Có khoảng 405 xã miền Trung có nguy cơ sạt lở, lũ quét
Trang của cơ quan khí tượng cảnh báo 405 xã phường của 10 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum có thể xảy ra sạt lở đất do bão gây mưa lớn. (1) Khoảng 405 xã miền Trung có nguy cơ sạt lở, lũ quét Cụ thể, tính đến 11 giờ 00 ngày 19/9/2024, theo trang http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn của cơ quan khí tượng cảnh báo có khoảng 405 xã ở 10 tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên nguy cơ sạt lở đất. Trong đó, cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đạt mức cao nhất, các tỉnh còn lại ở cấp một trên thang ba cấp. Theo đó, nguy cơ sạt lở, lũ quét ở mức cao đến rất cao tại: - Thành phố Đà Nẵng: Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà,... - Thành phố Huế: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc;... - Tỉnh Thừa Thiên Huế: Hương Thủy, Hương Trà;... - Tỉnh Quảng Trị: Cam Lộ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh.;... - Tỉnh Quảng Nam: Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước;... - Tỉnh Thanh Hóa: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân;... - Tỉnh Quảng Bình: Các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa;... - Tỉnh Hà Tĩnh: Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang;... - Tỉnh Nghệ An: Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương;... (2) Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra Bộ Y tế mới đây đã có Công điện 1157/CĐ-BYT yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau: - Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương và Bộ Y tế về việc chủ động ứng phó với bão và mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa, lũ, thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo thông báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động rà soát kế hoạch, phương án phòng chống bão lũ và triển khai công tác phòng, chống, ứng phó bão lũ phù hợp với diễn biến thiên tai, yêu cầu thực tiễn của địa phương, đơn vị. - Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. - Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, công tác an toàn thực phẩm do bão, mưa lũ gây ra; sắp xếp, xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ. - Báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu, khả năng bảo đảm của địa phương và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng bảo đảm của địa phương về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, các đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức và phối hợp triển khai nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế (Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/19/1157-C%20.signed%20(1).pdf Công điện 1157/CĐ-BYT Xem chi tiết tại Công điện 1157/CĐ-BYT ban hành ngày 19/9/2024.
Chủ động ứng phó với mưa lũ tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Ngày 01/11/2023, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện 7667/CĐ-PCTT về việc chủ động ứng phó với mữa lũ tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nhằm thực hiện Công điện 1034/CĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian tới, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, công trình hạ tầng, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trong ngành Công Thương triển khai công tác phòng chống thiên tai nói chung, mưa lũ, sạt lở nói riêng, tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: (1) Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố - Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thấm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra công tác vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yêu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Phôi hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện. - Chỉ đạo các Doanh nghiệp cung ứng hàng hóa triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2023 của địa phương; chủ động rà soát các khu vực có thê bị chia cắt do mưa, lũ gây ra để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, đảm bảo chất lượng phục vụ người dân trên địa bàn. (2) Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Triển khai phương án ứng phó với tình hình mưa lũ có khả năng diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng, bảo đảm an toàn công trình điện lực và an toàn khu vực hạ du các công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý. - Chỉ đạo các chủ hồ thuộc phạm vi quản lý thực hiện vận hành hồ chứa đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt; rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý tình huống ảnh hưởng đên an toàn dân cư ở hạ du khi vận hành; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản; - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. (3) Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản thuộc phạm vi quản lý chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở, ngập lụt tại các mỏ, rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi, các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có sự cố xảy ra. