Trưởng Công an huyện được lấy phiếu tín nhiệm không?
Lấy phiếu tín nhiệm là việc đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ để làm cơ sở xem xét đánh giá cán bộ. Vì vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm cho cái nhìn khách quan về hiệu quả lãnh đạo của người được lấy tín nhiệm, từ đó cải thiện năng lực lãnh đạo của mình. Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm trong Công an là gì? Căn cứ Điều 4 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trong Công an nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Việc lấy phiếu tín nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín) được thực hiện định kỳ vào giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ, bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp. - Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. - Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đến đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, cán bộ trong thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm, trong tập thể lãnh đạo cùng cấp và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý đối với chức danh cán bộ đó. - Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Trưởng Công an huyện được lấy phiếu tín nhiệm không? Căn cứ Điều 2 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm đối với Công an các đơn vị, địa phương bao gồm: - Thứ trưởng. - Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và tương đương. - Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ và thuộc Tổng cục. - Giám đốc, Phó Giám đốc Công an và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện). Trường hợp cán bộ mới được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ trong năm lấy phiếu thì không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Như vậy, Trưởng Công an huyện cũng được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định trên. Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng Công an huyện là gì? Căn cứ Điều 4 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng Công an huyện phải được thực hiện thông qua các nguyên tắc sau: - Việc lấy phiếu tín nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín) được thực hiện định kỳ vào giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ, bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp. - Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. - Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đến đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, cán bộ trong thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm, trong tập thể lãnh đạo cùng cấp và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý đối với chức danh cán bộ đó. - Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Kết quả đánh giá tín nhiệm Trưởng Công an huyện được dùng để làm gì? Căn cứ Điều 11 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định về sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân. Theo đó Kết quả đánh giá tín nhiệm Trưởng Công an huyện được dùng để thực hiện các công việc sau: - Sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách cán bộ. - Những đồng chí có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp. - Những đồng chí có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Đã có kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Quốc hội biểu quyết tán thành danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm. Thì đến chiều ngày 25/10/2023 quốc hội thông qua Nghị quyết 96/2023/QH15 xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 44 cán bộ lãnh đạo cấp cao do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Trong đó, có 1 người khối Chủ tịch nước, 17 người thuộc khối Quốc hội, 23 thành viên Chính phủ, 2 người thuộc khối Tư pháp và 1 người khối Kiểm toán Nhà nước cụ thể kết quả bỏ phiếu tín nhiệm như sau: Xem chi tiết kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: STT Chức danh - Tên Tín nhiệm cao Tín nhiệm Tín nhiệm thấp 1 Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân 410 - 85,24% 65 - 13,51% 6 - 1,25% 2 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ 437 - 90,85% 32 - 6,65% 11 - 2,29% 3 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn 414 - 86,07% 63 - 13,10% 4 - 0,83% 4 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định 392 - 81,5% 85 - 17,67% 3 - 0,62% 5 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải 391 - 81,29% 87 - 18,09% 2 - 0,42% 6 Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương 426 - 88,57% 49 - 10,19% 3 - 0,62% 7 Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh 373 - 77,55% 93 - 19,33% 14 - 2,91% 8 Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình 312 - 64,86% 154 - 32,02% 15 - 3,12% 9 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường 396 - 82,33% 80 - 16,63% 5 - 1,04% 10 Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà 367 - 76,3% 106 - 22,04% 8 - 1,66% 11 Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm 352 - 73,18% 116 - 24,12% 12 - 2,49% 12 Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy 375 - 77,96% 101 - 21% 4 - 0,83% 13 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga 354 - 73,6% 83 - 17,26% 5 - 1,04% 14 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh 365 - 75,88% 73 - 15,18% 4 - 0,83% 15 Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh 381 - 79,21% 55 - 11,43% 5 - 1,04% 16 Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới 361 - 75,05% 77 - 16,01% 2 - 0,42% 17 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng 365 - 75,88% 73 - 15,18% 3 - 0,62% 18 Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh 346 - 71,93% 84 - 17,46% 12 - 2,49% 19 Thủ tướng Phạm Minh Chính 373 - 77,55% 90 - 18,71% 17 - 3,53% 20 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái 384 - 79,83% 90 - 18,71% 6 - 1,25% 21 Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên 229 - 47,61% 189 - 39,29% 61 - 12,68% 22 Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung 279 - 58% 164 - 34,1% 35 - 7,28% 23 Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng 312 - 64,86% 142 - 29,52% 26 - 5,41% 24 Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt 187 - 38,88% 222 - 46,15% 71 - 14,76% 25 Bộ trưởng Quốc phòng - Đại tướng Phan Văn Giang 448 - 93,14% 29 - 6,03% 4 - 0,83% 26 Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan 316 - 65,7% 148 - 30,77% 17 - 3,53% 27 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng 308 - 64,03% 143 - 29,73% 30 - 6,24% 28 Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng 262 - 54,47% 167 -34,72% 52 - 10,81% 29 Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng 219 - 45,53% 200 - 41,58% 62 - 12,89% 30 Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan 239 - 49,69% 186 - 38,67% 54 - 11,23% 31 Bộ trưởng Công an - Đại tướng Tô Lâm 329 - 68,4% 109 - 22,66% 43 - 8,94% 32 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh 260 - 54,05% 185 - 38,46% 36 - 7,48% 33 Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long 371 - 77,13% 102 - 21,21% 7 - 1,46% 34 Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị 306 - 63,62% 152 - 31,6% 19 - 3,95% 35 Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong 263 - 54,68% 195 - 40,54% 22 - 4,57% 36 Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc 334 - 69,44% 119 - 24,74% 24 - 4,99% 37 Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn 241 - 50,1% 166 - 34,51% 72 - 14,97% 38 Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn 370 - 76,92% 102 - 21,21% 8 - 1,66% 39 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn 328 - 68,19% 137 - 28,48% 14 - 2,91% 40 Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng 237 - 49,27% 197 - 40,96% 45 - 9,36% 41 Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà 353 - 73,39% 110 - 22,87% 17 - 3,53% 42 Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình 311 - 64,66% 142 - 29,52% 28 - 5,83% 43 Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí 337 - 70,21% 130 - 27,08% 11 - 2,29% 44 Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn 292 - 60,71% 173 - 35,97% 14 - 2,91%
