Biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh
Vào ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh là trong những điểm nổi bật của Luật mới. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông qua có bố cục gồm 8 chương với 89 điều và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025, riêng quy định về quy định sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao 1,35m khi ngồi xe ô tô có hiệu lực từ ngày 01/01/2026. Đối với biển số xe được cấp theo mã định danh nhằm giúp công tác quản lý hiệu quả hơn, có thể dễ dàng truy xuất thông tin của người và phương tiện để xác minh thông tin liên quan đến tai nạn giao thông, vi phạm giao thông, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông. (1) Biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, biển số xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật và được gắn vào phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để phục vụ quản lý nhà nước. Biển số xe được quản lý theo mã định danh, trừ biển số xe nền màu đỏ, chữ và số màu trắng cấp cho xe quân sự. Việc quản lý biển số xe theo mã định danh được quy định như sau: - Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe là cá nhân, tổ chức; trường hợp tổ chức chưa có mã định danh điện tử thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập; - Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì chủ xe được giữ lại số biển số xe trong thời hạn 05 năm để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; quá thời hạn nêu trên, số biển số xe đó bị cơ quan đăng ký xe thu hồi, nhập vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định; - Trường hợp chủ xe có thay đổi thông tin về trụ sở, nơi thường trú, tạm trú thì được giữ lại số biển số định danh. Xem cập nhật mới nhất của: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (2) Phân loại các biển số xe theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ Căn cứ theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các loại biển số xe sẽ bao gồm: - Biển số xe nền màu xanh, chữ và số màu trắng cấp cho xe của cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập. - Biển số nền màu đỏ, chữ và số màu trắng cấp cho xe quân sự. - Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải. - Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen cấp cho xe của các tổ chức, cá nhân trong nước, không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 2. - Biển số nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có sêri ký hiệu “NG” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó. - Biển số nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có sêri ký hiệu “QT” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của tổ chức đó. - Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có sêri ký hiệu “CV” cấp cho xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật mang chứng minh thư công vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế. - Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN” cấp cho xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân nước ngoài, trừ các đối tượng quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều 37. Như vậy, so với Luật giao thông đường bộ năm 2008, luật mới bổ sung thêm quy định về phân loại các biển số xe theo màu sắc, chữ số và ký hiệu. Tóm lại, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua vào ngày 28/06/2024 đã có nhiều điểm mới hơn so với luật hiện hành, luật mới đã quy định về việc cấp và quản lý theo mã định danh cũng như phân loại các biển số xe dựa trên màu sắc, chữ số và ký hiệu. Xem thêm bài viết: Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe?
Bộ Tài chính đề xuất mã số thuế sẽ là mã định danh cá nhân
Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, sửa đổi, bổ sung Thông tư 105/2020/TT-BTC nổi bật đề xuất số định danh cá nhân sẽ được lấy làm mã số thuế. Bộ Tài chính đề xuất mã số thuế sẽ là mã định danh cá nhân Ngay tại Điều 1 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 đã quy định bổ sung Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau: Số định danh cá nhân được cấp theo quy định của pháp luật về căn cước công dân là mã số thuế của cá nhân, đại diện hộ gia đình theo quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, gồm: - Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh). - Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân . - Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Như vậy, nếu dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 được thông qua, số định danh cá nhân (số căn cước công dân, số thẻ căn cước theo Luật Căn cước 2023) sẽ có thể được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế. Còn theo quy định hiện nay, khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. Theo đó, quy định hiện hành thì mã số thuế là một dãy số được cấp bởi cơ quan thuế. Xem thêm: Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/565309.pdf Cập nhật mới nhất Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế Số định danh cá nhân sẽ bắt đầu thay thế mã số thuế khi nào? Theo khoản 2, khoản 2, khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 quy định như sau: - Người nộp thuế là cá nhân, đại diện hộ gia đình được cấp số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về căn cước công dân vẫn tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cấp cho đến khi cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế. - Cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế đã được cấp khi: + Người nộp thuế thực hiện đăng ký thay đổi thông tin giấy tờ của cá nhân sang số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư 105/2020/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024) + Hoặc cơ quan thuế tự động chuyển đổi mã số thuế đã cấp sang số định danh cá nhân để sử dụng thay cho mã số thuế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024. - Kể