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ và kịp thời thông báo cho các đơn vị thành viên để chủ động ứng phó với thiên tai. (4) Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty khác trong ngành Công Thương - Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và các công trình trọng yếu. - Chỉ đạo các đơn vị thành viên rà soát và tổ chức thực hiện theo phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt. - Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, nguồn lực để triển khai xử lý khi sự cố xảy ra hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng tại địa phương. (5) Đối với các chủ đập thủy điện - Tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để chủ động báo cáo cấp thẩm quyền, phối họp với các cơ quan có liên quan vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả; tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là khi xuất hiện các tình huống bất thường, vận hành đảm bảo an toàn công trình. - Liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước... và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) để có biện pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho các công trình ở hạ du khi phải xả lũ. - Triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo...) đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp. (6) Đối với chủ cơ sở khai thác khoáng sản - Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải.... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời. - Kiểm tra, củng cổ hệ thống bơm thoát nước, hệ thống cung cấp điện, máy phát điện dự phòng đảm bảo sẵn sàng tham gia ứng phó với mưa lớn kéo dài, ngập úng. Ngoài ra, yêu cầu các đơn vị ổ chức trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biên tình hình thiên tai, mưa lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để kịp thời xử lý các tình huống do thiên tai gây ra, tổ chức thực hiện nghiêm Công điện 7667/CĐ-PCTT, thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương. Xem chi tiết tại Công điện 7667/CĐ-PCTT ngày 01/11/2023. Xem và tải Công điện 7667/CĐ-PCTT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/02/cong-dien-7667-cd-pctt-2023-ung-pho-mua-lu-tai-khu-vuc-mien-trung-va-tay-nguyen.pdf
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực miền Trung
Ngày 12/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện 950/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực miền Trung. Công điện gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, cụ thể như sau: Công điện nêu rõ, vừa qua, tại một số địa phương khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên đã xảy ra mưa lớn, gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, những ngày tới khả năng tiếp tục xảy ra mưa lớn kéo dài, nhất là tại miền Trung (từ ngày 12-14/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam có mưa lớn với lượng mưa từ 200 đến 400mm, cục bộ có nơi có thể trên 700mm; từ ngày 15-16/10, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa 150-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm và còn diễn biến phức tạp); nguy cơ rất cao xảy ra ngập sâu tại vùng trũng thấp, ngập úng tại đô thị, lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi. Hiện nay là thời điểm thường xảy ra mưa, bão tại miền Trung và Tây Nguyên, để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với thiên tai, tập trung một số nhiệm vụ sau: (1) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: - Tổ chức rà soát, chủ động sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân. - Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt. - Chủ động triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công, hạn chế tối đa thiệt hại. - Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; đồng thời hướng dẫn người dân tại các khu vực thường xuyên bị tác động của thiên tai dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm để chủ động đề phòng mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất gây chia cắt cục bộ, kéo dài nhiều ngày. - Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán và cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra. (2) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai theo quy định. (3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng quản lý nhà nước được phân công phối hợp địa phương kịp thời chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, nhất là đối với các hồ thuỷ điện nhỏ, hồ thuỷ lợi xung yếu, an toàn cho giáo viên, học sinh tại những khu vực bị ngập lũ. (4) Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và đồ dùng học tập tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. (5) Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính. (6) Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo và phối hợp với các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả. (7) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin, chủ động hướng dẫn người dân kỹ năng phòng, ngừa, ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. (8) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai. (9) Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Xem chi tiết tại Công điện 950/CĐ-TTg ngày 12/10/2023.