Xem xét cho từ chức người quản lý doanh nghiệp nhà nước có trên 50% tín nhiệm thấp
Đây là nội dung tại Nghị định 69/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 04 trường hợp cho xem từ chức với người quản lý doanh nghiệp nhà nước Việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: - Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. - Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. - Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân. Các trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước được miễn nhiệm Việc xem xét miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: - Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một thời hạn bổ nhiệm. - Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm. - Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. Quy trình xem xét miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước Quy trình xem xét miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau: Cụ thể, căn cứ miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP. Chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có trách nhiệm trao đổi với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện công việc này. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định. Xem thêm Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
Nghị quyết 96/2023/QH15: Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Đây là nội dung về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại Nghị quyết 96/2023/QH15 do Quốc hội thông qua ngày 23/6/2023 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: - Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; - Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: - Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này. T rường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm. Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, gồm các nội dung sau đây: - Lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, công tâm, khách quan, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định của cơ quan, đơn vị nơi công tác; khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; - Việc thực hiện những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gồm các nội dung sau đây: - Kết quả công tác lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, thu hút, trọng dụng nhân tài; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; - Số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; - Kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề, về chất vấn và các nghị quyết, kết luận khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân; kết luận, kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh của cử tri và Nhân dân trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; kết quả thực hiện các cam kết và các vấn đề đã hứa (nếu có). Nghị quyết 96/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Nghị quyết 96/2023/QH15: 04 trường hợp được lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội
Đây là nội dung tại Nghị quyết 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn. Theo đó, Quốc hội quy định cụ thể 4 trường hợp lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và 3 trường hợp lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND như sau: (1) 04 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; - Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; - Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội; - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. (2) 03 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp sau đây: - Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; - Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. (3) Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội - Chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, căn cứ vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm quy định trong Nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo, bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. - Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội; gửi nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đến người được lấy phiếu tín nhiệm. - Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản. - Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. - Chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến của đại biểu Quốc hội đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có yêu cầu. - Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây: + Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm; + Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp khuyết Trưởng Đoàn để trao đổi về các vấn đề có liên quan; + Tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự; + Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; + Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”; + Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu; + Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (4) Cấm ủng hộ tiền trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm Các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm bao gồm: - Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Chi tiết Nghị quyết 96/2023/QH15 ban hành ngày 23/6/2023.
Nghị quyết số 96/2023/QH15: 03 hành vi bị nghiêm cấm trong việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm
Ngày 30/6/2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. (1) Nguyên tắc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Theo đó, quy định nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau: - Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ. Xem toàn văn Nghị quyết số 96/2023/QH15 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/03/NGH%E1%BB%8A%20QUY%E1%BA%BET%2096.docx (2) 03 hành vi bị nghiêm cấm trong việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm Trước đó, tại Nghị quyết 85/2014/QH13 không có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Đây là nội dung mới về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, cụ thể: - Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. (3) Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm bao gồm những gì? - Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây: + Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; + Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; + Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp sau đây: + Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. Xem chi tiết tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế Nghị quyết 85/2014/QH13. Xem toàn văn Nghị quyết số 96/2023/QH15 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/03/NGH%E1%BB%8A%20QUY%E1%BA%BET%2096.docx
Trường hợp nào cán bộ, công chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm?
