Re:Cách giải quyết khi bị lừa đảo vay tiền không trả?
Nếu bạn có thể cung cấp được các thông tin cá nhân như CMND, mail, tin nhắn mượn tiền (có thể được xem là bằng chứng) thì sẽ dễ dàng hơn trong việc trình báo đến cơ quan có thẩm quyền và việc tìm kiếm cũng sẽ dễ dàng hơn. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính. Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; - Sử dụng trái phép tài sản của người khác. Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng. Lưu ý: Nếu như đây không phải là lần đầu phạm tội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nếu như người đó dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Giả danh công an, nhận "chạy án" bị xử phạt như thế nào?
Công an giải danh - Ảnh minh họa Công an quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng N.M.C (SN 1972, trú tại Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hồ sơ điều tra thể hiện, N.M.C từng là công dân phục vụ nghĩa vụ có thời hạn trong lực lượng công an. Khi ra quân, do không có việc làm nên Cường làm nghề lái xe ôm công nghệ. Ngày 26/10, Cường chở chị Phan Thị A. (trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) trên đường đến trụ sở Công an quận Cầu Giấy, thì được chị A. nói chuyện về việc hiện nay người nhà của chị A. và chị Lý Thị N. (trú tại Tam Nông) đang bị tạm giam tại Công quận Cầu Giấy (trong vụ án Cố ý gây thương tích mà Công an quận Cầu Giấy đã khởi tố, tạm giam trước đó). Nảy sinh ra ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị A, N.M.C nói với chị A bản thân mình là cán bộ Công an quận Cầu Giấy hóa trang và có khả năng "chạy án" cho người nhà chị A được tại ngoại. Để lấy lòng tin, sau đó, N.M.C mặc quần, đi giày tất giống công an, hẹn chị A. và chị N. tới để nhận tiền. Từ ngày 26/10 đến 28/10, N.M.C đã nhận tiền của chị A và chị N tổng cộng hơn 53 triệu đồng. Theo quy định tại Điều tại Khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì: "Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ... 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt." Như vậy, đối với hành vi của N.M.C giả danh công an để lừa chạy án cho chị A và chị N với tổng số tiền 53 triệu đồng thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Làm sao ngăn chặn con nợ không tẩu tán tài sản?
Chào mọi người -gười khác nợ cô em 8 tỷ... nhưng hông biết làm cách nào để ngăn chặn người nợ tiền không được tẩu tán tài sản? Tìm hiểu người đó còn tài sản hay không ? Mong mọi người giải đáp thắc mắc giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người ạ
Lừa đảo khách ngày săn sale các chủ shop online có thể bị xử lý hình sự
Hiện nay việc mua bán thông qua các sàn giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là những ngày sale lớn thì thị trường này càng trở nên sôi động. Cũng bắt đầu từ đây mà những câu chuyện dở khóc dỡ cười xảy ra Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Ảnh minh họa Hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” Vừa qua, vào sự kiện sale lớn 9.9 nhiều khách hàng háo hức săn sale nhưng khi nhận được hàng thì mới tá hỏa: “Mua ốp điện thoại nhận được cục đá”, “mua áo nhận được quần đùi”, hơn thế chưa nhận được hàng nhưng shop lại thông báo đã giao hàng… khi liên hệ với shop thì nhận được sự thờ ơ, trả lờ qua loa hoặc nhưng lý do hết sức vô lý. Kỳ thực, đây chính là chiêu trò của các shop trên các trang bán hàng qua mạng. Lợi dụng tâm lý ngại hoàn trả hàng, sợ tốn thời gian của khách, những chủ shop này có thể dễ dàng bán đi các món đồ kém chất lượng, tệ hại hơn là những chủ shop này còn không có hàng thật mà thay bằng những thứ không có giá trị. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng bị khách hàng đến tận nơi khiếu nại thì đa phần địa chỉ cũng là địa chỉ ma. Đây thực chất là hành vi cố ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Lừa đảo một người thì không sao lừa đảo nhiều người nhiều lần thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nhiều người bán hàng trên mạng cho rằng số tiền mình lừa gạt khách là không lớn, hơn nữa còn là lừa những người khác nhau nên có thể trốn tránh được pháp luật. Những người bị lừa đảo cũng sẽ không vì số tiền nhỏ mà tự gây thêm phiền phức, cũng sẽ không thể cùng nhau tố cáo hành vi của người bán hàng được nên các đối tượng này ngang nhiên thực hện chiêu trò của mình. Tuy nhiên, Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.” Người bán hàng trong trường hợp trên có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, cụ thể như sau: - Chủ thể thực hiện tội phạm: Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm là người trên 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. - Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. - Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Ở đay ta thấy người bán hàng có hành vi cố ý lừa gạt người mua hàng bằng cách đánh tráo hàng mà không hề có thông báo cho người mua. Đồng thời khi nhận phản ánh từ người mua người bán cũng không có thái độ nhận lỗi hay muốn đổi lại hàng cho khách. Tội này không thể diễn ra dưới hình thức lỗi vô ý. - Mặt khách quan của tội phạm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể (ở đây là giao không đúng hàng, giao đất đá hoặc không giao hàng mà báo là đã giao) nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thủ đoạn gian dối này của người phạm tội có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội nên hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được lập thành. - Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt ( số tiền mua hàng kém chất lượng của người mua) Theo đó, người bán hàng trong trường hợp trên lừa đảo nhiều người, nhiều lần mà tổng số tiền lừa đảo trên 2.000.000 đồng tùy các mức độ khác nhau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dùng chứng minh thư giả để lừa người mua dâm là lừa đảo chiếm đoạt tài sản
