Trường hợp nào nên lập vi bằng? Phân biệt lập vi bằng với công chứng, chứng thực
Lập vi bằng, công chứng và chứng thực là các cụm từ khá quen thuộc đối với đời sống, tuy nhiên không dễ dàng để ai cũng có thể biết rõ quy định và ứng dụng chúng theo đúng quy định pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vi bằng là gì? Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Giá trị pháp lý của vi bằng như thế nào? - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng: - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; - Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà. - Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; - Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế; - Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; - Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; - Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; - Xác nhận mức độ ô nhiễm; - Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; - Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu; - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; - Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Phân biệt lập vi bằng, công chứng, chứng thực Tiêu chí so sánh Công chứng Chứng thực Lập vi bằng Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Chứng thực là việc cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Là một trong các hoạt động của thừa phát lại, nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trường hợp thực hiện Các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực: - Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. - Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân. - Các trường hợp mà pháp luật không quy định phải bắt buộc công chứng nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực. - Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Phạm vi thực hiện Chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà. Không được lập vi bằng liên quan đến đất đai, nhà ở không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng. Giá trị pháp lý - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực theo quy định có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. - Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. - Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Phạm vi trách nhiệm của cơ quan/ tổ chức/ người có thẩm quyền thực hiện Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch: thời gian, địa điểm; tư cách chủ thể của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; tình trạng pháp lý của tài sản được giao dịch; nội dung thỏa thuận của các bên. Người chứng thực chịu trách nhiệm về: - Tính chính xác của bản sao đúng với bản chính. - Tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản. - Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Vi bằng không có giá trị như công chứng, chứng thực; không xác thực nội dung thỏa thuận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên. Cơ quan thực hiện Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cụ thể do công chứng viên thực hiện (được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm) Cơ quan nhà nước như phòng tư pháp, UBND cấp xã; cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể do: - Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; - Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; - Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại thực hiện hoặc do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện. Chi phí thực hiện - Phí công chứng: dựa theo giá trị hợp đồng/ giao dịch hoặc dựa theo mức quy định chung của Nhà nước. - Thù lao công chứng: trong trường hợp yêu cầu công chứng viên thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Các phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Phí chứng thực được thu theo quy định gồm 3 loại: - Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. - Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản. - Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch, trường hợp sửa đổi bổ sung thì 30.000 đồng, trường hợp sửa lỗi sai trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực thì 25.000 đồng. - Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. - Có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
Mức phạt Thừa phát lại lập vi bằng để chuyển quyền sử dụng đất?
Vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận một sự kiện, một hoạt động xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp cửa sự kiện, hoạt động đó nên không xác minh được giá trị pháp lý của các sự kiện, hoạt động. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện, đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế. Giá trị pháp lý của vi bằng Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ghi nhận văn bằng không thể thay thế được văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Giá trị của văn bằng chỉ được dùng được coi là bằng chứng, nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; căn cứ để xác lập giao dịch giữa các cơ quan, cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật. Lập vi bằng để mua bán nhà đất có vi phạm quy định không Hiện nay các quy định về phương thức mua bán bất động sản không quy định về vấn đề lập vi bằng khi mua bán bất động sản. Và các hành vi mua bán đất lập vi bằng là hành vi cấm. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại không được lập vi bằng mua bán nhà đất. Giao dịch đất đai thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Về nội dung, vi bằng của Thừa phát lập chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, vi bằng không chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp...; khi lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm giải thích cho người yêu cầu lập vi bằng hiểu rõ các quy định pháp luật về vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng. Thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất cụ thể là lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đồng và bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 6 tháng đến 9 tháng theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 8 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Theo Điều 83, 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử phạt hành vi Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chánh Thanh tra Sở Tư pháp; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp; Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp; Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp. Do vậy việc lập vi bằng để mua bán nhà đất là vi phạm quy định cấm của pháp luật. Việc lập vi bằng liên quan đến nhà đất có thể được thực hiện trong một số trường hợp sau đây và được xem là nguồn chứng cứ hợp pháp khi phát sinh tranh chấp: + Vi bằng ghi nhận sự kiện đặt cọc; + Vi bằng ghi nhận sự kiện giao nhận tiền; + Vi bằng ghi nhận sự kiện bàn giao nhà, đất. Vậy, Vi bằng của Thừa phát lại không chứng nhận các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà đất mua nhà đất; vi bằng vi bằng sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; đồng nghĩa, việc mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng sẽ không được cấp sổ đỏ.
Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng có cần thiết?
Dịch vụ lập vi bằng ngày càng được biết đến nhiều hơn do những ưu điểm của nó mang lại, một trong những yêu cầu lập vi bằng phổ biến là lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình Việc lập vi bằng hiểu một cách đơn giản là việc mô tả chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,… Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan. Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng là rất cần thiết vì khi bắt đầu tạo lập tài sản sẽ dễ dàng xác định chủ sở hữu tài sản hơn so với trường hợp ly hôn mới bắt đầu xác định tài sản do ai sở hữu. Theo đó, vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể về các tài sản được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng hoặc các thỏa thuận về sự phân chia tài sản hay nghĩa vụ của các bên. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video ghi lại chân thực, khách quan sự thỏa thuận đó. Vi bằng được lập trong trường hợp này có giá trị chứng cứ trước Tòa án, giúp Tòa án đẩy nhanh quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Việc lập vi bằng xác định rõ tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng giúp vợ, chồng nhanh chóng, thuận tiện trong việc hoàn tất hồ sơ, giấy tờ khi giải quyết ly hôn; giúp giảm thiểu chi phí không cần thiết như lệ phí thẩm định giá, án phí theo giá trị tài sản tranh chấp do không tự thỏa thuận được… Vì vậy, vợ chồng nên tiến hành lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận về tài sản trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Ngoài vấn đề và tài sản, vợ chồng còn có thể thỏa thuận về các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân của vợ chồng để có thể hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, vợ, chồng cũng phải lưu ý về tính pháp lý của vi bằng, vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận lại sự việc một cách khách quan để làm căn cứ khi có tranh chấp xảy ra, chứ không thay thế cho văn bản công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Cách thức lập vi bằng thỏa thuận về tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng Căn cứ vào Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì trình tự, thủ tục lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân, gia đình sẽ được thực hiện thông qua các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng Trước khi đến các văn phòng Thừa phát lại để thực hiện lập vi bằng các bạn nên chuẩn bị sẵn một số tài liệu như: Giấy tờ pháp lý cá nhân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân,….. Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản, …. (Lưu ý: Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.) Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng Khi đến văn phòng Thừa phát lại bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Yêu cầu lập vi bằng của khách hàng sẽ được coi là một trong các căn cứ để Thừa phát lại ghi nhận các nội dung vụ việc. Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng Trước khi thực hiện lập vi bằng để tránh được các tranh chấp trong và sau quá trình lập vi bằng thì văn phòng Thừa phát lại và khách hàng cần thống nhất một số nội dung như: Nội dung sự việc cần lập vi bằng; Thời gian, địa điểm lập vi bằng; Chi phí thực hiện; Thời gian giao, nhận vi bằng; Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng. Bước 4: Tiến hành lập vi bằng Tại thời điểm mà các bên đã thống nhất trong thỏa thuận lập vi bằng, Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến địa chỉ trong thỏa thuận và tiến hành chứng kiến và ghi nhận vụ việc, sự thỏa thuận của vợ chồng và đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để củng cố tính chính xác, xác thực của vi bằng. Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để vi bằng có giá trị pháp lý thì Văn phòng Thừa phát lại gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở hoặc cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) vào cơ sở dữ liệu về vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng hoặc kể từ ngày Văn phòng Thừa phát lại cập nhật vào cơ sở dữ liệu về vi bằng, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký vi bằng hoặc duyệt nội dung cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP để theo dõi, quản lý việc lập vi bằng. Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Sở Tư pháp có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước người yêu cầu lập vi bằng, trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.