Lấy phiếu tín nhiệm là một thủ tục quan trọng đối với cán bộ, công chức, qua đó dựa vào kết quả tín nhiệm cho thấy mức độ tín nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm. Đây cũng là một trong những yếu tố bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh cho cán bộ lấy tín nhiệm, vậy cán bộ lấy phiếu tín nhiệm trong trường hợp nào? 1. Lấy phiếu tín nhiệm được hiểu là gì? Cụ thể tại tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 85/2014/QH13 có giải thích lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Ngoài ra, khoản 2 Điều 2 Quyết định 85/2014/QH13 còn giải thích bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm. 2. Đối tượng phải thực hiện lấy phiếu tín nhiệm Căn cứ Điều 1 Quyết định 85/2014/QH13 quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ thuộc các cơ quan sau đây: (1) Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội - Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. - Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội. - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. (2) Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân - Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân. Lưu ý: Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. 3. Trường hợp nào cán bộ phải lấy phiếu tín nhiệm? Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức được quy định tại Điều 11 Quyết định 85/2014/QH13 như sau: - UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây: + Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị. + Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. + Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội. + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây: + Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân. + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm: - Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. 4. Trách nhiệm của cán bộ trong việc lấy phiếu tín nhiệm Căn cứ Điều 6 Quyết định 85/2014/QH13 trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện như sau: - Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm đúng đối tượng, nguyên tắc, thời hạn và quy trình theo quy định của Quyết định 85/2014/QH13. - Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm, công bằng khi thể hiện mức độ tín nhiệm. - Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Quốc hội, Hội đồng nhân dân trước kỳ họp. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Như vậy, cán bộ, công chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân được hiện như trên.
03 tiêu chí đánh giá lãnh đạo khi lấy phiếu tín nhiệm
Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Cụ thể, để lấy phiếu tín nhiệm thì người lấy phiếu cần đánh giá lãnh đạo dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật như sau: (1) Xét về phẩm chất chính trị - Là người có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Đi đôi với giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân. - Liêm chính, trung thực, công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao. (2) Xét về ý thức tổ chức kỷ luật - Có ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. - Chấp hành sự phân công của tổ chức. - Thực hiện các quy định, quy chế của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi công tác. - Có khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm. (3) Xét về đạo đức lối sống - Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. - Không những bản thân phải gương mẫu mà vợ, chồng, con trong việc cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Đối với kết quả lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách. Người này cũng phải có tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách. Phiếu tín nhiệm, cách ghi phiếu và tổng hợp kết quả * Phiếu tín nhiệm: Phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Phiếu tín nhiệm theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục 4). Tải về Phiếu tín nhiệm * Cách ghi phiếu tín nhiệm: Căn cứ vào nội dung tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm nghiên cứu, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, ghi ý kiến của mình vào phiếu tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm. * Tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm: - Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được tổng hợp như sau: + Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm. + Tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ. + Tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về. + Tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về. + Tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về. - Phiếu không hợp lệ: + Là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra. + Phiếu gạch xóa họ tên người được in trên phiếu. + Phiếu ghi tên một người mà người ghi phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô. Trường hợp phiếu ghi thêm tên của người ngoài danh sách lấy phiếu tín nhiệm thì phần ghi thêm là không hợp lệ; các trường hợp trong danh sách còn lại nếu đánh dấu theo quy định thì hợp lệ. Chi tiết Quy định 96-QĐ/TW ban hành ngày 02/02/2023.
Lấy phiếu tín nhiệm trong công ty cổ phần?
Mình có trường hợp này mong được các cao nhân chỉ giúp. Công ty mình là công ty cổ phần (đại chúng chưa niêm yết) thực hiện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Vậy cho mình hỏi người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm có được phát phiếu và điền phiếu tín nhiệm cho mình không? (mình không tìm được căn cứ cho nội dung này) Mong được sự tham gia góp ý của tất cả các bạn.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu được quy định cụ thể tại Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành. Trong đó, đặc biệt lưu ý quy định tại Điều 9 của văn bản này: “Điều 9. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân 1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. 3. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản. 4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm. 5. Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu. 6. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu. 7. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. 8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. 9. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân".
