Làm nhục người khác ở mức độ nào thì bị xử lý hình sự?
Với sự tiên tiến như hiện nay, mạng xã hội là một công cụ để kết nối con người lại với nhau bên cạnh những mặt tích cực mà MXH mang lại, cuộc sống con người không ít lần bị đảo lộn bởi những người lợi dụng một cách quá đà, một trong những vấn nạn hiện nay là việc công kích, nói xấu, chửi rủa nhau trên mạng. Trường hợp nào việc làm nhục người khác sẽ bị truy cứu TNHS sẽ được nội dung dưới đây làm rõ: Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định về Tội làm nhục người khác như sau: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm như sau: Mặt khách quan: được thể hiệu qua nhiều hình thức như lời nói (chửi tục tĩu, sỉ nhục vào nhân cách, danh dự, nhân phẩm đồng thời làm người khác thấy xấu hổ trước nhiều người, hoặc bằng hành động (lăng mạ lột quần áo giữa đám đông, dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.). Mục đích của các hành vi là làm nhục người khác, trường hợp hành vi lại cấu thành tội khác thì tùy từng trường hợp cụ thể để xử lý theo quy định Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mặt chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Mặt khách thể: xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Việc làm nhục người khác chỉ coi là tội phạm khi đánh giá hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự người khác. Việc đánh giá này các cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hành vi cụ thể, tác động xã hội, đạo đức xã hội…
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của mạng lưới internet toàn cầu, số lượng các vụ án liên quan đến mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ngày càng nhiều hơn và phương thức phạm tội của các đối tượng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Điển hình đối với tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo quy định tại điều 226 BLHS. Xét về cấu thành tội phạm, theo quy định của BLHS hiện hành, cấu thành tội này gồm 3 hành vi: đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật; sử dụng trái phép thông tin trên mạng trong máy tính, mạng viễn thông, mạng internet; mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên các mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó và những hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Xét về đối tượng của loại tội phạm này gồm 3 loại: mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông về tội phạm hướng dẫn Điều 226 BLHS như sau: "2. Cần lưu ý, trường hợp xác định hậu quả phi vật chất có thể dựa vào cách đánh giá về ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng điều kiện cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự thuộc một trong những trường hợp sau: a) Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; b) Làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến gây rối loạn và làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức;" Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình giải quyết các vụ án cụ thể đã xảy ra rất nhiều mâu thuẫn giữa các cơ quan tố tụng về cách hiểu thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”, thế nào là “hậu quả phi vật chất” cụ thể như sau: Đối với vụ án “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo quy định tại điều 226 BLHS xác định bị can có hành vi sau đây: “Phần mềm MSPY hoạt động trên máy điện thoại smartphone có hệ điều hành IOS, Androi và không hoạt động trên sim điện thoại. Với các tính năng: Định vị điện thoại, liệt kê cuộc gọi đi đến, tin nhắn, viber, yahoo, whatshap, danh bạ, lịch sử vào web, xem ảnh chụp trong máy, nghe âm thanh xung quanh điện thoại, backup dữ liệu trong điện thoại. Khi phần mềm đã được cài đặt, sẽ chạy ngầm trên hệ điều hành của máy điện thoại, không hiển thị thông tin dịch vụ, do vậy người dùng điện thoại không phát hiện ra. Phần mềm tự động thu thông tin của máy điện thoại bị giám sát sau đó chuyển thông tin đó về máy chủ lưu trữ dữ liệu tại trang web user.mspy.biz. Khách hàng được cấp tài khoản có thể truy cập vào web này bằng tài khoản do bị can cấp để lấy thông tin cần theo dõi. Nhận thấy phần mềm này độc đáo, có thể áp dụng quản lý con cái, theo dõi vợ hoặc chồng…nên bị can đã kinh doanh phần mềm mspy tại Việt Nam để thu lợi” Kết quả thanh tra xác định phần mềm giám sát điện thoại “mspy” của bị can, khi cài đặt vào máy điện thoại di động của người khác sẽ có khả năng thu thập thông tin dữ liệu của người sử dụng điện thoại, bao gồm: các cuộc gọi đi, gọi đến; các tin nhắn đi, đến; định vị vị trí điện thoại qua GPS; các dữ liệu hiện có của máy điện thoại, lịch sử truy cập mạng của máy. Xác định về hậu quả phi vật chất: - Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel trả lời: Hành vi mua bán thông tin qua phần mềm MSPY của bị can chưa gây ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn. - Tổng công ty hạ tầng mạng VNPT-NET trả lời: hành vi mua bán thông tin qua phần mềm gián điệp này gây ảnh hưởng đến uy tín VNPT-NET nói riêng và VNPT nói chung. Nhưng không có các dữ liệu phân tích thông số kỹ thuật, cơ sở dữ liệu có giá trị pháp lý để chứng minh. Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp khách hàng nào kiện cáo về việc bị lộ thông tin cá nhân qua phần mềm gián điệp “mspy”. - Sở thông tin và truyền thông tp Hà Nội trả lời: hành vi của bị can không làm ảnh hưởng trực tiếp đến Sở thông tin và truyền thông tp Hà Nội nhưng làm lộ bí mật riêng tư của cá nhân, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Ngoài ra quá trình điều tra, CQCSĐT cũng chỉ ghi được lời khai của 2 chủ thuê bao bị nghe trộm trên tổng số 877 thuê bao bị nghe trộm. Hiện nay vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều về đường lối xử lý đối với vụ án nêu trên: Có quan điểm cho rằng hành vi nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng (hậu quả phi vật chất): gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 226BLHS. Lại có quan điểm cho rằng, hành vi trên không có tội do không thỏa mãn 2 quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC; việc mua bán phần mềm nêu trên của bị can với một số cá nhân có nhu cầu sử dụng không làm tắc nghẽn, đình trệ việc thu, phát sóng nên không phải là nguyên nhân làm mất uy tín của các nhà mạng nói chung và của tổng công ty hạ tầng mạng VNPT-NET nói riêng; hành vi của bị can cũng chưa bị bất kỳ ai tố cáo vì bị nghe trộm mà xảy ra xung đột, mâu thuẫn cá nhân, đánh nhau, tan vỡ hạnh phúc gia đình nên chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Thiết nghĩ, cần có văn bản quy định rõ về gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả phi vật chất đối với từng tội cụ thể để có thể áp dụng thống nhất pháp luật, không gây khó khăn trong quá trình giải quyết.
Làm nhục người khác ở mức độ nào thì bị xử lý hình sự?
Với sự tiên tiến như hiện nay, mạng xã hội là một công cụ để kết nối con người lại với nhau bên cạnh những mặt tích cực mà MXH mang lại, cuộc sống con người không ít lần bị đảo lộn bởi những người lợi dụng một cách quá đà, một trong những vấn nạn hiện nay là việc công kích, nói xấu, chửi rủa nhau trên mạng. Trường hợp nào việc làm nhục người khác sẽ bị truy cứu TNHS sẽ được nội dung dưới đây làm rõ: Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định về Tội làm nhục người khác như sau: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm như sau: Mặt khách quan: được thể hiệu qua nhiều hình thức như lời nói (chửi tục tĩu, sỉ nhục vào nhân cách, danh dự, nhân phẩm đồng thời làm người khác thấy xấu hổ trước nhiều người, hoặc bằng hành động (lăng mạ lột quần áo giữa đám đông, dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.). Mục đích của các hành vi là làm nhục người khác, trường hợp hành vi lại cấu thành tội khác thì tùy từng trường hợp cụ thể để xử lý theo quy định Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mặt chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Mặt khách thể: xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Việc làm nhục người khác chỉ coi là tội phạm khi đánh giá hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự người khác. Việc đánh giá này các cơ quan có thẩm quyền phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hành vi cụ thể, tác động xã hội, đạo đức xã hội…
Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của mạng lưới internet toàn cầu, số lượng các vụ án liên quan đến mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ngày càng nhiều hơn và phương thức phạm tội của các đối tượng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Điển hình đối với tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo quy định tại điều 226 BLHS. Xét về cấu thành tội phạm, theo quy định của BLHS hiện hành, cấu thành tội này gồm 3 hành vi: đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật; sử dụng trái phép thông tin trên mạng trong máy tính, mạng viễn thông, mạng internet; mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên các mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó và những hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Xét về đối tượng của loại tội phạm này gồm 3 loại: mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông về tội phạm hướng dẫn Điều 226 BLHS như sau: "2. Cần lưu ý, trường hợp xác định hậu quả phi vật chất có thể dựa vào cách đánh giá về ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng điều kiện cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự thuộc một trong những trường hợp sau: a) Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; b) Làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến gây rối loạn và làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức;" Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình giải quyết các vụ án cụ thể đã xảy ra rất nhiều mâu thuẫn giữa các cơ quan tố tụng về cách hiểu thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”, thế nào là “hậu quả phi vật chất” cụ thể như sau: Đối với vụ án “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet” theo quy định tại điều 226 BLHS xác định bị can có hành vi sau đây: “Phần mềm MSPY hoạt động trên máy điện thoại smartphone có hệ điều hành IOS, Androi và không hoạt động trên sim điện thoại. Với các tính năng: Định vị điện thoại, liệt kê cuộc gọi đi đến, tin nhắn, viber, yahoo, whatshap, danh bạ, lịch sử vào web, xem ảnh chụp trong máy, nghe âm thanh xung quanh điện thoại, backup dữ liệu trong điện thoại. Khi phần mềm đã được cài đặt, sẽ chạy ngầm trên hệ điều hành của máy điện thoại, không hiển thị thông tin dịch vụ, do vậy người dùng điện thoại không phát hiện ra. Phần mềm tự động thu thông tin của máy điện thoại bị giám sát sau đó chuyển thông tin đó về máy chủ lưu trữ dữ liệu tại trang web user.mspy.biz. Khách hàng được cấp tài khoản có thể truy cập vào web này bằng tài khoản do bị can cấp để lấy thông tin cần theo dõi. Nhận thấy phần mềm này độc đáo, có thể áp dụng quản lý con cái, theo dõi vợ hoặc chồng…nên bị can đã kinh doanh phần mềm mspy tại Việt Nam để thu lợi” Kết quả thanh tra xác định phần mềm giám sát điện thoại “mspy” của bị can, khi cài đặt vào máy điện thoại di động của người khác sẽ có khả năng thu thập thông tin dữ liệu của người sử dụng điện thoại, bao gồm: các cuộc gọi đi, gọi đến; các tin nhắn đi, đến; định vị vị trí điện thoại qua GPS; các dữ liệu hiện có của máy điện thoại, lịch sử truy cập mạng của máy. Xác định về hậu quả phi vật chất: - Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel trả lời: Hành vi mua bán thông tin qua phần mềm MSPY của bị can chưa gây ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn. - Tổng công ty hạ tầng mạng VNPT-NET trả lời: hành vi mua bán thông tin qua phần mềm gián điệp này gây ảnh hưởng đến uy tín VNPT-NET nói riêng và VNPT nói chung. Nhưng không có các dữ liệu phân tích thông số kỹ thuật, cơ sở dữ liệu có giá trị pháp lý để chứng minh. Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp khách hàng nào kiện cáo về việc bị lộ thông tin cá nhân qua phần mềm gián điệp “mspy”. - Sở thông tin và truyền thông tp Hà Nội trả lời: hành vi của bị can không làm ảnh hưởng trực tiếp đến Sở thông tin và truyền thông tp Hà Nội nhưng làm lộ bí mật riêng tư của cá nhân, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. Ngoài ra quá trình điều tra, CQCSĐT cũng chỉ ghi được lời khai của 2 chủ thuê bao bị nghe trộm trên tổng số 877 thuê bao bị nghe trộm. Hiện nay vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều về đường lối xử lý đối với vụ án nêu trên: Có quan điểm cho rằng hành vi nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng (hậu quả phi vật chất): gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 226BLHS. Lại có quan điểm cho rằng, hành vi trên không có tội do không thỏa mãn 2 quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC; việc mua bán phần mềm nêu trên của bị can với một số cá nhân có nhu cầu sử dụng không làm tắc nghẽn, đình trệ việc thu, phát sóng nên không phải là nguyên nhân làm mất uy tín của các nhà mạng nói chung và của tổng công ty hạ tầng mạng VNPT-NET nói riêng; hành vi của bị can cũng chưa bị bất kỳ ai tố cáo vì bị nghe trộm mà xảy ra xung đột, mâu thuẫn cá nhân, đánh nhau, tan vỡ hạnh phúc gia đình nên chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Thiết nghĩ, cần có văn bản quy định rõ về gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả phi vật chất đối với từng tội cụ thể để có thể áp dụng thống nhất pháp luật, không gây khó khăn trong quá trình giải quyết.