Có được lập vi bằng khi bị CSGT thổi nồng độ cồn không?
Một số trường hợp xảy ra tranh chấp với CSGT khi được yêu cầu chấp hành việc đo nồng độ cồn khi tham gia giao thông thì có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng sự việc này hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Giá trị pháp lý của vi bằng - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Xem bài viết liên quan: Mua nhà bằng vi bằng có giá trị pháp lý không? Có được lập vi bằng việc CSGT thổi nồng độ cồn không? Căn cứ tại khoản 7 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng, bao gồm: (1) Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. (2) Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự. (3) Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội. (4) Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính. (5) Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. (6) Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng. (7) Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. (8) Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. (9) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, nêu rõ thừa phát lại không được ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. Vậy nên, việc người dân mời thừa phát lại đến chứng kiến sự việc đo nồng độ cồn và lập vi bằng là trái quy định pháp luật, không được phép thực hiện. Xem bài viết liên quan: Mua nhà bằng vi bằng có giá trị pháp lý không?
Mua nhà ở xã hội bằng cách lập vi bằng có giá trị pháp lý không?
Tại khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014: "Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở ... 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng." Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Về giá trị pháp lý, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Bởi vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, nó là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Vi bằng không có giá trị thi hành mà chỉ có giá trị chứng cứ thế nên người mua không thể sử dụng vi bằng để đăng ký sang tên quyền sở hữu. Như vậy, việc mua nhà ở xã hội bằng cách lập vi bằng không có giá trị pháp lý.
Tôi là người Bình Định và dự định mua lại một căn hộ thuộc nhà ở xã hội bằng giấy tay (giống như kiểu di chúc thừa kế) ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa. Chủ căn hộ cho biết theo quy định, tôi phải chờ thêm 4 năm nữa họ mới được làm thủ tục sang tên cho tôi. Nếu 2 bên mua bán cùng đi lập vi bằng thì có giá trị pháp lý về sau không? Việc mua bán này tôi có gặp rủi ro gì không? Nhờ luật sư cho tôi lời khuyên khi mua lại nhà ở xã hội trong thời kỳ chưa được phép bán lại. Xin chân thành cảm ơn.
Năm 2023 mua nhà bằng vi bằng, có giá trị pháp lý không ạ?
Năm 2023 mua nhà bằng vi bằng, có giá trị pháp lý không ạ?
Những trường hợp nào nên lập vi bằng?
Có lẽ, trong số chúng ta đã nghe rất nhiều đến việc lập vi bằng, đặc biệt là gần đây. Nhiều người nổi tiếng hay nhắc đến “vi bằng” khi muốn ghi nhận lại một sự việc nào đó. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã biết và hiểu rõ vi bằng là gì hay chưa? Những trường hợp nào là nên lập vi bằng? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Vi bằng là gì? Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Đặc điểm của vi bằng (1) Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác. (2) Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản đó phải do thừa phát lại lập. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. (3) Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thứ và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại (4) Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng Theo Điều 36 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì: Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Chưa có văn bản nào quy định thời hiệu cụ thể của vi bằng, kể cả Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng được lập và đăng ký sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký; vi bằng không bị mất giá trị nếu Tòa án không hủy. Mặc dù được sao chép, sử dụng làm chứng cứ nhưng vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng: - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; - Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà. - Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; - Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế; - Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; - Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; - Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; - Xác nhận mức độ ô nhiễm; - Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; - Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu; - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; - Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Chứng cứ trước Tòa án phải bắt buộc lập Vi bằng?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Căn cứ khoản 2, 3 Điều này cũng quy định giá trị pháp lý của vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Theo đó, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Bên canh đó, tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: “1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. 2. Vật chứng. 3. Lời khai của đương sự. 4. Lời khai của người làm chứng. 5. Kết luận giám định. 6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. 7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. 8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. 9. Văn bản công chứng, chứng thực. 10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.” Như vậy, vi bằng chỉ là 1 trong các nguồn của chứng cứ do đó, không nhất thiết những Hợp đồng ký giấy, tin nhắn facebook, Email, status đăng lên facebook, zalo để được coi là những chứng cứ hợp lệ và có giá trị pháp lý trước Tòa án phải bắt buộc lập Vi bằng. Ví dụ như hợp đồng cho vay, được ý kết giữa các bên, hợp đồng này không bắt buộc phải có công chứng, cũng không bắt buộc khi ký hợp đồng phải lập vi bằng nhưng khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng này vẫn là chứng cứ hợp lệ và có giá trị pháp lý trước Tòa án chứng minh có quan hệ vay mượn.