PHẠM CHÂU GIANG (Tòa án Quân chủng Hải quân) - Sau khi nghiên cứu bài viết “Làm chứng minh thư giả cho gái bán dâm để lừa khách mua dâm phạm tội gì” cuả tác giả Đinh Thu Nhanh, tôi cho rằng hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Điều 174 BLHS quy định “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…” Đặc điểm nổi bật của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là thủ đoạn gian dối của người phạm tội. Thủ đoạn chính là phương thức để đạt được mục đích, biểu hiện của thủ đoạn gian dối bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và do người phạm tội lựa chọn sao cho chủ sở hữu tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội. Để lừa được chủ sở hữu tài sản người phạm tội có nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh bộ đội, công an, nhà báo, người nổi tiếng… Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội này. Hậu quả của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Trở lại với nội dung bài viết , bằng thủ đoạn đưa chứng minh nhân dân giả cho người mua dâm xem, A đã lừa dối họ để họ tin rằng các cô gái bán dâm là những người mẫu có tên tuổi trong làng giải trí và đồng ý trả giá cao hơn thực tế gấp nhiều lần. Như vậy, hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả ở đây được A đưa ra là nhằm mục đích thu lợi bất chính lớn hơn từ việc môi giới bán dâm nếu so với môi giới gái bán dâm bình thường. Bằng thủ đoạn gian dối đó, A đã chiếm đoạt số tiền lớn của người mua dâm nên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mặc dù A có hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả để lừa dối khách mua dâm, hành vi này cũng đã thỏa mãn cấu thành tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” theo Điều 341 BLHS. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì hành vi này chính là thủ đoạn để A chiếm đoạt số tiền lớn của khách mua dâm. Như vậy, hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả là cấu thành tội phạm của tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” nhưng lại nằm trong nội hàm của cấu thành tội phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả bị thu hút vào để thực hiện tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên A không phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” như quan điểm thứ hai mà tác giả bài viết đã nêu. Trên đây là quan điểm của cá nhân tôi, mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Theo Tạp chí tòa án
Giả mạo chữ ký trong trường hợp nào sẽ bị xử lý?
Trong cuộc sống, việc giả mạo chữ ký người khác hoặc bị người khác sử dụng chữ ký của mình đã không còn quá xa lạ. Vậy giả mạo chữ ký như thế nào mới được coi là phạm tội? Cùng điểm qua những trường hợp giả mạo chữ ký từ thực tiễn cuộc sống đề có được cái nhìn tổng quát về vấn đề này: 1. Giả mạo chữ ký bố mẹ ký vào Sổ liên lạc Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần giả mạo chữ ký bố mẹ khi còn đi học; và cũng có rất nhiều thắc mắc việc làm thời học sinh đấy có phát sinh trách nhiệm pháp lý không. Thực ra, giả mạo chữ ký chỉ phát sinh trách nhiệm pháp luật khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, tài chính, trong công tác – công vụ… Trường hợp “mà ai cũng gặp một lần trong đời” này sẽ không phát sinh trách nhiệm vì thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng. 2. Giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm Cá nhận có hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 3. Giả mạo chữ ký của người thực hiện hoạt động chứng thực Người nào có hành vi giả mạo chữ ký của người khác thực hiện hoạt động chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP 4. Giả mạo chữ ký trong giao dịch đảm bảo Người nào có hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo về đăng ký giao dịch đảm bảo sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP 5. Giả mạo chữ ký trong công tác – công vụ Cá nhận nào khi thực hiện công tác chuyên môn mà có hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 6. Giả mạo chữ ký người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Đây là trường hợp giả mạo chữ ký phổ biến nhất. Hành vi giả mạo chữ ký được liệt kê là hành vi gian dối dưới góc độ pháp luật nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Giả chữ ký Chủ tịch Đà Nẵng lừa đảo, chiếm đoạt 1,4 tỷ đồng (Theo zing.vn) hay Giả chữ ký cha mẹ, thế chấp đất cho ngân hàng để vay 4 tỷ (Theo zing.vn) Đối với hành vi này, tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến chung thân đối với mức độ của hành vi phạm tội Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lấy lại sổ đỏ khi bị lừa đã ký hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất
Chào Luật sư. Em rất cần luật sư tư vấn và giúp em đưa ra được hướng giải quyết hợp lý ạ. Năm 2017, bố em có bị 1 người làm cùng tên N gạ làm ăn cùng, nhưng bố em không có tiền để làm chung thì ông N nói sẽ đưa bố em đến ông A để thế chấp sổ đỏ vay tiền làm ăn. Nhưng vì nhẹ dạ cả tin người nên bố em đi theo ông N đến gặp ông A để vay tiền. Ông A đã cử bên cty công chứng đại diện làm việc với bố em, ông A đã soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất . Vì chủ quan nên bố em không đọc kỹ và đã ký vào hợp đồng trên. Trên hợp đồng sử dụng đất ghi nhà em trị giá 200.000.000 VNĐ (thời điểm 2017: trị giá nhà em tầm 1.800.000.000 - 2.000.000.000 VNĐ) và đã thanh toán đầy đủ . Khi ký bố em có hỏi sao lại chỉ có 200.000.000 VNĐ thì ông A có nói đó chỉ là hình thức hợp thức hóa hồ sơ để không phải đóng thuế cao. Nhưng từ đó đến nay bố em chưa nhận được số tiền nào, cũng k có biên nhận tiền. Sau khi tìm hiều thì bố em được biết là ông N đã vay tiền ông A trước đó ( trước khi dẫn bố em ký hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất cho ông A). Và mục đích ông N đưa bố em đến ông A là để lừa bố em thế chấp sổ đỏ để ông N làm tin với ông A. Số tiền ông N vay ông A đến nay đã gần 3.000.000.000 VNĐ. Bố em đến nay liên lạc với ông A về việc tự ý chuyển tên sổ đỏ nhà em, thì ông A nói không biết bố em là ai. ông A chỉ làm việc với ông N, khi nào ông N trả hết số tiền đã nợ thì mới trả sổ đỏ cho nhà em. Còn nếu như ông N không trả được tiền thì ông A có quyền đuồi bố em ra khỏi nhà bất kể lúc nào. Em rất mong các luật sư tư vấn giúp nhà em , để nhà em có đi được đúng hướng gỡ được rắc rối này ạ.
