Đi massage "đèn mờ" có vi phạm pháp luật không?
Theo Báo Tiền Phong đưa tin, ngày 18/3 UBND xã Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra cơ sở massage “đèn mờ” VIP T.T.Đ vẫn ngang nhiên hoạt động dù trước đó đã bị đình chỉ do không đủ điều kiện theo quy định. Như vậy, người đi massage tại các cơ sở này có vi phạm pháp luật không? Họ sẽ bị xử lý như thế nào? Massage “đèn mờ” là gì? Từ massage “đèn mờ” chỉ những cơ sở massage được mở ra nhưng không phải chỉ để giúp khách hàng massage thư giãn mà còn có những dịch vụ ngầm phía sau như massage kích dục hay thậm chí là mại dâm. Những cơ sở này thường chỉ là bức bình phong bên ngoài để qua mắt chính quyền cho những hành vi mờ ám, chủ yếu chính là cho nhân viên “đi khách”. Người đi massage đèn mờ có vi phạm pháp luật? Theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. Đồng thời, tại Khoản 3 Điều này còn quy định hình phạt bổ sung với người nước ngoài: Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. Như vậy, việc khách hàng của các quán massage sử dụng dịch vụ massage “đèn mờ” để thực hiện hành vi mua dâm là vi phạm pháp luật và khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng. Với người nước ngoài sẽ bị hình phạt bổ sung là trục xuất khỏi Việt Nam. Cơ sở massage “đèn mờ” bị xử lý như thế nào? Cũng tại Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cơ sở massage “đèn mờ” sẽ bị xử lý như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng cơ sở kinh doanh để mua bán dâm. Như vậy, đối với cơ sở massage mở ra nhằm qua mắt cơ quan chức năng để thực hiện hành vi bán dâm sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng; đối với cơ sở massage kinh doanh lành mạnh nhưng người đứng đầu cơ sở không kiểm soát được để xuất hiện hành vi bán dâm tại cơ sở mình thì người đứng đầu sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng. Đồng thời ngoài hình phạt tiền, các cơ sở còn phải chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 - 12 tháng. Người nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi mua bán dâm. Hành vi mua bán dâm thông thường bị xử lý như thế nào? Hành vi mua dâm Theo Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi mua dâm như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính Hành vi bán dâm Theo Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi bán dâm như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính. + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ mà người mua bán dâm sẽ bị xử phạt với các mức tiền khác nhau. Đồng thời, mua bán dâm cũng sẽ phải chịu hình thức xử phạt bổ xung và buộc khắc phục hậu quả như đã nêu trên. Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi đi massage “đèn mờ” có vi phạm pháp luật không? Người dân cần tuân thủ các quy định của pháp luật để có một cuộc sống lành mạnh, xây dựng một xã hội tốt đẹp và phát triển.
Người nước ngoài được góp vốn thành lập công ty dịch vụ massage không?
Chào mọi người, em có một người bạn muốn thành lập công tydịch vụ massage và chăm sóc da và có một vài người nước ngoài muốn góp vốn đầu tư thì có được không ạ? Nếu được thì đối với loại hình kinh doanh dịch vụ này có thể thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài được không ạ? Em xin cảm ơn
Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
Căn cứ Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: “Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)” “1. Cơ sở vật chất: a. Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. b. Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng; - Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1. c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng. 2. Thiết bị: a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh; b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ; c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường. 3. Nhân sự: a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền; b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm. 4. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.” Theo quy định trên thì trước khi mở cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage), cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trên. Cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) không yêu cầu phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, trước khi trực tiếp kinh doanh trên thực tế cần phải làm thông báo theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP nộp tại Sở y tế nơi đặt cơ sở xoa bóp để quản lý, thông báo này phải nộp trong thời hạn 10 ngày trước ngày hoạt động.
1. Phạm vi: Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người. 2. Giấy phép: GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN) Cấp mới Cấp đổi Cấp lại Do bị mất Do bị thu hồi Điều kiện - Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN. - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đối với người VN: + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án. + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú. - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC. - GCN bị hư hỏng, sai thông tin; - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN GCN bị mất; Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do: 1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh. 2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT; 3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn; CQ cấp phép Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Hồ sơ - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD; - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT: · + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: · + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài + VB đề nghị cấp đổi GCN; + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có); + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD: o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: + Bản chính GCN đã được cấp. VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT Biên lai nộp tiền phạt (nếu có) - Bị thu hồi theo trường hợp 1: + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi. + Thành phần hồ sơ: o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT; o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có). - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: + Thời hạn nộp: o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT: > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi; > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án) + Thành phần: như cấp mới Hình thức nộp hồ sơ + Nộp trực tiếp; + Nộp qua đường bưu chính; + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định. Phí thẩm định 300.000 đồng Thời hạn giải quyết 5 ngày làm việc 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do; 3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh. - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây: + Danh sách những người làm việc trong CSKD; + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT; + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định; + Sơ đồ khu vực kinh doanh; - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an. - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động. - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an. 4) Lưu ý: - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD; - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải: + Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách. + Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp. 5. Căn cứ pháp lý Khoản 4 Điều 3, Điều 7, Điều 9, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;
Đi massage "đèn mờ" có vi phạm pháp luật không?