Sự kiện không được lập vi bằng
Theo Khoản 7 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy đinh không được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. Theo đó người dân có quyền kiểm tra, giám sát quá tình thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức , những người thuộc biên chế Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang thi hành công vụ. Tuy nhiên việc nhờ Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi đó là không đúng và Thừa phát lại cũng không được phép lập vi bằng đối với trường hợp trên. Để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình, người dân cần phải có hiểu biết để không vi phạm pháp luật cũng như có thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình một cách hiệu quả. Thông qua kiểm tra, giám sát thì người thi hành công vụ sẽ không có những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu trong lúc thi hành công vụ. Các Văn phòng Thừa phát lại cũng cần nắm bắt rõ những quy định của pháp luật trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, tránh những sai phạm không cần thiết.
Mua đất bằng giấy viết tay và lập vi bằng
Ba tôi có mua 1 miếng đất vườn 200m2 của ông A ở Bình Chánh năm 2017 (tổng diện tích đất cùa ông A là 600m2), chỉ làm giấy viết tay và lập vi bằng có công chứng của cty thừa phát lại. Vì lúc đó ông A nói diện tích đất ba tôi mua ko đủ diện tích để tách sổ nên ko làm giấy sang nhượng 1 phần đất mà Ba tôi đã mua. Xin cho hỏi ông A nói vậy có đúng ko ạ? Ba tôi có thể yêu cầu ông A sang nhượng phần đất đã mua được ko và muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được ko? Nếu ko được thì xin hỏi luật sư Ba tôi phải làm thế nào để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp nếu có, cần phải làm những giấy tờ gì để hợp pháp phần đất mà Ba tôi đã mua. Xin cám ơn luật sư ạ
Lập vi bằng là một trong những chức năng quan trọng của Thừa phát lại hiện nay. Theo Nghị định 135/2013/NĐ-CP, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự. Trong đó, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác (khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP). Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Sau đây là một số trường hợp phổ biến có thể tiến hành việc lập vi bằng: STT TRƯỜNG HỢP LẬP VI BẰNG 1 Ghi nhận hiện trạng nhà đất khi cho thuê 2 Ghi nhận hiện trạng nhà đất khi mua bán 3 Ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề bên cạnh trước khi xây dựng 4 Ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề bên cạnh sau khi xây dựng 5 Ghi nhận hiện trạng thiệt hại nhà cửa do công trình liền kề thi công gây ra 6 Ghi nhận hiện trạng nhà đất bị lấn chiếm, chiếm giữ trái phép 7 Ghi nhận tài sản riêng trước khi kết hôn 8 Ghi nhận tài sản chung, riêng của vợ chồng trước khi ly hôn 9 Xác nhận hàng hóa, sản phẩm bị làm giả, hàng kém chất lượng 10 Ghi nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp đối thủ. 11 Ghi nhận quá trình diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông/họp Hội đồng quản trị/ Họp hội đồng thành viên 12 Ghi nhận tiến độ thi công, việc chậm trễ thi công công trình, chậm bàn giao mặt bằng... 13 Ghi nhận hiện trạng công trình nghiệm thu 14 Ghi nhận hành vi trái pháp luật trên internet, hành vi vu khống, làm việc, phát ngôn không đúng theo yêu cầu, không được sự đồng ý của người khác trên website, báo đài 15 Ghi nhận thiệt hại khi có hành vi xâm phạm như: thiệt hại vật chất, tinh thần,… của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra. 16 Ghi nhận hành vi từ chối thực hiện công việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khác từ chối thực hiện một công việc mà theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng họ phải thực hiện công việc đó 17 Ghi nhận mức độ ô nhiễm: tiếng ồn, không khí 18 Ghi nhận giao dịch khi cả tổ chức hành nghề công chứng lẫn Ủy ban nhân dân các cấp đều từ chối xác nhận cho bạn vì giao dịch đó không thuộc thẩm quyền xác nhận của họ; miễn là giao dịch đó không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm bí mật đời tư… 19 Ghi nhận hành vi giao thông báo đòi nhà, phá khóa, kiểm kê tài sản (người thuê nhà, người ở nhờ cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh tóan, nghĩa vụ giao trả nhà khi đến hạn…) 20 Ghi nhận các bên ký tên vào văn bản cam kết, thỏa thuận, tờ xác nhận, trình bày lời khai 21 Giao thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng do bên đối lập vi phạm nghĩa vụ là điều kiện chấm dứt hợp đồng (hành vi cần thiết, làm điều kiện đủ trước khi nộp đơn khởi kiện trước Tòa án) 22 Ghi nhận hành vi các bên giao nhận tiền, tài sản trong các giao dịch (mua bán, tặng cho, thuê-cho thuê, trao đổi…) Nguồn: Tổng hợp
Có thể lập vi bằng cho đoạn video không?
Kính chào các luật sư, Cho em được tư vấn là: Em muốn lập vi bằng cho đoạn video dài hơn 4p, đã quay cách đây khoảng 8 tháng rồi, Vậy cho em hỏi có thể lập vi bằng cho đoạn video được không ạ, và các điều kiện ạ. Em cám ơn các luật sư!
