TPHCM sẽ không cho phép thực hiện thu chi quỹ lớp, quỹ trường tự phát
Vừa mới đây ngày 5/10/2023, thông tin báo chí về việc lạm thu, đại diện Văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, sở vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thu vận động tài trợ. Đặc biệt, nội dung trọng tâm quy định các trường trên địa bàn TPHCM sẽ không có quỹ lớp, quỹ trường. Dự toán thu chi của trường phải được Sở duyệt mới được phép thu Theo đó, tất cả các hoạt động thu trong nhà trường thì hiệu trưởng phải kiểm duyệt và chịu trách nhiệm. Trước khi thực hiện thu phải có dự toán và công khai rõ ràng cho phụ huynh học sinh về mục đích thu và chi, dự toán được sở duyệt mới được phép thu. Trên thực tế, một số đơn vị đã làm không đúng quy trình, không tuân theo hướng dẫn thu,chi. Vì một số trường hợp làm không đúng mà cả ngành giáo dục thành phố bị mang tiếng là lạm thu. Từ các sai phạm vừa qua, Sở GD&ĐT TPHCM đã và đang kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở giáo dục để phát hiện sai phạm. Sở kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở giáo dục nếu làm sai quy định về việc thu, chi. Sau quá trình triển khai, thanh tra sở sẽ tiến hành hậu kiểm. Những cơ sở thu, chi sai mục đích, sai quy định sẽ bị xử lý nghiêm. Qua đợt này, ngành giáo dục thành phố kiên quyết xử lý, không thể để tình trạng trong trường có nguồn thu mà hiệu trưởng không biết. Hình thức xử lý kỷ luật phải nghiêm minh ngăn chặn tái diễn Về hình thức xử lý để ngăn chặn tái diễn trong những năm tiếp theo, đại diện Sở GD&ĐT TP HCM cho biết tùy theo mức độ của vụ việc để có hình thức xử lý phù hợp. Khi xử lý cán bộ quản lý đúng quy trình, tuân thủ nội quy theo các thông tư quy định. Như trường hợp vi phạm thu, chi tại Trường tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh), Sở GD&ĐT TPHCM đã xử lý rất nghiêm khắc với hình thức bắt buộc phải trả tiền lại cho phụ huynh, phê bình giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Khi phê bình thì việc đánh giá viên chức của giáo viên sẽ bị ảnh hưởng. "Nếu đã có hướng dẫn mà lãnh đạo nhà trường, thủ trưởng đơn vị vẫn còn làm sai thì sẽ có những hình thức kỷ luật khác cao hơn”. Trước đó, tại hội nghị giao ban khối phòng GD&ĐT ngày 4/10/2023, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhắc lại việc Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định rõ về việc nhận tài trợ, thu tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng các trường nhắm vào phụ huynh để thu, rồi chia trung bình trên đầu phụ huynh. Giám đốc Sở nhấn mạnh mọi vấn đề liên quan giữa ban đại diện phụ huynh lớp, trường thì hiệu trưởng đều phải nắm thông tin, bàn bạc để có sự đồng thuận. Đồng thời, người đứng đầu ngành GD&ĐT thành phố đề nghị Phòng Kế hoạch Tài chính hướng dẫn các trường về tất cả các khoản thu phải không dùng tiền mặt. Việc này giúp Sở GD&ĐT TPHCM quản lý được vấn đề thu và chi, vì các trường sẽ phải công khai mục đích thu là gì, nội dung chi là gì. Sở cũng đề nghị các phòng GD&ĐT tham mưu UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh trường hợp thu không đúng quy định. Nguồn: Báo Tiền Phong
Đến hẹn lại lên, chấn chỉnh dạy thêm, “nạn lạm thu” đầu năm học
Những năm gần đây, mặc dù tình trạng lạm thu nhìn chung đã được các cơ quan chức năng liên tục theo sát, chấn chỉnh, thế nhưng tình trạng này mỗi năm vẫn là vấn đề xôn xao giữa nhà trường, giáo viên và các bậc phụ huynh. Theo đó, hiện nay, nhiều địa phương đã yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức và chấn chỉnh các khoản thu chi đầu năm học. Cụ thể, theo Chính phủ thông tin, vừa qua Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã ban hành công văn về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm. Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức. Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh học buổi chiều 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo trách nhiệm quản lý; thường xuyên theo dõi, nắm bắt và quản lý cán bộ, giáo viên đơn vị mình tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định về dạy thêm học thêm và các quy định của pháp luật có liên quan. Quản lý, tổ chức có chất lượng dạy và học chính khóa. Trực tiếp tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm đối với cán bộ, giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý. Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cũng có công văn nêu rõ, hiện nay một số cơ sở giáo dục và giáo viên đang tổ chức dạy thêm, học thêm không đúng với các văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, dẫn đến hoạt động dạy thêm, học thêm chưa thực sự hiệu quả, tạo dư luận không tốt đối với học sinh, phụ huynh và xã hội. Do đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường THPT, các phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Học sinh có nhu cầu học thêm tự nguyện viết đơn xin học thêm và được gia đình đồng ý (cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ trực tiếp ký vào đơn). Đặc biệt, không dạy thêm, học thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Theo Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, căn cứ quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và các quy định liên quan, Sở đã có hướng dẫn các sơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thực hiện các khoản thu, chi trong trường học năm 2023-2024. Trong đó nhấn mạnh, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, dạy học làm quen với tiếng Anh nếu có tổ chức thì phải thực hiện ngoài giờ học chính thức, không được chèn vào giờ học chính khóa. Không vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm; không tổ chức theo lớp học chính khoá. Mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/tiết học (mỗi tuần không quá 3 tiết học) đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá. Dạy học làm quen tiếng Anh đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, thì mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/tiết học với giáo viên là người Việt Nam; 30.000 đồng/học sinh/tiết học với giáo viên là người nước ngoài. Với tỉnh Nghệ An, địa phương này cũng đã quyết định tạm dừng việc liên kết dạy kỹ năng sống trong cơ sở giáo dục công lập, đồng thời rà soát các trung tâm, thẩm định chương trình dạy kỹ năng sống. Việc dạy kỹ năng sống cho học sinh vẫn được các nhà trường triển khai thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động trải nghiệm.... Để kịp thời chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cũng yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở triển khai lại các nội dung quy định trước đó cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và người dân trên địa bàn biết, thực hiện đúng quy định; không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi giữ và chăm sóc học sinh. Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang và Sở Tài chính đang thực hiện văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thu, quản lý, sử dụng kinh phí cho các lớp bán trú trong cơ sở giáo dục, định mức thu, chi trả tiền dạy tiếng Anh tăng cường cấp tiểu học trên địa bàn. Ngành giáo dục tỉnh Tiền Giang nghiêm cấm các trường học lợi dụng danh nghĩa khoản thu tự nguyện để thu các nguồn phí ngoài quy định. Cùng đó có chỉ đạo về văn bản, ngành tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các khoản thu đầu năm học; xử lý nghiêm trường hợp bị phụ huynh phản ánh xảy ra tình trạng lạm thu. Để kịp thời chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường, Sở GD&ĐT Tiền Giang yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở triển khai lại các nội dung quy định trước đó cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và người dân trên địa bàn biết, thực hiện đúng quy định. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về hoạt động nuôi giữ, chăm sóc học sinh ngoài giờ học chính khóa; không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi giữ và chăm sóc học sinh. Xem bài viết liên quan: Nạn “lạm thu” đầu năm học dưới danh nghĩa hội phụ huynh Tham khảo: Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về các khoản mà Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, như sau: 1. Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. 2. Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định cụ thể các trường hợp Ban đại diện được phép hoặc không được phép thu. Theo đó, những tổ chức, các nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT. Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu. Vì môi trường giáo dục trong sạch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trẻ, cần chấm dứt tình trạng lạm thu này. Phụ huynh và nhà Theo Chính phủ