Giả vờ mua xe, chạy thử rồi chạy mất, lừa đảo hay cướp giật tài sản?
Khi xem thông tin qua mạng Internet, Nguyễn Đình S (SN 1990) biết được anh Trần Thế H đang có nhu cầu bán chiếc xe máy Honda SH với giá 60 triệu đồng nên nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe này. S gọi điện cho anh H vờ thỏa thuận giá cả và đề nghị được xem xe nhằm tìm cơ hội chiếm đoạt. Do tin tưởng S mua xe thật nên anh H hẹn gặp trực tiếp để trao đổi. S đi xe buýt đến điểm hẹn gặp anh H. Sau khi kiểm tra xe, S đề nghị được chạy thử với ý định sẽ lấy xe chạy đi luôn. Tuy nhiên, khi đi thử, anh H vẫn ngồi trên xe nên S không thực hiện được ý định. S tiếp tục đề nghị chở anh H đến ngân hàng rút tiền nhằm tìm cơ hội khác để chiếm đoạt. Trên đường đi, anh H bảo S ghé vào phòng công chứng để công chứng Giấy chứng minh nhân dân thì S đồng ý. Đến trước cửa phòng công chứng, S điều khiển xe lên vỉa hè thì xe bị trượt bánh do dốc vỉa hè cao. S bảo anh H đứng xuống đường để lái xe lên vỉa hè dễ dàng hơn. Sau đó, Nguyễn Đình S lập tức tăng ga phóng xe của anh H tẩu thoát. Như vậy, theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 thì S đã phạm tội gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Công nhiên chiếm đoạt tài sản? Cướp giật tài sản?
Giả mạo chữ ký có phải là tội phạm?
>>> Nhận diện chữ ký giả >>> Học cách nhận dạng chữ ký giả mạo! Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý được quy định trong Bộ luật hình sự. Hiện tượng giả mạo chữ ký diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, người giả mạo chữ ký thì luôn có mục đích nhất định. Vậy với hành vi giả mạo chữ ký của người khác thì có bị coi là tội phạm hay không? I. Xử phạt hành chính - Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực: 1 – 3 triệu đồng - Trong đăng ký giao dịch bảo đảm: giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng - Giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm: 10 – 15 triệu đồng - Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền: 3 – 5 triệu đồng II. Trách nhiệm hình sự 1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nếu người giả mạo chữ ký thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản: + Từ 2 triệu đồng trở lên + Dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ Tùy theo giá trị tài sản mà người phạm tội sẽ phải chịu cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến tù chung thân. 2. Tội giả mạo trong công tác Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn, thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Cần phải lưu ý một điểm ở đây là người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn đồng thời hành vi thực nhằm mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân thì mới đủ yếu tố cấu thành tội này. Vậy với hành vi giả mạo chữ ký thì tùy theo mức độ và mục đích của người thực hiện mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự với hành vi đó. Căn cứ: - Nghị định 110/2013/NĐ-CP - Nghị định 131/2013/NĐ-CP - Nghị định 41/2018/NĐ-CP - Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Bị lừa đảo qua mạng, cần làm gì?
Chắc hẳn không ít trong số chúng ta đã nhận được các tin nhắn thông qua facebook, zalo,.. dạng như: nạp mã số thẻ cào điện thoại để làm thủ tục nhận thưởng xe SH; đặt mua các sản phẩm trên mạng nhưng hàng nhận được lại là sản phẩm kém chất lượng, hoặc các sản phẩm không như hóa đơn; hay để được nhận một món quà giá trị ngàn đô thì phải gửi phí trước…v..v… Vậy trong những trường hợp như trên, bạn cần làm gì để bảo vệ lợi ích của bản thân? Hầu hết trò lừa đều liên quan đến thẻ cào điện thoại của các nhà mạng di động. Do đó, theo khuyến cáo của các nhà mạng, khi nhận bất kỳ thông tin nào liên quan, người dùng nên chủ động gọi hỏi tổng đài. Hoặc có thể hỏi trực tiếp các công ty cung cấp dịch vụ để biết chính xác nội dung khuyến mãi, trúng thưởng có phải lừa đảo hay không. Riêng với kiểu lừa nhờ mua thẻ cào bằng tài khoản Facebook bị đánh cắp, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng phải hết sức cảnh giác khi nhận bất kỳ lời nhờ vả nào từ người thân. Tốt nhất người dùng nên chủ động gọi điện thoại trực tiếp với người đã gửi tin nhắn cho mình để kiểm tra. Đặc biệt đối với các vụ lừa đảo mua hàng qua mạng với giá trị lớn , bạn cần chú ý những điểm sau: Trước hết, Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:” Nếu giá trị tài sản thông qua giao dịch là 2.000.000 đồng trở lên thì hành vi lừa đảo của người bán sẽ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể trình báo ra cơ quan công an nơi bạn cư trú để họ giải quyết quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, bạn phải có đủ bằng chứng chứng minh việc mua bán giữa hai bên: hóa đơn chuyển khoản qua ngân hàng, ảnh, tin nhắn qua facebook hoặc tin nhắn qua điện thoại… Ngoài ra, trong trường hợp trên, bản chất của hành vi mua hàng qua mang là giao dịch dân sự nên khi bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận thì bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn tức là người bán hàng đang cư trú. Nếu bạn không biết người bán hàng hiện đang cư trú ở đâu bạn có thể yêu cầu tòa án nơi bạn cư trú để giải quyết. Đồng thời, Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định: “5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.” Do đó, khi khởi kiện bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những chứng cứ chứng minh ban đầu như giấy tờ việc chuyển khoản, biên lai của người bán chụp lại, biên nhận từ nhân viên chuyển bưu điện…để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Sau 5 ngày kể từ ngày nhận đơn, tòa xem xét đơn kiện nếu đủ căn cứ và đúng thẩm quyền tòa án sẽ ra quyết định thụ lí. Nếu không đủ căn cứ hoặc không đúng thẩm quyền thì tòa sẽ trả lại đơn kiện. Tuy nhiên, việc kiện ra Tòa rất ít khả quan, bạn nên báo cho cơ quan công an nơi bạn cư trú, để cơ quan công an sẽ điều tra bằng các biện pháp nghiệp vụ, sau đó sẽ khởi tố kẻ phạm tội, từ đó hồ sơ được chuyển qua Tòa để giải quyết.