4 điều cần biết khi mua nhà sổ chung
1. Khái niệm Nhà sổ chung tên thường gọi của nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất của nhiều người Có hai trường hợp: - Nhà đó đủ điều kiện để tách thửa nhưng lúc bán người chủ chưa tách riêng nhà ra thành một cuốn sổ riêng biệt - Nhà đó không đủ điều kiện tách thửa để thành một cuốn sổ riêng biệt Vấn đề ở đây mình muốn đề cập là nhà sổ chung không tách ra làm một cuốn sổ riêng biệt được, hay từ ngữ thường được dùng là “nhà giấy tờ tay”. Đây là một sự lựa chọn hợp lý cho người có một mức thu nhập vừa phải, với mức lương không quá cao nhưng bạn muốn sở hữu nhà thay vì chung cư tại các khu vực trung tâm hoặc liền kề khu trung tâm. 2. Nguồn gốc Lý giải cho việc xuất hiện này có thể là khi chúng ta có một miếng đất, ta xây lên nhiều căn nhà, mỗi căn nhà như vậy có đầy đủ không gian cũng như tiện ích của một ngôi nhà bình thường tuy nhiên nó không đủ quy định tách sổ theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Nhà nằm ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà có diện tích là 45m2 (3.5m*12.8m). Theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND Thành phố Hồ Chí Minh là 50m2, với chiều rộng tối thiểu là 4m như vậy nhà này không đáp ứng đủ điều kiện tách thửa, do đó sẽ không có sổ riêng biệt cho từng ngôi nhà. 3. Thủ tục mua bán Vì ngôi nhà chúng ta mua thì sẽ không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở công chứng mà nó được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. (Khoản 3, Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại) Người mua và người bán sẽ cùng nhau đến Thừa phát lại để lập vi bằng, vi bằng được lập thành văn bản Tiếng Việt với các nội dung bao gồm: + Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng; + Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng; + Người tham gia khác (nếu có); + Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng; + Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận (ghi nhận về việc giao tiền của bên mua cho bên bán, giao nhà của bên bán cho bên mua) + Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; + Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng. Ngoài ra kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác về việc mua bán của hai bên. (Căn cứ Điều 27, Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại) 4. Những lưu ý khi mua >>> Những điều cần lưu ý khi mua nhà sổ hồng chung - Trước khi mua: + Chúng ta kiểm tra xem tài sản đó có được chuyển nhượng hay không? Kiểm thế chấp ở đâu chưa, có thuộc diện quy hoạch hay không, việc này chúng ta có thể thực hiện ở Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện nơi quản lý tài sản. + Nên hỏi những người xung quanh thêm về những người đồng sở hữu, tình trạng quanh đó có an ninh hay không? + Diện tích nhà bạn mua được thể hiện như thế nào bên sổ chung - Khi ra lập vi bằng + Trước hết khi Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng về việc giao nhận tiền và bàn giao nhà, trong đó ghi rõ nhà diện tích bao nhiêu, hiện trạng như thế nào, tứ diện liền kề giáp ở đâu … + Thỏa thuận những vấn đề về sở hữu chung, riêng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản, khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ 3 để làm căn cứ sau này. + Trong trường hợp không thể tách thửa được, bạn có thể yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung trên sổ, đồng thời yêu cầu Thừa Phát lại lập vi bằng các nội dung
Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?
Vi bằng, hay văn bản công chứng, chứng thực được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ, nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Khi thực hiện, nhiều người đánh đồng giữa việc lập vi bằng và việc công chứng, chứng thực văn bản là một, xem chúng có giá trị chứng cứ như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào lập vi bằng cũng được thừa nhận giá trị pháp lý và không phải trong mọi trường hợp công chứng, chứng thực cũng đều có giá trị pháp lý. Cụ thể, các trường hợp công chứng, chứng thực sau đây không được thừa nhận giá trị pháp lý: - Công chứng bản dịch (chính) được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ hoặc giả mạo. - Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung; - Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật. - Công chứng mà mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; - Công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, bản dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi; - Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. - Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. - Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chứng thực bản sao mà bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ. - Chứng thực bản sao mà bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung. - Chứng thực bản sao mà bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp. - Chứng thực bản sao mà bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân. - Chứng thực bản sao mà bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này. - Chứng thực bản sao mà giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Căn cứ pháp lý: Luật công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Và sau đây là những trường hợp không được lập vi bằng, nghĩa là trong trường hợp này, nếu lập vi bằng sẽ không được thừa nhận giá trị pháp lý, bị xem là vi phạm pháp luật vi bằng: - Các trường hợp quy định Thừa phát lại không được làm. + Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. + Đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng. + Tư vấn cho cá nhân, tổ chức dẫn đến thực hiện các hành vi trái pháp luật. + Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, quản tài viên và những công việc thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. + Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan để tạo lập hồ sơ giả tạo hoặc hành vi gian dối khác. + Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho Văn phòng Thừa phát lại của mình trong việc hành nghề thừa phát lại. + Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. + Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật. - Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: Lập vi bằng xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. - Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự, trái đạo đức xã hội. - Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp theo quy định của pháp luật về chứng thực gồm: Lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch. - Lập vi bằng sự kiện, hành vi mà thừa phát lại biết rõ nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng. - Lập vi bằng sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng. - Sự kiện, hành vi không do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ pháp lý: Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại Như vậy, loại trừ các trường hợp nêu trên thì được phép công chứng, chứng thực và lập vi bằng. Có trường hợp được phép công chứng, chứng thực, nhưng không được lập vi bằng đó là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch. Các bạn lưu ý vấn đề này nhé!
Hôm nọ, mình ngồi chơi 8 chuyện với mấy đứa bạn, không nhớ rõ nguồn gốc từ đâu, trong buổi 8 chuyện có nhắc đến từ “thừa phát lại”, một người bạn hỏi mình: “Ủa, thừa phát lại là sao? Là Nhà nước trả tiền cho mình bị thừa rồi phát lại á hả?” @@ Nghe vậy, mình cũng tròn xoe đôi mắt và chỉ biết cười. Thực tế, không chỉ những bạn không học Luật mà cả các bạn học Luật, nhiều bạn không rõ về chế định THỪA PHÁT LẠI này. Bởi trên giảng đường thầy cô chẳng bao giờ giảng thừa phát lại là gì, mình biết vấn đề này cũng chỉ thông qua việc tự tìm hiểu và học hỏi từ nhiều người. Nay mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu thế nào là THỪA PHÁT LẠI Thừa phát lại là gì? Chú thích: Tống đạt giấy tờ là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định pháp luật. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định. Hoạt động của thừa phát lại là một hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013. Công việc của thừa phát lại bao gồm những gì? - Thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự. - Lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử hay các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. - Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự. - Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Như vậy, việc thi hành án dân sự hiện nay thường phải thông qua thừa phát lại Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại Chi phí này được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu. Trong đó, bao gồm chi phí lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử hay các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, chi phí thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án và Cơ quan thi hành án và các chi phí phát sinh khác… Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại - Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt. - Không có tiền án. - Có bằng cử nhân luật. - Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên. - Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức. - Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật. (Căn cứ Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP) Đó là một số kiến thức cần thiết cho các bạn khi tìm hiểu về THỪA PHÁT LẠI, mấy bạn thành viên Dân Luật có kinh nghiệm thực tế về THỪA PHÁT LẠI thì share cho mình với nhe. Thanks các bạn nhiều nhiều.