Nạn “lạm thu” đầu năm học dưới danh nghĩa hội phụ huynh
Hiện nhiều phụ huynh và con em đang phấn khởi với niềm vui đến trường đầu năm học mới. Tuy nhiên, trước niềm vui đó, nhiều phụ huynh cũng mang nỗi lo lắng và phàn nàn về mức thu đầu năm học. Bởi những khoản thu ngoài học phí là quá lớn so với một hộ gia đình bình thường. Trường hợp lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh tiến hành thu các khoản phí không đúng theo quy định không còn là hiếm, tình trạng này đang được lên án và cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh. Do không nắm rõ các quy định nên phụ huynh cũng không hiểu các khoản thu này “Liệu có được thu đúng hay không?”. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp cho người đọc những khoản thu mà Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép và không được phép thu theo quy định. Phần lớn các vụ việc “lạm thu” được nêu trong thời gian qua đều dưới danh nghĩa xã hội hóa, "ép" phụ huynh tự nguyện thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Với danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh, một bộ phận người mang mục đích trục lợi đã khiến nhiều phụ huynh phải mang nặng các khoản phí khác mà trong quy định không đề cập đến. Trong đó có những khoản thu không đúng như: tiền vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, tiền sân khấu, sân bóng, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ,… Điển hình là một lớp ở Hà Nội ở phần dự trù kinh phí lên đến hơn 132 triệu đồng, đây chỉ mới là những khoản ngoài lề, chưa bao gồm học phí. Một lớp học ở Hà Nội có mức dự trù kinh phí hơn 132 triệu đồng Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh ngày 22/11/2011 của BGDĐT, cụ thể: Việc tổ chức các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các nội dung, kế hoạch hoạt động phải được thảo luận, thống nhất trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ngoài ra, Theo Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 02 khoản sau: - Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. - Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường. Các khoản thu kinh phí hoạt động này được quản lý và sử dụng như sau: Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến; Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến. Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về các khoản mà Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, như sau: 1. Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. 2. Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định cụ thể các trường hợp Ban đại diện được phép hoặc không được phép thu. Theo đó, những tổ chức, các nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT. Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu. Vì môi trường giáo dục trong sạch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trẻ, cần chấm dứt tình trạng lạm thu này. Phụ huynh và nhà trường cần đồng lòng hơn, trong trường hợp nếu thấy các khoản tiền không hợp lý, thậm chí sai phạm, phụ huynh cần trao đổi ngay trong cuộc họp để nhà trường nhìn nhận và chỉnh sửa. Bên cạnh đó, về phía nhà trường cũng không nên cố tình chuyển hóa những buổi họp phụ huynh vốn mang ý nghĩa trao đổi về việc giáo dục học sinh thành nơi thu tiền, phục vụ cho nhiều chính sách riêng. Tất cả những khoản thu mà nhà trường thu cần được công khai trên trang web của nhà trường để các phụ huynh tham khảo, có ý kiến từ trước. Đối với các khoản thu từ Ban đại diện cha mẹ học sinh thì cần được thảo luận và có sự thống nhất của tất cả phụ huynh học sinh khác nhưng phải tuân theo quy định của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.
Các khoản lạm thu của nhà trường bậc tiểu học, chúng tôi làm sao để phản kháng?
- Khoản thu đầu năm quá cao. - Chúng tôi không có cách nào phản kháng lại quyết định được cho là thống nhất của nhà trường. - Chúng tôi phải làm sao? - Xin tư vấn giúp chúng tôi.