Làm gì để đảm bảo quyền lợi khi "lỡ" tham gia Thiên Ngọc Minh Uy
Công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy được đưa vào diện cần thanh tra cách đây nhiều tháng, và tới ngày hôm nay (25/4). Bộ Công thương đã chính thức có kết luận thanh tra thông qua Kết luận kiểm tra số 343/KL-BCT. 1. Kết luận thanh tra và xử phạt - Kết luận của Cục quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt Thiên Ngọc Minh Uy số tiền 140.000.000 với các sai phạm như sau: + Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp mà không đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24, Nghị định 42/2014/NĐ-CP. + Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20, Nghị định 42/2014/NĐ-CP. + Duy trì nhiều hơn một mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định tại điểm p khoản 1 Điều 5, Nghị định 42/2014/NĐ-CP. - Ngoài ra, Cục Quản lý thị trường cũng đã tiến hành xử phạt Thiên Ngọc Minh Uy 75 triệu đồng với 02 hành vi: + Không thông báo với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp sau khi sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và + Kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa. 2. Quyền lợi của người bán hàng đa cấp bị đe dọa? Một ngày trước khi có kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, TNMU đã gửi đơn xin rút giấy phép kinh doanh đa cấp. Với hàng loạt sai phạm của doanh nghiệp này, thông tin xin rút giấy phép khiến nhiều người có liên quan đến hoạt đông kinh doanh đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy cảm thấy hoang mang, với những nỗi lo sẽ phải mất đi tiền tỉ. Điều này là đương nhiên, nhưng tôi cũng có đôi lời chia sẻ dựa trên các quy định của pháp luật, các bạn có thể tham khảo để bảo vệ quyền lợi của mình nếu có liên quan đến TNMU. 1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 42/2014/NĐ-CP, khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chấm dứt hoạt động thì phải đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp (ở đây cụ thể là quyền lợi về tài chính,) 2. Theo quy định trên, thì bằng năng lực tài chính của mình TNMU buộc phải đảm bảo nghĩa vụ tài chính. Nhiều người thắc mắc, vậy “họ” không trả tiền, không đảm bảo quyền lợi của người bán hàng đa cấp thì sao? Cũng đừng quá lo lắng, vì giả sử như TNMU có “chây lì” hoặc có những hành vi gian dối đối với người tham gia chuỗi hoạt động đa cấp thì vẫn còn cách khác để các bạn đòi lại quyền lợi. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 42/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải tiến hành ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ và số tiền này không được thấp hơn 05 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi TNMU đặt trụ sở. Số tiền này sẽ được dùng để giải quyết quyền lợi cho người bán hàng đa cấp trong chuỗi của TNMU. Cho nên mọi người có ai tham gia bán hàng đa cấp ở TNMU thì cũng không cần quá lo lắng. 3. Những vấn đề trong môi trường pháp lý của hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam Thực tế cho thấy các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam từ trước đến nay chưa phát huy hiệu quả và bộc lộ nhiều kẻ hở dẫn đến các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp và dẫn đến nhiều biến tướng thành hoạt động đa cấp bất chính. Đơn cử như: - Hiện nay, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ báo cáo hoạt động lên sở Sở Công Thương 06 tháng/lần nơi đăng ký (không phải là nơi hoạt động) dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp tại địa bàn của mình. - Chế tài xử phạt còn quá nhẹ (cao nhất chỉ 200 triệu đồng), dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận bị phạt để thu về những khoản lợi hơn gấp nhiều lần. - Chỉ có Cục quản lý cạnh tranh mới có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp về các hoạt động kinh doanh đa cấp, dẫn đến việc nếu phát hiện vi phạm thì thật khó để xử lý tức thời. Chính vì vậy, khi phát hiện sai phạm kinh doanh đa cấp bất chính thì thời gian tiến hành thanh tra, xử lý cũng rất lâu. (TNMU là một ví dụ, hơn 3 tháng sau khi ra quyết định thanh tra mới có kết quả). Ngoài ra, hoạt động đa cấp bất chính rất dễ biến tướng thành các hành vi phạm tội hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 1999. Và trong thực tế thì TNMU cũng đang bị điều tra hình sự khi Bộ Công Thương vừa chuyển hồ sơ sang cho Bộ Công An để tiến hành điều tra. Nếu thật sự có dấu hiệu của tội phạm hình sự, có lẽ thiệt hại danh cho người tham gia bán hàng đa cấp khó mà bù đắp bằng số tiền ký quỹ được.
Re:Cách giải quyết khi bị lừa đảo vay tiền không trả?
