Kết luận 91-KL/TW: Lương GV ưu tiên xếp cao nhất, có thêm phụ cấp tùy tính chất công việc, vùng
Bộ Chính trị vừa qua đã có Kết luận 91-KL/TW năm 2024 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Cụ thể, Kết luận 91-KL/TW nêu rõ, để phát huy những thành tựu đạt được, đồng thời khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo; đồng thời tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau: (1) Giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Kết luận 91-KL/TW giao các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện những nội dung như sau: - Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. - Bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của xã hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. - Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Chú trọng công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo; phát huy vai trò của các cấp ủy cơ sở giáo dục, đào tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và hiệu quả hơn về mục tiêu, yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo, trước hết là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo trong cả nước nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, tạo sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. (2) Cho phép các cơ sở giáo dục thuộc khối Quân đội, Công an đào tạo hệ dân sự Cụ thể, tại Kết luận 91-KL/TW yêu cầu tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập ở một số ngành, nghề, lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực tương xứng để phát triển các đại học quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo dục đại học xuất sắc theo hiệp định quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, cơ sở giáo dục đại học sư phạm ngang tầm các nước tiên tiến, có đủ năng lực, điều kiện để giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cho phép các cơ sở giáo dục thuộc khối Quân đội, Công an đào tạo hệ dân sự đối với các ngành lưỡng dụng một cách phù hợp để khai thác hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (3) Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất và có thêm phụ cấp tùy tính chất công việc, vùng Cụ thể, tại mục 6 Kết luận 91-KL/TW yêu cầu thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục. Cạnh đó, thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Đồng thời, phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo nhiệm của nhà giáo. (4) Rà soát, ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng trường học Cụ thể, tại Kết luận 91-KL/TW có nêu rõ tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh chuyển đổi trong giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, còn yêu cầu thực hiện những nội dung khác như sau: - Tăng cường rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bảo đảm đủ trường, lớp học, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục. - Phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện ở Việt Nam, quan tâm đầu tư cho giáo dục chất lượng cao. - Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển của các vùng kinh tế - xã hội và của cả nước. - Rà soát, ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn. Xem chi tiết tại Kết luận 91-KL/TW ban hành ngày 12/8/2024.
Bảng lương chính thức của giáo viên từ 1/7/2024 trên mạng là thật hay giả?
Hiện nay, trên mạng đang xôn xao việc xuất hiện hình ảnh bảng lương chính thức của giáo viên sau 01/7/2024. Liệu bảng lương này có phải là bảng lương chính thức thật không hay chỉ là bài viết câu like? (1) Bao giờ có bảng lương mới 2024 chính thức ? Câu hỏi được sự quan tâm nhiều nhất lúc này của cán bộ, công chức, viên chức là khi nào có bảng lương mới chính thức mới khi đã sắp đến 1/7 - ngày dự kiến sẽ thực hiện tổng cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo Quyết định 135/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về kế hoạch triển khai thực hiện cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Thủ tướng đã đưa ra thời hạn ban hành các văn bản liên quan đến 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ 01/7/2024 như sau: Văn bản Thời hạn hoàn thành Các ban, Bộ, ngành Trung ương xây dựng và phê duyệt Danh mục vị trí việc làm thuộc phạm vi quản lý Trước 31/3/2024 Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Nghị quyết của UBTVQH về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, Tòa án, Viện Kiểm sát và Kiểm toán nhà nước. Sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định về việc điều chỉnh tiền lương theo Kết luận số 64-KL/TW sau khi có Nghị quyết về dự toán ngân sách Từ năm 2025 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng Năm 2024 và các năm tiếp theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước Quý IV/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các văn bản quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với chế độ tiền lương mới Năm 2024 trở đi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng cụ thể 03 bảng lương và phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang. Đầu tháng 02/2024 Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 2 bảng lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 áp dụng đối với cán bộ công chức viên chức như sau: - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định chính thức về chi tiết bảng lương cán bộ công chức viên chức theo vị trí việc làm từ 01/7/2024. (2) Bảng lương chính thức của giáo viên từ 1/7/2024 trên mạng là thật hay giả? Khi sự quan tâm của dư luận dành cho bảng lương chính thức mới được đẩy lên cao trong những ngày gần tới tháng 7, nhiều trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh bảng lương mới chính thức của giáo viên từ 01/7/2024 để câu like, câu view. Có thể khẳng định, đến hôm nay vẫn chưa có bảng lương chính thức của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và của giáo viên nói riêng khi thực hiện cải cách tiền lương. Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng chưa ban hành dự thảo bảng lương mới từ ngày 01/7/2024. Do đó, các thông tin, hình ảnh chia sẻ về bảng lương chính thức của giáo viên đang lan truyền trên mạng hiện nay là không có căn cứ, chưa phải là bảng lương chính thức và cũng không nằm trong dự thảo lương khi cải cách tiền lương 2024. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng vẫn đang nhận lương theo cơ chế cũ đó là lấy hệ số nhân với mức lương cơ sở (1.800.000 đồng). Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có 8 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức gồm có như sau: - Phụ cấp kiêm nhiệm; - Phụ cấp thâm niên vượt khung; - Phụ cấp khu vực; - Phụ cấp trách nhiệm công việc; - Phụ cấp lưu động; - Phụ cấp theo nghề; - Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn; - Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính; Các khoản phụ cấp trên sẽ chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương, lương cơ bản sẽ chiếm 70% tổng quỹ lương còn lại theo cơ chế tính lương mới.