Những trường hợp cán bộ, công chức có thể xin từ chức
Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Điều 30, 54 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: Các trường hợp xin từ chức: - Cán bộ, công chức có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức trong các trường hợp sau đây: a) Không đủ sức khỏe; b) Không đủ năng lực, uy tín; c) Theo yêu cầu nhiệm vụ; d) Vì lý do khác. Ngoài ra, Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Điều 10 quy định về Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm 1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. 2. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Theo nghị quyết điều 15 cũng quy định Hệ quả đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó. Ngoài ra theo Quy định 260-QĐ/TW quy định về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ tại Điều 7 quy định về Trường hợp không được từ chức Cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao. 2. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.
So sánh "Lấy phiếu tín nhiệm" và "Bỏ phiếu tín nhiệm"
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, cơ chế "Lấy phiếu tín nhiệm" và "Bỏ phiếu tín nhiệm" được xem là cần thiết và đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới kể cả Việt Nam. Vậy bạn có hiểu" Lấy phiếu tín nhiệm" - "Bỏ phiếu tín nhiệm" là gì? Hai cơ chế này khác nhau điểm nào? Sau đây là bảng tổng hợp so sánh "Lấy phiếu tín nhiệm" và "Bỏ phiếu tín nhiệm" đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn do mình lập nên trên cơ sở nhiều nguồn thông tin. Mọi người cùng xem và thảo luận nhé. Quy định chi tiết tại: Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành * Giống nhau: - Mục đích: nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ. - Nguyên tắc áp dụng: + Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. + Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. + Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ. - Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm: + Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. * Khác nhau: Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tín nhiệm Định nghĩa Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm. Đối tượng áp dụng Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Theo đó: - Quốc hội chức lấy phiếu tín nhiệm: + Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; + Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; + Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; + Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. - Hội đồng nhân dân: + Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân. - Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn: + Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; + Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội, hoặc có ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu: + Có kiến nghị của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. Hạng tín nhiệm - Tín nhiệm cao - Tín nhiệm - Tín nhiêm thấp. - Tín nhiệm - Không tín nhiệm. Hệ quả - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. - Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.
Hôm nay Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh! Người dân nín thở chờ kết quả Nghe thật mát cái lỗ tai, sướng cái bụng, lùng bùng con tim.... Trong thời đại @ này, con người ta cũng lắm mưu nhiều kế; xưa giờ tui nghe cái gì cũng hay, cái gì cũng tốt; nhiều lúc nản lắm rồi nhưng vẫn cố để "hy vọng" thay đổi, hoặc chí ít thì cũng chả làm được gì dù có muốn. Nghị quyết 04, nghe rồi, làm rồi, báo cáo rồi, nhưng hoa lá vẫn chỉ là hoa lá! Đến lượt NQ 35? Kết quả sẽ ra sao nhỉ? Chưa có biết, nhưng dự cảm vẫn thấy không có gì thay đổi. Mỗi lá phiếu có sức nặng vô cùng ghê ghớm, nó có thể đẩy một người bình thường lên tận trời cao, nhưng cũng có thể dìm một kẻ vĩ đại xuống địa ngục. Dân hiền như mình không biết tí xíu về chính trị, nhưng đọc báo mạng thấy thật bất an; cái lỗ lơ lững đâu đó có thể sẽ bắt chết một con voi, nó cũng có thể bẫy chết một con ruồi; nhưng lắm người muốn dùng cái lỗ đó để tròng vào cổ một con người. Nhét tờ phiếu, đời mà, dù là đại biểu đại diện tiếng nói của hàng triệu người dân-có thể thế- nhưng vẫn là con người, có trái tim, tình cảm, biết sợ, biết vui, biết buồn, biết câu nệ, biết đâu để tránh, đâu để chui vào,... Hy vọng những tờ phiếu sẽ bỏ đúng người cần bỏ; loại đúng người cần loại chứ không trên cơ sở cảm tình, tình cảm hoặc một thứ mưu toan gì đó xa xăm. Tờ phiếu ấy? Nó chỉ là một phương tiện, công cụ mà thôi. Sử dụng ra sao, chưa hẳn thuộc ý chí của người cầm nó!
Trưởng Công an huyện được lấy phiếu tín nhiệm không?
