Vạch 2.1, Vạch 2.2, Vạch 2.3, Vạch 9.3 trong làn giao thông có ý nghĩa là gì?
Vạch 2.1, Vạch 2.2, Vạch 2.3, Vạch 9.3 có ý nghĩa là gì? Xe ô tô chạy lên vạch 2.2 có đủ yếu tố để xử phạt? Mức phạt tiền cho việc lấn làn đối với ô tô hiện tại bao nhiêu? Vạch 2.1, Vạch 2.2, Vạch 2.3, Vạch 9.3 có ý nghĩa là gì? Việc phân biệt các loại vạch kẻ đường hiện áp dụng theo QCVN 41:2019/BGTVT như sau: Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1. Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét. Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên Ý nghĩa sử dụng: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ. Vạch 9.3: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường Ý nghĩa sử dụng: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường được sử dụng để chỉ hướng xe phải đi. Mũi tên chỉ hướng chủ yếu sử dụng ở các nút giao có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe. Mũi tên cũng có thể được sử dụng cho các phần đường xe chạy một chiều để xác nhận hướng giao thông. Xe ô tô chạy lên vạch 2.2 có đủ yếu tố để xử phạt? Theo quy định trên có thể thấy, đối với vạch 2.2 không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Việc xe ô tô chạy lên vạch 2.2 là hành vi vi phạm theo quy định. Mức phạt tiền cho việc lấn làn đối với ô tô hiện tại bao nhiêu? Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: +Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5;điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này; … - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: +Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà; + Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc; Theo đó, Việc xe ô tô lấn làn có thể bị phạt tiền lên đến 6.000.000 đồng.
Ô tô lấn làn xe máy có bị phạt hay không?
Hiện nay, tình trạng xe lấn làn không còn là hiếm gặp, không chỉ xe máy, mà cả ô tô cũng vậy, nhất là nơi đô thị đông đúc vào giờ cao điểm. Không khó bắt gặp nạn kẹt xe ở các thành phố lớn, theo đó vì để kịp giờ đi làm hay tan làm về nhà, hoặc những ngày cuối tuần xe cộ nhộn nhịp ra đường vui chơi thì nạn lấn làn càng phổ biến. Hành vi lấn làn của xe ô tô là hành vi nguy hiểm và vi phạm điều cấm trong Luật Giao thông đường bộ. Trong khi đó, Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ về việc sử dụng làn đường như sau: - Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. - Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. - Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Ô tô lấn làn xe máy bị phạt bao nhiêu? Mỗi phương tiện tham gia giao thông phải đi đúng làn đường quy định. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, việc lái xe ô tô lấn sang làn xe máy sẽ bị phạt theo các mức sau: - Hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm a Khoản 2 Điều 5). - Hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định bị phạt từ 04-06 triệu đồng (điểm đ Khoản 5 Điều 5). Ngoài ra còn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm c Khoản 11 Điều 5). So với quy định trước đây tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức phạt đối với việc ô tô lấn làn xe máy đã tăng gấp nhiều lần. Với hành vi chuyển làn không đúng nơi cho phép mức phạt tăng khoảng 1,5 lần (trước đó phạt 300.000 - 400.000 đồng). Đặc biệt, hành vi đi không đúng phần đường, làn đường quy định, mức phạt đã tăng gấp 5 lần (mức cũ là từ 800.000 - 1,2 triệu đồng). Việc tăng mức phạt sẽ góp phần răn đe, hạn chế tình trạng ô tô lấn làn xe máy khi tham gia giao thông trên đường. Ô tô lấn làn gây tai nạn bị xử lý thế nào? Như đã phân tích, việc lái ô tô lấn làn xe máy sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 05 triệu đồng. Trường hợp gây ra tai nạn, người điều khiển phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do tai nạn gây ra. Cụ thể, theo quy định tại Điều 589, Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, người lái xe lấn làn gây tai nạn sẽ phải bồi thường những thiệt hại sau: - Thiệt hại về tài sản: Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; giá trị sử dụng, khai thác tài sản bị mất, giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại,… - Thiệt hại về sức khỏe: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại; mức bù đắp tổn thất tinh thần… - Thiệt hại về tính mạng (làm chết người): chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; mức bồi thường bù đắp tính thần,… Đặc biệt, hành vi lái ô tô lấn làn xe máy còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Mức phạt nhẹ nhất đối với tội này là phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;… Nói tóm lại, ô tô lấn làn xe máy sẽ bị phạt hành chính lên đến 05 triệu đồng. Trường hợp lấn làn gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vạch 2.1, Vạch 2.2, Vạch 2.3, Vạch 9.3 trong làn giao thông có ý nghĩa là gì?