Dự kiến 02 cách tính lương của giáo viên THPT năm 2024
Dự kiến 01/7/2024 sẽ là thời điểm diễn ra cải cách tiền lương, theo đó lương giáo viên THPT sẽ được tính như thế nào? Trước và sau 01/7/2024, thu nhập thay đổi ra sao? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tiên liên quan đến vấn đề này. Khi cải cách tiền lương thì thu nhập của cán bộ, công chức thay đổi thế nào? Thời điểm 01/7/2024 chưa phải thời điểm chính thức chốt cải cách tiền lương. Đây là thời điểm dự kiến sẽ diễn ra cải cách tiền lương nếu không có gì thay đổi theo ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý của chính sách cải cách tiền lương là thay đổi về thu nhập của công chức. Căn cứ tại Nghị quyết 27-NQ/TW, dưới đây là thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tác động đến thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. (1) Sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi cải cách tiền lương sẽ xóa bỏ tiền lương cơ sở. Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng. (2) Trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo về chính sách cải cách tiền lương, đối với khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động. Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ nội dung cải cách tiền lương theo hướng xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. (3) Áp dụng hệ thống bảng lương mới Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì dự kiến từ năm 2024 sẽ có 5 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể: - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo. - 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang. Lưu ý: Bảng lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. (4) Thay đổi cơ cấu tiền lương cho công chức, viên chức Tại Điểm a Khoản 3.1 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ được thiết kế gồm: - Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) - Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). - Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Trong đó, thưởng là khoản thu nhập sẽ được bổ sung vào tổng quỹ thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương. Theo đó, quỹ tiền thưởng được bổ sung bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. (5) Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương Tại Mục 4 Phần III Nghị quyết 27-NQ/TW nêu rõ thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương, trong đó có: Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... (6) Bỏ phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức Cũng tại Điểm d tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ nhằm sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ một số loại phụ cấp. Cụ thể: - Tiếp tục được hưởng 07 loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với quân đội, công an, cơ yếu. - Gộp các loại phụ cấp: + Phụ cấp theo nghề được gộp từ các loại phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng với công chức, viên chức làm các nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường như giáo dục và đào tạo, y tế, thi hành án dân sự… + Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được gộp từ phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Bỏ các loại phụ cấp áp dụng cho công chức, viên chức: Phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm. (7) Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Theo nội dung cải cách tiền lương tại điểm đ tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) là mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Dự kiến 2 cách tính lương giáo viên THPT năm 2024 Theo những phân tích trên, thì cách tính lương của giáo viên THPT năm 2024 được tính như sau: - Từ 01/01/2024 đến 30/6/2024 Lương giáo viên trung học phổ thông = Lương cơ sở x Hệ số lương Trong đó, mức lương cơ sở được áp dụng là 1.800.000 đồng. Tiền lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp. - Từ ngày 01/7/2024 trở về sau Tiền lương giáo viên năm từ ngày 01/7/2024 (thời điểm thực hiện cải cách tiền lương) sẽ được tính theo công thức: Tiền lương theo vị trí việc làm = Lương cơ bản + các khoản phụ cấp (nếu có) Ngoài ra, tiền lương còn được bổ sung tiền thưởng (nếu có). Đề xuất lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội mới đây về nội dung liên quan tới cải cách tiền lương, đặc biệt tiền lương của đội ngũ nhà giáo nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Bàn về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phân tích, thu nhập nhà giáo hiện nay gồm lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp. Lương nhà giáo đã cải thiện hơn trước nhưng so với tính chất đặc thù nghề nghiệp thì "vẫn còn thấp". "Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay. Trước thông tin này, nhiều giáo viên trên cả nước bày tỏ sự vui mừng, ủng hộ chính sách và mong ước cải cách tiền lương cho giáo viên cần được quan tâm và sớm triển khai. Xem bài viết liên quan: Thu nhập của giáo viên Mầm non, Tiểu học sẽ thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? Thu nhập của cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ năm 2024 Sẽ đảm bảo đãi ngộ thỏa đáng và cải cách tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế
Phụ cấp trách nhiệm là gì? Trong thời gian nghỉ hè thì giáo viên có được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
Giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường công lập bên cạnh lương cứng thì còn thường xuyên được hưởng phụ cấp trách nhiệm thì trong thời gian nghỉ hè giáo viên có tiếp tục được hưởng phụ cấp trách nhiệm? 1. Phụ cấp trách nhiệm giáo viên là gì? Theo Mục I Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo). Theo quy định hiện hành, giáo viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm là những giáo viên đang làm việc trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: - Giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục cao đẳng. - Cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục. 2. Thời gian nghỉ hè của giáo viên là bao lâu? Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau: - Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); - Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động 2019. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định. Theo đó, giáo viên được nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng đồng thời được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). 3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên hiện nay Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định chế độ chính sách đối với người dạy được hưởng phụ cấp đặc biệt như sau: - Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có: + Số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên. + Từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. + Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. - Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước. 4. Tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm, giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Có đủ trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định luật giáo dục hiện hành. - Có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Theo quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên, nếu đáp ứng đầy đủ số tiết dạy theo quy định trên thì giáo viên nghỉ hè 02 tháng sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, ở đây là phụ cấp trách nhiệm.
Định mức giờ dạy/năm của GV THPT
Kính nhờ luật sư tư vấn: Trong công thức tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên trung học phổ thông có xác định định mức giờ dạy của giáo viên trung học phổ thông = số tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục. Theo đó tôi hiểu là 17 tiết x 37 tuần = 629 tiết/ năm. Nhưng khi tính tiền lương dạy dạy thêm giờ cho giáo viên, kế toán trường lại tính định mức giờ dạy là 17 tiêt x 42 tuần = 714 tiết/ năm. Vậy xin hỏi luật sư tính 42 tuần là đúng hay sai? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Cho mình hỏi về hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở hạng II, nghe nói sắp có sự thay đổi. Mình xin cảm ơn
Chế độ lương giáo viên thôn đặc biệt khó khăn
Hiện tại đang chờ quyết định của thủ tướng về thôn đặc biệt khó khăn giai đọan 2021-2025, vậy các giáo viên tại các trường thuộc xã nghèo (thôn đặc biệt khó khăn) được hưởng lương như thế nào ? Cám ơn luật sư !
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021 Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học công lập. Theo quy định mới này thì không còn giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học hạng IV. Nếu quy định trước đây, giáo viên mầm non gồm các hạng II, hạng III và hạng IV (Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Giáo viên tiểu học gồm các hạng II, hạng III và hạng I (Điều 2 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Thông tư 01/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực ngày 20/3/2021 thì giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học gồm hạng I, hạng II và hạng III. Bên cạnh đó, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 01/2021 thì giáo viên mầm non hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Tương tự, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02/2021 thì giáo viên tiểu học hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý: Giáo viên mầm non hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.02.06 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) Giáo viên tiểu học hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.03.09 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT)
Hướng dẫn cách xếp lương giáo viên áp dụng từ 20/3/2021
Hướng dẫn cách xếp lương giáo viên từ ngày 20/2/2021 Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học công lập, các trường trung học cơ sở công lập và trung học phổ thông công lập. Bài viết này giới thiệu quy định về cách xếp lương đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) tại các trường công lập theo chức danh nghề nghiệp, trình độ đào tạo sau đây: STT Chức danh nghề nghiệp Trình độ đào tạo Cách xếp lương I Giáo viên mầm non 01 Giáo viên mầm non hạng III - Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) 02 Giáo viên mầm non hạng II - Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đăng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II. Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 03 Giáo viên mầm non hạng I - Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38) II Giáo viên tiểu học 01 Giáo viên tiểu học hạng III - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 02 Giáo viên tiểu học hạng II - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38) 03 Giáo viên tiểu học hạng I - Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học và có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78) III Giáo viên THCS 01 Giáo viên THCS hạng III - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học cơ sở hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 02 Giáo viên THCS hạng II - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38) 03 Giáo viên THCS hạng I - Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78) IV Giáo viên THPT 01 Giáo viên THPT hạng III - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 02 Giáo viên THPT hạng II - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38); 03 Giáo viên THPT hạng I - Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78). Căn cứ pháp lý: - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập. - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập. - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập. - Hệ số lương được áp dụng theo Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2004.
