Chương trình lễ hội Trung thu 2024 cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ
Ngày 12/9/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn 4251/BLĐTBXH-CTE bổ sung Công văn 3099/BLĐTBXH-CTE về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024. Qua đó, Bộ yêu cầu chương trình, hoạt động, sự kiện, lễ hội Trung thu cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ. Chương trình lễ hội Trung thu 2024 cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ Qua Công văn 4251/BLĐTBXH-CTE năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố một số nội dung bổ sung trong chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức Tết Trung thu năm 2024, như sau: - Quan tâm, chăm lo tổ chức các hoạt động Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu một cách phù hợp trên cơ sở bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thực chất, không phô trương, hình thức, đặc biệt ở những nơi bị ảnh hưởng của bão số 3 và lũ lụt, thiên tai sau bão; tuyệt đối không tổ chức sự kiện tập trung đông trẻ em và đông người, không an toàn tại nơi tổ chức sự kiện và trên đường di chuyển do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt; thay vào đó có thể tổ chức trực tuyến, trên truyền hình và gửi quà đến các cháu (nếu có điều kiện). - Chương trình, hoạt động, sự kiện, lễ hội Trung thu cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ. Nội dung trọng tâm: đọc Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2024; ưu tiên tặng quà Trung thu đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lũ. - Nhân dịp các hoạt động Trung thu năm 2024, tăng cường giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” cho trẻ em; thông tin, cập nhật tình hình ảnh hưởng của bão, lũ lụt tại các địa phương, vận động sự chia sẻ, quyên góp, ủng hộ của trẻ em, gia đình và cộng đồng để trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt được sớm trở lại trường học và ổn định cuộc sống. Theo đó, để chia sẻ với nhiều tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đang tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, chương trình lễ hội Trung thu 2024 cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ và sẽ có nội dung trọng tâm là đọc Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; ưu tiên tặng quà Trung thu đến những trẻ em cần sự giúp đỡ. Xem thêm: Thư chúc Tết Trung thu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm năm 2024 gửi thiếu niên, nhi đồng UBND các cấp phải Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu Trước đó, tại Công văn 3099/BLĐTBXH-CTE năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp một số nội dung sau: - Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em; trong đó quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. - Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm; phối hợp tổ chức hoạt động gắn kết các giá trị truyền thống của Tết Trung thu với các sự kiện quảng bá du lịch, sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền, địa phương. Đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động vui chơi thu hút, tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng kinh tế - xã hội khó khăn được tham gia. - Chú trọng bảo vệ sức khỏe trẻ em nhất là vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm; bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng bởi những sản phẩm, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em. Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475628) trước ngày 27/9/2024 Như vậy, sau khi tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em thì Ủy ban nhân dân các cấp phải tổng hợp, báo cáo kết quả và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/14/bc-tet-trung-thu.docx Mẫu Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em
Trình tự và thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện như thế nào? 1. Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện bao gồm những gì? Tại Mục 10 Mục A1 Chương III Phần II Thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL có quy định về hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện như sau: - Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời; - Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; - Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội; - Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống); - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). 2. Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện như thế nào? Tại Mục 10 Mục A1 Chương III Phần II Thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL có quy định về trình tự đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện như sau: - Đơn vị tổ chức lễ hội sau phải gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày: + Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên. + Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc một tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên. + Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định nội dung sau: + Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ; + Các chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội; + Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. - Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành, trung ương hoặc các đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội. - Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này. * Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. * Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định. * Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ chức lễ hội. * Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện. * Kết quả của việc thực hiện TTHC: - Văn bản chấp thuận. - Văn bản trả lời nêu rõ lý do nếu không đồng ý. * Phí, lệ phí: Không quy định. Như vậy, trình tự thực hiện đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tiền công đức, cúng dường trong Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được ai quản lý?
