Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không?
Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), là một trong bốn ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam và có chi nhánh trên khắp cả nước. Vậy ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 ngân hàng Agribank có làm việc không? Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không? Hiện nay ngân hàng Agribank mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu,không hoạt động vào Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước. Thời gian làm việc của Agribank: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00. Buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00. Agribank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Theo Điều 1, Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định: - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp) là ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. - Ngân hàng Nông nghiệp có: + Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; + Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Viết tắt là: NHNo & PTNT Việt Nam + Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; Gọi tắt là: Agribank; Viết tắt là: VBARD + Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 844.8.313710 Fax: 844.8.313730 + Điều lệ về tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành; + Vốn điều lệ: 2.270.000.000.000 đồng (Hai nghìn hai trăm bảy mươi tỷ đồng); + Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; + Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theo quy định của pháp luật. Như vậy, ngân hàng Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) là ngân hàng thương mại nhà nước. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Agribank thế nào? Theo Điều 17 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp bao gồm:. - Trụ sở chính. - Sở giao dịch, các chi nhánh phụ thuộc (gọi là chi nhánh cấp 1), văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc. Trong đó: + Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. + Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp (chi nhánh cấp 1). - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 1 (gọi là chi nhánh cấp 2): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 1, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 1 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 1. - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 2 (gọi là chi nhánh cấp 3): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 2, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 2 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 2 - Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3. Như vậy, hệ thống tổ chức của ngân hàng Agribank bao gồm trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc, chi nhánh cấp 2), chi nhánh cấp 3 và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3.
Thông báo 577: Hà Nội ra chỉ đạo mới, bỏ yêu cầu xuất trình lịch trực, lịch làm việc khi ra đường
Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã ban hành Công văn 2562/UBND-KT về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tiễn và tiếp thu ý kiến phản hồi từ người dân, doanh nghiệp, UBND thành phố đã ra thông báo mới điều chỉnh lại nội dung tại Công văn này. Cụ thể, tại Công văn 2562, ngoài việc phải mang theo giấy đi đường, người dân còn phải xuất trình kèm theo Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Nay, tại Thông báo 577/TB-UBND ngày 10/8/2021 về việc triển khai các chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn 2562/UBND-KT, UBND thành phố đã bỏ quy định nêu trên, tức không còn yêu cầu xuất trình những loại giấy tờ như lịch trực, lịch làm việc. Trước đó, tối 9/8, trước hiện tượng ùn ứ, tập trung đông người tại một số chốt kiểm soát giấy đi đường, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết thành phố sẽ điều chỉnh, song tiếp tục siết chặt quản lý để "bảo đảm xác nhận và sử dụng giấy đi đường đúng mục đích, đúng đối tượng". Ngoài ra, Thông báo 577 còn nêu một số nội dung quan trọng như: - Đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn Thành phố; Cơ quan ngoại giao, Tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thuộc Thành phố: Người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch (như đã nêu tại Mục 2 và Mục 3 Công văn 2562/UBND-KT ngày 07/8/2021). - Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố đã nêu tại Mục 5 của Công văn 2562/UBND-KT ngày 07/8/2021: Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch. Tải Thông báo 577/UBND-KT tại file đính kèm.
Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không?
Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), là một trong bốn ngân hàng quốc doanh tại Việt Nam và có chi nhánh trên khắp cả nước. Vậy ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 ngân hàng Agribank có làm việc không? Ngân hàng Agribank làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Thứ 7 Agribank có làm việc không? Hiện nay ngân hàng Agribank mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu,không hoạt động vào Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước. Thời gian làm việc của Agribank: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00. Buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00. Agribank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Theo Điều 1, Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định: - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp) là ngân hàng thương mại nhà nước, được thành lập theo Quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nông nghiệp thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. - Ngân hàng Nông nghiệp có: + Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; + Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Viết tắt là: NHNo & PTNT Việt Nam + Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; Gọi tắt là: Agribank; Viết tắt là: VBARD + Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Phố Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 844.8.313710 Fax: 844.8.313730 + Điều lệ về tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành; + Vốn điều lệ: 2.270.000.000.000 đồng (Hai nghìn hai trăm bảy mươi tỷ đồng); + Con dấu riêng, tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; + Bảng tổng kết tài sản, các quỹ theo quy định của pháp luật. Như vậy, ngân hàng Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) là ngân hàng thương mại nhà nước. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Agribank thế nào? Theo Điều 17 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-HĐQT-NHNN ngày 03/6/2002 quy định hệ thống tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp bao gồm:. - Trụ sở chính. - Sở giao dịch, các chi nhánh phụ thuộc (gọi là chi nhánh cấp 1), văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc. Trong đó: + Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và một số chức năng có liên quan đến các chi nhánh theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. + Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp (chi nhánh cấp 1). - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 1 (gọi là chi nhánh cấp 2): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 1, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 1 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 1. - Các chi nhánh phụ thuộc chi nhánh cấp 2 (gọi là chi nhánh cấp 3): là đơn vị phụ thuộc của chi nhánh cấp 2, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của chi nhánh cấp 2 theo uỷ quyền của chi nhánh cấp 2 - Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3. Như vậy, hệ thống tổ chức của ngân hàng Agribank bao gồm trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, công ty trực thuộc, chi nhánh cấp 2), chi nhánh cấp 3 và các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3.
Thông báo 577: Hà Nội ra chỉ đạo mới, bỏ yêu cầu xuất trình lịch trực, lịch làm việc khi ra đường
Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã ban hành Công văn 2562/UBND-KT về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tiễn và tiếp thu ý kiến phản hồi từ người dân, doanh nghiệp, UBND thành phố đã ra thông báo mới điều chỉnh lại nội dung tại Công văn này. Cụ thể, tại Công văn 2562, ngoài việc phải mang theo giấy đi đường, người dân còn phải xuất trình kèm theo Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Nay, tại Thông báo 577/TB-UBND ngày 10/8/2021 về việc triển khai các chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn 2562/UBND-KT, UBND thành phố đã bỏ quy định nêu trên, tức không còn yêu cầu xuất trình những loại giấy tờ như lịch trực, lịch làm việc. Trước đó, tối 9/8, trước hiện tượng ùn ứ, tập trung đông người tại một số chốt kiểm soát giấy đi đường, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết thành phố sẽ điều chỉnh, song tiếp tục siết chặt quản lý để "bảo đảm xác nhận và sử dụng giấy đi đường đúng mục đích, đúng đối tượng". Ngoài ra, Thông báo 577 còn nêu một số nội dung quan trọng như: - Đối với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội Trung ương trên địa bàn Thành phố; Cơ quan ngoại giao, Tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố; các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thuộc Thành phố: Người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch (như đã nêu tại Mục 2 và Mục 3 Công văn 2562/UBND-KT ngày 07/8/2021). - Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty; doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động trên địa bàn thành phố đã nêu tại Mục 5 của Công văn 2562/UBND-KT ngày 07/8/2021: Thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động và chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu, quy định về phòng chống dịch. Tải Thông báo 577/UBND-KT tại file đính kèm.