Thẩm quyền quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc về ai?
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023: Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Thẩm quyền quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc về ai? Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thế nào? Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 là hình thức tổ chức của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí ở thôn, tổ dân phố. Trong đó: theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì: Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi là tổ dân phố). Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 3 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, cụ thể như sau: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là một trong những lực lượng quần chúng, được bố trí ở thôn, tổ dân phố, làm nòng cốt hỗ trợ Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thẩm quyền quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc về ai? Việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, cụ thể như sau: (1) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. (2) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. (3) Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. (4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. (5) Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại (4), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. 04 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở? 04 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 4 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, cụ thể như sau: Nguyên tắc 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Nguyên tắc 2. Chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này. Nguyên tắc 3. Đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Nguyên tắc 4. Không phân biệt đối xử về giới trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tóm lại, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
Trưởng thôn có được chỉ đạo tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở làm nhiệm vụ không?
Trưởng thôn, trưởng khu phố ,trưởng ban công tác mặt trận có được phép chỉ đạo điều hành thành viên tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thực hiện các nhiệm vụ không? Trưởng thôn có được chỉ đạo tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở làm nhiệm vụ không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 quy định về quan hệ công tác, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau: - Quan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau: + Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; + Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; + Quan hệ giữa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở cơ sở là quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau: + Phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; + Hỗ trợ lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng khác ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; + Phối hợp với đoàn thể, tổ chức quần chúng tự quản ở cơ sở, hòa giải viên cơ sở, lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giải quyết vụ việc về an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ có Ủy ban nhân dân cấp xã và công an cấp xã là có thể chỉ đạo thành viên tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở bởi hai cơ quan này được giao quản lý lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở, còn giữa trưởng thôn Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và tổ bảo vệ ANTT là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ nên không gọi là chỉ đạo. Trưởng thôn có được làm thành viên tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở không? Theo khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. Đồng thời, khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau: Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. Mà theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau: Căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại các khoản 1, 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau: - Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; - Việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; Như vậy, hiện nay không cấm người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tham gia hoạt động trong các lực lượng, tổ chức khác hoặc người đang tham gia các lực lượng, tổ chức. Theo đó, trưởng thôn vẫn được làm thành viên tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở, tuy nhiên, việc kiêm nhiệm này phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Điều kiện để được tham gia tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở là gì? Theo Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; - Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; - Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; - Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; - Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy, công dân Việt Nam đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì có thể tham gia tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Căn cứ theo Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như sau: - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Căn cứ theo Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định thì công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: (1) Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; (2) Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; (3) Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; (4) Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; (5) Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Tóm lại: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Theo đó, công dân muốn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.
Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Tiêu chuẩn, điều kiện kiện tham gia và việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. 1. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) giúp Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây theo quy định tại Điều 13 Luật này được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; - Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định; - Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; - Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp công dân đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; - Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định. Như vậy, để có thể được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì bắt buộc phải là công dân Việt Nam có nguyện vọng và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trên. Trong đó lưu ý đối với trường hợp công dân trên 70 tuổi mà đảm bảo sức khỏe thì vẫn có thể được xem xét tham gia lực lượng này. 2. Quy định bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Tại Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau: - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật này. - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên của Tổ trên địa bàn quản lý. - UBND cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Căn cứ Quyết định của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên của Tổ. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và UBND cấp tỉnh sẽ quyết định số lượng Tổ cần thành lập đến từng đơn vị hành chính cấp xã, dựa trên Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp xã sẽ quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên của Tổ trên địa bàn xã. 3. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự - Theo quy định tại Điều 16 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên. - Công an cấp xã báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, quyết định công nhận thành viên Tổ và được niêm yết công khai. - Tại thôn, tổ dân phố đã bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, Công an cấp xã căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn của người đã được bổ nhiệm để đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. - Nhiệm vụ của thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại khoản 4 Điều 16 như sau: + Tổ trưởng: quản lý, điều hành hoạt động của Tổ; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Công an cấp xã về hoạt động của Tổ; phân công nhiệm vụ cho thành viên Tổ; + Tổ phó: thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng; quản lý, điều hành hoạt động của Tổ khi chưa có Tổ trưởng, Tổ trưởng vắng mặt hoặc được Tổ trưởng ủy quyền; + Tổ viên: thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo sự quản lý, phân công của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ; + Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện nhiệm vụ của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Như vậy, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự sẽ gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên thực hiện các nhiệm vụ theo quy định nêu trên; trình tự, thủ tục thành lập Tổ và việc công nhân thành viên Tổ sẽ được Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Ngoài ra, việc điều chỉnh số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự hoặc cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng được quy định tại Điều 17 của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023.