Lấy phiếu tín nhiệm là việc đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ để làm cơ sở xem xét đánh giá cán bộ. Vì vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm cho cái nhìn khách quan về hiệu quả lãnh đạo của người được lấy tín nhiệm, từ đó cải thiện năng lực lãnh đạo của mình. Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm trong Công an là gì? Căn cứ Điều 4 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo trong Công an nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Việc lấy phiếu tín nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín) được thực hiện định kỳ vào giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ, bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp. - Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. - Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đến đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, cán bộ trong thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm, trong tập thể lãnh đạo cùng cấp và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý đối với chức danh cán bộ đó. - Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Trưởng Công an huyện được lấy phiếu tín nhiệm không? Căn cứ Điều 2 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm đối với Công an các đơn vị, địa phương bao gồm: - Thứ trưởng. - Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và tương đương. - Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ và thuộc Tổng cục. - Giám đốc, Phó Giám đốc Công an và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện). Trường hợp cán bộ mới được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ trong năm lấy phiếu thì không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Như vậy, Trưởng Công an huyện cũng được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định trên. Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng Công an huyện là gì? Căn cứ Điều 4 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng Công an huyện phải được thực hiện thông qua các nguyên tắc sau: - Việc lấy phiếu tín nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín) được thực hiện định kỳ vào giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ, bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp. - Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. - Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đến đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, cán bộ trong thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm, trong tập thể lãnh đạo cùng cấp và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý đối với chức danh cán bộ đó. - Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Kết quả đánh giá tín nhiệm Trưởng Công an huyện được dùng để làm gì? Căn cứ Điều 11 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định về sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân. Theo đó Kết quả đánh giá tín nhiệm Trưởng Công an huyện được dùng để thực hiện các công việc sau: - Sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách cán bộ. - Những đồng chí có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp. - Những đồng chí có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
Đã có kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV Quốc hội biểu quyết tán thành danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm. Thì đến chiều ngày 25/10/2023 quốc hội thông qua Nghị quyết 96/2023/QH15 xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 44 cán bộ lãnh đạo cấp cao do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Trong đó, có 1 người khối Chủ tịch nước, 17 người thuộc khối Quốc hội, 23 thành viên Chính phủ, 2 người thuộc khối Tư pháp và 1 người khối Kiểm toán Nhà nước cụ thể kết quả bỏ phiếu tín nhiệm như sau: Xem chi tiết kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: STT Chức danh - Tên Tín nhiệm cao Tín nhiệm Tín nhiệm thấp 1 Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân 410 - 85,24% 65 - 13,51% 6 - 1,25% 2 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ 437 - 90,85% 32 - 6,65% 11 - 2,29% 3 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn 414 - 86,07% 63 - 13,10% 4 - 0,83% 4 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định 392 - 81,5% 85 - 17,67% 3 - 0,62% 5 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải 391 - 81,29% 87 - 18,09% 2 - 0,42% 6 Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương 426 - 88,57% 49 - 10,19% 3 - 0,62% 7 Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh 373 - 77,55% 93 - 19,33% 14 - 2,91% 8 Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình 312 - 64,86% 154 - 32,02% 15 - 3,12% 9 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường 396 - 82,33% 80 - 16,63% 5 - 1,04% 10 Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà 367 - 76,3% 106 - 22,04% 8 - 1,66% 11 Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm 352 - 73,18% 116 - 24,12% 12 - 2,49% 12 Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy 375 - 77,96% 101 - 21% 4 - 0,83% 13 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga 354 - 73,6% 83 - 17,26% 5 - 1,04% 14 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh 365 - 75,88% 73 - 15,18% 4 - 0,83% 15 Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh 381 - 79,21% 55 - 11,43% 5 - 1,04% 16 Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới 361 - 75,05% 77 - 16,01% 2 - 0,42% 17 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng 365 - 75,88% 73 - 15,18% 3 - 0,62% 18 Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh 346 - 71,93% 84 - 17,46% 12 - 2,49% 19 Thủ tướng Phạm Minh Chính 373 - 77,55% 90 - 18,71% 17 - 3,53% 20 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái 384 - 79,83% 90 - 18,71% 6 - 1,25% 21 Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên 229 - 47,61% 189 - 39,29% 61 - 12,68% 22 Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung 279 - 58% 164 - 34,1% 35 - 7,28% 23 Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng 312 - 64,86% 142 - 29,52% 26 - 5,41% 24 Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt 187 - 38,88% 222 - 46,15% 71 - 14,76% 25 Bộ trưởng Quốc phòng - Đại tướng Phan Văn Giang 448 - 93,14% 29 - 6,03% 4 - 0,83% 26 Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan 316 - 65,7% 148 - 30,77% 17 - 3,53% 27 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng 308 - 64,03% 143 - 29,73% 30 - 6,24% 28 Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng 262 - 54,47% 167 -34,72% 52 - 10,81% 29 Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng 219 - 45,53% 200 - 41,58% 62 - 12,89% 30 Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan 239 - 49,69% 186 - 38,67% 54 - 11,23% 31 Bộ trưởng Công an - Đại tướng Tô Lâm 329 - 68,4% 109 - 22,66% 43 - 8,94% 32 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh 260 - 54,05% 185 - 38,46% 36 - 7,48% 33 Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long 371 - 77,13% 102 - 21,21% 7 - 1,46% 34 Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị 306 - 63,62% 152 - 31,6% 19 - 3,95% 35 Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong 263 - 54,68% 195 - 40,54% 22 - 4,57% 36 Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc 334 - 69,44% 119 - 24,74% 24 - 4,99% 37 Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn 241 - 50,1% 166 - 34,51% 72 - 14,97% 38 Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn 370 - 76,92% 102 - 21,21% 8 - 1,66% 39 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn 328 - 68,19% 137 - 28,48% 14 - 2,91% 40 Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng 237 - 49,27% 197 - 40,96% 45 - 9,36% 41 Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà 353 - 73,39% 110 - 22,87% 17 - 3,53% 42 Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình 311 - 64,66% 142 - 29,52% 28 - 5,83% 43 Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí 337 - 70,21% 130 - 27,08% 11 - 2,29% 44 Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn 292 - 60,71% 173 - 35,97% 14 - 2,91%