Vạch 2.1, Vạch 2.2, Vạch 2.3, Vạch 9.3 có ý nghĩa là gì? Xe ô tô chạy lên vạch 2.2 có đủ yếu tố để xử phạt? Mức phạt tiền cho việc lấn làn đối với ô tô hiện tại bao nhiêu? Vạch 2.1, Vạch 2.2, Vạch 2.3, Vạch 9.3 có ý nghĩa là gì? Việc phân biệt các loại vạch kẻ đường hiện áp dụng theo QCVN 41:2019/BGTVT như sau: Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1. Vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét. Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên Ý nghĩa sử dụng: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ. Vạch 9.3: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường Ý nghĩa sử dụng: Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường được sử dụng để chỉ hướng xe phải đi. Mũi tên chỉ hướng chủ yếu sử dụng ở các nút giao có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe. Mũi tên cũng có thể được sử dụng cho các phần đường xe chạy một chiều để xác nhận hướng giao thông. Xe ô tô chạy lên vạch 2.2 có đủ yếu tố để xử phạt? Theo quy định trên có thể thấy, đối với vạch 2.2 không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Việc xe ô tô chạy lên vạch 2.2 là hành vi vi phạm theo quy định. Mức phạt tiền cho việc lấn làn đối với ô tô hiện tại bao nhiêu? Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: +Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5;điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này; … - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: +Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà; + Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc; Theo đó, Việc xe ô tô lấn làn có thể bị phạt tiền lên đến 6.000.000 đồng.
Ô tô lấn làn xe máy có bị phạt hay không?
Hiện nay, tình trạng xe lấn làn không còn là hiếm gặp, không chỉ xe máy, mà cả ô tô cũng vậy, nhất là nơi đô thị đông đúc vào giờ cao điểm. Không khó bắt gặp nạn kẹt xe ở các thành phố lớn, theo đó vì để kịp giờ đi làm hay tan làm về nhà, hoặc những ngày cuối tuần xe cộ nhộn nhịp ra đường vui chơi thì nạn lấn làn càng phổ biến. Hành vi lấn làn của xe ô tô là hành vi nguy hiểm và vi phạm điều cấm trong Luật Giao thông đường bộ. Trong khi đó, Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định rõ về việc sử dụng làn đường như sau: - Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. - Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. - Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Ô tô lấn làn xe máy bị phạt bao nhiêu? Mỗi phương tiện tham gia giao thông phải đi đúng làn đường quy định. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, việc lái xe ô tô lấn sang làn xe máy sẽ bị phạt theo các mức sau: - Hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (điểm a Khoản 2 Điều 5). - Hành vi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định bị phạt từ 04-06 triệu đồng (điểm đ Khoản 5 Điều 5). Ngoài ra còn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01-03 tháng (điểm c Khoản 11 Điều 5). So với quy định trước đây tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức phạt đối với việc ô tô lấn làn xe máy đã tăng gấp nhiều lần. Với hành vi chuyển làn không đúng nơi cho phép mức phạt tăng khoảng 1,5 lần (trước đó phạt 300.000 - 400.000 đồng). Đặc biệt, hành vi đi không đúng phần đường, làn đường quy định, mức phạt đã tăng gấp 5 lần (mức cũ là từ 800.000 - 1,2 triệu đồng). Việc tăng mức phạt sẽ góp phần răn đe, hạn chế tình trạng ô tô lấn làn xe máy khi tham gia giao thông trên đường. Ô tô lấn làn gây tai nạn bị xử lý thế nào? Như đã phân tích, việc lái ô tô lấn làn xe máy sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 05 triệu đồng. Trường hợp gây ra tai nạn, người điều khiển phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do tai nạn gây ra. Cụ thể, theo quy định tại Điều 589, Điều 590 và Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015, người lái xe lấn làn gây tai nạn sẽ phải bồi thường những thiệt hại sau: - Thiệt hại về tài sản: Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; giá trị sử dụng, khai thác tài sản bị mất, giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại,… - Thiệt hại về sức khỏe: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại; mức bù đắp tổn thất tinh thần… - Thiệt hại về tính mạng (làm chết người): chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; mức bồi thường bù đắp tính thần,… Đặc biệt, hành vi lái ô tô lấn làn xe máy còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Mức phạt nhẹ nhất đối với tội này là phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;… Nói tóm lại, ô tô lấn làn xe máy sẽ bị phạt hành chính lên đến 05 triệu đồng. Trường hợp lấn làn gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.