Bộ Công an trả lời về mức xử phạt làm giả lệnh truy nã đăng lên MXH để đòi nợ
Dạo gần đây, xuất hiện thủ đoạn làm giả lệnh truy nã và đăng lên trên các trang mạng xã hội để đòi nợ. hành vi này không những làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác mà còn vi phạm pháp luật. Bộ Công an trả lời như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi này của các đối tượng? Theo thông tin trên Cổng TTĐT Bộ Công an, người dân phản ánh về việc bạn của mình vay tiền nhưng trả muộn so với thời hạn giao hẹn, chủ nợ thấy vậy đã đăng tải hình ảnh cá nhân của con nợ lên mạng xã hội làm giả lệnh truy nã. Như vậy, đối với hành vi này, theo quy định pháp luật thì chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an có câu trả lời về vấn đề trên như sau: Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý... Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”. Mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo về quyền hình ảnh của cá nhân như trên, nhưng cũng tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có 02 trường hợp được sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm: - Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. - Sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng: Hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội để nhằm mục đích bôi nhọ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, danh dự cá nhân của người vay, từ đó tạo sức ép để người vay tiền phải trả nợ. Hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi này gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý như sau: Thứ nhất, trường hợp hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng thì người vi phạm bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: “... Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Thứ hai, trường hợp hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 hoặc Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, quy định cụ thể như sau: - Tội làm nhục người khác: Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. - Tội vu khống: Căn cứ Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Như vậy, trong trường hợp này, nạn nhân có thể làm đơn trình báo đến lực lượng chức năng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Theo Cổng TTĐT Bộ Công an Tham khảo: Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định truy nã? Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về thẩm quyền ra quyết định truy nã như sau: - Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây: + Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả; + Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. - Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; Bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Bố em có còn lệnh truy nã không?
Dạ. Kinh mong luật sư có thể tư vấn giúp e để gỡ rối trong thời gian này ạ. Bố mẹ em có làm hụi và bị đổ nợ nên có bị thưa kiện và mẹ e đã đứng ra chịu hết và lãnh án cũng như thi hành án đã xong. Tuy nhiên thời gian trước khi mẹ em bị bắt thì bố mẹ em đều bỏ trốn và đều có lệnh truy nã. Sau thời gian mẹ e thi hành án thì bà có nhận tất cả tội về bà . Và xin làm hồ sơ huỷ lệnh truy nã của Bố em. Để ông có thể trở về mà sinh sống . Bên cạnh đó còn được bên thưa kiện xin rút đơn kiện bố em nữa ạ. Nhưng sau 20 năm. Thì có 1 chú công an gần nhà. Nói vs bố em là ông vẫn còn án tình và lệnh truy nã của ông vẫn còn. Luật sư có thể cho em. Bít với trường hợp của bố e. Vậy ông có còn án hay ko ?? Và e muốn làm lại cccd cho ông có đc ko ?? Vì hộ Khẩu nhà của ông ngày xưa đã bị công an tịch thu rồi ạ?? E chân thành cám ơn.
Lệnh truy nã có hiệu lực bao lâu?
Thời hạn của lệnh truy nã - Ảnh minh họa Nhiều câu chuyện kể rằng có người đã phạm tội từ 30, 40 năm trước, đã ổn định cuộc sống mới nhưng bỗng một ngày lại bị công an đến bắt, hay có người vì quá lâu không bị ai bắt nên trở thành vô tội. Vấn đề này có liên quan gì đến hiệu lực của việc truy nã hay không? Mời các bạn tham khảo bài viết. 1. Truy nã là gì, khi nào bị truy nã Truy nã là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy tìm, bắt giữ những bị can, bị cáo, phạm nhân đang bỏ trốn hoặc không ai biết được tung tích của họ đang ở đâu. Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: “Điều 231. Truy nã bị can 1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.” Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, những đối tượng sẽ bị truy nã là: 1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. 