Xem xét cho từ chức người quản lý doanh nghiệp nhà nước có trên 50% tín nhiệm thấp
Đây là nội dung tại Nghị định 69/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 04 trường hợp cho xem từ chức với người quản lý doanh nghiệp nhà nước Việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: - Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. - Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. - Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân. Các trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước được miễn nhiệm Việc xem xét miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau: - Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. - Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một thời hạn bổ nhiệm. - Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng. Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm. - Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. Quy trình xem xét miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước Quy trình xem xét miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như sau: Cụ thể, căn cứ miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP. Chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có trách nhiệm trao đổi với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đối với người đại diện phần vốn nhà nước thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện công việc này. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc. Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm theo đề xuất của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ trước khi biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm phải được từ 50% trở lên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% thì báo cáo cơ quan quản lý cấp trên xem xét, quyết định. Xem thêm Nghị định 69/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/9/2023 sửa đổi Nghị định 159/2020/NĐ-CP.
Nghị quyết 96/2023/QH15: Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Đây là nội dung về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định tại Nghị quyết 96/2023/QH15 do Quốc hội thông qua ngày 23/6/2023 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: - Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; - Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây: - Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp quy định tại Điều 13 của Nghị quyết này. T rường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm. Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, gồm các nội dung sau đây: - Lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, công tâm, khách quan, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định của cơ quan, đơn vị nơi công tác; khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; - Việc thực hiện những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gồm các nội dung sau đây: - Kết quả công tác lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, thu hút, trọng dụng nhân tài; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; - Số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; - Kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề, về chất vấn và các nghị quyết, kết luận khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân; kết luận, kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh của cử tri và Nhân dân trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; kết quả thực hiện các cam kết và các vấn đề đã hứa (nếu có). Nghị quyết 96/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Nghị quyết 96/2023/QH15: 04 trường hợp được lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội
Đây là nội dung tại Nghị quyết 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn. Theo đó, Quốc hội quy định cụ thể 4 trường hợp lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và 3 trường hợp lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND như sau: (1) 04 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; - Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; - Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội; - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. (2) 03 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp sau đây: - Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; - Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. (3) Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội - Chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, căn cứ vào đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm quy định trong Nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và có văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này và bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo, bản kê khai tài sản, thu nhập đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. - Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội; gửi nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân có liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đến người được lấy phiếu tín nhiệm. - Trường hợp thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản. - Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. - Chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm gửi báo cáo giải trình (nếu có) về những vấn đề được nêu trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ý kiến của đại biểu Quốc hội đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội có yêu cầu. - Việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau đây: + Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm; + Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong trường hợp khuyết Trưởng Đoàn để trao đổi về các vấn đề có liên quan; + Tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội. Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội tham dự; + Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu; + Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”; + Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu; + Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (4) Cấm ủng hộ tiền trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm Các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm bao gồm: - Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Chi tiết Nghị quyết 96/2023/QH15 ban hành ngày 23/6/2023.
Nghị quyết số 96/2023/QH15: 03 hành vi bị nghiêm cấm trong việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm
Ngày 30/6/2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. (1) Nguyên tắc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Theo đó, quy định nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau: - Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ. Xem toàn văn Nghị quyết số 96/2023/QH15 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/03/NGH%E1%BB%8A%20QUY%E1%BA%BET%2096.docx (2) 03 hành vi bị nghiêm cấm trong việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm Trước đó, tại Nghị quyết 85/2014/QH13 không có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Đây là nội dung mới về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, cụ thể: - Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. - Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. (3) Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm bao gồm những gì? - Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây: + Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; + Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội; + Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp sau đây: + Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”. Xem chi tiết tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế Nghị quyết 85/2014/QH13. Xem toàn văn Nghị quyết số 96/2023/QH15 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/03/NGH%E1%BB%8A%20QUY%E1%BA%BET%2096.docx
Trường hợp nào cán bộ, công chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm?
