Trình tự, thủ tục đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến
Sáng kiến là những giải pháp vượt trội trong lĩnh vực kĩ thuật, công tác quản lý, tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học. Sáng kiến gọi chung là giải pháp, ý kiến mới giúp cải tiến công việc. Trong quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì các tổ chức, cá nhân có những sáng chế, sáng kiến mang tính áp dụng thực tiễn cao có thể xem xét để đề nghị Nhà nước mua lại sáng chế, sáng kiến đó. Và hiện nay thủ tục để tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến thực hiện theo Điều 22 Nghị định 76/2018/NĐ-CP bao gồm: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến theo mẫu BM III.1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN; - Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến; - Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng theo mẫu BM III.2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN; - Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao theo mẫu BM III.3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. Bước 2: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền là bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ứng dụng. Bước 3: Giải quyết hồ sơ - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do; - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ để xem xét mua sáng chế, sáng kiến. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do. Trong đó nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét mua sáng chế, sáng kiến bao gồm: - Hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến; - Khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân; =>> Như vậy trình tục thủ tục để tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến được thực hiện theo các bước nêu trên.
Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến cấp tỉnh mới nhất
Mua sáng chế, sáng kiến có phải là chuyển giao công nghệ không? Trường hợp cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua sáng chế, sáng kiến thì cần thực hiện những thủ tục nào, các biểu mẫu mới nhất đang áp dụng. 1. Mua sáng kiến, sáng chế có phải là một trong các hình thức chuyển giao công nghệ hay không? Tại Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các hình thức chuyển giao công nghệ như sau: - Chuyển giao công nghệ độc lập. - Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây: + Dự án đầu tư; + Góp vốn bằng công nghệ; + Nhượng quyền thương mại; + Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; + Mua, bán máy móc, thiết bị đi kèm Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. - Việc chuyển giao công nghệ quy định như trên phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ 2017 được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 Luật chuyển giao công nghệ 2017. - Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật. => Theo đó, mua sáng kiến, sáng chế được xem như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nên thuộc một trong các hình thức chuyển giao công nghệ. 2. Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến Trình tự, thủ tục mua sáng chế, sáng kiến được quy định tại Điều 22 Nghị định 76/2018/NĐ-CP và được quy định chi tiết mới nhất tại Quyết định 1668/QĐ-BKHCN 2023 có hiệu lực từ ngày 16/8/2023. Trình tự thực hiện - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá hồ sơ thông báo để tổ chức, cá nhân nộp bổ sung, hoàn thiện. + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. + Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá hồ sơ ban hành văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do. Hồ sơ mua sáng chế, sáng kiến áp dụng từ tháng 08/2023 - Đơn đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến theo mẫu BM III.1 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. - Bản thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng theo mẫu BM III.2 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. - Bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao theo mẫu BM III.3 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra công nghệ từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. Thời hạn giải quyết - Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có): 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. - Đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá: 15 ngày làm việc. - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng. Nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét mua sáng chế, sáng kiến - Hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến; - Khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Như vậy, kể từ 16/8/2023, tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua sáng chế, sáng kiến thì chuẩn bị hồ sơ theo quy định bao gồm các biểu mẫu tại Thông tư 14/2023/TT-BKHCN và nộp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ để tiến hành thủ tục.
Trình tự, thủ tục đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến
Sáng kiến là những giải pháp vượt trội trong lĩnh vực kĩ thuật, công tác quản lý, tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học. Sáng kiến gọi chung là giải pháp, ý kiến mới giúp cải tiến công việc. Trong quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì các tổ chức, cá nhân có những sáng chế, sáng kiến mang tính áp dụng thực tiễn cao có thể xem xét để đề nghị Nhà nước mua lại sáng chế, sáng kiến đó. Và hiện nay thủ tục để tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến thực hiện theo Điều 22 Nghị định 76/2018/NĐ-CP bao gồm: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến theo mẫu BM III.1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN; - Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến; - Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng theo mẫu BM III.2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN; - Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao theo mẫu BM III.3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. Bước 2: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền là bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ứng dụng. Bước 3: Giải quyết hồ sơ - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do; - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, người có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ để xem xét mua sáng chế, sáng kiến. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do. Trong đó nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét mua sáng chế, sáng kiến bao gồm: - Hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến; - Khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân; =>> Như vậy trình tục thủ tục để tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến được thực hiện theo các bước nêu trên.
Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến cấp tỉnh mới nhất
Mua sáng chế, sáng kiến có phải là chuyển giao công nghệ không? Trường hợp cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua sáng chế, sáng kiến thì cần thực hiện những thủ tục nào, các biểu mẫu mới nhất đang áp dụng. 1. Mua sáng kiến, sáng chế có phải là một trong các hình thức chuyển giao công nghệ hay không? Tại Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các hình thức chuyển giao công nghệ như sau: - Chuyển giao công nghệ độc lập. - Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây: + Dự án đầu tư; + Góp vốn bằng công nghệ; + Nhượng quyền thương mại; + Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; + Mua, bán máy móc, thiết bị đi kèm Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. - Việc chuyển giao công nghệ quy định như trên phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ 2017 được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 Luật chuyển giao công nghệ 2017. - Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật. => Theo đó, mua sáng kiến, sáng chế được xem như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nên thuộc một trong các hình thức chuyển giao công nghệ. 2. Thủ tục mua sáng chế, sáng kiến Trình tự, thủ tục mua sáng chế, sáng kiến được quy định tại Điều 22 Nghị định 76/2018/NĐ-CP và được quy định chi tiết mới nhất tại Quyết định 1668/QĐ-BKHCN 2023 có hiệu lực từ ngày 16/8/2023. Trình tự thực hiện - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ. - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá hồ sơ thông báo để tổ chức, cá nhân nộp bổ sung, hoàn thiện. + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. + Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá hồ sơ ban hành văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến. Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do. Hồ sơ mua sáng chế, sáng kiến áp dụng từ tháng 08/2023 - Đơn đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến theo mẫu BM III.1 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. - Bản thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng theo mẫu BM III.2 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. - Bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao theo mẫu BM III.3 tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BKHCN. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước tạo ra công nghệ từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí hoặc mua công nghệ tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để sản xuất sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực. Thời hạn giải quyết - Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có): 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. - Đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá: 15 ngày làm việc. - Văn bản thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng. Nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét mua sáng chế, sáng kiến - Hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến; - Khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Như vậy, kể từ 16/8/2023, tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua sáng chế, sáng kiến thì chuẩn bị hồ sơ theo quy định bao gồm các biểu mẫu tại Thông tư 14/2023/TT-BKHCN và nộp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ để tiến hành thủ tục.