Những thay đổi về tiền lương của giáo viên từ 01/7/2020
Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 có nhiều nội dung nổi bật và thay đổi so với quy định hiện hành về nhiêu chính sách, chế độ cũng như quy định dành cho giáo viên, trong đó tiền lương là vấn đề được quan tâm. Đó là những chế độ nào? 1. Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. (Điều 76 Luật giáo dục 2019) 2. Tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương: Tiến tới tất cả giáo viên sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp 3. Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). => không có việc chênh lệch quá lớn giữa giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm như hiện nay, lương sẽ được chi trả theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp, đặc thù nghề nghiệp. 4. Xây dựng bảng lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề 5. Cách tính lương mới sẽ không còn khái niệm lương cơ bản mà sẽ là lượng tiền khởi động ban đầu có một mức, sau đó quy ra các mức cao hơn. Quy định các mục 2,3,4 được đưa ra tại Nghị quyết 27 có hiệu lực từ 01/01/2021.
Kết luận 91-KL/TW: Lương GV ưu tiên xếp cao nhất, có thêm phụ cấp tùy tính chất công việc, vùng
Bộ Chính trị vừa qua đã có Kết luận 91-KL/TW năm 2024 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Cụ thể, Kết luận 91-KL/TW nêu rõ, để phát huy những thành tựu đạt được, đồng thời khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập. Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội XIII và các nghị quyết khác của Đảng về giáo dục và đào tạo; đồng thời tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau: (1) Giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Kết luận 91-KL/TW giao các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện những nội dung như sau: - Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc quan điểm coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. - Bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của xã hội trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. - Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Chú trọng công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo; phát huy vai trò của các cấp ủy cơ sở giáo dục, đào tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và hiệu quả hơn về mục tiêu, yêu cầu, nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo, trước hết là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo trong cả nước nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện, tạo sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. (2) Cho phép các cơ sở giáo dục thuộc khối Quân đội, Công an đào tạo hệ dân sự Cụ thể, tại Kết luận 91-KL/TW yêu cầu tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập ở một số ngành, nghề, lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực tương xứng để phát triển các đại học quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo dục đại học xuất sắc theo hiệp định quốc tế, các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, cơ sở giáo dục đại học sư phạm ngang tầm các nước tiên tiến, có đủ năng lực, điều kiện để giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cho phép các cơ sở giáo dục thuộc khối Quân đội, Công an đào tạo hệ dân sự đối với các ngành lưỡng dụng một cách phù hợp để khai thác hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. (3) Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất và có thêm phụ cấp tùy tính chất công việc, vùng Cụ thể, tại mục 6 Kết luận 91-KL/TW yêu cầu thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục. Cạnh đó, thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Đồng thời, phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo nhiệm của nhà giáo. (4) Rà soát, ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng trường học Cụ thể, tại Kết luận 91-KL/TW có nêu rõ tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời; đẩy mạnh chuyển đổi trong giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, còn yêu cầu thực hiện những nội dung khác như sau: - Tăng cường rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bảo đảm đủ trường, lớp học, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục. - Phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện ở Việt Nam, quan tâm đầu tư cho giáo dục chất lượng cao. - Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển của các vùng kinh tế - xã hội và của cả nước. - Rà soát, ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn. Xem chi tiết tại Kết luận 91-KL/TW ban hành ngày 12/8/2024.
Bảng lương chính thức của giáo viên từ 1/7/2024 trên mạng là thật hay giả?