2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn. 3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn. 4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn. 5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn. Quyết định truy nã những người này sẽ được ra khi: - Đủ căn cứ xác định những đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả - Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. (Điều 4 Thông tư trên) Đặc biệt, ngay cả trong giai đoạn điều tra, tức chưa bị khởi tố, cơ quan điều tra vẫn có thể ra quyết định truy nã. (Điều 8 Thông tư 13) 2. Truy nã và việc truy cứu trách nhiệm hình sự Trong những tình huống nêu ra ở đầu bài, việc một người bị bắt sau một khoảng thời gian lẩn trốn không hoàn toàn phụ thuộc vào lệnh truy nã mà quan trọng nhất là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật hình sự quy định về thời hiệu truy cứu như sau: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” (Khoản 1 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015) Điều này có nghĩa, nếu một người phạm tội mà quá một thời hạn nhất định vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ sẽ không còn bị truy cứu nữa. Trường hợp nêu ở đầu bài, người phạm tội không còn bị truy cứu nữa vì đã hết thời hạn để truy cứu tội họ đã thực hiện, cụ thể: “2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” (Khoản 2 Điều 27 BLHS) Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà thời hiệu truy cứu sẽ dài hơn, Điều 28 BLHS còn quy định thêm một số tội sẽ bị truy cứu đến khi người đó chết mà không tính thời hiệu. Tuy nhiên có một trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 3 Điều 27: “Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.” Trong trường hợp này, chúng ta sẽ nhìn vào ví dụ minh họa cụ thể: A phạm tội ít nghiêm trọng vào ngày 1/1/2015 => thời hiệu truy cứ đối với hành vi này là từ 1/1/2015 đến 1/1/2020. TH1: Nếu trong thời gian này, ví lý do nào đó mà A không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì sau ngày 1/1/2020 A được coi là không có tội, không bị truy cứu nữa. TH2: Nếu trong thời gian này, giả sử vào ngày 1/1/2017, công an đang điều tra hành vi của A, mặc dù thời hiệu truy cứu của A chỉ còn 3 năm nhưng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định Truy nã A thì phải đến khi A ra đầu thú hoặc bị bắt giữ, thời hiệu 5 năm mới được tính lại từ đầu (coi như ngày đầu thú hoặc bị bắt giữ là ngày phạm tội). Qua đó có thể giải thích trường hợp một người dù đã phạm tội hàng chục năm trước mà vẫn bị bắt có thể do tội của họ là những tội không tính thời hiệu truy cứu hoặc do họ đang có lệnh truy nã. Như vậy , có thể hiểu rằng lệnh truy nã không có thời hạn hiệu lực, chỉ khi nào người phạm tội ra đầu thú, bị bắt hoặc chết thì lệnh truy nã mới hết hiệu lực.
Bộ Công an trả lời về mức xử phạt làm giả lệnh truy nã đăng lên MXH để đòi nợ
Dạo gần đây, xuất hiện thủ đoạn làm giả lệnh truy nã và đăng lên trên các trang mạng xã hội để đòi nợ. hành vi này không những làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người khác mà còn vi phạm pháp luật. Bộ Công an trả lời như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi này của các đối tượng? Theo thông tin trên Cổng TTĐT Bộ Công an, người dân phản ánh về việc bạn của mình vay tiền nhưng trả muộn so với thời hạn giao hẹn, chủ nợ thấy vậy đã đăng tải hình ảnh cá nhân của con nợ lên mạng xã hội làm giả lệnh truy nã. Như vậy, đối với hành vi này, theo quy định pháp luật thì chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an có câu trả lời về vấn đề trên như sau: Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý... Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”. Mặc dù pháp luật ghi nhận và bảo về quyền hình ảnh của cá nhân như trên, nhưng cũng tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, có 02 trường hợp được sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện theo pháp luật, gồm: - Sử dụng hình ảnh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. - Sử dụng hình ảnh từ các hoạt động công cộng: Hội nghị, hội thảo, thi đấu thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Việc chủ nợ làm giả lệnh truy nã, đăng tải hình ảnh cá nhân của người vay tiền lên mạng xã hội để nhằm mục đích bôi nhọ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, danh dự cá nhân của người vay, từ đó tạo sức ép để người vay tiền phải trả nợ. Hành vi này đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi này gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý như sau: Thứ nhất, trường hợp hành vi này gây hậu quả không nghiêm trọng thì người vi phạm bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: “... Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Thứ hai, trường hợp hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 hoặc Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, quy định cụ thể như sau: - Tội làm nhục người khác: Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm. - Tội vu khống: Căn cứ Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; + Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Như vậy, trong trường hợp này, nạn nhân có thể làm đơn trình báo đến lực lượng chức năng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Theo Cổng TTĐT Bộ Công an Tham khảo: Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định truy nã? Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về thẩm quyền ra quyết định truy nã như sau: - Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây: + Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả; + Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. - Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu mà trước đó Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; Bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Bố em có còn lệnh truy nã không?
