Thông tư 09/2023/TT-BTP: Ban hành quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp từ năm 2024
Ngày 29/12/2023 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-BTP quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp. Theo đó, quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng từ ngày 29/12/2023 quy định như sau: 6 bước trong quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp - Việc giám định theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau: Bước 1: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định; Bước 2: Chuẩn bị giám định; Bước 3: Thực hiện giám định; Bước 4: Kết luận giám định; Bước 5: Trả kết luận giám định; Bước 6: Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định; - Ban hành kèm theo Thông tư này sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp (Phụ lục I). Quy định trong lúc chuẩn bị giám định tư pháp - Trên cơ sở nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu kèm theo, người thực hiện giám định xác định sơ bộ nội dung chuyên môn, công việc cần thực hiện; yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám định trong trường hợp chưa được cung cấp đầy đủ. - Người thực hiện giám định lập đề cương giám định, trường hợp cần thiết thì gửi lấy ý kiến người trung cầu, yêu cầu giám định. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, người trung cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm gửi văn bản trả lời đối với đề cương giám định. Đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau: + Đối tượng hoặc nội dung cần giám định và phạm vi giám định; gian dự kiến hoàn thành việc giám định; + Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng; + Xác định nội dung, chi tiết cần xác minh hoặc khảo sát đối tượng giám định phục vụ cho việc giám định (nếu cần thiết); + Dự kiến phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có); + Dự kiến chi phí cần cho việc thực hiện giám định; tạm ứng và thanh toán chi phí giám định; + Các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. - Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định lập hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định và gửi người trưng cầu, yêu cầu giám định. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định theo quy định của pháp luật. Thực hiện trong giám định tư pháp - Việc thực hiện giám định trong lĩnh vực tư pháp được tiến hành như sau: + Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp; + Xác định rõ đối tượng, nhũng nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá; + Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có); + Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định; + Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; + Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định; + Lập hồ sơ giám định. - Trong quá trình thực hiện giám định, người giám định tư pháp có thể sử dụng ý kiến hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác đưa ra, phục vụ cho việc giám định. - Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trung cầu, yêu cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết. - Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này. Bản kết luận giám định trong giám định tư pháp - Bản kết luận giám định trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này. - Trường hợp người giám định tư pháp được trưng cầu, yêu cầu đích danh thì bản kết luận giám định có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. - Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 7 Thông tư này được trưng cầu giám định thì ngoài chữ ký, họ và tên của người giám định, bản kết luận giám định tư pháp còn phải được người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức ký tên, đóng dấu của cơ quan, đơn vị đó. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được trưng cầu, yêu cầu giám định phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp của mình. Trường hợp Bộ Tư pháp được trưng cầu giám định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn về vấn đề cần giám định ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đóng dấu Bộ Tư pháp vào bản kết luận giám định. Trường hợp Sở Tư pháp được trưng cầu giám định thì Giám đốc Sở Tư pháp ký và đóng dấu Sở Tư pháp vào bản kết luận giám định. - Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại Điều 6 Thông tư này thực hiện giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn có nội dung cần giám định ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp. Trong trường hợp Thủ trưởng đơn vị chuyên môn đã thực hiện giám định với tư cách Tổ trưởng Tố giám định hoặc Chủ tịch Hội đồng giám định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Chánh Văn phòng Bộ ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp. - Khi hoàn thành bản kết luận giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp, Hội đồng giám định lập hồ sơ đề nghị cơ quan, người trưng cầu giám định thanh toán, chi trả chi phí cần cho việc thực hiện giám định theo quy định của pháp luật về chi phí giám định. Xem thêm Thông tư 09/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 29/12/2023.
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN tư pháp từ 20/11/2023
Thông tư 06/2023/TT-BTP được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 18/9/2023 hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp. Các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực tư pháp áp dụng hướng dẫn Thông tư này hướng dẫn về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có hoạt động sự nghiệp công trong các lĩnh vực gồm: trợ giúp pháp lý; bồi thường nhà nước; lý lịch tư pháp; công chứng; đấu giá tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; hỗ trợ pháp luật, tư vấn pháp luật. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, lĩnh vực tư pháp trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong ĐVSN công lập. Căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, lĩnh vực tư pháp trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP. 16 vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp lĩnh vực tư pháp TT Tên vị trí việc làm Ghi chú I Vị trí việc làm Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp 1 Chủ tịch Hội đồng quản lý 2 Thành viên Hội đồng quản lý II Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành, lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp 1 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giám đốc hoặc tương đương 2 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Phó Giám đốc hoặc tương đương 3 Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Trưởng phòng hoặc tương đương 4 Phó Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Phó trưởng phòng hoặc tương đương 5 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giám đốc hoặc tương đương 6 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Phó Giám đốc hoặc tương đương 7 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Giám đốc hoặc tương đương 8 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Phó Giám đốc hoặc tương đương 9 Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Trưởng phòng hoặc tương đương 10 Phó Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Phó trưởng phòng hoặc tương đương III Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành, lĩnh vực tư pháp thuộc Sở Tư pháp 1 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Giám đốc Trung tâm/Trưởng phòng Công chứng 2 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Phó Giám đốc Trung tâm/Phó Trưởng phòng Phòng công chứng 3 Trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trưởng phòng /Trưởng chi nhánh 4 Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Phó Trưởng phòng/Phó Trưởng chi nhánh Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì tiếp tục thực hiện cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đối với viên chức hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại Thông tư này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục giữ hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ 20/11/2023.