Theo Báo Tiền Phong đưa tin, ngày 18/3 UBND xã Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra cơ sở massage “đèn mờ” VIP T.T.Đ vẫn ngang nhiên hoạt động dù trước đó đã bị đình chỉ do không đủ điều kiện theo quy định. Như vậy, người đi massage tại các cơ sở này có vi phạm pháp luật không? Họ sẽ bị xử lý như thế nào? Massage “đèn mờ” là gì? Từ massage “đèn mờ” chỉ những cơ sở massage được mở ra nhưng không phải chỉ để giúp khách hàng massage thư giãn mà còn có những dịch vụ ngầm phía sau như massage kích dục hay thậm chí là mại dâm. Những cơ sở này thường chỉ là bức bình phong bên ngoài để qua mắt chính quyền cho những hành vi mờ ám, chủ yếu chính là cho nhân viên “đi khách”. Người đi massage đèn mờ có vi phạm pháp luật? Theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. Đồng thời, tại Khoản 3 Điều này còn quy định hình phạt bổ sung với người nước ngoài: Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. Như vậy, việc khách hàng của các quán massage sử dụng dịch vụ massage “đèn mờ” để thực hiện hành vi mua dâm là vi phạm pháp luật và khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng. Với người nước ngoài sẽ bị hình phạt bổ sung là trục xuất khỏi Việt Nam. Cơ sở massage “đèn mờ” bị xử lý như thế nào? Cũng tại Điều 27 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cơ sở massage “đèn mờ” sẽ bị xử lý như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh. - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng cơ sở kinh doanh để mua bán dâm. Như vậy, đối với cơ sở massage mở ra nhằm qua mắt cơ quan chức năng để thực hiện hành vi bán dâm sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng; đối với cơ sở massage kinh doanh lành mạnh nhưng người đứng đầu cơ sở không kiểm soát được để xuất hiện hành vi bán dâm tại cơ sở mình thì người đứng đầu sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng. Đồng thời ngoài hình phạt tiền, các cơ sở còn phải chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 - 12 tháng. Người nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi mua bán dâm. Hành vi mua bán dâm thông thường bị xử lý như thế nào? Hành vi mua dâm Theo Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi mua dâm như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm. - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính Hành vi bán dâm Theo Điều 25 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi bán dâm như sau: - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm. - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc. - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính. + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ mà người mua bán dâm sẽ bị xử phạt với các mức tiền khác nhau. Đồng thời, mua bán dâm cũng sẽ phải chịu hình thức xử phạt bổ xung và buộc khắc phục hậu quả như đã nêu trên. Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi đi massage “đèn mờ” có vi phạm pháp luật không? Người dân cần tuân thủ các quy định của pháp luật để có một cuộc sống lành mạnh, xây dựng một xã hội tốt đẹp và phát triển.
Người nước ngoài được góp vốn thành lập công ty dịch vụ massage không?
Chào mọi người, em có một người bạn muốn thành lập công tydịch vụ massage và chăm sóc da và có một vài người nước ngoài muốn góp vốn đầu tư thì có được không ạ? Nếu được thì đối với loại hình kinh doanh dịch vụ này có thể thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài được không ạ? Em xin cảm ơn
Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
Căn cứ Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: “Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)” “1. Cơ sở vật chất: a. Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. b. Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng; - Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1. c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng. 2. Thiết bị: a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh; b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ; c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường. 3. Nhân sự: a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền; b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm. 4. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.” Theo quy định trên thì trước khi mở cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage), cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trên. Cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) không yêu cầu phải làm hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, trước khi trực tiếp kinh doanh trên thực tế cần phải làm thông báo theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP nộp tại Sở y tế nơi đặt cơ sở xoa bóp để quản lý, thông báo này phải nộp trong thời hạn 10 ngày trước ngày hoạt động.
1. Phạm vi: Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người. 2. Giấy phép: GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN) Cấp mới Cấp đổi Cấp lại Do bị mất Do bị thu hồi Điều kiện - Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN. - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đối với người VN: + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án. + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú. - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC. - GCN bị hư hỏng, sai thông tin; - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN GCN bị mất; Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do: 1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh. 2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT; 3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn; CQ cấp phép Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Hồ sơ - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD; - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT: · + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: · + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài + VB đề nghị cấp đổi GCN; + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có); + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD: o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước: o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: + Bản chính GCN đã được cấp. VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT Biên lai nộp tiền phạt (nếu có) - Bị thu hồi theo trường hợp 1: + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi. + Thành phần hồ sơ: o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT; o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có). - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: + Thời hạn nộp: o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT: > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi; > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án) + Thành phần: như cấp mới Hình thức nộp hồ sơ + Nộp trực tiếp; + Nộp qua đường bưu chính; + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định. Phí thẩm định 300.000 đồng Thời hạn giải quyết 5 ngày làm việc 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do; 3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh. - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây: + Danh sách những người làm việc trong CSKD; + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT; + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định; + Sơ đồ khu vực kinh doanh; - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an. - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động. - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an. 4) Lưu ý: - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD; - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải: + Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách. + Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp. 5. Căn cứ pháp lý Khoản 4 Điều 3, Điều 7, Điều 9, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;