Dạ. Kinh mong luật sư có thể tư vấn giúp e để gỡ rối trong thời gian này ạ. Bố mẹ em có làm hụi và bị đổ nợ nên có bị thưa kiện và mẹ e đã đứng ra chịu hết và lãnh án cũng như thi hành án đã xong. Tuy nhiên thời gian trước khi mẹ em bị bắt thì bố mẹ em đều bỏ trốn và đều có lệnh truy nã. Sau thời gian mẹ e thi hành án thì bà có nhận tất cả tội về bà . Và xin làm hồ sơ huỷ lệnh truy nã của Bố em. Để ông có thể trở về mà sinh sống . Bên cạnh đó còn được bên thưa kiện xin rút đơn kiện bố em nữa ạ. Nhưng sau 20 năm. Thì có 1 chú công an gần nhà. Nói vs bố em là ông vẫn còn án tình và lệnh truy nã của ông vẫn còn. Luật sư có thể cho em. Bít với trường hợp của bố e. Vậy ông có còn án hay ko ?? Và e muốn làm lại cccd cho ông có đc ko ?? Vì hộ Khẩu nhà của ông ngày xưa đã bị công an tịch thu rồi ạ?? E chân thành cám ơn.
Lệnh truy nã có hiệu lực bao lâu?
Thời hạn của lệnh truy nã - Ảnh minh họa Nhiều câu chuyện kể rằng có người đã phạm tội từ 30, 40 năm trước, đã ổn định cuộc sống mới nhưng bỗng một ngày lại bị công an đến bắt, hay có người vì quá lâu không bị ai bắt nên trở thành vô tội. Vấn đề này có liên quan gì đến hiệu lực của việc truy nã hay không? Mời các bạn tham khảo bài viết. 1. Truy nã là gì, khi nào bị truy nã Truy nã là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy tìm, bắt giữ những bị can, bị cáo, phạm nhân đang bỏ trốn hoặc không ai biết được tung tích của họ đang ở đâu. Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định: “Điều 231. Truy nã bị can 1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.” Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC, những đối tượng sẽ bị truy nã là: 1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. 2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn. 3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn. 4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn. 5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn. Quyết định truy nã những người này sẽ được ra khi: - Đủ căn cứ xác định những đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả - Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn. (Điều 4 Thông tư trên) Đặc biệt, ngay cả trong giai đoạn điều tra, tức chưa bị khởi tố, cơ quan điều tra vẫn có thể ra quyết định truy nã. (Điều 8 Thông tư 13) 2. Truy nã và việc truy cứu trách nhiệm hình sự Trong những tình huống nêu ra ở đầu bài, việc một người bị bắt sau một khoảng thời gian lẩn trốn không hoàn toàn phụ thuộc vào lệnh truy nã mà quan trọng nhất là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội, pháp luật hình sự quy định về thời hiệu truy cứu như sau: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” (Khoản 1 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015) Điều này có nghĩa, nếu một người phạm tội mà quá một thời hạn nhất định vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ sẽ không còn bị truy cứu nữa. Trường hợp nêu ở đầu bài, người phạm tội không còn bị truy cứu nữa vì đã hết thời hạn để truy cứu tội họ đã thực hiện, cụ thể: “2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” (Khoản 2 Điều 27 BLHS) Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà thời hiệu truy cứu sẽ dài hơn, Điều 28 BLHS còn quy định thêm một số tội sẽ bị truy cứu đến khi người đó chết mà không tính thời hiệu. Tuy nhiên có một trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 3 Điều 27: “Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.” Trong trường hợp này, chúng ta sẽ nhìn vào ví dụ minh họa cụ thể: A phạm tội ít nghiêm trọng vào ngày 1/1/2015 => thời hiệu truy cứ đối với hành vi này là từ 1/1/2015 đến 1/1/2020. TH1: Nếu trong thời gian này, ví lý do nào đó mà A không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì sau ngày 1/1/2020 A được coi là không có tội, không bị truy cứu nữa. TH2: Nếu trong thời gian này, giả sử vào ngày 1/1/2017, công an đang điều tra hành vi của A, mặc dù thời hiệu truy cứu của A chỉ còn 3 năm nhưng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định Truy nã A thì phải đến khi A ra đầu thú hoặc bị bắt giữ, thời hiệu 5 năm mới được tính lại từ đầu (coi như ngày đầu thú hoặc bị bắt giữ là ngày phạm tội). Qua đó có thể giải thích trường hợp một người dù đã phạm tội hàng chục năm trước mà vẫn bị bắt có thể do tội của họ là những tội không tính thời hiệu truy cứu hoặc do họ đang có lệnh truy nã. Như vậy , có thể hiểu rằng lệnh truy nã không có thời hạn hiệu lực, chỉ khi nào người phạm tội ra đầu thú, bị bắt hoặc chết thì lệnh truy nã mới hết hiệu lực.