Nếu bạn có thể cung cấp được các thông tin cá nhân như CMND, mail, tin nhắn mượn tiền (có thể được xem là bằng chứng) thì sẽ dễ dàng hơn trong việc trình báo đến cơ quan có thẩm quyền và việc tìm kiếm cũng sẽ dễ dàng hơn. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính. Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; - Sử dụng trái phép tài sản của người khác. Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng. Lưu ý: Nếu như đây không phải là lần đầu phạm tội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nếu như người đó dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Giả danh công an, nhận "chạy án" bị xử phạt như thế nào?
Công an giải danh - Ảnh minh họa Công an quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng N.M.C (SN 1972, trú tại Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hồ sơ điều tra thể hiện, N.M.C từng là công dân phục vụ nghĩa vụ có thời hạn trong lực lượng công an. Khi ra quân, do không có việc làm nên Cường làm nghề lái xe ôm công nghệ. Ngày 26/10, Cường chở chị Phan Thị A. (trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) trên đường đến trụ sở Công an quận Cầu Giấy, thì được chị A. nói chuyện về việc hiện nay người nhà của chị A. và chị Lý Thị N. (trú tại Tam Nông) đang bị tạm giam tại Công quận Cầu Giấy (trong vụ án Cố ý gây thương tích mà Công an quận Cầu Giấy đã khởi tố, tạm giam trước đó). Nảy sinh ra ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị A, N.M.C nói với chị A bản thân mình là cán bộ Công an quận Cầu Giấy hóa trang và có khả năng "chạy án" cho người nhà chị A được tại ngoại. Để lấy lòng tin, sau đó, N.M.C mặc quần, đi giày tất giống công an, hẹn chị A. và chị N. tới để nhận tiền. Từ ngày 26/10 đến 28/10, N.M.C đã nhận tiền của chị A và chị N tổng cộng hơn 53 triệu đồng. Theo quy định tại Điều tại Khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì: "Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ... 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt." Như vậy, đối với hành vi của N.M.C giả danh công an để lừa chạy án cho chị A và chị N với tổng số tiền 53 triệu đồng thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Làm sao ngăn chặn con nợ không tẩu tán tài sản?
Chào mọi người -gười khác nợ cô em 8 tỷ... nhưng hông biết làm cách nào để ngăn chặn người nợ tiền không được tẩu tán tài sản? Tìm hiểu người đó còn tài sản hay không ? Mong mọi người giải đáp thắc mắc giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người ạ
Lừa đảo khách ngày săn sale các chủ shop online có thể bị xử lý hình sự
Hiện nay việc mua bán thông qua các sàn giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là những ngày sale lớn thì thị trường này càng trở nên sôi động. Cũng bắt đầu từ đây mà những câu chuyện dở khóc dỡ cười xảy ra Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Ảnh minh họa Hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” Vừa qua, vào sự kiện sale lớn 9.9 nhiều khách hàng háo hức săn sale nhưng khi nhận được hàng thì mới tá hỏa: “Mua ốp điện thoại nhận được cục đá”, “mua áo nhận được quần đùi”, hơn thế chưa nhận được hàng nhưng shop lại thông báo đã giao hàng… khi liên hệ với shop thì nhận được sự thờ ơ, trả lờ qua loa hoặc nhưng lý do hết sức vô lý. Kỳ thực, đây chính là chiêu trò của các shop trên các trang bán hàng qua mạng. Lợi dụng tâm lý ngại hoàn trả hàng, sợ tốn thời gian của khách, những chủ shop này có thể dễ dàng bán đi các món đồ kém chất lượng, tệ hại hơn là những chủ shop này còn không có hàng thật mà thay bằng những thứ không có giá trị. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng bị khách hàng đến tận nơi khiếu nại thì đa phần địa chỉ cũng là địa chỉ ma. Đây thực chất là hành vi cố ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Lừa đảo một người thì không sao lừa đảo nhiều người nhiều lần thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nhiều người bán hàng trên mạng cho rằng số tiền mình lừa gạt khách là không lớn, hơn nữa còn là lừa những người khác nhau nên có thể trốn tránh được pháp luật. Những người bị lừa đảo cũng sẽ không vì số tiền nhỏ mà tự gây thêm phiền phức, cũng sẽ không thể cùng nhau tố cáo hành vi của người bán hàng được nên các đối tượng này ngang nhiên thực hện chiêu trò của mình. Tuy nhiên, Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.” Người bán hàng trong trường hợp trên có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, cụ thể như sau: - Chủ thể thực hiện tội phạm: Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm là người trên 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. - Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. - Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Ở đay ta thấy người bán hàng có hành vi cố ý lừa gạt người mua hàng bằng cách đánh tráo hàng mà không hề có thông báo cho người mua. Đồng thời khi nhận phản ánh từ người mua người bán cũng không có thái độ nhận lỗi hay muốn đổi lại hàng cho khách. Tội này không thể diễn ra dưới hình thức lỗi vô ý. - Mặt khách quan của tội phạm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể (ở đây là giao không đúng hàng, giao đất đá hoặc không giao hàng mà báo là đã giao) nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Thủ đoạn gian dối này của người phạm tội có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội nên hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được lập thành. - Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt ( số tiền mua hàng kém chất lượng của người mua) Theo đó, người bán hàng trong trường hợp trên lừa đảo nhiều người, nhiều lần mà tổng số tiền lừa đảo trên 2.000.000 đồng tùy các mức độ khác nhau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dùng chứng minh thư giả để lừa người mua dâm là lừa đảo chiếm đoạt tài sản