Vào dịp lễ hội như Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân thường đến tham quan, dâng hương tại các lễ hội, các cơ sở tôn giáo. Nhằm bày tỏ lòng thành kính, nhiều người đã để tiền vào các thùng công đức để cúng dường, hỗ trợ việc tu sửa cơ sở tôn giáo hoặc cầu mong bình an. Vậy số tiền trong thùng công đức đó sẽ do ai quản lý và được sử dụng ra sao? (1) Tiền công đức, cúng dường Tiền công đức chỉ mới được quy định chi tiết trong vài năm gần đây, cụ thể tại khoản 1 Điều 3 04/2023/TT-BTC giải thích tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức: bằng tiền (tiền mặt hoặc chuyển khoản) hoặc giấy tờ có giá, kim khí quý và đá quý. (2) Tiền công đức được sử dụng ra sao? Thông tư 04/2023/TT-BTC có quy định về việc sử dụng tiền công đức để chi cho các khoản như sau: - Làm kinh phí tổ chức lễ hội - Tu bổ, phục hồi di tích - Các hoạt động thường xuyên (khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2023/TT-BTC) + Chi tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo tiền lương cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tại di tích; + Chi thù lao cho người được cử trông coi hoặc cử tham gia các hoạt động tại di tích; + Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn, lễ tân, khánh tiết, chi phí thuê mướn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Các hoạt động đặc thù đặc thù của đơn vị (khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2023/TT-BTC) + Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về di tích; + Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích; + Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; + Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên di tích; chi tu bổ, phục hồi di tích (trường hợp chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ); + Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc di tích gồm nhà làm việc, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường nội bộ, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, tường rào khuôn viên và công trình tương tự khác phù hợp với quy định của pháp luật; + Chi ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích; + Chi trồng và chăm sóc cây hoa, cây cảnh trong phạm vi địa bàn di tích; + Chi phí về chuyển giao quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự; bán đấu giá tài sản; thuê định giá kim khí quý, đá quý; thuê giám định hiện vật được phép mua bán, trao đổi, tặng cho theo quy định của pháp luật; + Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; + Chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; + Các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng loại di tích và chủ thể là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích. (3) Ai là người quản lý, tiếp nhận và sử dụng tiền công đức? Về người quản lý, tiếp nhận và sử dụng tiền công đức được Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định riêng cho từng đơn vị như sau: Đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Đối với di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Đối với di tích thuộc sở hữu tư nhân Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Đối với di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội Trường hợp trong phạm vi địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng có di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo - Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ - Người đại diện cơ sở tôn giáo có trách nhiệm chi trả cho đơn vị sự nghiệp công lập một phần chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình phụ trợ dùng chung; chi phí bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và các chi phí quản lý chung khác trên địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng. Đối với tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng Ban quản lý di tích thực hiện tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội Trường hợp trong phạm vi địa bàn di tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng có di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Như vậy, tiền công đức, tài trợ, cúng dường sẽ được tiếp nhận, quản lý và sử dụng bởi nhóm người sau đây: Người đại diện cơ sở tôn giáo Người đại diện cơ sở tín ngưỡng Chủ sở hữu di tích Đơn vị sự nghiệp công lập Ban quản lý di tích
Tăng cường công tác quản lý và tổ chức các lễ hội trên cả nước
Ngày 12/9/2023 Bộ VHTTDL vừa có Công văn 3811/BVHTTDL-VHCS năm 2023 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Cụ thể, nhằm tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội, Bộ VHTTDL trân trọng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau: (1) Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo, điều hành về tổ chức, quản lý lễ hội Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội: Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. - Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp. - Chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. (2) Tổ chức lễ hội tránh phô trương, hình thức, lãng phí - Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp. - Chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. (3) Rà soát các lễ hội lớn bảo an toàn về trật tự xã hội Rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, điều kiện để lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn về trật tự xã hội, phòng chống cháy, nổ, an toàn giao thông, an toàn sông nước, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Đối với một số lễ hội như: - Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Đền Sóc (Hà Nội). - Lễ hội Đền Trần (Nam Định). - Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương). - Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh). - Lễ hội Vía Bà (Tây Ninh). - Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang). - Hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ). - Lễ hội Chọi trâu; Lễ hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc) Thì cần xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án và tổ chức Lễ hội năm 2024 đảm bảo an toàn trật tự xã hội, văn minh, hiệu quả. (4) Hạn chế đốt đồ mã, vàng mã tại các lễ hội - Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. - Về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh. - Về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống. - Hạn chế đốt đồ mã, vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường. (5) Tăng cường công tác thanh tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội Thực hiện công tác tổng hợp, số hóa hoạt động lễ hội của địa phương nhằm đánh giá thực trạng lễ hội, đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội: - Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi. - Hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí. Xem thêm Công văn 3811/BVHTTDL-VHCS năm 2023 ban hành ngày 12/9/2023
