Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là gì?
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Pháp luật cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào? Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là gì? (1) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Theo đó, những thỏa thuận này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể ảnh hưởng đến giá cả, thị trường, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp khác. Tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định 11 hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm: 1- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. 2- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 3- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 4- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 5- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. 6- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận. 7- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư. 8- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. 9- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận. 10- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận. 11- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Những thỏa thuận này thường bị cấm do có thể gây hại cho sự cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng. (2) Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào bị cấm? Theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm: - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018. - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018. - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Việc cấm các bên thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và khuyến khích sự phát triển bền vững của nền kinh tế. (3) Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là gì? Theo đó, không phải lúc nào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng bị pháp luật cấm thực hiện. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 bị cấm theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 sẽ được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; - Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế; - Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; - Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá. Bên cạnh đó, thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. Điều này thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật không chỉ tập trung vào việc cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh mà còn tạo điều kiện cho những thỏa thuận có lợi, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Hồ sơ, trình tự đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP)
Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP) là gì? Hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục được thực hiện ra sao? 1. Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP) là gì? Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có định nghĩa về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là chất POP) như sau: Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi là Công ước Stockholm). 2. Hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy bao gồm những gì? Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phải được đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm được ban hành tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng ký miễn trừ chất POP với Ban Thư ký Công ước Stockholm theo yêu cầu của Công ước Stockholm trên cơ sở tổng hợp, đánh giá hiện trạng, dự báo đăng ký miễn trừ chất POP của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định rằng tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp thực hiện đăng ký miễn trừ chất POP và gửi hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ đăng ký bao gồm: - 01 văn bản đăng ký miễn trừ chất POP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP; - 01 báo cáo đăng ký miễn trừ chất POP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP; - Kết quả quan trắc và giám sát môi trường gần nhất theo quy định của pháp luật. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký miễn trừ các chất POP được thực hiện ra sao? Tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký miễn trừ các chất POP như sau: Bược 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký miễn trừ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; thông báo bằng văn bản về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định; Bước 4: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP; trường hợp không chấp thuận đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. Như vậy, hồ sơ, trình tự đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP) được thực hiện theo quy định nêu trên.
Công nhận và được miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Điều kiện để được tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là hoàn thành chương trình học theo quy định của cơ sở đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Trong chương trình đào có một số môn học các học viên đã được hoàn thành từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì có thể được công nhận và miễn trừ nội dung học tập. Công nhận kết quả học tập Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc công nhận kết quả học tập đối với các nội dung học tập trình độ trung cấp, cao đẳng: + Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được xem xét công nhận trong chương trình đào tạo đang theo học không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến, cụ thể: - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học, đã thi kết thúc môn học, mô-đun đó trong chương trình khác và có nội dung, thời lượng phù hợp với môn học, mô-đun trong chương trình đang học; - Được miễn học một phần nội dung học tập trong môn học, mô-đun và phải tham gia thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học nội dung đó trong chương trình khác nhưng chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc thời lượng và nội dung môn học, môn đun trước đây chưa phù hợp với thời lượng và nội dung của môn học trong chương trình đào tạo hiện hành. Và việc xác định nội dung và thời lượng được miễn học do hiệu trưởng quyết định. + Hiệu trưởng xem xét công nhận những nội dung kiến thức, kỹ năng người học đã có trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những nội dung của chương trình đào tạo hiện hành; + Việc công nhận kết quả, nội dung học được thực hiện theo từng môn học, mô-đun hoặc cả chương trình đào tạo; + Các trường công khai quy định việc công nhận kết quả và nội dung học tập trong chương trình đào tạo. Miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc miễn trừ nội dung học tập không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến đối với người học, học viên khi thuộc một trong những trường hợp: - Được miễn, giảm học môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục Chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Ngoại ngữ thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc đã có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ được quy định tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ từ trung cấp ngoại ngữ trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có kết quả kiểm tra đầu vào đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên nhóm ngành, nghề công nghệ thông tin; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp là thương bệnh binh, có thương tật hoặc bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động; trong thời gian học tại trường đạt giải nhất, nhì, ba hoặc đạt huy chương trong các đợt thi đấu thể thao cấp ngành hoặc từ cấp tỉnh trở lên; - Có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật được hiệu trưởng xem xét, quyết định cho miễn, giảm một số môn học, mô-đun hoặc miễn, giảm một số nội dung mà khả năng cá nhân không thể đáp ứng được. Như vậy, những môn học nêu trên sẽ được công nhận và miễn trừ nội dung học tập trong trình độ cao đẳng, trung cấp
Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Đối với trường hợp muốn bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì cần phải thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì cũng như cần phải đáp ứng điều kiện gì mới có thể thực hiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là hồ sơ miễn trừ bổ sung). - Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ bổ sung chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung. - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ bổ sung đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét ra quyết định bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là quyết định miễn trừ bổ sung). Trong trường hợp không bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị miễn trừ bổ sung. - Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi quyết định miễn trừ bổ sung bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ bổ sung, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công khai quyết định miễn trừ bổ sung trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra. Thành phần hồ sơ bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; - Bản sao phiếu trừ lùi lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ của cơ quan hải quan; - Báo cáo xuất nhập khẩu tồn kho đối với sản phẩm được miễn trừ; - Báo cáo tình hình sản xuất hàng hóa có sử dụng hàng được miễn trừ làm nguyên liệu đầu vào; - Kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo, các hợp đồng đã ký kết và sẽ được thực hiện hoặc các thông tin, tài liệu cần thiết khác Điều kiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau: - Hàng hóa trong nước không sản xuất được; - Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; - Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước; - Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 Thông tư 37/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Nguồn: Cổng dịch vụ công quốc gia
Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là gì?
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Pháp luật cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào? Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là gì? (1) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Theo đó, những thỏa thuận này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể ảnh hưởng đến giá cả, thị trường, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp khác. Tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định 11 hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm: 1- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. 2- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 3- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 4- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 5- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. 6- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận. 7- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư. 8- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. 9- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận. 10- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận. 11- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Những thỏa thuận này thường bị cấm do có thể gây hại cho sự cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng. (2) Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào bị cấm? Theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm: - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018. - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018. - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Việc cấm các bên thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và khuyến khích sự phát triển bền vững của nền kinh tế. (3) Điều kiện miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là gì? Theo đó, không phải lúc nào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng bị pháp luật cấm thực hiện. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 bị cấm theo quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 sẽ được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: - Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; - Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế; - Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; - Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá. Bên cạnh đó, thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. Điều này thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật không chỉ tập trung vào việc cấm các hành vi hạn chế cạnh tranh mà còn tạo điều kiện cho những thỏa thuận có lợi, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Hồ sơ, trình tự đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP)
Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP) là gì? Hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục được thực hiện ra sao? 1. Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP) là gì? Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có định nghĩa về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là chất POP) như sau: Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi là Công ước Stockholm). 2. Hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy bao gồm những gì? Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phải được đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm được ban hành tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đăng ký miễn trừ chất POP với Ban Thư ký Công ước Stockholm theo yêu cầu của Công ước Stockholm trên cơ sở tổng hợp, đánh giá hiện trạng, dự báo đăng ký miễn trừ chất POP của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định rằng tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, sử dụng chất POP thuộc Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP làm nguyên liệu sản xuất trực tiếp thực hiện đăng ký miễn trừ chất POP và gửi hồ sơ đăng ký miễn trừ chất POP về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ đăng ký bao gồm: - 01 văn bản đăng ký miễn trừ chất POP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP; - 01 báo cáo đăng ký miễn trừ chất POP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP; - Kết quả quan trắc và giám sát môi trường gần nhất theo quy định của pháp luật. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký miễn trừ các chất POP được thực hiện ra sao? Tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký miễn trừ các chất POP như sau: Bược 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký miễn trừ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; thông báo bằng văn bản về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá hồ sơ đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định; Bước 4: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo chấp thuận đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP; trường hợp không chấp thuận đăng ký miễn trừ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. Như vậy, hồ sơ, trình tự đăng ký miễn trừ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP) được thực hiện theo quy định nêu trên.