PHẠM CHÂU GIANG (Tòa án Quân chủng Hải quân) - Sau khi nghiên cứu bài viết “Làm chứng minh thư giả cho gái bán dâm để lừa khách mua dâm phạm tội gì” cuả tác giả Đinh Thu Nhanh, tôi cho rằng hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Điều 174 BLHS quy định “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…” Đặc điểm nổi bật của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là thủ đoạn gian dối của người phạm tội. Thủ đoạn chính là phương thức để đạt được mục đích, biểu hiện của thủ đoạn gian dối bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và do người phạm tội lựa chọn sao cho chủ sở hữu tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội. Để lừa được chủ sở hữu tài sản người phạm tội có nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh bộ đội, công an, nhà báo, người nổi tiếng… Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối, người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu thành tội này. Hậu quả của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Trở lại với nội dung bài viết , bằng thủ đoạn đưa chứng minh nhân dân giả cho người mua dâm xem, A đã lừa dối họ để họ tin rằng các cô gái bán dâm là những người mẫu có tên tuổi trong làng giải trí và đồng ý trả giá cao hơn thực tế gấp nhiều lần. Như vậy, hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả ở đây được A đưa ra là nhằm mục đích thu lợi bất chính lớn hơn từ việc môi giới bán dâm nếu so với môi giới gái bán dâm bình thường. Bằng thủ đoạn gian dối đó, A đã chiếm đoạt số tiền lớn của người mua dâm nên đã đủ yếu tố cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mặc dù A có hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả để lừa dối khách mua dâm, hành vi này cũng đã thỏa mãn cấu thành tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” theo Điều 341 BLHS. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì hành vi này chính là thủ đoạn để A chiếm đoạt số tiền lớn của khách mua dâm. Như vậy, hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả là cấu thành tội phạm của tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” nhưng lại nằm trong nội hàm của cấu thành tội phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả bị thu hút vào để thực hiện tội phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên A không phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” như quan điểm thứ hai mà tác giả bài viết đã nêu. Trên đây là quan điểm của cá nhân tôi, mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và độc giả. Theo Tạp chí tòa án
Giả mạo chữ ký trong trường hợp nào sẽ bị xử lý?
Trong cuộc sống, việc giả mạo chữ ký người khác hoặc bị người khác sử dụng chữ ký của mình đã không còn quá xa lạ. Vậy giả mạo chữ ký như thế nào mới được coi là phạm tội? Cùng điểm qua những trường hợp giả mạo chữ ký từ thực tiễn cuộc sống đề có được cái nhìn tổng quát về vấn đề này: 1. Giả mạo chữ ký bố mẹ ký vào Sổ liên lạc Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần giả mạo chữ ký bố mẹ khi còn đi học; và cũng có rất nhiều thắc mắc việc làm thời học sinh đấy có phát sinh trách nhiệm pháp lý không. Thực ra, giả mạo chữ ký chỉ phát sinh trách nhiệm pháp luật khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, tài chính, trong công tác – công vụ… Trường hợp “mà ai cũng gặp một lần trong đời” này sẽ không phát sinh trách nhiệm vì thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng. 2. Giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm Cá nhận có hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 3. Giả mạo chữ ký của người thực hiện hoạt động chứng thực Người nào có hành vi giả mạo chữ ký của người khác thực hiện hoạt động chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP 4. Giả mạo chữ ký trong giao dịch đảm bảo Người nào có hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo về đăng ký giao dịch đảm bảo sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP 5. Giả mạo chữ ký trong công tác – công vụ Cá nhận nào khi thực hiện công tác chuyên môn mà có hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 6. Giả mạo chữ ký người khác để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Đây là trường hợp giả mạo chữ ký phổ biến nhất. Hành vi giả mạo chữ ký được liệt kê là hành vi gian dối dưới góc độ pháp luật nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Giả chữ ký Chủ tịch Đà Nẵng lừa đảo, chiếm đoạt 1,4 tỷ đồng (Theo zing.vn) hay Giả chữ ký cha mẹ, thế chấp đất cho ngân hàng để vay 4 tỷ (Theo zing.vn) Đối với hành vi này, tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến chung thân đối với mức độ của hành vi phạm tội Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lấy lại sổ đỏ khi bị lừa đã ký hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất
Chào Luật sư. Em rất cần luật sư tư vấn và giúp em đưa ra được hướng giải quyết hợp lý ạ. Năm 2017, bố em có bị 1 người làm cùng tên N gạ làm ăn cùng, nhưng bố em không có tiền để làm chung thì ông N nói sẽ đưa bố em đến ông A để thế chấp sổ đỏ vay tiền làm ăn. Nhưng vì nhẹ dạ cả tin người nên bố em đi theo ông N đến gặp ông A để vay tiền. Ông A đã cử bên cty công chứng đại diện làm việc với bố em, ông A đã soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất . Vì chủ quan nên bố em không đọc kỹ và đã ký vào hợp đồng trên. Trên hợp đồng sử dụng đất ghi nhà em trị giá 200.000.000 VNĐ (thời điểm 2017: trị giá nhà em tầm 1.800.000.000 - 2.000.000.000 VNĐ) và đã thanh toán đầy đủ . Khi ký bố em có hỏi sao lại chỉ có 200.000.000 VNĐ thì ông A có nói đó chỉ là hình thức hợp thức hóa hồ sơ để không phải đóng thuế cao. Nhưng từ đó đến nay bố em chưa nhận được số tiền nào, cũng k có biên nhận tiền. Sau khi tìm hiều thì bố em được biết là ông N đã vay tiền ông A trước đó ( trước khi dẫn bố em ký hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất cho ông A). Và mục đích ông N đưa bố em đến ông A là để lừa bố em thế chấp sổ đỏ để ông N làm tin với ông A. Số tiền ông N vay ông A đến nay đã gần 3.000.000.000 VNĐ. Bố em đến nay liên lạc với ông A về việc tự ý chuyển tên sổ đỏ nhà em, thì ông A nói không biết bố em là ai. ông A chỉ làm việc với ông N, khi nào ông N trả hết số tiền đã nợ thì mới trả sổ đỏ cho nhà em. Còn nếu như ông N không trả được tiền thì ông A có quyền đuồi bố em ra khỏi nhà bất kể lúc nào. Em rất mong các luật sư tư vấn giúp nhà em , để nhà em có đi được đúng hướng gỡ được rắc rối này ạ.