từ thời điểm người nộp thuế nhận được Thông báo cá nhân sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế, người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế khi thực hiện các thủ tục về thuế, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung nghĩa vụ thuế phát sinh theo mã số thuế đã cấp trước đó. Đồng thời, cơ quan thuế theo dõi, quản lý toàn bộ dữ liệu của người nộp thuế, dữ liệu đăng ký giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc bằng số định danh cá nhân. Như vậy, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế là cá nhân, đại diện hộ gia đình vẫn sẽ tiếp tục sử dụng mã số thuế được cơ quan thuế cấp. Việc sử dụng mã số thuế là số định danh cá nhân sẽ chỉ bắt đầu từ thời điểm được cơ quan thuế thông báo. Trong đó, để được cơ quan thuế thông báo sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế sẽ có 2 trường hợp. Một là người nộp thuế tự đăng ký thay đổi, hai là cơ quan thuế tự động chuyển đổi. Những đối tượng nào phải tự đăng ký thay đổi với cơ quan thuế? Theo khoản 2 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, có 13 nhóm đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm: 1) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế). 2) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; Tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Bộ Luật Dân sự nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế). 3) Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác). 4) Tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại (sau đây gọi là Tổ chức khác). 5) Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài). 6) Nhà cung cấp ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là cá nhân không cư trú có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là Nhà cung cấp ở nước ngoài). 7) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân); Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay). Tổ chức chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế TNCN sử dụng mã số thuế đã cấp để khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, nộp thay. 8) Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí. 9) Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hộ kinh doanh, bao gồm cả: - Cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; - Cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế). 10) Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh). 11) Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 12) Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu. 13) Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Xem thêm: Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/565309.pdf Cập nhật mới nhất Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế
Số định danh cá nhân là gì? Hướng dẫn tra cứu số định danh nhanh nhất
Số định danh cá nhân là gì? Số định danh cá nhân có phải là số trên CCCD hay không? Bài viết sẽ hướng dẫn cách tra cứu số định danh nhanh nhất cho người dân, kể cả trẻ em. Số định danh cá nhân là gì? Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định về số định danh cá nhân như sau: Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là: - Mã thế kỷ sinh; - Mã giới tính; - Mã năm sinh của công dân; - Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh Ngoài ra, còn 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Ý nghĩa của từng chữ số này như sau: - 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, - 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân - 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; - 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên. Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người đã có CCCD gắn chíp Đối với những người đã có Căn cước công dân gắn chíp thì số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 số trên Căn cước công dân gắp chíp. Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người chưa có CCCD gắn chíp Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ Bước 2: Chọn Đăng nhập. Bước 3: Chọn loại tài khoản muốn đăng nhập. Bước 4: Tiến hành đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản thì tiến hành Đăng ký Bước 5: Chọn “Lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú” Bước 6: Chọn “Thông báo lưu trú” Bước 7: Xem số định danh cá nhân tại dấu mũi tên Thủ tục lấy mã số định danh cho trẻ em Theo các quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cấp số định danh cá nhân khi: - Đăng ký khai sinh. - Làm Căn cước công dân (trong trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa có số định danh cá nhân hoặc công dân đang sử dụng Chứng minh nhân dân 9 số chuyển sang đăng ký Căn cước công dân). Theo quy định trên, trẻ em hiện nay hầu như đều được cấp mã định danh ngay khi đăng ký khai sinh. Như vậy, số định danh đã được Bộ Công an cấp cho toàn bộ người dân ngay cả trẻ sơ sinh. Mỗi công dân sẽ có một số định định danh cá nhân tương ứng. Để lấy mã số định danh cho trẻ em có thể thực hiện theo hai cách sau: Cách 1: Xem trực tiếp tại giấy khai sinh Tại giấy khai sinh người dân có thể lấy số định danh cho trẻ em được in sẵn trên giấy tại Mục “Số định danh cá nhân” Cách 2: Liên hệ với cơ quan công an đề nghị cấp mã số định danh Trong trường hợp không tìm thấy số định danh cá nhân của trẻ trên giấy khai sinh, phụ huynh có thể liên hệ công an khu vực nơi đã đăng ký giấy khai sinh cho trẻ để được cung cấp. Khi đi lấy số định danh cá nhân cho con, phụ huynh cần mang theo giấy khai sinh của con để suất trình cho cán bộ công an kiểm tra, xác thực. Trong đó, giấy tờ gồm: sổ hộ khẩu (trước ngày 01/01/2023), căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan công an để lấy mã số định danh. Ngoài ra, nếu trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì người dân cần báo cho cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bị sai thông tin mã định danh làm lại như thế nào?