Từ 01/07/2024, bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế?
Từ 01/07/2024, bổ sung thêm đối tượng được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế là đối tượng nào? Mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào? Từ 01/07/2024, bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế? Tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: - Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; - Học sinh, sinh viên. - Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 quy định hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau: - Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Theo đó, tại Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 quy định chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm: - Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. - Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. ... Như vậy, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 đã bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) đã bổ sung người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào? Tại Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tụ ở cơ sở như sau: - Được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. - Được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng như sau: + Khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện được hưởng bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân; + Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Được hưởng mức tiền bồi dưỡng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; + Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng: Được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; + Khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách thì được cơ quan điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ ăn, nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ. Lưu ý: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024 Trân trọng!
Thẩm quyền quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc về ai?
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023: Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Thẩm quyền quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc về ai? Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là gì? Vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thế nào? Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 là hình thức tổ chức của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí ở thôn, tổ dân phố. Trong đó: theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì: Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi là tổ dân phố). Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 3 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, cụ thể như sau: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là một trong những lực lượng quần chúng, được bố trí ở thôn, tổ dân phố, làm nòng cốt hỗ trợ Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thẩm quyền quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc về ai? Việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, cụ thể như sau: (1) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. (2) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. (3) Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. (4) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. (5) Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại (4), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. 04 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở? 04 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Điều 4 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, cụ thể như sau: Nguyên tắc 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Nguyên tắc 2. Chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; sự hướng dẫn, phân công, kiểm tra của Công an cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này. Nguyên tắc 3. Đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Nguyên tắc 4. Không phân biệt đối xử về giới trong lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tóm lại, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.
Trưởng thôn có được chỉ đạo tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở làm nhiệm vụ không?
Trưởng thôn, trưởng khu phố ,trưởng ban công tác mặt trận có được phép chỉ đạo điều hành thành viên tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thực hiện các nhiệm vụ không? Trưởng thôn có được chỉ đạo tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở làm nhiệm vụ không? Theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở năm 2023 quy định về quan hệ công tác, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau: - Quan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau: + Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; + Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; + Quan hệ giữa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở cơ sở là quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như sau: + Phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; + Hỗ trợ lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng khác ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; + Phối hợp với đoàn thể, tổ chức quần chúng tự quản ở cơ sở, hòa giải viên cơ sở, lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giải quyết vụ việc về an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ có Ủy ban nhân dân cấp xã và công an cấp xã là có thể chỉ đạo thành viên tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở bởi hai cơ quan này được giao quản lý lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở, còn giữa trưởng thôn Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và tổ bảo vệ ANTT là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ nên không gọi là chỉ đạo. Trưởng thôn có được làm thành viên tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở không? Theo khoản 1 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. Đồng thời, khoản 6 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau: Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 chức danh (bao gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận) được hưởng phụ cấp hàng tháng. Trường hợp Luật có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật đó. Mà theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố như sau: Căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại các khoản 1, 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau: - Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; - Việc kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; Như vậy, hiện nay không cấm người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tham gia hoạt động trong các lực lượng, tổ chức khác hoặc người đang tham gia các lực lượng, tổ chức. Theo đó, trưởng thôn vẫn được làm thành viên tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở, tuy nhiên, việc kiêm nhiệm này phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Điều kiện để được tham gia tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở là gì? Theo Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; - Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; - Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; - Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; - Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy, công dân Việt Nam đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì có thể tham gia tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí như thế nào? Căn cứ theo Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở như sau: - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là gì? Căn cứ theo Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định thì công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: (1) Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; (2) Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; (3) Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; (4) Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; (5) Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Tóm lại: Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Theo đó, công dân muốn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên.
Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Tiêu chuẩn, điều kiện kiện tham gia và việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định tại Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023. 1. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) giúp Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công dân Việt Nam có nguyện vọng và có các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây theo quy định tại Điều 13 Luật này được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: - Từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi; trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Công an cấp xã; - Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành án hình sự ở xã, phường, thị trấn, chấp hành biện pháp tư pháp hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Trường hợp đã chấp hành xong bản án của Tòa án thì phải được xóa án tích; đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì phải hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định; - Có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên. Đối với khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì có thể tuyển chọn người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học; - Đang thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên và thường xuyên sinh sống tại nơi công dân nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Trường hợp công dân đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ, công dân am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì phải đang thường trú hoặc tạm trú tại nơi nộp đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; - Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định. Như vậy, để có thể được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thì bắt buộc phải là công dân Việt Nam có nguyện vọng và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định trên. Trong đó lưu ý đối với trường hợp công dân trên 70 tuổi mà đảm bảo sức khỏe thì vẫn có thể được xem xét tham gia lực lượng này. 2. Quy định bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở Tại Điều 14 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định việc bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau: - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của Luật này. - Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. Địa bàn phụ trách của Tổ là một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc tại huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. - Căn cứ tình hình, yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô dân số, diện tích tự nhiên của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và tiêu chí về số lượng thành viên của Tổ trên địa bàn quản lý. - UBND cấp tỉnh quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Căn cứ Quyết định của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp xã theo đề nghị của Công an cấp xã quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên của Tổ. Như vậy, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí thành Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và UBND cấp tỉnh sẽ quyết định số lượng Tổ cần thành lập đến từng đơn vị hành chính cấp xã, dựa trên Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp xã sẽ quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và từng thành viên của Tổ trên địa bàn xã. 3. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự - Theo quy định tại Điều 16 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 thì tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên. - Công an cấp xã báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, quyết định công nhận thành viên Tổ và được niêm yết công khai. - Tại thôn, tổ dân phố đã bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, Công an cấp xã căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn của người đã được bổ nhiệm để đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự. - Nhiệm vụ của thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại khoản 4 Điều 16 như sau: + Tổ trưởng: quản lý, điều hành hoạt động của Tổ; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Công an cấp xã về hoạt động của Tổ; phân công nhiệm vụ cho thành viên Tổ; + Tổ phó: thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng; quản lý, điều hành hoạt động của Tổ khi chưa có Tổ trưởng, Tổ trưởng vắng mặt hoặc được Tổ trưởng ủy quyền; + Tổ viên: thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo sự quản lý, phân công của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ; + Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện nhiệm vụ của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Như vậy, Tổ bảo vệ an ninh, trật tự sẽ gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên thực hiện các nhiệm vụ theo quy định nêu trên; trình tự, thủ tục thành lập Tổ và việc công nhân thành viên Tổ sẽ được Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Ngoài ra, việc điều chỉnh số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự hoặc cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng được quy định tại Điều 17 của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023.
Từ 01/07/2024, bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế?
Từ 01/07/2024, bổ sung thêm đối tượng được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế là đối tượng nào? Mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào? Từ 01/07/2024, bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế? Tại khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 32 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: - Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; - Học sinh, sinh viên. - Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 quy định hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như sau: - Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Theo đó, tại Điều 24 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 quy định chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm: - Người đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Người chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. - Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. ... Như vậy, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 đã bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014) đã bổ sung người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở như thế nào? Tại Điều 23 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định về mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tụ ở cơ sở như sau: - Được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT theo mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. - Được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ. Mức hỗ trợ, bồi dưỡng như sau: + Khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện được hưởng bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân; + Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Được hưởng mức tiền bồi dưỡng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; + Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tại đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng: Được hưởng mức tiền bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; + Khi được điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn phụ trách thì được cơ quan điều động, huy động, cử đi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phương tiện đi lại, hỗ trợ ăn, nghỉ trong thời gian làm nhiệm vụ. Lưu ý: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024 Trân trọng!