải làm lại thế nào ?
Ba em có đứng tên 1 chiếc xe máy . Nhưng ba em mới mất và giấy tờ xe thì bị thất lạc . Vậy bây giờ gia đình e phải làm sao để làm lại giấy đăng ký xe đó ? Em cám ơn