Mã định danh là gì? Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. (Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP) Như vậy, mã định danh là dãy số xác định nhân thân do Bộ Công an cấp cho mỗi công dân, mã định danh cá nhân là duy nhất và không bị trùng lặp với người khác. Theo Điều 16 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định rõ, khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân: Điều 16. Hủy số định danh cá nhân đã cấp 1. Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan. 2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm thông báo cho công dân và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại số định danh cá nhân của công dân để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, Khi kiểm tra, phát hiện số định danh cá nhân bị sai, cần chủ động đến Cơ quan công an nơi cư trú để yêu cầu hủy số định danh cũ, đồng thời xin cấp lại số định danh mới. Trình tự hủy số định danh cũ đồng thời cấp lại số định danh mới: (theo Điều 6 Nghị định 59/2021/NĐ-CP) Điều 6. Hủy, xác lập lại số định danh cá nhân 1. Trường hợp xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý và gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 2. Trường hợp hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Sau khi quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho công dân khác. 4. Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại. 5. Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định. Vậy nếu không may số định danh cá nhân bị sai, người dân cần đến cơ quan Công an cấp xã phường nơi cư trú để hủy và xin cấp lại bởi số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
Biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh
Vào ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh là trong những điểm nổi bật của Luật mới. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông qua có bố cục gồm 8 chương với 89 điều và sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025, riêng quy định về quy định sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao 1,35m khi ngồi xe ô tô có hiệu lực từ ngày 01/01/2026. Đối với biển số xe được cấp theo mã định danh nhằm giúp công tác quản lý hiệu quả hơn, có thể dễ dàng truy xuất thông tin của người và phương tiện để xác minh thông tin liên quan đến tai nạn giao thông, vi phạm giao thông, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông. (1) Biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, biển số xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật và được gắn vào phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để phục vụ quản lý nhà nước. Biển số xe được quản lý theo mã định danh, trừ biển số xe nền màu đỏ, chữ và số màu trắng cấp cho xe quân sự. Việc quản lý biển số xe theo mã định danh được quy định như sau: - Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe là cá nhân, tổ chức; trường hợp tổ chức chưa có mã định danh điện tử thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành lập; - Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì chủ xe được giữ lại số biển số xe trong thời hạn 05 năm để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; quá thời hạn nêu trên, số biển số xe đó bị cơ quan đăng ký xe thu hồi, nhập vào kho biển số để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định; - Trường hợp chủ xe có thay đổi thông tin về trụ sở, nơi thường trú, tạm trú thì được giữ lại số biển số định danh. Xem cập nhật mới nhất của: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (2) Phân loại các biển số xe theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ Căn cứ theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các loại biển số xe sẽ bao gồm: - Biển số xe nền màu xanh, chữ và số màu trắng cấp cho xe của cơ quan Đảng, Quốc hội, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập. - Biển số nền màu đỏ, chữ và số màu trắng cấp cho xe quân sự. - Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải. - Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen cấp cho xe của các tổ chức, cá nhân trong nước, không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 2. - Biển số nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có sêri ký hiệu “NG” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó. - Biển số nền màu trắng, chữ màu đỏ, số màu đen, có sêri ký hiệu “QT” màu đỏ cấp cho xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của tổ chức đó. - Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có sêri ký hiệu “CV” cấp cho xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật mang chứng minh thư công vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế. - Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu “NN” cấp cho xe của tổ chức, văn phòng đại diện, cá nhân nước ngoài, trừ các đối tượng quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều 37. Như vậy, so với Luật giao thông đường bộ năm 2008, luật mới bổ sung thêm quy định về phân loại các biển số xe theo màu sắc, chữ số và ký hiệu. Tóm lại, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua vào ngày 28/06/2024 đã có nhiều điểm mới hơn so với luật hiện hành, luật mới đã quy định về việc cấp và quản lý theo mã định danh cũng như phân loại các biển số xe dựa trên màu sắc, chữ số và ký hiệu. Xem thêm bài viết: Từ 15/8/2023, biển số xe định danh sẽ giải quyết thế nào khi chuyển quyền sở hữu xe?