TPHCM sẽ không cho phép thực hiện thu chi quỹ lớp, quỹ trường tự phát
Vừa mới đây ngày 5/10/2023, thông tin báo chí về việc lạm thu, đại diện Văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, sở vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thu vận động tài trợ. Đặc biệt, nội dung trọng tâm quy định các trường trên địa bàn TPHCM sẽ không có quỹ lớp, quỹ trường. Dự toán thu chi của trường phải được Sở duyệt mới được phép thu Theo đó, tất cả các hoạt động thu trong nhà trường thì hiệu trưởng phải kiểm duyệt và chịu trách nhiệm. Trước khi thực hiện thu phải có dự toán và công khai rõ ràng cho phụ huynh học sinh về mục đích thu và chi, dự toán được sở duyệt mới được phép thu. Trên thực tế, một số đơn vị đã làm không đúng quy trình, không tuân theo hướng dẫn thu,chi. Vì một số trường hợp làm không đúng mà cả ngành giáo dục thành phố bị mang tiếng là lạm thu. Từ các sai phạm vừa qua, Sở GD&ĐT TPHCM đã và đang kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở giáo dục để phát hiện sai phạm. Sở kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở giáo dục nếu làm sai quy định về việc thu, chi. Sau quá trình triển khai, thanh tra sở sẽ tiến hành hậu kiểm. Những cơ sở thu, chi sai mục đích, sai quy định sẽ bị xử lý nghiêm. Qua đợt này, ngành giáo dục thành phố kiên quyết xử lý, không thể để tình trạng trong trường có nguồn thu mà hiệu trưởng không biết. Hình thức xử lý kỷ luật phải nghiêm minh ngăn chặn tái diễn Về hình thức xử lý để ngăn chặn tái diễn trong những năm tiếp theo, đại diện Sở GD&ĐT TP HCM cho biết tùy theo mức độ của vụ việc để có hình thức xử lý phù hợp. Khi xử lý cán bộ quản lý đúng quy trình, tuân thủ nội quy theo các thông tư quy định. Như trường hợp vi phạm thu, chi tại Trường tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh), Sở GD&ĐT TPHCM đã xử lý rất nghiêm khắc với hình thức bắt buộc phải trả tiền lại cho phụ huynh, phê bình giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Khi phê bình thì việc đánh giá viên chức của giáo viên sẽ bị ảnh hưởng. "Nếu đã có hướng dẫn mà lãnh đạo nhà trường, thủ trưởng đơn vị vẫn còn làm sai thì sẽ có những hình thức kỷ luật khác cao hơn”. Trước đó, tại hội nghị giao ban khối phòng GD&ĐT ngày 4/10/2023, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhắc lại việc Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định rõ về việc nhận tài trợ, thu tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng các trường nhắm vào phụ huynh để thu, rồi chia trung bình trên đầu phụ huynh. Giám đốc Sở nhấn mạnh mọi vấn đề liên quan giữa ban đại diện phụ huynh lớp, trường thì hiệu trưởng đều phải nắm thông tin, bàn bạc để có sự đồng thuận. Đồng thời, người đứng đầu ngành GD&ĐT thành phố đề nghị Phòng Kế hoạch Tài chính hướng dẫn các trường về tất cả các khoản thu phải không dùng tiền mặt. Việc này giúp Sở GD&ĐT TPHCM quản lý được vấn đề thu và chi, vì các trường sẽ phải công khai mục đích thu là gì, nội dung chi là gì. Sở cũng đề nghị các phòng GD&ĐT tham mưu UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh trường hợp thu không đúng quy định. Nguồn: Báo Tiền Phong
Đến hẹn lại lên, chấn chỉnh dạy thêm, “nạn lạm thu” đầu năm học
Những năm gần đây, mặc dù tình trạng lạm thu nhìn chung đã được các cơ quan chức năng liên tục theo sát, chấn chỉnh, thế nhưng tình trạng này mỗi năm vẫn là vấn đề xôn xao giữa nhà trường, giáo viên và các bậc phụ huynh. Theo đó, hiện nay, nhiều địa phương đã yêu cầu các trường dừng dạy thêm, học thêm, dạy liên kết với trung tâm bên ngoài dưới mọi hình thức và chấn chỉnh các khoản thu chi đầu năm học. Cụ thể, theo Chính phủ thông tin, vừa qua Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã ban hành công văn về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm. Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong công tác quản lý dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức. Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với học sinh học buổi chiều 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống). Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo trách nhiệm quản lý; thường xuyên theo dõi, nắm bắt và quản lý cán bộ, giáo viên đơn vị mình tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định về dạy thêm học thêm và các quy định của pháp luật có liên quan. Quản lý, tổ chức có chất lượng dạy và học chính khóa. Trực tiếp tổ chức, quản lý và kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm đối với cán bộ, giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý. Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định cũng có công văn nêu rõ, hiện nay một số cơ sở giáo dục và giáo viên đang tổ chức dạy thêm, học thêm không đúng với các văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, dẫn đến hoạt động dạy thêm, học thêm chưa thực sự hiệu quả, tạo dư luận không tốt đối với học sinh, phụ huynh và xã hội. Do đó, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường THPT, các phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Học sinh có nhu cầu học thêm tự nguyện viết đơn xin học thêm và được gia đình đồng ý (cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ trực tiếp ký vào đơn). Đặc biệt, không dạy thêm, học thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Theo Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, căn cứ quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và các quy định liên quan, Sở đã có hướng dẫn các sơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thực hiện các khoản thu, chi trong trường học năm 2023-2024. Trong đó nhấn mạnh, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, dạy học làm quen với tiếng Anh nếu có tổ chức thì phải thực hiện ngoài giờ học chính thức, không được chèn vào giờ học chính khóa. Không vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm; không tổ chức theo lớp học chính khoá. Mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/tiết học (mỗi tuần không quá 3 tiết học) đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá. Dạy học làm quen tiếng Anh đối với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, thì mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/tiết học với giáo viên là người Việt Nam; 30.000 đồng/học sinh/tiết học với giáo viên là người nước ngoài. Với tỉnh Nghệ An, địa phương này cũng đã quyết định tạm dừng việc liên kết dạy kỹ năng sống trong cơ sở giáo dục công lập, đồng thời rà soát các trung tâm, thẩm định chương trình dạy kỹ năng sống. Việc dạy kỹ năng sống cho học sinh vẫn được các nhà trường triển khai thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động trải nghiệm.... Để kịp thời chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang cũng yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở triển khai lại các nội dung quy định trước đó cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và người dân trên địa bàn biết, thực hiện đúng quy định; không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi giữ và chăm sóc học sinh. Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang và Sở Tài chính đang thực hiện văn bản hướng dẫn liên ngành về việc thu, quản lý, sử dụng kinh phí cho các lớp bán trú trong cơ sở giáo dục, định mức thu, chi trả tiền dạy tiếng Anh tăng cường cấp tiểu học trên địa bàn. Ngành giáo dục tỉnh Tiền Giang nghiêm cấm các trường học lợi dụng danh nghĩa khoản thu tự nguyện để thu các nguồn phí ngoài quy định. Cùng đó có chỉ đạo về văn bản, ngành tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các khoản thu đầu năm học; xử lý nghiêm trường hợp bị phụ huynh phản ánh xảy ra tình trạng lạm thu. Để kịp thời chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường, Sở GD&ĐT Tiền Giang yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở triển khai lại các nội dung quy định trước đó cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và người dân trên địa bàn biết, thực hiện đúng quy định. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về hoạt động nuôi giữ, chăm sóc học sinh ngoài giờ học chính khóa; không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi giữ và chăm sóc học sinh. Xem bài viết liên quan: Nạn “lạm thu” đầu năm học dưới danh nghĩa hội phụ huynh Tham khảo: Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về các khoản mà Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, như sau: 1. Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. 2. Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định cụ thể các trường hợp Ban đại diện được phép hoặc không được phép thu. Theo đó, những tổ chức, các nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT. Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu. Vì môi trường giáo dục trong sạch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trẻ, cần chấm dứt tình trạng lạm thu này. Phụ huynh và nhà Theo Chính phủ
Nạn “lạm thu” đầu năm học dưới danh nghĩa hội phụ huynh