Hiện nay, trên mạng đang xôn xao việc xuất hiện hình ảnh bảng lương chính thức của giáo viên sau 01/7/2024. Liệu bảng lương này có phải là bảng lương chính thức thật không hay chỉ là bài viết câu like? (1) Bao giờ có bảng lương mới 2024 chính thức ? Câu hỏi được sự quan tâm nhiều nhất lúc này của cán bộ, công chức, viên chức là khi nào có bảng lương mới chính thức mới khi đã sắp đến 1/7 - ngày dự kiến sẽ thực hiện tổng cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo Quyết định 135/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về kế hoạch triển khai thực hiện cải cách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Thủ tướng đã đưa ra thời hạn ban hành các văn bản liên quan đến 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ 01/7/2024 như sau: Văn bản Thời hạn hoàn thành Các ban, Bộ, ngành Trung ương xây dựng và phê duyệt Danh mục vị trí việc làm thuộc phạm vi quản lý Trước 31/3/2024 Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Nghị quyết của UBTVQH về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, Tòa án, Viện Kiểm sát và Kiểm toán nhà nước. Sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị Bộ Nội vụ xây dựng Nghị định về việc điều chỉnh tiền lương theo Kết luận số 64-KL/TW sau khi có Nghị quyết về dự toán ngân sách Từ năm 2025 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng Năm 2024 và các năm tiếp theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước Quý IV/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các văn bản quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội cho phù hợp với chế độ tiền lương mới Năm 2024 trở đi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng cụ thể 03 bảng lương và phụ cấp đặc thù với lực lượng vũ trang. Đầu tháng 02/2024 Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ có 2 bảng lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 áp dụng đối với cán bộ công chức viên chức như sau: - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định chính thức về chi tiết bảng lương cán bộ công chức viên chức theo vị trí việc làm từ 01/7/2024. (2) Bảng lương chính thức của giáo viên từ 1/7/2024 trên mạng là thật hay giả? Khi sự quan tâm của dư luận dành cho bảng lương chính thức mới được đẩy lên cao trong những ngày gần tới tháng 7, nhiều trang mạng xã hội chia sẻ hình ảnh bảng lương mới chính thức của giáo viên từ 01/7/2024 để câu like, câu view. Có thể khẳng định, đến hôm nay vẫn chưa có bảng lương chính thức của cán bộ, công chức, viên chức nói chung và của giáo viên nói riêng khi thực hiện cải cách tiền lương. Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng chưa ban hành dự thảo bảng lương mới từ ngày 01/7/2024. Do đó, các thông tin, hình ảnh chia sẻ về bảng lương chính thức của giáo viên đang lan truyền trên mạng hiện nay là không có căn cứ, chưa phải là bảng lương chính thức và cũng không nằm trong dự thảo lương khi cải cách tiền lương 2024. Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng vẫn đang nhận lương theo cơ chế cũ đó là lấy hệ số nhân với mức lương cơ sở (1.800.000 đồng). Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có 8 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức gồm có như sau: - Phụ cấp kiêm nhiệm; - Phụ cấp thâm niên vượt khung; - Phụ cấp khu vực; - Phụ cấp trách nhiệm công việc; - Phụ cấp lưu động; - Phụ cấp theo nghề; - Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn; - Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính; Các khoản phụ cấp trên sẽ chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương, lương cơ bản sẽ chiếm 70% tổng quỹ lương còn lại theo cơ chế tính lương mới.