Bộ Tài chính đề xuất mã số thuế sẽ là mã định danh cá nhân
Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, sửa đổi, bổ sung Thông tư 105/2020/TT-BTC nổi bật đề xuất số định danh cá nhân sẽ được lấy làm mã số thuế. Bộ Tài chính đề xuất mã số thuế sẽ là mã định danh cá nhân Ngay tại Điều 1 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 đã quy định bổ sung Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau: Số định danh cá nhân được cấp theo quy định của pháp luật về căn cước công dân là mã số thuế của cá nhân, đại diện hộ gia đình theo quy định tại điểm k, l, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, gồm: - Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh). - Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân . - Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Như vậy, nếu dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 được thông qua, số định danh cá nhân (số căn cước công dân, số thẻ căn cước theo Luật Căn cước 2023) sẽ có thể được sử dụng thay cho mã số thuế của người nộp thuế. Còn theo quy định hiện nay, khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. Theo đó, quy định hiện hành thì mã số thuế là một dãy số được cấp bởi cơ quan thuế. Xem thêm: Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/565309.pdf Cập nhật mới nhất Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế Số định danh cá nhân sẽ bắt đầu thay thế mã số thuế khi nào? Theo khoản 2, khoản 2, khoản 3 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024 quy định như sau: - Người nộp thuế là cá nhân, đại diện hộ gia đình được cấp số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về căn cước công dân vẫn tiếp tục sử dụng mã số thuế đã được cấp cho đến khi cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế. - Cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế đã được cấp khi: + Người nộp thuế thực hiện đăng ký thay đổi thông tin giấy tờ của cá nhân sang số định danh cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 4 Điều 11 Thông tư 105/2020/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024) + Hoặc cơ quan thuế tự động chuyển đổi mã số thuế đã cấp sang số định danh cá nhân để sử dụng thay cho mã số thuế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024. - Kể từ thời điểm người nộp thuế nhận được Thông báo cá nhân sử dụng số định danh cá nhân là mã số thuế, người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế khi thực hiện các thủ tục về thuế, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung nghĩa vụ thuế phát sinh theo mã số thuế đã cấp trước đó. Đồng thời, cơ quan thuế theo dõi, quản lý toàn bộ dữ liệu của người nộp thuế, dữ liệu đăng ký giảm trừ gia cảnh của người phụ thuộc bằng số định danh cá nhân. Như vậy, theo dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế là cá nhân, đại diện hộ gia đình vẫn sẽ tiếp tục sử dụng mã số thuế được cơ quan thuế cấp. Việc sử dụng mã số thuế là số định danh cá nhân sẽ chỉ bắt đầu từ thời điểm được cơ quan thuế thông báo. Trong đó, để được cơ quan thuế thông báo sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế sẽ có 2 trường hợp. Một là người nộp thuế tự đăng ký thay đổi, hai là cơ quan thuế tự động chuyển đổi. Những đối tượng nào phải tự đăng ký thay đổi với cơ quan thuế? Theo khoản 2 Điều 4 dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024, có 13 nhóm đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm: 1) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế). 2) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; Tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Bộ Luật Dân sự nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế). 3) Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác). 4) Tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại (sau đây gọi là Tổ chức khác). 5) Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài). 6) Nhà cung cấp ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là cá nhân không cư trú có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là Nhà cung cấp ở nước ngoài). 7) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân); Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay). Tổ chức chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế TNCN sử dụng mã số thuế đã cấp để khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, nộp thay. 8) Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí. 9) Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật nhưng không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Chính phủ về hộ kinh doanh, bao gồm cả: - Cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; - Cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế). 10) Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh). 11) Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 12) Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu. 13) Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Xem thêm: Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế ngày 30/05/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/1/565309.pdf Cập nhật mới nhất Dự thảo Thông tư hướng dẫn về đăng ký thuế
Số định danh cá nhân là gì? Hướng dẫn tra cứu số định danh nhanh nhất