Hiện nhiều phụ huynh và con em đang phấn khởi với niềm vui đến trường đầu năm học mới. Tuy nhiên, trước niềm vui đó, nhiều phụ huynh cũng mang nỗi lo lắng và phàn nàn về mức thu đầu năm học. Bởi những khoản thu ngoài học phí là quá lớn so với một hộ gia đình bình thường. Trường hợp lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh tiến hành thu các khoản phí không đúng theo quy định không còn là hiếm, tình trạng này đang được lên án và cần có biện pháp xử phạt nghiêm minh. Do không nắm rõ các quy định nên phụ huynh cũng không hiểu các khoản thu này “Liệu có được thu đúng hay không?”. Theo đó, bài viết sẽ cung cấp cho người đọc những khoản thu mà Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép và không được phép thu theo quy định. Phần lớn các vụ việc “lạm thu” được nêu trong thời gian qua đều dưới danh nghĩa xã hội hóa, "ép" phụ huynh tự nguyện thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh. Với danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh, một bộ phận người mang mục đích trục lợi đã khiến nhiều phụ huynh phải mang nặng các khoản phí khác mà trong quy định không đề cập đến. Trong đó có những khoản thu không đúng như: tiền vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, tiền sân khấu, sân bóng, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ,… Điển hình là một lớp ở Hà Nội ở phần dự trù kinh phí lên đến hơn 132 triệu đồng, đây chỉ mới là những khoản ngoài lề, chưa bao gồm học phí. Một lớp học ở Hà Nội có mức dự trù kinh phí hơn 132 triệu đồng Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh ngày 22/11/2011 của BGDĐT, cụ thể: Việc tổ chức các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các nội dung, kế hoạch hoạt động phải được thảo luận, thống nhất trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ngoài ra, Theo Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh. Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu 02 khoản sau: - Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. - Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường. Các khoản thu kinh phí hoạt động này được quản lý và sử dụng như sau: Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến; Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến. Khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu Căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, quy định về các khoản mà Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học, như sau: 1. Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện. 2. Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: - Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; - Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; - Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; - Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; - Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; - Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; - Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT đã quy định cụ thể các trường hợp Ban đại diện được phép hoặc không được phép thu. Theo đó, những tổ chức, các nhân có hành vi cố ý cản trở việc thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, vi phạm các quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật căn cứ Điều 15 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT. Công văn 1620/BGDĐT-KHTC cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục trên địa bàn để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu. Vì môi trường giáo dục trong sạch chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con trẻ, cần chấm dứt tình trạng lạm thu này. Phụ huynh và nhà trường cần đồng lòng hơn, trong trường hợp nếu thấy các khoản tiền không hợp lý, thậm chí sai phạm, phụ huynh cần trao đổi ngay trong cuộc họp để nhà trường nhìn nhận và chỉnh sửa. Bên cạnh đó, về phía nhà trường cũng không nên cố tình chuyển hóa những buổi họp phụ huynh vốn mang ý nghĩa trao đổi về việc giáo dục học sinh thành nơi thu tiền, phục vụ cho nhiều chính sách riêng. Tất cả những khoản thu mà nhà trường thu cần được công khai trên trang web của nhà trường để các phụ huynh tham khảo, có ý kiến từ trước. Đối với các khoản thu từ Ban đại diện cha mẹ học sinh thì cần được thảo luận và có sự thống nhất của tất cả phụ huynh học sinh khác nhưng phải tuân theo quy định của Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.
Các khoản lạm thu của nhà trường bậc tiểu học, chúng tôi làm sao để phản kháng?
- Khoản thu đầu năm quá cao. - Chúng tôi không có cách nào phản kháng lại quyết định được cho là thống nhất của nhà trường. - Chúng tôi phải làm sao? - Xin tư vấn giúp chúng tôi.