Truy cứu trách nhiệm hình sự vụ cao su vỡ kế hoạch
Hàng chục ngàn ha cây cao su tại miền Trung đổ rạp sau cơn bão số 10, 11 đã gửi lại chúng ta những điều đáng suy ngẫm… Là sự đau xót trước những mất mát đó. Tiền của, công sức đã bỏ ra giờ trở thành trắng tay. Biết bao công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp … tiền đâu để bù đắp vào những thiệt hại đó. Ai là kẻ có lỗi trong mất mát này? Nhiều kẻ đổ lỗi cho ông trời. Ông trời đã gây ra những thiệt hại đó, mà một khi ông trời làm thì cố cắn răng chịu đựng. Ôi! Sự thật không phải thế! Trong trường hợp này con người chính là kẻ phá hoại chứ không phải ông trời. Ông trời đã cảnh báo trước: miền Trung là vùng đất bão thường “ghé thăm”, cây cao su thì không thể chịu được bão nên không thể trồng cao su tại nơi đây. Vậy mà cứ ép buộc cây cao su sống chung với bão thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra, đây chính là phép tổng đau buồn – “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”. Đáng lẽ ra “sau bão giông các ông sẽ thức tỉnh” thì mọi chuyện vớt vát được phần nào. Nhưng không, sau cảnh hư hại của hàng chục ngàn ha cây cao su thì nhiều kẻ vẫn “quyết tâm” hùng hồn: sẽ trồng và khôi phục lại, sẽ vượt qua khó khăn. Sự “quyết tâm” ấy làm nhiều người nhầm tưởng đây là những cố gắng vượt qua trở ngại của thiên nhiên để vươn lên làm giàu. Nhưng sự thật của vấn đề là họ đang mù quáng chống lại quy luật tư nhiên. Đã đến lúc nhà nước nên vào cuộc để chấn chỉnh tình hình cây cao su vỡ kế hoạch, nếu không sau mỗi mùa bão thì bức tranh tan tành của rừng cao su đổ rạp lại hiện ra, cảnh than thở mãi kéo dài, cái nghèo đói cứ tiếp diễn… Việc đầu tiên cần phải làm là quy trách nhiệm cho kẻ ra chính sách hại dân. Nếu tư nhân tự làm thì tự chịu. Trường hợp gây thiệt hại tiền của Ngân sách nhà nước thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho người dân. Việc quy trách nhiệm sẽ dựa vào chữ ký của kẻ ra chính sách, ai ký vào chủ trương trồng cây cao su, ai ký vào nguồn cấp vốn … thậm chí xử luôn kẻ không ngăn cản nếu có quyền ngăn cản trong tay. Có như vậy, mới tránh khỏi những thiệt hại tương tự.
Có khoảng 405 xã miền Trung có nguy cơ sạt lở, lũ quét
Trang của cơ quan khí tượng cảnh báo 405 xã phường của 10 tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum có thể xảy ra sạt lở đất do bão gây mưa lớn. (1) Khoảng 405 xã miền Trung có nguy cơ sạt lở, lũ quét Cụ thể, tính đến 11 giờ 00 ngày 19/9/2024, theo trang http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn của cơ quan khí tượng cảnh báo có khoảng 405 xã ở 10 tỉnh, thành phố miền Trung, Tây Nguyên nguy cơ sạt lở đất. Trong đó, cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đạt mức cao nhất, các tỉnh còn lại ở cấp một trên thang ba cấp. Theo đó, nguy cơ sạt lở, lũ quét ở mức cao đến rất cao tại: - Thành phố Đà Nẵng: Hòa Vang, Liên Chiểu, Sơn Trà,... - Thành phố Huế: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc;... - Tỉnh Thừa Thiên Huế: Hương Thủy, Hương Trà;... - Tỉnh Quảng Trị: Cam Lộ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh.;... - Tỉnh Quảng Nam: Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước;... - Tỉnh Thanh Hóa: Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân;... - Tỉnh Quảng Bình: Các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa;... - Tỉnh Hà Tĩnh: Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang;... - Tỉnh Nghệ An: Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương;... (2) Bộ Y tế yêu cầu trực 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra Bộ Y tế mới đây đã có Công điện 1157/CĐ-BYT yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau: - Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ban chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương và Bộ Y tế về việc chủ động ứng phó với bão và mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa, lũ, thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo thông báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các phương tiện thông tin đại chúng; chủ động rà soát kế hoạch, phương án phòng chống bão lũ và triển khai công tác phòng, chống, ứng phó bão lũ phù hợp với diễn biến thiên tai, yêu cầu thực tiễn của địa phương, đơn vị. - Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. - Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, công tác an toàn thực phẩm do bão, mưa lũ gây ra; sắp xếp, xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ. - Báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu, khả năng bảo đảm của địa phương và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng bảo đảm của địa phương về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, các đơn vị có liên quan khẩn trương tổ chức và phối hợp triển khai nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế (Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/19/1157-C%20.signed%20(1).pdf Công điện 1157/CĐ-BYT Xem chi tiết tại Công điện 1157/CĐ-BYT ban hành ngày 19/9/2024.