Thông tư 04/2023/TT-BTC: Quy trình tiếp nhận kinh phí để tổ chức lễ hội
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Theo đó, quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội từ ngày 19/03/2023 được thực hiện như sau: Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội Cụ thể nguồn tài chính mà các tổ chức, cá nhân có thể tiếp nhận để tổ chức lễ hồi bao gồm các nguồn sau đây: (1) Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. (2) Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương. (3) Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định. (4) Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có). Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức Ban tổ chức lễ hội khi ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP. Cụ thể, phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban tổ chức lễ hội để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội. Đối với đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm: - Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử. - Tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội đã tiếp nhận. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành viên Ban tổ chức lễ hội lập kế hoạch thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Kế hoạch thu, chi được lập căn cứ vào chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, khả năng các nguồn tài chính và nội dung chi có liên quan cho công tác tổ chức lễ hội theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2023/TT-BTC. - Sử dụng kinh phí cho lễ hội theo kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt; các khoản chi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định. - Mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. - Kết thúc năm tài chính, lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Đối với số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng cho công tác tổ chức lễ hội năm sau, trường hợp năm sau không tổ chức lễ hội thì báo cáo Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức lễ hội xem xét, quyết định. Đối với lễ hội truyền thống được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2023/TT-BTC. Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống hội Trường hợp việc tiếp nhận nguồn tài chính đến từ ngân sách nhà nước sẽ được hỗ trợ hoạt động phục dựng, phát huy giá trị truyền thống nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ dựa vào: - Các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội. - Khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. - Do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Phân cấp ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị được giao chủ trì tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách nhà nước, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được hạch toán vào loại 160, khoản 161, chi tiết theo mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước. Chi tiết Thông tư 04/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/03/2023.
Tiếp nhận tiền công đức theo hình thức chuyển khoản
Ngày 19/01/2023, Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Theo đó, Thông tư 04/2023/TT-BTC đã giải thích rõ tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức: - Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản; - Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, tại Thông tư còn quy định về nguồn tài chính để tổ chức lễ hội, bao gồm: - Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương. - Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định. - Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có). Trong đó, hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích như sau: Đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo - Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan. - Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 04/2023/TT-BTC. Đối với di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan. Đối với di tích thuộc sở hữu tư nhân Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan. Xem chi tiết tại Thông tư 04/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/3/2023.
Hà Nội: Tiếp tục dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ, lễ hội
Đây là nội dung tại Công văn 3906/UBND-KGVX ngày 14/8/2020 của UBND TP.Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19. Hà Nội: Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết Để phòng, chống COVID-19, tiếp tục thực hiện nghiêm một số giải pháp sau: - Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài cộng đồng; Hạn chế tập trung đông người (không quá 30 người) tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc. Thực hiện khai báo y tế theo quy định, khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, viêm phổi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. - Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo...hạn chế tối đa việc tập trung đông người trong việc hiếu hỷ và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tránh lây lan dịch bệnh. - Dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: karaoke, quán bar, vũ trường; không để quán nước vỉa hè hoạt động. Xem chi tiết tại Công văn 3906/UBND-KGVX ngày 14/8/2020.
Từ 01/01/2020, sẽ không tổ chức lễ hội đâm trâu, chém lợn?
Hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước, Việt Nam tồn tại rất nhiều lễ hội gắn chặt với văn hoá nông nghiệp, trong đó đâm trâu, chém lợn,... Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Đây là những lễ hội truyền thống đã được tồn tại lâu đời nhằm mục đích tế thần linh, ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu hay sự kiện quan trọng khác. Tuy nhiên, hiện nay không ít ý kiến cho rằng những lễ hội này có nhiều yếu tố bạo lực, man rợ, như: trâu, lợn sẽ bị đập đầu, đâm, chém,... cho đến chết. Những hành vi này được xem là thiếu tính nhân đạo và có thể không phù hợp với quy định của Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020). Theo đó, mục 2 Chương V Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc đối xử nhân đạo đối với động vật, cụ thể: - Trong chăn nuôi, vận chuyển: Không đánh đập, hành hạ vật nuôi (Khoản 4 Điều 69, khoản 3 Điều 70); - Trong giết mổ: Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ (khoản 2, 3 Điều 71). Như vậy, trong hoạt động chăn nuôi, chủ vật nuôi không được đánh đập, hành hạ, phải đối xử một cách nhân đạo với vật nuôi. Những lễ hội như đâm trâu, chém lợn có yếu tố bạo lực, tàn nhẫn với vật nuôi là không phù hợp với quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi tại Luật Chăn nuôi 2018. Do đó, thiết nghĩ lễ hội đâm trâu, chém lợn nên loại bỏ những yếu tố bạo lực, phản cảm, thay trâu, lợn thật bằng mô hình, hạn chế mở rộng lễ hội,... để vừa phát huy được giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Quy định mới về những việc không được làm trong lễ hội
Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay 2017, thay thế quy định về tổ chức lễ hội tại Chương V của Nghị định 103/2009/NĐ-CP, theo đó, không được làm những điều sau đây trong lễ hội: 1. Tuyên truyền mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức 2. Lợi dụng việc tổ chức lễ hội để thương mại hóa nhằm mục đích trục lợi cá nhân; không ép buộc doanh nghiệp tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. 3. Không ném, thả tiền xuống giếng, ao, hồ; cài tiền lên tay tượng và các hành vi phản cảm khác. 4. Nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội 5. Đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội 6. Không được đặt quá 02 thùng công đức trong khu vực lễ hội Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL về văn hóa mùa lễ hội
Những ngày cuối năm và đầu năm là những ngày vàng của mùa lễ hội. Việc đảm bảo trật ẹu an ninh cũng như môi trường là hoạt động góp phần giúp lễ hội đuọc tổ chức thành công, trở thành một nét văn hóa đẹp. Trong khu vực lễ hội, cần có sự văn minh, lịch sự của những người tổ chức lễ hội cũng như người tham gia lễ hội. Cụ thể, Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL quy định như sau: - Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội. - Tiền công đức, tiền lễ, tiền giọt dầu đặt đúng nơi quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích; không ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ, cài tiền lên tay tượng, tay phật và thực hiện các hành vi phản cảm khác. - Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục. - Ứng xử có văn hóa, không nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội. - Bảo đảm trật tự, an ninh khi tham dự lễ hội. - Thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường. - Thắp hương, đốt vàng mã theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích. - Không đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội - Các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ người tham gia lễ hội đảm bảo không lấn chiếm khuôn viên di tích, thuận tiện, không cản trở giao thông trong khu vực lễ hội theo quy định của pháp luật. - Các cơ sở kinh doanh niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá; - Không bày bán các đồ chơi có tính bạo lực, thịt tươi sống, thịt động vật hoang dã theo quy định của pháp luật. - Không bán vé, thu tiền lễ hội. Trong khu vực di tích, lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thì được bán vé cho hoạt động dịch vụ đó theo quy định của pháp luật Các hành vi vi phạm các hoạt động trong lễ hội được xử lý như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Lợi dụng các hoạt động ở lễ hội để trục lợi bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. (Theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP) Hành vi đổi tiền lẻ ăn chênh lệch có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.
