Khoảng 19h ngày 18/9/2012, sau khi uống rượu, Nguyễn Văn M chở Nguyễn Thanh T ra về, do không quan sát cẩn thận nên xe máy mà M điều khiển đã đụng vào ông Trần Văn B đang đi bộ từ lề trái sang lề phải theo hướng đi của M làm ông B té ngã xuống đường, còn M thì bỏ trốn. Cùng lúc đó, anh Trương Văn G điều khiển xe máy đang lưu thông cùng chiều với M vừa chạy đến không kịp xử lý nên tiếp tục đụng vào người ông B, anh G cũng bị té ngã. Tại bản giám định Pháp y tử thi của phòng giám định pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh kết luận: Ông B tử vong do gãy xương sườn, gãy đốt sống cổ và dập hai phổi. Bản kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh kết luận: Nguyễn Văn M có nồng độ cồn trong máu là 188mg/100ml máu. Vậy, giữa Nguyễn Văn M và Trương Văn G ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự? Để làm rõ vấn đề trên, cần phân tích các mặt cấu thành tội phạm 1. Mặt khách quan: - Hành vi phạm tội: + M không quan sát cẩn thận nên đụng vào ông B đang đi bộ và M điều khiển xe bỏ trốn + G không xử lý kịp nên tiếp tục đụng xe vào người ông B - Hậu quả gây ra: Ông B chết - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra: M đụng vào ông B làm ông té ngã nhưng lại bỏ trốn không giải quyết và làm anh G không xử lý kịp tiếp tục đụng vào ông B, hậu quả là ông B tử vong. 2. Mặt chủ quan: - Lỗi của M + Điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn trong máu là 188mg/100ml máu trong khi đó nồng độ cồn cho phép không được vượt quá 50mg/100ml máu (Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008) + Sau khi đụng trúng ông B, M điều khiển phương tiện giao thông bỏ trốn. Lỗi của M được làm rõ ở đây là M biết và buộc phải biết điều khiển mô tô khi nồng độ cồn trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho mọi người cũng như bản thân nhưng vẫn lái xe. Mặt khác, sau khi có hành vi phạm tội, M đã không kịp thời cứu giúp nạn nhân mà lại điều khiển xe mô tô bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm. M có thể thấy trước hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn để mặc nó xảy ra. - Lỗi của G Không giữ khoảng cách an toàn với xe trước hoặc chạy quá nhanh cho nên không kịp xử lý dẫn đến việc tông vào ông B đang nằm đó. Xâm hại đến an toàn, sự hoạt động bình thường của các loại phương tiện giao thông đường bộ. 3. Chủ thể: là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009, M và G phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội 4. Khách thể: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi phạm tội xâm hại tới. - Tính mạng, sức khỏe của người khác => Tính mạng của ông B - Trật tự, an toàn và sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ. Tội danh và hình phạt - Tội của M: Theo điểm a khoản 2 Điều 102 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009: Vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm nhưng không cứu giúp thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Điểm b, c khoản 2 Điều 202: Phạm tội một trong hai trường hợp: say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trong khi đó, M phạm tội trong cả hai trường hợp khi say rượu và bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. - Tội của G: Theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009: Vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Khoản 1 Điều 202: G điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe của ông B thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Khoảng 19h ngày 18/9/2012, sau khi uống rượu, Nguyễn Văn M chở Nguyễn Thanh T ra về, do không quan sát cẩn thận nên xe máy mà M điều khiển đã đụng vào ông Trần Văn B đang đi bộ từ lề trái sang lề phải theo hướng đi của M làm ông B té ngã xuống đường, còn M thì bỏ trốn. Cùng lúc đó, anh Trương Văn G điều khiển xe máy đang lưu thông cùng chiều với M vừa chạy đến không kịp xử lý nên tiếp tục đụng vào người ông B, anh G cũng bị té ngã. Tại bản giám định Pháp y tử thi của phòng giám định pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh kết luận: Ông B tử vong do gãy xương sườn, gãy đốt sống cổ và dập hai phổi. Bản kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh kết luận: Nguyễn Văn M có nồng độ cồn trong máu là 188mg/100ml máu. Vậy, giữa Nguyễn Văn M và Trương Văn G ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự? Để làm rõ vấn đề trên, cần phân tích các mặt cấu thành tội phạm 1. Mặt khách quan: - Hành vi phạm tội: + M không quan sát cẩn thận nên đụng vào ông B đang đi bộ và M điều khiển xe bỏ trốn + G không xử lý kịp nên tiếp tục đụng xe vào người ông B - Hậu quả gây ra: Ông B chết - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra: M đụng vào ông B làm ông té ngã nhưng lại bỏ trốn không giải quyết và làm anh G không xử lý kịp tiếp tục đụng vào ông B, hậu quả là ông B tử vong. 2. Mặt chủ quan: - Lỗi của M + Điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn trong máu là 188mg/100ml máu trong khi đó nồng độ cồn cho phép không được vượt quá 50mg/100ml máu (Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008) + Sau khi đụng trúng ông B, M điều khiển phương tiện giao thông bỏ trốn. Lỗi của M được làm rõ ở đây là M biết và buộc phải biết điều khiển mô tô khi nồng độ cồn trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho mọi người cũng như bản thân nhưng vẫn lái xe. Mặt khác, sau khi có hành vi phạm tội, M đã không kịp thời cứu giúp nạn nhân mà lại điều khiển xe mô tô bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm. M có thể thấy trước hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn để mặc nó xảy ra. - Lỗi của G Không giữ khoảng cách an toàn với xe trước hoặc chạy quá nhanh cho nên không kịp xử lý dẫn đến việc tông vào ông B đang nằm đó. Xâm hại đến an toàn, sự hoạt động bình thường của các loại phương tiện giao thông đường bộ. 3. Chủ thể: là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009, M và G phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội 4. Khách thể: Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi phạm tội xâm hại tới. - Tính mạng, sức khỏe của người khác => Tính mạng của ông B - Trật tự, an toàn và sự hoạt động bình thường của các phương tiện giao thông đường bộ. Tội danh và hình phạt - Tội của M: Theo điểm a khoản 2 Điều 102 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009: Vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm nhưng không cứu giúp thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Điểm b, c khoản 2 Điều 202: Phạm tội một trong hai trường hợp: say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trong khi đó, M phạm tội trong cả hai trường hợp khi say rượu và bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. - Tội của G: Theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi 2009: Vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Khoản 1 Điều 202: G điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe của ông B thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.