Lấy phiếu tín nhiệm là một thủ tục quan trọng đối với cán bộ, công chức, qua đó dựa vào kết quả tín nhiệm cho thấy mức độ tín nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm. Đây cũng là một trong những yếu tố bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh cho cán bộ lấy tín nhiệm, vậy cán bộ lấy phiếu tín nhiệm trong trường hợp nào? 1. Lấy phiếu tín nhiệm được hiểu là gì? Cụ thể tại tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 85/2014/QH13 có giải thích lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Ngoài ra, khoản 2 Điều 2 Quyết định 85/2014/QH13 còn giải thích bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm. 2. Đối tượng phải thực hiện lấy phiếu tín nhiệm Căn cứ Điều 1 Quyết định 85/2014/QH13 quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ thuộc các cơ quan sau đây: (1) Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội - Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. - Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội. - Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. (2) Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân - Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân. Lưu ý: Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân. 3. Trường hợp nào cán bộ phải lấy phiếu tín nhiệm? Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức được quy định tại Điều 11 Quyết định 85/2014/QH13 như sau: - UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây: + Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị. + Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. + Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội. + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây: + Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân. + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm gồm: - Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. 4. Trách nhiệm của cán bộ trong việc lấy phiếu tín nhiệm Căn cứ Điều 6 Quyết định 85/2014/QH13 trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện như sau: - Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm đúng đối tượng, nguyên tắc, thời hạn và quy trình theo quy định của Quyết định 85/2014/QH13. - Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham gia lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân; cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm, công bằng khi thể hiện mức độ tín nhiệm. - Người được lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo trung thực kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kê khai tài sản, thu nhập cá nhân, những hạn chế, thiếu sót, phương hướng khắc phục và giải trình đầy đủ các nội dung mà đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm (nếu có) gửi đến Quốc hội, Hội đồng nhân dân trước kỳ họp. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Như vậy, cán bộ, công chức thực hiện lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân được hiện như trên.
03 tiêu chí đánh giá lãnh đạo khi lấy phiếu tín nhiệm
Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Cụ thể, để lấy phiếu tín nhiệm thì người lấy phiếu cần đánh giá lãnh đạo dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật như sau: (1) Xét về phẩm chất chính trị - Là người có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Đi đôi với giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân. - Liêm chính, trung thực, công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao. (2) Xét về ý thức tổ chức kỷ luật - Có ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. - Chấp hành sự phân công của tổ chức. - Thực hiện các quy định, quy chế của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi công tác. - Có khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm. (3) Xét về đạo đức lối sống - Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. - Không những bản thân phải gương mẫu mà vợ, chồng, con trong việc cũng phải chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Đối với kết quả lãnh đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách. Người này cũng phải có tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Số lượng, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, kết quả lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách. Phiếu tín nhiệm, cách ghi phiếu và tổng hợp kết quả * Phiếu tín nhiệm: Phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Phiếu tín nhiệm theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục 4). Tải về Phiếu tín nhiệm * Cách ghi phiếu tín nhiệm: Căn cứ vào nội dung tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm nghiên cứu, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, ghi ý kiến của mình vào phiếu tín nhiệm. Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm. * Tổng hợp, phân tích kết quả phiếu tín nhiệm: - Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được tổng hợp như sau: + Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm. + Tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ. + Tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về. + Tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về. + Tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về. - Phiếu không hợp lệ: + Là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra. + Phiếu gạch xóa họ tên người được in trên phiếu. + Phiếu ghi tên một người mà người ghi phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô. Trường hợp phiếu ghi thêm tên của người ngoài danh sách lấy phiếu tín nhiệm thì phần ghi thêm là không hợp lệ; các trường hợp trong danh sách còn lại nếu đánh dấu theo quy định thì hợp lệ. Chi tiết Quy định 96-QĐ/TW ban hành ngày 02/02/2023.
Lấy phiếu tín nhiệm trong công ty cổ phần?
Mình có trường hợp này mong được các cao nhân chỉ giúp. Công ty mình là công ty cổ phần (đại chúng chưa niêm yết) thực hiện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Vậy cho mình hỏi người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm có được phát phiếu và điền phiếu tín nhiệm cho mình không? (mình không tìm được căn cứ cho nội dung này) Mong được sự tham gia góp ý của tất cả các bạn.