Chương trình lễ hội Trung thu 2024 cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ
Ngày 12/9/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn 4251/BLĐTBXH-CTE bổ sung Công văn 3099/BLĐTBXH-CTE về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2024. Qua đó, Bộ yêu cầu chương trình, hoạt động, sự kiện, lễ hội Trung thu cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ. Chương trình lễ hội Trung thu 2024 cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ Qua Công văn 4251/BLĐTBXH-CTE năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố một số nội dung bổ sung trong chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức Tết Trung thu năm 2024, như sau: - Quan tâm, chăm lo tổ chức các hoạt động Tết Trung thu năm 2024 cho các cháu một cách phù hợp trên cơ sở bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thực chất, không phô trương, hình thức, đặc biệt ở những nơi bị ảnh hưởng của bão số 3 và lũ lụt, thiên tai sau bão; tuyệt đối không tổ chức sự kiện tập trung đông trẻ em và đông người, không an toàn tại nơi tổ chức sự kiện và trên đường di chuyển do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt; thay vào đó có thể tổ chức trực tuyến, trên truyền hình và gửi quà đến các cháu (nếu có điều kiện). - Chương trình, hoạt động, sự kiện, lễ hội Trung thu cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ. Nội dung trọng tâm: đọc Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2024; ưu tiên tặng quà Trung thu đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão, lũ. - Nhân dịp các hoạt động Trung thu năm 2024, tăng cường giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” cho trẻ em; thông tin, cập nhật tình hình ảnh hưởng của bão, lũ lụt tại các địa phương, vận động sự chia sẻ, quyên góp, ủng hộ của trẻ em, gia đình và cộng đồng để trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt được sớm trở lại trường học và ổn định cuộc sống. Theo đó, để chia sẻ với nhiều tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đang tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, chương trình lễ hội Trung thu 2024 cần rút gọn, giảm các tiết mục văn nghệ và sẽ có nội dung trọng tâm là đọc Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; ưu tiên tặng quà Trung thu đến những trẻ em cần sự giúp đỡ. Xem thêm: Thư chúc Tết Trung thu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm năm 2024 gửi thiếu niên, nhi đồng UBND các cấp phải Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu Trước đó, tại Công văn 3099/BLĐTBXH-CTE năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp một số nội dung sau: - Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước; huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để thăm, tặng quà Trung thu cho trẻ em; trong đó quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em mồ côi và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. - Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm; phối hợp tổ chức hoạt động gắn kết các giá trị truyền thống của Tết Trung thu với các sự kiện quảng bá du lịch, sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc trưng của từng vùng miền, địa phương. Đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động vui chơi thu hút, tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng kinh tế - xã hội khó khăn được tham gia. - Chú trọng bảo vệ sức khỏe trẻ em nhất là vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm; bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng bởi những sản phẩm, đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em. Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Trẻ em, số 35 Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; điện thoại: 024.37475628) trước ngày 27/9/2024 Như vậy, sau khi tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em thì Ủy ban nhân dân các cấp phải tổng hợp, báo cáo kết quả và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/14/bc-tet-trung-thu.docx Mẫu Báo cáo kết quả tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em
Trình tự và thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện ra sao?
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện bao gồm những gì? Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện như thế nào? 1. Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện bao gồm những gì? Tại Mục 10 Mục A1 Chương III Phần II Thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL có quy định về hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện như sau: - Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời; - Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường; - Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội; - Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống); - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). 2. Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện như thế nào? Tại Mục 10 Mục A1 Chương III Phần II Thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3684/QĐ-BVHTTDL có quy định về trình tự đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện như sau: - Đơn vị tổ chức lễ hội sau phải gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày: + Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên. + Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc một tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên. + Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định nội dung sau: + Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ; + Các chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội; + Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường. - Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành, trung ương hoặc các đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội. - Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này. * Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. * Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định. * Đối tượng thực hiện TTHC: Đơn vị tổ chức lễ hội. * Cơ quan giải quyết TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện. * Kết quả của việc thực hiện TTHC: - Văn bản chấp thuận. - Văn bản trả lời nêu rõ lý do nếu không đồng ý. * Phí, lệ phí: Không quy định. Như vậy, trình tự thực hiện đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tiền công đức, cúng dường trong Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được ai quản lý?