Dự kiến 02 cách tính lương của giáo viên THPT năm 2024
Dự kiến 01/7/2024 sẽ là thời điểm diễn ra cải cách tiền lương, theo đó lương giáo viên THPT sẽ được tính như thế nào? Trước và sau 01/7/2024, thu nhập thay đổi ra sao? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tiên liên quan đến vấn đề này. Khi cải cách tiền lương thì thu nhập của cán bộ, công chức thay đổi thế nào? Thời điểm 01/7/2024 chưa phải thời điểm chính thức chốt cải cách tiền lương. Đây là thời điểm dự kiến sẽ diễn ra cải cách tiền lương nếu không có gì thay đổi theo ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý của chính sách cải cách tiền lương là thay đổi về thu nhập của công chức. Căn cứ tại Nghị quyết 27-NQ/TW, dưới đây là thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tác động đến thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. (1) Sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi cải cách tiền lương sẽ xóa bỏ tiền lương cơ sở. Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng. (2) Trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo về chính sách cải cách tiền lương, đối với khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động. Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ nội dung cải cách tiền lương theo hướng xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. (3) Áp dụng hệ thống bảng lương mới Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì dự kiến từ năm 2024 sẽ có 5 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể: - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo. - 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang. Lưu ý: Bảng lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. (4) Thay đổi cơ cấu tiền lương cho công chức, viên chức Tại Điểm a Khoản 3.1 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ được thiết kế gồm: - Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) - Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). - Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Trong đó, thưởng là khoản thu nhập sẽ được bổ sung vào tổng quỹ thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương. Theo đó, quỹ tiền thưởng được bổ sung bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp. (5) Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương Tại Mục 4 Phần III Nghị quyết 27-NQ/TW nêu rõ thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương, trong đó có: Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... (6) Bỏ phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức Cũng tại Điểm d tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ nhằm sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ một số loại phụ cấp. Cụ thể: - Tiếp tục được hưởng 07 loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với quân đội, công an, cơ yếu. - Gộp các loại phụ cấp: + Phụ cấp theo nghề được gộp từ các loại phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng với công chức, viên chức làm các nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường như giáo dục và đào tạo, y tế, thi hành án dân sự… + Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được gộp từ phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Bỏ các loại phụ cấp áp dụng cho công chức, viên chức: Phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm. (7) Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Theo nội dung cải cách tiền lương tại điểm đ tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) là mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý. Dự kiến 2 cách tính lương giáo viên THPT năm 2024 Theo những phân tích trên, thì cách tính lương của giáo viên THPT năm 2024 được tính như sau: - Từ 01/01/2024 đến 30/6/2024 Lương giáo viên trung học phổ thông = Lương cơ sở x Hệ số lương Trong đó, mức lương cơ sở được áp dụng là 1.800.000 đồng. Tiền lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp. - Từ ngày 01/7/2024 trở về sau Tiền lương giáo viên năm từ ngày 01/7/2024 (thời điểm thực hiện cải cách tiền lương) sẽ được tính theo công thức: Tiền lương theo vị trí việc làm = Lương cơ bản + các khoản phụ cấp (nếu có) Ngoài ra, tiền lương còn được bổ sung tiền thưởng (nếu có). Đề xuất lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội mới đây về nội dung liên quan tới cải cách tiền lương, đặc biệt tiền lương của đội ngũ nhà giáo nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Bàn về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phân tích, thu nhập nhà giáo hiện nay gồm lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp. Lương nhà giáo đã cải thiện hơn trước nhưng so với tính chất đặc thù nghề nghiệp thì "vẫn còn thấp". "Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay. Trước thông tin này, nhiều giáo viên trên cả nước bày tỏ sự vui mừng, ủng hộ chính sách và mong ước cải cách tiền lương cho giáo viên cần được quan tâm và sớm triển khai. Xem bài viết liên quan: Thu nhập của giáo viên Mầm non, Tiểu học sẽ thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? Thu nhập của cán bộ, công chức khi cải cách tiền lương từ năm 2024 Sẽ đảm bảo đãi ngộ thỏa đáng và cải cách tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế
Phụ cấp trách nhiệm là gì? Trong thời gian nghỉ hè thì giáo viên có được hưởng phụ cấp trách nhiệm?
Giáo viên dạy tiếng dân tộc trong trường công lập bên cạnh lương cứng thì còn thường xuyên được hưởng phụ cấp trách nhiệm thì trong thời gian nghỉ hè giáo viên có tiếp tục được hưởng phụ cấp trách nhiệm? 1. Phụ cấp trách nhiệm giáo viên là gì? Theo Mục I Thông tư 05/2005/TT-BNV quy định Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo). Theo quy định hiện hành, giáo viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm là những giáo viên đang làm việc trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: - Giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục cao đẳng. - Cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục. 2. Thời gian nghỉ hè của giáo viên là bao lâu? Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (bổ sung bởi Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau: - Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có); - Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động 2019. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định. Theo đó, giáo viên được nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng đồng thời được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). 3. Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên hiện nay Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định chế độ chính sách đối với người dạy được hưởng phụ cấp đặc biệt như sau: - Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có: + Số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên. + Từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. + Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. + Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. - Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước. 4. Tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp trách nhiệm giáo viên Để được hưởng phụ cấp trách nhiệm, giáo viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Có đủ trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định luật giáo dục hiện hành. - Có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. Theo quy định về thời gian nghỉ hè của giáo viên, nếu đáp ứng đầy đủ số tiết dạy theo quy định trên thì giáo viên nghỉ hè 02 tháng sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, ở đây là phụ cấp trách nhiệm.