Giả vờ mua xe, chạy thử rồi chạy mất, lừa đảo hay cướp giật tài sản?
Khi xem thông tin qua mạng Internet, Nguyễn Đình S (SN 1990) biết được anh Trần Thế H đang có nhu cầu bán chiếc xe máy Honda SH với giá 60 triệu đồng nên nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe này. S gọi điện cho anh H vờ thỏa thuận giá cả và đề nghị được xem xe nhằm tìm cơ hội chiếm đoạt. Do tin tưởng S mua xe thật nên anh H hẹn gặp trực tiếp để trao đổi. S đi xe buýt đến điểm hẹn gặp anh H. Sau khi kiểm tra xe, S đề nghị được chạy thử với ý định sẽ lấy xe chạy đi luôn. Tuy nhiên, khi đi thử, anh H vẫn ngồi trên xe nên S không thực hiện được ý định. S tiếp tục đề nghị chở anh H đến ngân hàng rút tiền nhằm tìm cơ hội khác để chiếm đoạt. Trên đường đi, anh H bảo S ghé vào phòng công chứng để công chứng Giấy chứng minh nhân dân thì S đồng ý. Đến trước cửa phòng công chứng, S điều khiển xe lên vỉa hè thì xe bị trượt bánh do dốc vỉa hè cao. S bảo anh H đứng xuống đường để lái xe lên vỉa hè dễ dàng hơn. Sau đó, Nguyễn Đình S lập tức tăng ga phóng xe của anh H tẩu thoát. Như vậy, theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 thì S đã phạm tội gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Công nhiên chiếm đoạt tài sản? Cướp giật tài sản?
Giả mạo chữ ký có phải là tội phạm?
>>> Nhận diện chữ ký giả >>> Học cách nhận dạng chữ ký giả mạo! Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý được quy định trong Bộ luật hình sự. Hiện tượng giả mạo chữ ký diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, người giả mạo chữ ký thì luôn có mục đích nhất định. Vậy với hành vi giả mạo chữ ký của người khác thì có bị coi là tội phạm hay không? I. Xử phạt hành chính - Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực: 1 – 3 triệu đồng - Trong đăng ký giao dịch bảo đảm: giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng - Giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm: 10 – 15 triệu đồng - Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền: 3 – 5 triệu đồng II. Trách nhiệm hình sự 1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nếu người giả mạo chữ ký thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản: + Từ 2 triệu đồng trở lên + Dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ Tùy theo giá trị tài sản mà người phạm tội sẽ phải chịu cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến tù chung thân. 2. Tội giả mạo trong công tác Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn, thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm. Cần phải lưu ý một điểm ở đây là người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn đồng thời hành vi thực nhằm mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân thì mới đủ yếu tố cấu thành tội này. Vậy với hành vi giả mạo chữ ký thì tùy theo mức độ và mục đích của người thực hiện mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự với hành vi đó. Căn cứ: - Nghị định 110/2013/NĐ-CP - Nghị định 131/2013/NĐ-CP - Nghị định 41/2018/NĐ-CP - Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Bị lừa đảo qua mạng, cần làm gì?
Chắc hẳn không ít trong số chúng ta đã nhận được các tin nhắn thông qua facebook, zalo,.. dạng như: nạp mã số thẻ cào điện thoại để làm thủ tục nhận thưởng xe SH; đặt mua các sản phẩm trên mạng nhưng hàng nhận được lại là sản phẩm kém chất lượng, hoặc các sản phẩm không như hóa đơn; hay để được nhận một món quà giá trị ngàn đô thì phải gửi phí trước…v..v… Vậy trong những trường hợp như trên, bạn cần làm gì để bảo vệ lợi ích của bản thân? Hầu hết trò lừa đều liên quan đến thẻ cào điện thoại của các nhà mạng di động. Do đó, theo khuyến cáo của các nhà mạng, khi nhận bất kỳ thông tin nào liên quan, người dùng nên chủ động gọi hỏi tổng đài. Hoặc có thể hỏi trực tiếp các công ty cung cấp dịch vụ để biết chính xác nội dung khuyến mãi, trúng thưởng có phải lừa đảo hay không. Riêng với kiểu lừa nhờ mua thẻ cào bằng tài khoản Facebook bị đánh cắp, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng phải hết sức cảnh giác khi nhận bất kỳ lời nhờ vả nào từ người thân. Tốt nhất người dùng nên chủ động gọi điện thoại trực tiếp với người đã gửi tin nhắn cho mình để kiểm tra. Đặc biệt đối với các vụ lừa đảo mua hàng qua mạng với giá trị lớn , bạn cần chú ý những điểm sau: Trước hết, Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:” Nếu giá trị tài sản thông qua giao dịch là 2.000.000 đồng trở lên thì hành vi lừa đảo của người bán sẽ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể trình báo ra cơ quan công an nơi bạn cư trú để họ giải quyết quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, bạn phải có đủ bằng chứng chứng minh việc mua bán giữa hai bên: hóa đơn chuyển khoản qua ngân hàng, ảnh, tin nhắn qua facebook hoặc tin nhắn qua điện thoại… Ngoài ra, trong trường hợp trên, bản chất của hành vi mua hàng qua mang là giao dịch dân sự nên khi bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận thì bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn tức là người bán hàng đang cư trú. Nếu bạn không biết người bán hàng hiện đang cư trú ở đâu bạn có thể yêu cầu tòa án nơi bạn cư trú để giải quyết. Đồng thời, Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định: “5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.” Do đó, khi khởi kiện bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những chứng cứ chứng minh ban đầu như giấy tờ việc chuyển khoản, biên lai của người bán chụp lại, biên nhận từ nhân viên chuyển bưu điện…để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Sau 5 ngày kể từ ngày nhận đơn, tòa xem xét đơn kiện nếu đủ căn cứ và đúng thẩm quyền tòa án sẽ ra quyết định thụ lí. Nếu không đủ căn cứ hoặc không đúng thẩm quyền thì tòa sẽ trả lại đơn kiện. Tuy nhiên, việc kiện ra Tòa rất ít khả quan, bạn nên báo cho cơ quan công an nơi bạn cư trú, để cơ quan công an sẽ điều tra bằng các biện pháp nghiệp vụ, sau đó sẽ khởi tố kẻ phạm tội, từ đó hồ sơ được chuyển qua Tòa để giải quyết.