Vào dịp lễ hội như Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân thường đến tham quan, dâng hương tại các lễ hội, các cơ sở tôn giáo. Nhằm bày tỏ lòng thành kính, nhiều người đã để tiền vào các thùng công đức để cúng dường, hỗ trợ việc tu sửa cơ sở tôn giáo hoặc cầu mong bình an. Vậy số tiền trong thùng công đức đó sẽ do ai quản lý và được sử dụng ra sao? (1) Tiền công đức, cúng dường Tiền công đức chỉ mới được quy định chi tiết trong vài năm gần đây, cụ thể tại khoản 1 Điều 3 04/2023/TT-BTC giải thích tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức: bằng tiền (tiền mặt hoặc chuyển khoản) hoặc giấy tờ có giá, kim khí quý và đá quý. (2) Tiền công đức được sử dụng ra sao? Thông tư 04/2023/TT-BTC có quy định về việc sử dụng tiền công đức để chi cho các khoản như sau: - Làm kinh phí tổ chức lễ hội - Tu bổ, phục hồi di tích - Các hoạt động thường xuyên (khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2023/TT-BTC) + Chi tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo tiền lương cho người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tại di tích; + Chi thù lao cho người được cử trông coi hoặc cử tham gia các hoạt động tại di tích; + Chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn, lễ tân, khánh tiết, chi phí thuê mướn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Các hoạt động đặc thù đặc thù của đơn vị (khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2023/TT-BTC) + Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá về di tích; + Chi phí treo, đặt các bảng, biển chỉ dẫn, trang trí, âm thanh, ánh sáng tạo sức hấp dẫn đối với khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích; + Chi công tác bảo đảm an ninh trật tự, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; + Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên di tích; chi tu bổ, phục hồi di tích (trường hợp chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ); + Chi bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc di tích gồm nhà làm việc, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, đường nội bộ, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe, tường rào khuôn viên và công trình tương tự khác phù hợp với quy định của pháp luật; + Chi ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ số nhằm hỗ trợ nâng cao trải nghiệm của khách tham quan, du lịch, nghiên cứu di tích; + Chi trồng và chăm sóc cây hoa, cây cảnh trong phạm vi địa bàn di tích; + Chi phí về chuyển giao quyền tài sản theo quy định của pháp luật dân sự; bán đấu giá tài sản; thuê định giá kim khí quý, đá quý; thuê giám định hiện vật được phép mua bán, trao đổi, tặng cho theo quy định của pháp luật; + Chi hương, hoa, lễ vật, đèn nhang; + Chi hoạt động từ thiện, nhân đạo; + Các khoản chi khác tùy theo thực tế của từng loại di tích và chủ thể là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích. (3) Ai là người quản lý, tiếp nhận và sử dụng tiền công đức? Về người quản lý, tiếp nhận và sử dụng tiền công đức được Thông tư 04/2023/TT-BTC quy định riêng cho từng đơn vị như sau: Đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Đối với di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Đối với di tích thuộc sở hữu tư nhân Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Đối với di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội Trường hợp trong phạm vi địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng có di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo - Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ - Người đại diện cơ sở tôn giáo có trách nhiệm chi trả cho đơn vị sự nghiệp công lập một phần chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình phụ trợ dùng chung; chi phí bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và các chi phí quản lý chung khác trên địa bàn di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng. Đối với tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng Ban quản lý di tích thực hiện tiếp nhận tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội Trường hợp trong phạm vi địa bàn di tích giao cho Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng có di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ Như vậy, tiền công đức, tài trợ, cúng dường sẽ được tiếp nhận, quản lý và sử dụng bởi nhóm người sau đây: Người đại diện cơ sở tôn giáo Người đại diện cơ sở tín ngưỡng Chủ sở hữu di tích Đơn vị sự nghiệp công lập Ban quản lý di tích
Tăng cường công tác quản lý và tổ chức các lễ hội trên cả nước
Ngày 12/9/2023 Bộ VHTTDL vừa có Công văn 3811/BVHTTDL-VHCS năm 2023 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Cụ thể, nhằm tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội, Bộ VHTTDL trân trọng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau: (1) Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo, điều hành về tổ chức, quản lý lễ hội Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội: Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. - Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp. - Chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. (2) Tổ chức lễ hội tránh phô trương, hình thức, lãng phí - Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp. - Chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí. (3) Rà soát các lễ hội lớn bảo an toàn về trật tự xã hội Rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, điều kiện để lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn về trật tự xã hội, phòng chống cháy, nổ, an toàn giao thông, an toàn sông nước, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Đối với một số lễ hội như: - Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Đền Sóc (Hà Nội). - Lễ hội Đền Trần (Nam Định). - Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương). - Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh). - Lễ hội Vía Bà (Tây Ninh). - Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang). - Hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ). - Lễ hội Chọi trâu; Lễ hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc) Thì cần xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án và tổ chức Lễ hội năm 2024 đảm bảo an toàn trật tự xã hội, văn minh, hiệu quả. (4) Hạn chế đốt đồ mã, vàng mã tại các lễ hội - Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. - Về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh. - Về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống. - Hạn chế đốt đồ mã, vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường. (5) Tăng cường công tác thanh tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội Thực hiện công tác tổng hợp, số hóa hoạt động lễ hội của địa phương nhằm đánh giá thực trạng lễ hội, đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội: - Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi. - Hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí. Xem thêm Công văn 3811/BVHTTDL-VHCS năm 2023 ban hành ngày 12/9/2023