Công nhận và được miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
Điều kiện để được tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng là hoàn thành chương trình học theo quy định của cơ sở đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng. Trong chương trình đào có một số môn học các học viên đã được hoàn thành từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì có thể được công nhận và miễn trừ nội dung học tập. Công nhận kết quả học tập Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc công nhận kết quả học tập đối với các nội dung học tập trình độ trung cấp, cao đẳng: + Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một chương trình đào tạo khác, trình độ đào tạo khác hoặc từ một trường khác trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp được xem xét công nhận trong chương trình đào tạo đang theo học không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến, cụ thể: - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học, đã thi kết thúc môn học, mô-đun đó trong chương trình khác và có nội dung, thời lượng phù hợp với môn học, mô-đun trong chương trình đang học; - Được miễn học một phần nội dung học tập trong môn học, mô-đun và phải tham gia thi kết thúc môn học, mô-đun trong trường hợp đã học nội dung đó trong chương trình khác nhưng chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc thời lượng và nội dung môn học, môn đun trước đây chưa phù hợp với thời lượng và nội dung của môn học trong chương trình đào tạo hiện hành. Và việc xác định nội dung và thời lượng được miễn học do hiệu trưởng quyết định. + Hiệu trưởng xem xét công nhận những nội dung kiến thức, kỹ năng người học đã có trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những nội dung của chương trình đào tạo hiện hành; + Việc công nhận kết quả, nội dung học được thực hiện theo từng môn học, mô-đun hoặc cả chương trình đào tạo; + Các trường công khai quy định việc công nhận kết quả và nội dung học tập trong chương trình đào tạo. Miễn trừ nội dung học tập trình độ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH đề cập về việc miễn trừ nội dung học tập không phân biệt hình thức đào tạo trực tiếp hay trực tuyến đối với người học, học viên khi thuộc một trong những trường hợp: - Được miễn, giảm học môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục Chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp chương trình trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Ngoại ngữ thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc đã có trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ được quy định tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ từ trung cấp ngoại ngữ trở lên; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp đã tốt nghiệp từ trình độ tương đương trở lên hoặc có kết quả kiểm tra đầu vào đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc có văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên nhóm ngành, nghề công nghệ thông tin; - Được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng trong trường hợp là thương bệnh binh, có thương tật hoặc bệnh mãn tính làm hạn chế chức năng vận động; trong thời gian học tại trường đạt giải nhất, nhì, ba hoặc đạt huy chương trong các đợt thi đấu thể thao cấp ngành hoặc từ cấp tỉnh trở lên; - Có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật được hiệu trưởng xem xét, quyết định cho miễn, giảm một số môn học, mô-đun hoặc miễn, giảm một số nội dung mà khả năng cá nhân không thể đáp ứng được. Như vậy, những môn học nêu trên sẽ được công nhận và miễn trừ nội dung học tập trong trình độ cao đẳng, trung cấp
Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Đối với trường hợp muốn bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì cần phải thực hiện trình tự thủ tục như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì cũng như cần phải đáp ứng điều kiện gì mới có thể thực hiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại? Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là hồ sơ miễn trừ bổ sung). - Trong trường hợp hồ sơ miễn trừ bổ sung chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung của Cơ quan điều tra, các đối tượng đề nghị miễn trừ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác những nội dung được yêu cầu bổ sung. - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ miễn trừ bổ sung đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét ra quyết định bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là quyết định miễn trừ bổ sung). Trong trường hợp không bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị miễn trừ bổ sung. - Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi quyết định miễn trừ bổ sung bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ miễn trừ bổ sung, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và công khai quyết định miễn trừ bổ sung trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra. Thành phần hồ sơ bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại - Đơn đề nghị miễn trừ (bổ sung) áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; - Bản sao phiếu trừ lùi lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ của cơ quan hải quan; - Báo cáo xuất nhập khẩu tồn kho đối với sản phẩm được miễn trừ; - Báo cáo tình hình sản xuất hàng hóa có sử dụng hàng được miễn trừ làm nguyên liệu đầu vào; - Kế hoạch sản xuất trong thời gian tiếp theo, các hợp đồng đã ký kết và sẽ được thực hiện hoặc các thông tin, tài liệu cần thiết khác Điều kiện bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau: - Hàng hóa trong nước không sản xuất được; - Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được; - Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường; - Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước; - Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 10 Thông tư 37/TT-BCT phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Nguồn: Cổng dịch vụ công quốc gia