Trường hợp nào nên lập vi bằng? Phân biệt lập vi bằng với công chứng, chứng thực
Lập vi bằng, công chứng và chứng thực là các cụm từ khá quen thuộc đối với đời sống, tuy nhiên không dễ dàng để ai cũng có thể biết rõ quy định và ứng dụng chúng theo đúng quy định pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vi bằng là gì? Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Giá trị pháp lý của vi bằng như thế nào? - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng: - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; - Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà. - Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; - Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế; - Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; - Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; - Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; - Xác nhận mức độ ô nhiễm; - Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; - Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu; - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; - Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Phân biệt lập vi bằng, công chứng, chứng thực Tiêu chí so sánh Công chứng Chứng thực Lập vi bằng Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Chứng thực là việc cấp bản sao từ bản gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Là một trong các hoạt động của thừa phát lại, nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trường hợp thực hiện Các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực: - Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. - Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân. - Các trường hợp mà pháp luật không quy định phải bắt buộc công chứng nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực. - Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực. - Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Phạm vi thực hiện Chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà. Không được lập vi bằng liên quan đến đất đai, nhà ở không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng. Giá trị pháp lý - Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chữ ký được chứng thực theo quy định có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. - Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. - Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. - Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. - Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp. Phạm vi trách nhiệm của cơ quan/ tổ chức/ người có thẩm quyền thực hiện Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch: thời gian, địa điểm; tư cách chủ thể của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; tình trạng pháp lý của tài sản được giao dịch; nội dung thỏa thuận của các bên. Người chứng thực chịu trách nhiệm về: - Tính chính xác của bản sao đúng với bản chính. - Tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản. - Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Vi bằng không có giá trị như công chứng, chứng thực; không xác thực nội dung thỏa thuận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên. Cơ quan thực hiện Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cụ thể do công chứng viên thực hiện (được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm) Cơ quan nhà nước như phòng tư pháp, UBND cấp xã; cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể do: - Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; - Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; - Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại thực hiện hoặc do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện. Chi phí thực hiện - Phí công chứng: dựa theo giá trị hợp đồng/ giao dịch hoặc dựa theo mức quy định chung của Nhà nước. - Thù lao công chứng: trong trường hợp yêu cầu công chứng viên thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Các phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Phí chứng thực được thu theo quy định gồm 3 loại: - Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. - Phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản. - Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch, trường hợp sửa đổi bổ sung thì 30.000 đồng, trường hợp sửa lỗi sai trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực thì 25.000 đồng. - Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. - Có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
Mức phạt Thừa phát lại lập vi bằng để chuyển quyền sử dụng đất?
Vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận một sự kiện, một hoạt động xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp cửa sự kiện, hoạt động đó nên không xác minh được giá trị pháp lý của các sự kiện, hoạt động. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện, đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế. Giá trị pháp lý của vi bằng Theo khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ghi nhận văn bằng không thể thay thế được văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Giá trị của văn bằng chỉ được dùng được coi là bằng chứng, nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; căn cứ để xác lập giao dịch giữa các cơ quan, cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật. Lập vi bằng để mua bán nhà đất có vi phạm quy định không Hiện nay các quy định về phương thức mua bán bất động sản không quy định về vấn đề lập vi bằng khi mua bán bất động sản. Và các hành vi mua bán đất lập vi bằng là hành vi cấm. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thừa phát lại không được lập vi bằng mua bán nhà đất. Giao dịch đất đai thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Về nội dung, vi bằng của Thừa phát lập chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, vi bằng không chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp...; khi lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm giải thích cho người yêu cầu lập vi bằng hiểu rõ các quy định pháp luật về vi bằng và giá trị pháp lý của vi bằng. Thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất cụ thể là lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đồng và bị tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại từ 6 tháng đến 9 tháng theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 8 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Theo Điều 83, 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử phạt hành vi Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chánh Thanh tra Sở Tư pháp; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp; Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp; Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp. Do vậy việc lập vi bằng để mua bán nhà đất là vi phạm quy định cấm của pháp luật. Việc lập vi bằng liên quan đến nhà đất có thể được thực hiện trong một số trường hợp sau đây và được xem là nguồn chứng cứ hợp pháp khi phát sinh tranh chấp: + Vi bằng ghi nhận sự kiện đặt cọc; + Vi bằng ghi nhận sự kiện giao nhận tiền; + Vi bằng ghi nhận sự kiện bàn giao nhà, đất. Vậy, Vi bằng của Thừa phát lại không chứng nhận các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà đất mua nhà đất; vi bằng vi bằng sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; đồng nghĩa, việc mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng sẽ không được cấp sổ đỏ.
Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng có cần thiết?
Dịch vụ lập vi bằng ngày càng được biết đến nhiều hơn do những ưu điểm của nó mang lại, một trong những yêu cầu lập vi bằng phổ biến là lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề lập vi bằng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình Việc lập vi bằng hiểu một cách đơn giản là việc mô tả chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,… Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan. Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng là rất cần thiết vì khi bắt đầu tạo lập tài sản sẽ dễ dàng xác định chủ sở hữu tài sản hơn so với trường hợp ly hôn mới bắt đầu xác định tài sản do ai sở hữu. Theo đó, vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể về các tài sản được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng hoặc các thỏa thuận về sự phân chia tài sản hay nghĩa vụ của các bên. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, video ghi lại chân thực, khách quan sự thỏa thuận đó. Vi bằng được lập trong trường hợp này có giá trị chứng cứ trước Tòa án, giúp Tòa án đẩy nhanh quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Việc lập vi bằng xác định rõ tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng giúp vợ, chồng nhanh chóng, thuận tiện trong việc hoàn tất hồ sơ, giấy tờ khi giải quyết ly hôn; giúp giảm thiểu chi phí không cần thiết như lệ phí thẩm định giá, án phí theo giá trị tài sản tranh chấp do không tự thỏa thuận được… Vì vậy, vợ chồng nên tiến hành lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận về tài sản trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Ngoài vấn đề và tài sản, vợ chồng còn có thể thỏa thuận về các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân của vợ chồng để có thể hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra khi vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, vợ, chồng cũng phải lưu ý về tính pháp lý của vi bằng, vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận lại sự việc một cách khách quan để làm căn cứ khi có tranh chấp xảy ra, chứ không thay thế cho văn bản công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực. Cách thức lập vi bằng thỏa thuận về tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng Căn cứ vào Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì trình tự, thủ tục lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân, gia đình sẽ được thực hiện thông qua các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng Trước khi đến các văn phòng Thừa phát lại để thực hiện lập vi bằng các bạn nên chuẩn bị sẵn một số tài liệu như: Giấy tờ pháp lý cá nhân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân,….. Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản, …. (Lưu ý: Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.) Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng Khi đến văn phòng Thừa phát lại bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng ghi nhận các thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Yêu cầu lập vi bằng của khách hàng sẽ được coi là một trong các căn cứ để Thừa phát lại ghi nhận các nội dung vụ việc. Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng Trước khi thực hiện lập vi bằng để tránh được các tranh chấp trong và sau quá trình lập vi bằng thì văn phòng Thừa phát lại và khách hàng cần thống nhất một số nội dung như: Nội dung sự việc cần lập vi bằng; Thời gian, địa điểm lập vi bằng; Chi phí thực hiện; Thời gian giao, nhận vi bằng; Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng. Bước 4: Tiến hành lập vi bằng Tại thời điểm mà các bên đã thống nhất trong thỏa thuận lập vi bằng, Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến địa chỉ trong thỏa thuận và tiến hành chứng kiến và ghi nhận vụ việc, sự thỏa thuận của vợ chồng và đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để củng cố tính chính xác, xác thực của vi bằng. Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để vi bằng có giá trị pháp lý thì Văn phòng Thừa phát lại gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở hoặc cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) vào cơ sở dữ liệu về vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng hoặc kể từ ngày Văn phòng Thừa phát lại cập nhật vào cơ sở dữ liệu về vi bằng, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký vi bằng hoặc duyệt nội dung cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP để theo dõi, quản lý việc lập vi bằng. Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Sở Tư pháp có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước người yêu cầu lập vi bằng, trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.