Chủ động ứng phó với mưa lũ tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Ngày 01/11/2023, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện 7667/CĐ-PCTT về việc chủ động ứng phó với mữa lũ tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Nhằm thực hiện Công điện 1034/CĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian tới, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, công trình hạ tầng, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trong ngành Công Thương triển khai công tác phòng chống thiên tai nói chung, mưa lũ, sạt lở nói riêng, tập trung vào các nhiệm vụ chính sau: (1) Đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố - Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thấm quyền phê duyệt, tăng cường kiểm tra công tác vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện, nhất là các hồ đập xung yêu, các thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. Phôi hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện. - Chỉ đạo các Doanh nghiệp cung ứng hàng hóa triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2023 của địa phương; chủ động rà soát các khu vực có thê bị chia cắt do mưa, lũ gây ra để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, đảm bảo chất lượng phục vụ người dân trên địa bàn. (2) Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Triển khai phương án ứng phó với tình hình mưa lũ có khả năng diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng, bảo đảm an toàn công trình điện lực và an toàn khu vực hạ du các công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý. - Chỉ đạo các chủ hồ thuộc phạm vi quản lý thực hiện vận hành hồ chứa đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt; rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý tình huống ảnh hưởng đên an toàn dân cư ở hạ du khi vận hành; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản; - Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, thủy điện nhỏ hoặc đang thi công, sửa chữa. (3) Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Chỉ đạo các cơ sở khai thác khoáng sản thuộc phạm vi quản lý chủ động kiểm tra công tác phòng chống sụt lở, ngập lụt tại các mỏ, rà soát kiểm tra các hồ thải quặng đuôi, các khai trường, các hầm lò khai thác với độ sâu lớn, phải tập trung sẵn sàng lực lượng, thiết bị, phương tiện ứng cứu khi có sự cố xảy ra. - Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ và kịp thời thông báo cho các đơn vị thành viên để chủ động ứng phó với thiên tai. (4) Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty khác trong ngành Công Thương - Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo an toàn cho người và các công trình trọng yếu. - Chỉ đạo các đơn vị thành viên rà soát và tổ chức thực hiện theo phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt. - Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị, nguồn lực để triển khai xử lý khi sự cố xảy ra hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng tại địa phương. (5) Đối với các chủ đập thủy điện - Tổ chức quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để chủ động báo cáo cấp thẩm quyền, phối họp với các cơ quan có liên quan vận hành hồ chứa an toàn, hiệu quả; tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; nghiêm túc tuân thủ quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là khi xuất hiện các tình huống bất thường, vận hành đảm bảo an toàn công trình. - Liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước... và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) để có biện pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho các công trình ở hạ du khi phải xả lũ. - Triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo...) đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp. (6) Đối với chủ cơ sở khai thác khoáng sản - Tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các sườn dốc, xung quanh và phía sau các công trình đang xây dựng, kho, nhà xưởng, văn phòng nhà điều hành, công trình gần sườn dốc, các mỏ và các bãi thải.... để phát hiện nguy cơ dễ gây sạt lở đất, không đảm bảo an toàn để có biện pháp xử lý kịp thời. - Kiểm tra, củng cổ hệ thống bơm thoát nước, hệ thống cung cấp điện, máy phát điện dự phòng đảm bảo sẵn sàng tham gia ứng phó với mưa lớn kéo dài, ngập úng. Ngoài ra, yêu cầu các đơn vị ổ chức trực ban 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biên tình hình thiên tai, mưa lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để kịp thời xử lý các tình huống do thiên tai gây ra, tổ chức thực hiện nghiêm Công điện 7667/CĐ-PCTT, thường xuyên báo cáo thông tin về Văn phòng Thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương. Xem chi tiết tại Công điện 7667/CĐ-PCTT ngày 01/11/2023. Xem và tải Công điện 7667/CĐ-PCTT https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/11/02/cong-dien-7667-cd-pctt-2023-ung-pho-mua-lu-tai-khu-vuc-mien-trung-va-tay-nguyen.pdf
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực miền Trung