Định mức giờ dạy/năm của GV THPT
Kính nhờ luật sư tư vấn: Trong công thức tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên trung học phổ thông có xác định định mức giờ dạy của giáo viên trung học phổ thông = số tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục. Theo đó tôi hiểu là 17 tiết x 37 tuần = 629 tiết/ năm. Nhưng khi tính tiền lương dạy dạy thêm giờ cho giáo viên, kế toán trường lại tính định mức giờ dạy là 17 tiêt x 42 tuần = 714 tiết/ năm. Vậy xin hỏi luật sư tính 42 tuần là đúng hay sai? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Cho mình hỏi về hệ số lương của giáo viên trung học cơ sở hạng II, nghe nói sắp có sự thay đổi. Mình xin cảm ơn
Chế độ lương giáo viên thôn đặc biệt khó khăn
Hiện tại đang chờ quyết định của thủ tướng về thôn đặc biệt khó khăn giai đọan 2021-2025, vậy các giáo viên tại các trường thuộc xã nghèo (thôn đặc biệt khó khăn) được hưởng lương như thế nào ? Cám ơn luật sư !
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021
Không còn giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV từ ngày 20/3/2021 Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học công lập. Theo quy định mới này thì không còn giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học hạng IV. Nếu quy định trước đây, giáo viên mầm non gồm các hạng II, hạng III và hạng IV (Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Giáo viên tiểu học gồm các hạng II, hạng III và hạng I (Điều 2 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV). Thông tư 01/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực ngày 20/3/2021 thì giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học gồm hạng I, hạng II và hạng III. Bên cạnh đó, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 01/2021 thì giáo viên mầm non hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Tương tự, viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định cũ nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư 02/2021 thì giáo viên tiểu học hạng IV được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hạng III. Lưu ý: Giáo viên mầm non hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.02.06 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT) Giáo viên tiểu học hạng IV chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học theo quy định thì giữ nguyên mã số V.07.03.09 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo. (Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT)
Hướng dẫn cách xếp lương giáo viên áp dụng từ 20/3/2021
Hướng dẫn cách xếp lương giáo viên từ ngày 20/2/2021 Ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học công lập, các trường trung học cơ sở công lập và trung học phổ thông công lập. Bài viết này giới thiệu quy định về cách xếp lương đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) tại các trường công lập theo chức danh nghề nghiệp, trình độ đào tạo sau đây: STT Chức danh nghề nghiệp Trình độ đào tạo Cách xếp lương I Giáo viên mầm non 01 Giáo viên mầm non hạng III - Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (đối với giáo viên mầm non mới được tuyển dụng vào giáo viên mầm non hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) 02 Giáo viên mầm non hạng II - Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đăng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II. Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 03 Giáo viên mầm non hạng I - Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38) II Giáo viên tiểu học 01 Giáo viên tiểu học hạng III - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 02 Giáo viên tiểu học hạng II - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38) 03 Giáo viên tiểu học hạng I - Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học và có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78) III Giáo viên THCS 01 Giáo viên THCS hạng III - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học cơ sở hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 02 Giáo viên THCS hạng II - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38) 03 Giáo viên THCS hạng I - Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78) IV Giáo viên THPT 01 Giáo viên THPT hạng III - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). Áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) 02 Giáo viên THPT hạng II - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38); 03 Giáo viên THPT hạng I - Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I. Áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 (từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78). Căn cứ pháp lý: - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập. - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập. - Điều 3, 4, 5, 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực 20/3/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập. - Hệ số lương được áp dụng theo Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2004.
Những thay đổi về tiền lương của giáo viên từ 01/7/2020
Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 có nhiều nội dung nổi bật và thay đổi so với quy định hiện hành về nhiêu chính sách, chế độ cũng như quy định dành cho giáo viên, trong đó tiền lương là vấn đề được quan tâm. Đó là những chế độ nào? 1. Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. (Điều 76 Luật giáo dục 2019) 2. Tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương: Tiến tới tất cả giáo viên sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp 3. Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). => không có việc chênh lệch quá lớn giữa giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm như hiện nay, lương sẽ được chi trả theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp, đặc thù nghề nghiệp. 4. Xây dựng bảng lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề 5. Cách tính lương mới sẽ không còn khái niệm lương cơ bản mà sẽ là lượng tiền khởi động ban đầu có một mức, sau đó quy ra các mức cao hơn. Quy định các mục 2,3,4 được đưa ra tại Nghị quyết 27 có hiệu lực từ 01/01/2021.