Có được lập vi bằng khi bị CSGT thổi nồng độ cồn không?
Một số trường hợp xảy ra tranh chấp với CSGT khi được yêu cầu chấp hành việc đo nồng độ cồn khi tham gia giao thông thì có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng sự việc này hay không? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Vi bằng là gì? Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Giá trị pháp lý của vi bằng - Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Xem bài viết liên quan: Mua nhà bằng vi bằng có giá trị pháp lý không? Có được lập vi bằng việc CSGT thổi nồng độ cồn không? Căn cứ tại khoản 7 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng, bao gồm: (1) Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. (2) Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự. (3) Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội. (4) Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính. (5) Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. (6) Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng. (7) Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. (8) Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. (9) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, nêu rõ thừa phát lại không được ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. Vậy nên, việc người dân mời thừa phát lại đến chứng kiến sự việc đo nồng độ cồn và lập vi bằng là trái quy định pháp luật, không được phép thực hiện. Xem bài viết liên quan: Mua nhà bằng vi bằng có giá trị pháp lý không?
Mua nhà ở xã hội bằng cách lập vi bằng có giá trị pháp lý không?
Tại khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở 2014: "Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở ... 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng." Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Về giá trị pháp lý, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Bởi vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, nó là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Vi bằng không có giá trị thi hành mà chỉ có giá trị chứng cứ thế nên người mua không thể sử dụng vi bằng để đăng ký sang tên quyền sở hữu. Như vậy, việc mua nhà ở xã hội bằng cách lập vi bằng không có giá trị pháp lý.
Tôi là người Bình Định và dự định mua lại một căn hộ thuộc nhà ở xã hội bằng giấy tay (giống như kiểu di chúc thừa kế) ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa. Chủ căn hộ cho biết theo quy định, tôi phải chờ thêm 4 năm nữa họ mới được làm thủ tục sang tên cho tôi. Nếu 2 bên mua bán cùng đi lập vi bằng thì có giá trị pháp lý về sau không? Việc mua bán này tôi có gặp rủi ro gì không? Nhờ luật sư cho tôi lời khuyên khi mua lại nhà ở xã hội trong thời kỳ chưa được phép bán lại. Xin chân thành cảm ơn.
Năm 2023 mua nhà bằng vi bằng, có giá trị pháp lý không ạ?
Năm 2023 mua nhà bằng vi bằng, có giá trị pháp lý không ạ?
Những trường hợp nào nên lập vi bằng?
Có lẽ, trong số chúng ta đã nghe rất nhiều đến việc lập vi bằng, đặc biệt là gần đây. Nhiều người nổi tiếng hay nhắc đến “vi bằng” khi muốn ghi nhận lại một sự việc nào đó. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã biết và hiểu rõ vi bằng là gì hay chưa? Những trường hợp nào là nên lập vi bằng? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Vi bằng là gì? Theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, theo đó “Vi bằng” được giải thích như sau: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Lập vi bằng là việc được thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Đặc điểm của vi bằng (1) Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác. (2) Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản đó phải do thừa phát lại lập. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. (3) Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thứ và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại (4) Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng Theo Điều 36 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì: Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Chưa có văn bản nào quy định thời hiệu cụ thể của vi bằng, kể cả Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng được lập và đăng ký sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký; vi bằng không bị mất giá trị nếu Tòa án không hủy. Mặc dù được sao chép, sử dụng làm chứng cứ nhưng vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Những trường hợp nào nên lập vi bằng? Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng: - Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; - Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà. - Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; - Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; - Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế; - Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; - Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; - Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh; - Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; - Xác nhận mức độ ô nhiễm; - Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; - Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu; - Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… - Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp; - Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; - Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; - Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Chứng cứ trước Tòa án phải bắt buộc lập Vi bằng?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Căn cứ khoản 2, 3 Điều này cũng quy định giá trị pháp lý của vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Theo đó, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Bên canh đó, tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: “1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. 2. Vật chứng. 3. Lời khai của đương sự. 4. Lời khai của người làm chứng. 5. Kết luận giám định. 6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. 7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. 8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. 9. Văn bản công chứng, chứng thực. 10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.” Như vậy, vi bằng chỉ là 1 trong các nguồn của chứng cứ do đó, không nhất thiết những Hợp đồng ký giấy, tin nhắn facebook, Email, status đăng lên facebook, zalo để được coi là những chứng cứ hợp lệ và có giá trị pháp lý trước Tòa án phải bắt buộc lập Vi bằng. Ví dụ như hợp đồng cho vay, được ý kết giữa các bên, hợp đồng này không bắt buộc phải có công chứng, cũng không bắt buộc khi ký hợp đồng phải lập vi bằng nhưng khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng này vẫn là chứng cứ hợp lệ và có giá trị pháp lý trước Tòa án chứng minh có quan hệ vay mượn.