Ngày 12/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện 950/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó mưa lũ tại khu vực miền Trung. Công điện gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, cụ thể như sau: Công điện nêu rõ, vừa qua, tại một số địa phương khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên đã xảy ra mưa lớn, gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, những ngày tới khả năng tiếp tục xảy ra mưa lớn kéo dài, nhất là tại miền Trung (từ ngày 12-14/10, khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam có mưa lớn với lượng mưa từ 200 đến 400mm, cục bộ có nơi có thể trên 700mm; từ ngày 15-16/10, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa 150-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm và còn diễn biến phức tạp); nguy cơ rất cao xảy ra ngập sâu tại vùng trũng thấp, ngập úng tại đô thị, lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi. Hiện nay là thời điểm thường xảy ra mưa, bão tại miền Trung và Tây Nguyên, để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó với thiên tai, tập trung một số nhiệm vụ sau: (1) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: - Tổ chức rà soát, chủ động sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân. - Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt. - Chủ động triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công, hạn chế tối đa thiệt hại. - Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt; đồng thời hướng dẫn người dân tại các khu vực thường xuyên bị tác động của thiên tai dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm để chủ động đề phòng mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất gây chia cắt cục bộ, kéo dài nhiều ngày. - Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm để kịp thời tổ chức hỗ trợ người dân sơ tán và cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra. (2) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai theo quy định. (3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng quản lý nhà nước được phân công phối hợp địa phương kịp thời chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, an toàn hồ đập thủy lợi, thủy điện, nhất là đối với các hồ thuỷ điện nhỏ, hồ thuỷ lợi xung yếu, an toàn cho giáo viên, học sinh tại những khu vực bị ngập lũ. (4) Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và đồ dùng học tập tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ. (5) Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính. (6) Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo và phối hợp với các địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm kịp thời, hiệu quả. (7) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin, chủ động hướng dẫn người dân kỹ năng phòng, ngừa, ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. (8) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, thiên tai, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai. (9) Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Xem chi tiết tại Công điện 950/CĐ-TTg ngày 12/10/2023.
Truy cứu trách nhiệm hình sự vụ cao su vỡ kế hoạch
Hàng chục ngàn ha cây cao su tại miền Trung đổ rạp sau cơn bão số 10, 11 đã gửi lại chúng ta những điều đáng suy ngẫm… Là sự đau xót trước những mất mát đó. Tiền của, công sức đã bỏ ra giờ trở thành trắng tay. Biết bao công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp … tiền đâu để bù đắp vào những thiệt hại đó. Ai là kẻ có lỗi trong mất mát này? Nhiều kẻ đổ lỗi cho ông trời. Ông trời đã gây ra những thiệt hại đó, mà một khi ông trời làm thì cố cắn răng chịu đựng. Ôi! Sự thật không phải thế! Trong trường hợp này con người chính là kẻ phá hoại chứ không phải ông trời. Ông trời đã cảnh báo trước: miền Trung là vùng đất bão thường “ghé thăm”, cây cao su thì không thể chịu được bão nên không thể trồng cao su tại nơi đây. Vậy mà cứ ép buộc cây cao su sống chung với bão thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra, đây chính là phép tổng đau buồn – “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại”. Đáng lẽ ra “sau bão giông các ông sẽ thức tỉnh” thì mọi chuyện vớt vát được phần nào. Nhưng không, sau cảnh hư hại của hàng chục ngàn ha cây cao su thì nhiều kẻ vẫn “quyết tâm” hùng hồn: sẽ trồng và khôi phục lại, sẽ vượt qua khó khăn. Sự “quyết tâm” ấy làm nhiều người nhầm tưởng đây là những cố gắng vượt qua trở ngại của thiên nhiên để vươn lên làm giàu. Nhưng sự thật của vấn đề là họ đang mù quáng chống lại quy luật tư nhiên. Đã đến lúc nhà nước nên vào cuộc để chấn chỉnh tình hình cây cao su vỡ kế hoạch, nếu không sau mỗi mùa bão thì bức tranh tan tành của rừng cao su đổ rạp lại hiện ra, cảnh than thở mãi kéo dài, cái nghèo đói cứ tiếp diễn… Việc đầu tiên cần phải làm là quy trách nhiệm cho kẻ ra chính sách hại dân. Nếu tư nhân tự làm thì tự chịu. Trường hợp gây thiệt hại tiền của Ngân sách nhà nước thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho người dân. Việc quy trách nhiệm sẽ dựa vào chữ ký của kẻ ra chính sách, ai ký vào chủ trương trồng cây cao su, ai ký vào nguồn cấp vốn … thậm chí xử luôn kẻ không ngăn cản nếu có quyền ngăn cản trong tay. Có như vậy, mới tránh khỏi những thiệt hại tương tự.