Thông tư 04/2023/TT-BTC: Quy trình tiếp nhận kinh phí để tổ chức lễ hội
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Theo đó, quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội từ ngày 19/03/2023 được thực hiện như sau: Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội Cụ thể nguồn tài chính mà các tổ chức, cá nhân có thể tiếp nhận để tổ chức lễ hồi bao gồm các nguồn sau đây: (1) Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. (2) Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương. (3) Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định. (4) Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có). Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức Ban tổ chức lễ hội khi ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP. Cụ thể, phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban tổ chức lễ hội để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội. Đối với đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm: - Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử. - Tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội đã tiếp nhận. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành viên Ban tổ chức lễ hội lập kế hoạch thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Kế hoạch thu, chi được lập căn cứ vào chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, khả năng các nguồn tài chính và nội dung chi có liên quan cho công tác tổ chức lễ hội theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2023/TT-BTC. - Sử dụng kinh phí cho lễ hội theo kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt; các khoản chi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định. - Mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. - Kết thúc năm tài chính, lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Đối với số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng cho công tác tổ chức lễ hội năm sau, trường hợp năm sau không tổ chức lễ hội thì báo cáo Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức lễ hội xem xét, quyết định. Đối với lễ hội truyền thống được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2023/TT-BTC. Chi ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống hội Trường hợp việc tiếp nhận nguồn tài chính đến từ ngân sách nhà nước sẽ được hỗ trợ hoạt động phục dựng, phát huy giá trị truyền thống nhằm khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ dựa vào: - Các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho công tác tổ chức lễ hội. - Khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. - Do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Phân cấp ngân sách nhà nước. Các khoản chi ngân sách nhà nước hỗ trợ lễ hội truyền thống chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị được giao chủ trì tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội thực hiện lập dự toán, chấp hành ngân sách nhà nước, kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được hạch toán vào loại 160, khoản 161, chi tiết theo mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước. Chi tiết Thông tư 04/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/03/2023.
Tiếp nhận tiền công đức theo hình thức chuyển khoản
Ngày 19/01/2023, Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Theo đó, Thông tư 04/2023/TT-BTC đã giải thích rõ tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức: - Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản; - Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, tại Thông tư còn quy định về nguồn tài chính để tổ chức lễ hội, bao gồm: - Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương. - Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định. - Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có). Trong đó, hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích như sau: Đối với di tích đồng thời là cơ sở tôn giáo - Người đại diện cơ sở tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan. - Trường hợp cơ sở tôn giáo nằm trong phạm vi địa bàn di tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 04/2023/TT-BTC. Đối với di tích đồng thời là cơ sở tín ngưỡng Người đại diện cơ sở tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan. Đối với di tích thuộc sở hữu tư nhân Chủ sở hữu di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan. Xem chi tiết tại Thông tư 04/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/3/2023.
Hà Nội: Tiếp tục dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ, lễ hội
Đây là nội dung tại Công văn 3906/UBND-KGVX ngày 14/8/2020 của UBND TP.Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19. Hà Nội: Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết Để phòng, chống COVID-19, tiếp tục thực hiện nghiêm một số giải pháp sau: - Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài cộng đồng; Hạn chế tập trung đông người (không quá 30 người) tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc. Thực hiện khai báo y tế theo quy định, khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, viêm phổi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. - Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo...hạn chế tối đa việc tập trung đông người trong việc hiếu hỷ và phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, tránh lây lan dịch bệnh. - Dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: karaoke, quán bar, vũ trường; không để quán nước vỉa hè hoạt động. Xem chi tiết tại Công văn 3906/UBND-KGVX ngày 14/8/2020.
Từ 01/01/2020, sẽ không tổ chức lễ hội đâm trâu, chém lợn?