Sự kiện không được lập vi bằng
Theo Khoản 7 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy đinh không được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. Theo đó người dân có quyền kiểm tra, giám sát quá tình thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức , những người thuộc biên chế Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đang thi hành công vụ. Tuy nhiên việc nhờ Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi đó là không đúng và Thừa phát lại cũng không được phép lập vi bằng đối với trường hợp trên. Để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình, người dân cần phải có hiểu biết để không vi phạm pháp luật cũng như có thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình một cách hiệu quả. Thông qua kiểm tra, giám sát thì người thi hành công vụ sẽ không có những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu trong lúc thi hành công vụ. Các Văn phòng Thừa phát lại cũng cần nắm bắt rõ những quy định của pháp luật trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, tránh những sai phạm không cần thiết.
Mua đất bằng giấy viết tay và lập vi bằng
Ba tôi có mua 1 miếng đất vườn 200m2 của ông A ở Bình Chánh năm 2017 (tổng diện tích đất cùa ông A là 600m2), chỉ làm giấy viết tay và lập vi bằng có công chứng của cty thừa phát lại. Vì lúc đó ông A nói diện tích đất ba tôi mua ko đủ diện tích để tách sổ nên ko làm giấy sang nhượng 1 phần đất mà Ba tôi đã mua. Xin cho hỏi ông A nói vậy có đúng ko ạ? Ba tôi có thể yêu cầu ông A sang nhượng phần đất đã mua được ko và muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được ko? Nếu ko được thì xin hỏi luật sư Ba tôi phải làm thế nào để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp nếu có, cần phải làm những giấy tờ gì để hợp pháp phần đất mà Ba tôi đã mua. Xin cám ơn luật sư ạ
Lập vi bằng là một trong những chức năng quan trọng của Thừa phát lại hiện nay. Theo Nghị định 135/2013/NĐ-CP, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự. Trong đó, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác (khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP). Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Sau đây là một số trường hợp phổ biến có thể tiến hành việc lập vi bằng: STT TRƯỜNG HỢP LẬP VI BẰNG 1 Ghi nhận hiện trạng nhà đất khi cho thuê 2 Ghi nhận hiện trạng nhà đất khi mua bán 3 Ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề bên cạnh trước khi xây dựng 4 Ghi nhận hiện trạng các công trình liền kề bên cạnh sau khi xây dựng 5 Ghi nhận hiện trạng thiệt hại nhà cửa do công trình liền kề thi công gây ra 6 Ghi nhận hiện trạng nhà đất bị lấn chiếm, chiếm giữ trái phép 7 Ghi nhận tài sản riêng trước khi kết hôn 8 Ghi nhận tài sản chung, riêng của vợ chồng trước khi ly hôn 9 Xác nhận hàng hóa, sản phẩm bị làm giả, hàng kém chất lượng 10 Ghi nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp đối thủ. 11 Ghi nhận quá trình diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông/họp Hội đồng quản trị/ Họp hội đồng thành viên 12 Ghi nhận tiến độ thi công, việc chậm trễ thi công công trình, chậm bàn giao mặt bằng... 13 Ghi nhận hiện trạng công trình nghiệm thu 14 Ghi nhận hành vi trái pháp luật trên internet, hành vi vu khống, làm việc, phát ngôn không đúng theo yêu cầu, không được sự đồng ý của người khác trên website, báo đài 15 Ghi nhận thiệt hại khi có hành vi xâm phạm như: thiệt hại vật chất, tinh thần,… của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra. 16 Ghi nhận hành vi từ chối thực hiện công việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khác từ chối thực hiện một công việc mà theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng họ phải thực hiện công việc đó 17 Ghi nhận mức độ ô nhiễm: tiếng ồn, không khí 18 Ghi nhận giao dịch khi cả tổ chức hành nghề công chứng lẫn Ủy ban nhân dân các cấp đều từ chối xác nhận cho bạn vì giao dịch đó không thuộc thẩm quyền xác nhận của họ; miễn là giao dịch đó không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm bí mật đời tư… 19 Ghi nhận hành vi giao thông báo đòi nhà, phá khóa, kiểm kê tài sản (người thuê nhà, người ở nhờ cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh tóan, nghĩa vụ giao trả nhà khi đến hạn…) 20 Ghi nhận các bên ký tên vào văn bản cam kết, thỏa thuận, tờ xác nhận, trình bày lời khai 21 Giao thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng do bên đối lập vi phạm nghĩa vụ là điều kiện chấm dứt hợp đồng (hành vi cần thiết, làm điều kiện đủ trước khi nộp đơn khởi kiện trước Tòa án) 22 Ghi nhận hành vi các bên giao nhận tiền, tài sản trong các giao dịch (mua bán, tặng cho, thuê-cho thuê, trao đổi…) Nguồn: Tổng hợp
Có thể lập vi bằng cho đoạn video không?
Kính chào các luật sư, Cho em được tư vấn là: Em muốn lập vi bằng cho đoạn video dài hơn 4p, đã quay cách đây khoảng 8 tháng rồi, Vậy cho em hỏi có thể lập vi bằng cho đoạn video được không ạ, và các điều kiện ạ. Em cám ơn các luật sư!