Làm gì để đảm bảo quyền lợi khi "lỡ" tham gia Thiên Ngọc Minh Uy
Công ty đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy được đưa vào diện cần thanh tra cách đây nhiều tháng, và tới ngày hôm nay (25/4). Bộ Công thương đã chính thức có kết luận thanh tra thông qua Kết luận kiểm tra số 343/KL-BCT. 1. Kết luận thanh tra và xử phạt - Kết luận của Cục quản lý cạnh tranh đã ra quyết định xử phạt Thiên Ngọc Minh Uy số tiền 140.000.000 với các sai phạm như sau: + Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp mà không đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 24, Nghị định 42/2014/NĐ-CP. + Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định pháp luật vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20, Nghị định 42/2014/NĐ-CP. + Duy trì nhiều hơn một mã số kinh doanh đa cấp đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định tại điểm p khoản 1 Điều 5, Nghị định 42/2014/NĐ-CP. - Ngoài ra, Cục Quản lý thị trường cũng đã tiến hành xử phạt Thiên Ngọc Minh Uy 75 triệu đồng với 02 hành vi: + Không thông báo với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp sau khi sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và + Kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa. 2. Quyền lợi của người bán hàng đa cấp bị đe dọa? Một ngày trước khi có kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, TNMU đã gửi đơn xin rút giấy phép kinh doanh đa cấp. Với hàng loạt sai phạm của doanh nghiệp này, thông tin xin rút giấy phép khiến nhiều người có liên quan đến hoạt đông kinh doanh đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy cảm thấy hoang mang, với những nỗi lo sẽ phải mất đi tiền tỉ. Điều này là đương nhiên, nhưng tôi cũng có đôi lời chia sẻ dựa trên các quy định của pháp luật, các bạn có thể tham khảo để bảo vệ quyền lợi của mình nếu có liên quan đến TNMU. 1. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 42/2014/NĐ-CP, khi doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chấm dứt hoạt động thì phải đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp (ở đây cụ thể là quyền lợi về tài chính,) 2. Theo quy định trên, thì bằng năng lực tài chính của mình TNMU buộc phải đảm bảo nghĩa vụ tài chính. Nhiều người thắc mắc, vậy “họ” không trả tiền, không đảm bảo quyền lợi của người bán hàng đa cấp thì sao? Cũng đừng quá lo lắng, vì giả sử như TNMU có “chây lì” hoặc có những hành vi gian dối đối với người tham gia chuỗi hoạt động đa cấp thì vẫn còn cách khác để các bạn đòi lại quyền lợi. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 42/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải tiến hành ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ và số tiền này không được thấp hơn 05 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại nơi TNMU đặt trụ sở. Số tiền này sẽ được dùng để giải quyết quyền lợi cho người bán hàng đa cấp trong chuỗi của TNMU. Cho nên mọi người có ai tham gia bán hàng đa cấp ở TNMU thì cũng không cần quá lo lắng. 3. Những vấn đề trong môi trường pháp lý của hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam Thực tế cho thấy các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam từ trước đến nay chưa phát huy hiệu quả và bộc lộ nhiều kẻ hở dẫn đến các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp và dẫn đến nhiều biến tướng thành hoạt động đa cấp bất chính. Đơn cử như: - Hiện nay, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ báo cáo hoạt động lên sở Sở Công Thương 06 tháng/lần nơi đăng ký (không phải là nơi hoạt động) dẫn đến tình trạng các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp tại địa bàn của mình. - Chế tài xử phạt còn quá nhẹ (cao nhất chỉ 200 triệu đồng), dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận bị phạt để thu về những khoản lợi hơn gấp nhiều lần. - Chỉ có Cục quản lý cạnh tranh mới có thẩm quyền xử phạt doanh nghiệp bán hàng đa cấp về các hoạt động kinh doanh đa cấp, dẫn đến việc nếu phát hiện vi phạm thì thật khó để xử lý tức thời. Chính vì vậy, khi phát hiện sai phạm kinh doanh đa cấp bất chính thì thời gian tiến hành thanh tra, xử lý cũng rất lâu. (TNMU là một ví dụ, hơn 3 tháng sau khi ra quyết định thanh tra mới có kết quả). Ngoài ra, hoạt động đa cấp bất chính rất dễ biến tướng thành các hành vi phạm tội hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 1999. Và trong thực tế thì TNMU cũng đang bị điều tra hình sự khi Bộ Công Thương vừa chuyển hồ sơ sang cho Bộ Công An để tiến hành điều tra. Nếu thật sự có dấu hiệu của tội phạm hình sự, có lẽ thiệt hại danh cho người tham gia bán hàng đa cấp khó mà bù đắp bằng số tiền ký quỹ được.