Mô tô phân khối lớn có được chạy vào làn đường ôtô không?
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 thì mô tô phân khối lớn có được chạy vào làn đường của ô tô không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Như thế nào là mô tô phân khối lớn? Cụ thể, tại mục 3.31 QCVN 41:2019/BGTVT có nêu rõ, Xe mô tô hay còn gọi là xe máy (trong đó bao gồm cả mô tô phân khối lớn) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg. Trên thực tế, mô tô phân khối lớn thường có dung tích từ 175cm3 trở lên. (2) Mô tô phân khối lớn có được chạy vào làn ôtô không? Căn cứ Điều 13 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 (có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025) quy định sử dụng làn đường như sau: - Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình. - Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn. - Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. - Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, người điều khiển mô tô phân khối lớn khi tham gia giao thông thì phải đi đúng làn đường dành cho xe 02 bánh hoặc mô tô 03 bánh và không được đi vào xe dành cho ô tô. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. (3) Mô tô phân khối lớn chạy vào làn ôtô bị xử phạt như thế nào? Căn cứ Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: “g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà” Theo đó, việc người điều khiển mô tô phân khối lớn chạy vào làn đường dành riêng cho ôtô là hành vi vi phạm luật giao thông. Với hành vi này, người lái xe có thể bị phạt tiền 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định như đã nêu trên. (4) Những trường hợp nào không được vượt xe khác khi tham gia giao thông? Căn cứ Khoản 6 Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có quy định về những trường hợp không được phép vượt xe như sau: - Khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024. - Trên cầu hẹp có một làn đường. - Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế. - Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế. - Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. -Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. - Khi gặp xe ưu tiên. - Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường. - Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. - Trong hầm đường bộ. Theo đó, khi thuộc một trong những trường hợp như đã nêu trên thì người điều khiển phương tiện không được vượt xe.
Có bằng E chạy được xe mô tô phân khối lớn không?
Chào anh chị. Tôi đã có bằng xe khách hạng E thì Tôi có được lấy bằng này chạy xe phân khối lớn không? mong anh chị tư vấn ạ. Theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức: - Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này bạn có thể bị xử phạt ở mức 3.500.000 đồng ngoài ra còn có thể bị tạm giữ phương tiện tối đa lên đến 7 ngày bạn nhé.
Mô tô phân khối lớn có được chạy vào làn đường ôtô không?
Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 thì mô tô phân khối lớn có được chạy vào làn đường của ô tô không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Như thế nào là mô tô phân khối lớn? Cụ thể, tại mục 3.31 QCVN 41:2019/BGTVT có nêu rõ, Xe mô tô hay còn gọi là xe máy (trong đó bao gồm cả mô tô phân khối lớn) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg. Trên thực tế, mô tô phân khối lớn thường có dung tích từ 175cm3 trở lên. (2) Mô tô phân khối lớn có được chạy vào làn ôtô không? Căn cứ Điều 13 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 (có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025) quy định sử dụng làn đường như sau: - Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải theo chiều đi của mình. - Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn. - Trên một chiều đường có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. - Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện hoặc một nhóm loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, người điều khiển mô tô phân khối lớn khi tham gia giao thông thì phải đi đúng làn đường dành cho xe 02 bánh hoặc mô tô 03 bánh và không được đi vào xe dành cho ô tô. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. (3) Mô tô phân khối lớn chạy vào làn ôtô bị xử phạt như thế nào? Căn cứ Điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi: “g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà” Theo đó, việc người điều khiển mô tô phân khối lớn chạy vào làn đường dành riêng cho ôtô là hành vi vi phạm luật giao thông. Với hành vi này, người lái xe có thể bị phạt tiền 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định như đã nêu trên. (4) Những trường hợp nào không được vượt xe khác khi tham gia giao thông? Căn cứ Khoản 6 Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có quy định về những trường hợp không được phép vượt xe như sau: - Khi không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024. - Trên cầu hẹp có một làn đường. - Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế. - Trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế. - Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. -Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt. - Khi gặp xe ưu tiên. - Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường. - Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. - Trong hầm đường bộ. Theo đó, khi thuộc một trong những trường hợp như đã nêu trên thì người điều khiển phương tiện không được vượt xe.
Có bằng E chạy được xe mô tô phân khối lớn không?
Chào anh chị. Tôi đã có bằng xe khách hạng E thì Tôi có được lấy bằng này chạy xe phân khối lớn không? mong anh chị tư vấn ạ. Theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định đối với hành vi này còn bị xử phạt bổ sung với hình thức: - Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này bạn có thể bị xử phạt ở mức 3.500.000 đồng ngoài ra còn có thể bị tạm giữ phương tiện tối đa lên đến 7 ngày bạn nhé.