4 điều cần biết khi mua nhà sổ chung
1. Khái niệm Nhà sổ chung tên thường gọi của nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất của nhiều người Có hai trường hợp: - Nhà đó đủ điều kiện để tách thửa nhưng lúc bán người chủ chưa tách riêng nhà ra thành một cuốn sổ riêng biệt - Nhà đó không đủ điều kiện tách thửa để thành một cuốn sổ riêng biệt Vấn đề ở đây mình muốn đề cập là nhà sổ chung không tách ra làm một cuốn sổ riêng biệt được, hay từ ngữ thường được dùng là “nhà giấy tờ tay”. Đây là một sự lựa chọn hợp lý cho người có một mức thu nhập vừa phải, với mức lương không quá cao nhưng bạn muốn sở hữu nhà thay vì chung cư tại các khu vực trung tâm hoặc liền kề khu trung tâm. 2. Nguồn gốc Lý giải cho việc xuất hiện này có thể là khi chúng ta có một miếng đất, ta xây lên nhiều căn nhà, mỗi căn nhà như vậy có đầy đủ không gian cũng như tiện ích của một ngôi nhà bình thường tuy nhiên nó không đủ quy định tách sổ theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Nhà nằm ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà có diện tích là 45m2 (3.5m*12.8m). Theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND Thành phố Hồ Chí Minh là 50m2, với chiều rộng tối thiểu là 4m như vậy nhà này không đáp ứng đủ điều kiện tách thửa, do đó sẽ không có sổ riêng biệt cho từng ngôi nhà. 3. Thủ tục mua bán Vì ngôi nhà chúng ta mua thì sẽ không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở công chứng mà nó được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. (Khoản 3, Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại) Người mua và người bán sẽ cùng nhau đến Thừa phát lại để lập vi bằng, vi bằng được lập thành văn bản Tiếng Việt với các nội dung bao gồm: + Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng; + Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng; + Người tham gia khác (nếu có); + Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng; + Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận (ghi nhận về việc giao tiền của bên mua cho bên bán, giao nhà của bên bán cho bên mua) + Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; + Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng. Ngoài ra kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác về việc mua bán của hai bên. (Căn cứ Điều 27, Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại) 4. Những lưu ý khi mua >>> Những điều cần lưu ý khi mua nhà sổ hồng chung - Trước khi mua: + Chúng ta kiểm tra xem tài sản đó có được chuyển nhượng hay không? Kiểm thế chấp ở đâu chưa, có thuộc diện quy hoạch hay không, việc này chúng ta có thể thực hiện ở Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện nơi quản lý tài sản. + Nên hỏi những người xung quanh thêm về những người đồng sở hữu, tình trạng quanh đó có an ninh hay không? + Diện tích nhà bạn mua được thể hiện như thế nào bên sổ chung - Khi ra lập vi bằng + Trước hết khi Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng về việc giao nhận tiền và bàn giao nhà, trong đó ghi rõ nhà diện tích bao nhiêu, hiện trạng như thế nào, tứ diện liền kề giáp ở đâu … + Thỏa thuận những vấn đề về sở hữu chung, riêng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản, khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ 3 để làm căn cứ sau này. + Trong trường hợp không thể tách thửa được, bạn có thể yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung trên sổ, đồng thời yêu cầu Thừa Phát lại lập vi bằng các nội dung
Cần phân biệt rõ khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?
Vi bằng, hay văn bản công chứng, chứng thực được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ, nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Khi thực hiện, nhiều người đánh đồng giữa việc lập vi bằng và việc công chứng, chứng thực văn bản là một, xem chúng có giá trị chứng cứ như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào lập vi bằng cũng được thừa nhận giá trị pháp lý và không phải trong mọi trường hợp công chứng, chứng thực cũng đều có giá trị pháp lý. Cụ thể, các trường hợp công chứng, chứng thực sau đây không được thừa nhận giá trị pháp lý: - Công chứng bản dịch (chính) được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ hoặc giả mạo. - Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung; - Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật. - Công chứng mà mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác; - Công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, bản dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi; - Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. - Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo. - Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân - Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. - Chứng thực bản sao mà bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ. - Chứng thực bản sao mà bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung. - Chứng thực bản sao mà bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp. - Chứng thực bản sao mà bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân. - Chứng thực bản sao mà bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này. - Chứng thực bản sao mà giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Căn cứ pháp lý: Luật công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Và sau đây là những trường hợp không được lập vi bằng, nghĩa là trong trường hợp này, nếu lập vi bằng sẽ không được thừa nhận giá trị pháp lý, bị xem là vi phạm pháp luật vi bằng: - Các trường hợp quy định Thừa phát lại không được làm. + Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. + Đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng. + Tư vấn cho cá nhân, tổ chức dẫn đến thực hiện các hành vi trái pháp luật. + Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, quản tài viên và những công việc thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. + Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan để tạo lập hồ sơ giả tạo hoặc hành vi gian dối khác. + Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho Văn phòng Thừa phát lại của mình trong việc hành nghề thừa phát lại. + Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì. + Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật. - Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: Lập vi bằng xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. - Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự, trái đạo đức xã hội. - Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp theo quy định của pháp luật về chứng thực gồm: Lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch. - Lập vi bằng sự kiện, hành vi mà thừa phát lại biết rõ nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng. - Lập vi bằng sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng. - Sự kiện, hành vi không do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ pháp lý: Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại Như vậy, loại trừ các trường hợp nêu trên thì được phép công chứng, chứng thực và lập vi bằng. Có trường hợp được phép công chứng, chứng thực, nhưng không được lập vi bằng đó là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch. Các bạn lưu ý vấn đề này nhé!
Hôm nọ, mình ngồi chơi 8 chuyện với mấy đứa bạn, không nhớ rõ nguồn gốc từ đâu, trong buổi 8 chuyện có nhắc đến từ “thừa phát lại”, một người bạn hỏi mình: “Ủa, thừa phát lại là sao? Là Nhà nước trả tiền cho mình bị thừa rồi phát lại á hả?” @@ Nghe vậy, mình cũng tròn xoe đôi mắt và chỉ biết cười. Thực tế, không chỉ những bạn không học Luật mà cả các bạn học Luật, nhiều bạn không rõ về chế định THỪA PHÁT LẠI này. Bởi trên giảng đường thầy cô chẳng bao giờ giảng thừa phát lại là gì, mình biết vấn đề này cũng chỉ thông qua việc tự tìm hiểu và học hỏi từ nhiều người. Nay mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu thế nào là THỪA PHÁT LẠI Thừa phát lại là gì? Chú thích: Tống đạt giấy tờ là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định pháp luật. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định. Hoạt động của thừa phát lại là một hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013. Công việc của thừa phát lại bao gồm những gì? - Thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự. - Lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử hay các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. - Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự. - Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Như vậy, việc thi hành án dân sự hiện nay thường phải thông qua thừa phát lại Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại Chi phí này được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu. Trong đó, bao gồm chi phí lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử hay các quan hệ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, chi phí thông báo, giao nhận các văn bản theo yêu cầu của Tòa án và Cơ quan thi hành án và các chi phí phát sinh khác… Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại - Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt. - Không có tiền án. - Có bằng cử nhân luật. - Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên. - Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức. - Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật. (Căn cứ Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP) Đó là một số kiến thức cần thiết cho các bạn khi tìm hiểu về THỪA PHÁT LẠI, mấy bạn thành viên Dân Luật có kinh nghiệm thực tế về THỪA PHÁT LẠI thì share cho mình với nhe. Thanks các bạn nhiều nhiều.