Số định danh cá nhân là gì? Số định danh cá nhân có phải là số trên CCCD hay không? Bài viết sẽ hướng dẫn cách tra cứu số định danh nhanh nhất cho người dân, kể cả trẻ em. Số định danh cá nhân là gì? Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP) quy định về số định danh cá nhân như sau: Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là: - Mã thế kỷ sinh; - Mã giới tính; - Mã năm sinh của công dân; - Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh Ngoài ra, còn 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Ý nghĩa của từng chữ số này như sau: - 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, - 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân - 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân; - 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên. Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người đã có CCCD gắn chíp Đối với những người đã có Căn cước công dân gắn chíp thì số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 số trên Căn cước công dân gắp chíp. Cách tra cứu số định danh cá nhân đối với người chưa có CCCD gắn chíp Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ Bước 2: Chọn Đăng nhập. Bước 3: Chọn loại tài khoản muốn đăng nhập. Bước 4: Tiến hành đăng nhập. Nếu chưa có tài khoản thì tiến hành Đăng ký Bước 5: Chọn “Lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú” Bước 6: Chọn “Thông báo lưu trú” Bước 7: Xem số định danh cá nhân tại dấu mũi tên Thủ tục lấy mã số định danh cho trẻ em Theo các quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân được cấp số định danh cá nhân khi: - Đăng ký khai sinh. - Làm Căn cước công dân (trong trường hợp đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa có số định danh cá nhân hoặc công dân đang sử dụng Chứng minh nhân dân 9 số chuyển sang đăng ký Căn cước công dân). Theo quy định trên, trẻ em hiện nay hầu như đều được cấp mã định danh ngay khi đăng ký khai sinh. Như vậy, số định danh đã được Bộ Công an cấp cho toàn bộ người dân ngay cả trẻ sơ sinh. Mỗi công dân sẽ có một số định định danh cá nhân tương ứng. Để lấy mã số định danh cho trẻ em có thể thực hiện theo hai cách sau: Cách 1: Xem trực tiếp tại giấy khai sinh Tại giấy khai sinh người dân có thể lấy số định danh cho trẻ em được in sẵn trên giấy tại Mục “Số định danh cá nhân” Cách 2: Liên hệ với cơ quan công an đề nghị cấp mã số định danh Trong trường hợp không tìm thấy số định danh cá nhân của trẻ trên giấy khai sinh, phụ huynh có thể liên hệ công an khu vực nơi đã đăng ký giấy khai sinh cho trẻ để được cung cấp. Khi đi lấy số định danh cá nhân cho con, phụ huynh cần mang theo giấy khai sinh của con để suất trình cho cán bộ công an kiểm tra, xác thực. Trong đó, giấy tờ gồm: sổ hộ khẩu (trước ngày 01/01/2023), căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan công an để lấy mã số định danh. Ngoài ra, nếu trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì người dân cần báo cho cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bị sai thông tin mã định danh làm lại như thế nào?
Mã định danh là gì? Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. (Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP) Như vậy, mã định danh là dãy số xác định nhân thân do Bộ Công an cấp cho mỗi công dân, mã định danh cá nhân là duy nhất và không bị trùng lặp với người khác. Theo Điều 16 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định rõ, khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân: Điều 16. Hủy số định danh cá nhân đã cấp 1. Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan. 2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm thông báo cho công dân và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại số định danh cá nhân của công dân để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, Khi kiểm tra, phát hiện số định danh cá nhân bị sai, cần chủ động đến Cơ quan công an nơi cư trú để yêu cầu hủy số định danh cũ, đồng thời xin cấp lại số định danh mới. Trình tự hủy số định danh cũ đồng thời cấp lại số định danh mới: (theo Điều 6 Nghị định 59/2021/NĐ-CP) Điều 6. Hủy, xác lập lại số định danh cá nhân 1. Trường hợp xác lập lại số định danh cá nhân do công dân được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú yêu cầu công dân đó cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để kiểm tra, xác minh, bổ sung vào hồ sơ quản lý và gửi yêu cầu đề nghị xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 2. Trường hợp hủy số định danh cá nhân đã xác lập cho công dân do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú phải kiểm tra, xác minh tính chính xác của các thông tin cần điều chỉnh và gửi yêu cầu đề nghị hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an. 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, quyết định việc hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Sau khi quyết định hủy, xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an phải cập nhật số định danh cá nhân mới cho công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân đã bị hủy được lưu vào dữ liệu thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không được sử dụng để cấp cho công dân khác. 4. Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại. 5. Cơ quan Công an tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân mới được xác lập lại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo quy định. Vậy nếu không may số định danh cá nhân bị sai, người dân cần đến cơ quan Công an cấp xã phường nơi cư trú để hủy và xin cấp lại bởi số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.