Hình thành và phát triển từ nền văn minh lúa nước, Việt Nam tồn tại rất nhiều lễ hội gắn chặt với văn hoá nông nghiệp, trong đó đâm trâu, chém lợn,... Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Đây là những lễ hội truyền thống đã được tồn tại lâu đời nhằm mục đích tế thần linh, ăn mừng chiến thắng, mùa màng bội thu hay sự kiện quan trọng khác. Tuy nhiên, hiện nay không ít ý kiến cho rằng những lễ hội này có nhiều yếu tố bạo lực, man rợ, như: trâu, lợn sẽ bị đập đầu, đâm, chém,... cho đến chết. Những hành vi này được xem là thiếu tính nhân đạo và có thể không phù hợp với quy định của Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020). Theo đó, mục 2 Chương V Luật Chăn nuôi 2018 quy định về việc đối xử nhân đạo đối với động vật, cụ thể: - Trong chăn nuôi, vận chuyển: Không đánh đập, hành hạ vật nuôi (Khoản 4 Điều 69, khoản 3 Điều 70); - Trong giết mổ: Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ (khoản 2, 3 Điều 71). Như vậy, trong hoạt động chăn nuôi, chủ vật nuôi không được đánh đập, hành hạ, phải đối xử một cách nhân đạo với vật nuôi. Những lễ hội như đâm trâu, chém lợn có yếu tố bạo lực, tàn nhẫn với vật nuôi là không phù hợp với quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi tại Luật Chăn nuôi 2018. Do đó, thiết nghĩ lễ hội đâm trâu, chém lợn nên loại bỏ những yếu tố bạo lực, phản cảm, thay trâu, lợn thật bằng mô hình, hạn chế mở rộng lễ hội,... để vừa phát huy được giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật. Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?
Quy định mới về những việc không được làm trong lễ hội
Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay 2017, thay thế quy định về tổ chức lễ hội tại Chương V của Nghị định 103/2009/NĐ-CP, theo đó, không được làm những điều sau đây trong lễ hội: 1. Tuyên truyền mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức 2. Lợi dụng việc tổ chức lễ hội để thương mại hóa nhằm mục đích trục lợi cá nhân; không ép buộc doanh nghiệp tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội. 3. Không ném, thả tiền xuống giếng, ao, hồ; cài tiền lên tay tượng và các hành vi phản cảm khác. 4. Nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội 5. Đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội 6. Không được đặt quá 02 thùng công đức trong khu vực lễ hội Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL về văn hóa mùa lễ hội
Những ngày cuối năm và đầu năm là những ngày vàng của mùa lễ hội. Việc đảm bảo trật ẹu an ninh cũng như môi trường là hoạt động góp phần giúp lễ hội đuọc tổ chức thành công, trở thành một nét văn hóa đẹp. Trong khu vực lễ hội, cần có sự văn minh, lịch sự của những người tổ chức lễ hội cũng như người tham gia lễ hội. Cụ thể, Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL quy định như sau: - Trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc được treo nơi trang trọng, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo; chỉ treo cờ hội, cờ tôn giáo tại địa điểm lễ hội và trong thời gian tổ chức lễ hội. - Tiền công đức, tiền lễ, tiền giọt dầu đặt đúng nơi quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích; không ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ, cài tiền lên tay tượng, tay phật và thực hiện các hành vi phản cảm khác. - Trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục. - Ứng xử có văn hóa, không nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội. - Bảo đảm trật tự, an ninh khi tham dự lễ hội. - Thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường. - Thắp hương, đốt vàng mã theo quy định của Ban Tổ chức lễ hội, Ban Quản lý di tích. - Không đổi tiền hưởng chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội - Các cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng quán, nhà hàng, khách sạn, bến bãi phục vụ người tham gia lễ hội đảm bảo không lấn chiếm khuôn viên di tích, thuận tiện, không cản trở giao thông trong khu vực lễ hội theo quy định của pháp luật. - Các cơ sở kinh doanh niêm yết giá, bán đúng giá, không chèo kéo khách, không ép giá; - Không bày bán các đồ chơi có tính bạo lực, thịt tươi sống, thịt động vật hoang dã theo quy định của pháp luật. - Không bán vé, thu tiền lễ hội. Trong khu vực di tích, lễ hội nếu có tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày thì được bán vé cho hoạt động dịch vụ đó theo quy định của pháp luật Các hành vi vi phạm các hoạt động trong lễ hội được xử lý như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. Treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, không trang trọng hơn các cờ hội bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. Lợi dụng các hoạt động ở lễ hội để trục lợi bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng. (Theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP) Hành vi đổi tiền lẻ ăn chênh lệch có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.