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu được quy định cụ thể tại Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành. Trong đó, đặc biệt lưu ý quy định tại Điều 9 của văn bản này: “Điều 9. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân 1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này có báo cáo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. 3. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân thấy cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm thì chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản. 4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu trước ngày lấy phiếu tín nhiệm. 5. Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. Trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng nhân dân thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo trước Hội đồng nhân dân kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu. 6. Hội đồng nhân dân thành lập Ban kiểm phiếu. 7. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. 8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. 9. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân".
Những trường hợp cán bộ, công chức có thể xin từ chức
Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Điều 30, 54 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: Các trường hợp xin từ chức: - Cán bộ, công chức có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức trong các trường hợp sau đây: a) Không đủ sức khỏe; b) Không đủ năng lực, uy tín; c) Theo yêu cầu nhiệm vụ; d) Vì lý do khác. Ngoài ra, Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Điều 10 quy định về Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm 1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. 2. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Theo nghị quyết điều 15 cũng quy định Hệ quả đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó. Ngoài ra theo Quy định 260-QĐ/TW quy định về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ tại Điều 7 quy định về Trường hợp không được từ chức Cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao. 2. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.
So sánh "Lấy phiếu tín nhiệm" và "Bỏ phiếu tín nhiệm"
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, cơ chế "Lấy phiếu tín nhiệm" và "Bỏ phiếu tín nhiệm" được xem là cần thiết và đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới kể cả Việt Nam. Vậy bạn có hiểu" Lấy phiếu tín nhiệm" - "Bỏ phiếu tín nhiệm" là gì? Hai cơ chế này khác nhau điểm nào? Sau đây là bảng tổng hợp so sánh "Lấy phiếu tín nhiệm" và "Bỏ phiếu tín nhiệm" đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn do mình lập nên trên cơ sở nhiều nguồn thông tin. Mọi người cùng xem và thảo luận nhé. Quy định chi tiết tại: Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành * Giống nhau: - Mục đích: nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ. - Nguyên tắc áp dụng: + Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. + Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. + Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ. - Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm: + Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; + Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. * Khác nhau: Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tín nhiệm Định nghĩa Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm. Đối tượng áp dụng Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ. Theo đó: - Quốc hội chức lấy phiếu tín nhiệm: + Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; + Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; + Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; + Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. - Hội đồng nhân dân: + Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân. - Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn: + Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; + Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội, hoặc có ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do cơ quan này bầu: + Có kiến nghị của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp; + Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”. Hạng tín nhiệm - Tín nhiệm cao - Tín nhiệm - Tín nhiêm thấp. - Tín nhiệm - Không tín nhiệm. Hệ quả - Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. - Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.
Hôm nay Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh! Người dân nín thở chờ kết quả Nghe thật mát cái lỗ tai, sướng cái bụng, lùng bùng con tim.... Trong thời đại @ này, con người ta cũng lắm mưu nhiều kế; xưa giờ tui nghe cái gì cũng hay, cái gì cũng tốt; nhiều lúc nản lắm rồi nhưng vẫn cố để "hy vọng" thay đổi, hoặc chí ít thì cũng chả làm được gì dù có muốn. Nghị quyết 04, nghe rồi, làm rồi, báo cáo rồi, nhưng hoa lá vẫn chỉ là hoa lá! Đến lượt NQ 35? Kết quả sẽ ra sao nhỉ? Chưa có biết, nhưng dự cảm vẫn thấy không có gì thay đổi. Mỗi lá phiếu có sức nặng vô cùng ghê ghớm, nó có thể đẩy một người bình thường lên tận trời cao, nhưng cũng có thể dìm một kẻ vĩ đại xuống địa ngục. Dân hiền như mình không biết tí xíu về chính trị, nhưng đọc báo mạng thấy thật bất an; cái lỗ lơ lững đâu đó có thể sẽ bắt chết một con voi, nó cũng có thể bẫy chết một con ruồi; nhưng lắm người muốn dùng cái lỗ đó để tròng vào cổ một con người. Nhét tờ phiếu, đời mà, dù là đại biểu đại diện tiếng nói của hàng triệu người dân-có thể thế- nhưng vẫn là con người, có trái tim, tình cảm, biết sợ, biết vui, biết buồn, biết câu nệ, biết đâu để tránh, đâu để chui vào,... Hy vọng những tờ phiếu sẽ bỏ đúng người cần bỏ; loại đúng người cần loại chứ không trên cơ sở cảm tình, tình cảm hoặc một thứ mưu toan gì đó xa xăm. Tờ phiếu ấy? Nó chỉ là một phương tiện, công cụ mà thôi. Sử dụng ra sao, chưa hẳn thuộc ý chí của người cầm nó!