Re:Danh mục 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Phần 2: Lĩnh vực tư pháp I. Hành nghề luật sư A. Hành nghề luật sư trong nước Điều kiện đối với hành nghề luật sư trong nước - Chứng chỉ hành nghề luật sư. - Quyết định gia nhập Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Căn cứ pháp lý: - Luật Luật sư 2006. - Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012. - Thông tư 17/2011/TT-BTP. B. Cá nhân luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam Giấy phép hành nghề Luật sư tại Việt Nam Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam: 1.1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp. 1.2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế. 1.3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. 1.4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó. Căn cứ pháp lý: - Luật Luật sư 2006. - Điều 1, 10, 17, 20 Luật Luật sư sửa đổi 2012. - Nghị định 123/2013/NĐ-CP. - Thông tư 17/2011/TT-BTP. C. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư 2006 khi có đủ các điều kiện sau: 1. Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng. 3. Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư. Căn cứ pháp lý: - Luật Luật sư 2006. - Điều 1, 10, 17, 20 Luật Luật sư sửa đổi 2012. - Nghị định 123/2013/NĐ-CP. - Thông tư 17/2011/TT-BTP. II. Hành nghề công chứng Điều kiện hành nghề công chứng 1. Quyết định bổ nhiệm công chứng viên. 2. Quyết định cho phép thành lập Phòng công chứng/ văn phòng công chứng. 3. Đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên. Căn cứ pháp lý: - Điều 18 Luật Công chứng 2006. - Điều 8, 13, 23, 35, 36 Luật Công chứng năm 2014. - Điều 4 Nghị định 04/2013/NĐ-CP. III. Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả 1. Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả; 1.1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt. b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. 1.2. Người thuộc một trong các trường hợp sau không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: 1.2.1. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 1.2.2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. 1.2.3. Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 1.3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 2. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định viên tư pháp; Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp 2.1. Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau: a) Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng. b) Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp 2012. 2.2. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp. 3. Đăng ký hành nghề giám định viên tư pháp 3.1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt. b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên. c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. Căn cứ pháp lý: - Điều 7, 14,15, 16, 17 Luật Giám định tư pháp 2012. - Điều 12 Nghị định 85/2013/NĐ-CP. IV. Hành nghề bán đấu giá tài sản 1. Chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản. 2. Cấp thẻ đấu giá viên. 3. Đăng ký hành nghề bán đấu giá tài sản 3.1. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP. 3.2. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản phải có đủ các điều kiện sau: a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên. b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản. Căn cứ pháp lý: - Điều 5, 8, 16 Nghị định 17/2010/NĐ-CP. V. Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại Giấy phép thành lập trung tâm trọng tài thương mại Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất 05 sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định dưới đây đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập: 1.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định Bộ luật dân sự 2005. 1.2. Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên. 1.3. Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu trình độ, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên. Căn cứ pháp lý: - Điều 20, 24 Luật Trọng tài thương mại 2010. - Nghị định 63/2011/NĐ-CP. - Thông tư 12/2012/TT-BTP. VI. Hành nghề thừa phát lại 1. Quyết định bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại 1.1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt. 1.2. Không có tiền án. 1.3. Có bằng cử nhân luật. 1.4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên. 1.5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức. 1.6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định pháp luật. 1.7. Hành nghề tại một Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng đó phải được đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật. 2. Đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại: a) Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế. b) Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. c) Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa phát lại. Căn cứ pháp lý: - Điều 10, 15, 17, 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị Định 135/2013/NĐ-CP. VII. Hành nghề Quản tài viên 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan. 3. Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: 3.1 Luật sư. 3.2 Kiểm toán viên. 3.3 Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. 4. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Người đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch. Căn cứ pháp lý: - Điều 12 Luật Phá sản 2014 - Điều 4, 8, 9 Nghị định 22/2015/NĐ-CP (Nội dung này khá nhiều nên mình sẽ chia ra để cập nhật, các bạn cũng dễ dàng theo dõi)
Thông tư 09/2023/TT-BTP: Ban hành quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp từ năm 2024
Ngày 29/12/2023 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-BTP quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp. Theo đó, quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng từ ngày 29/12/2023 quy định như sau: 6 bước trong quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp - Việc giám định theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy trình như sau: Bước 1: Giao nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu hoặc yêu cầu giám định; Bước 2: Chuẩn bị giám định; Bước 3: Thực hiện giám định; Bước 4: Kết luận giám định; Bước 5: Trả kết luận giám định; Bước 6: Lập, lưu và bảo quản hồ sơ giám định; - Ban hành kèm theo Thông tư này sơ đồ quy trình giám định trong lĩnh vực tư pháp (Phụ lục I). Quy định trong lúc chuẩn bị giám định tư pháp - Trên cơ sở nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu kèm theo, người thực hiện giám định xác định sơ bộ nội dung chuyên môn, công việc cần thực hiện; yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám định trong trường hợp chưa được cung cấp đầy đủ. - Người thực hiện giám định lập đề cương giám định, trường hợp cần thiết thì gửi lấy ý kiến người trung cầu, yêu cầu giám định. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, người trung cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm gửi văn bản trả lời đối với đề cương giám định. Đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau: + Đối tượng hoặc nội dung cần giám định và phạm vi giám định; gian dự kiến hoàn thành việc giám định; + Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng; + Xác định nội dung, chi tiết cần xác minh hoặc khảo sát đối tượng giám định phục vụ cho việc giám định (nếu cần thiết); + Dự kiến phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có); + Dự kiến chi phí cần cho việc thực hiện giám định; tạm ứng và thanh toán chi phí giám định; + Các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. - Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định lập hồ sơ đề nghị tạm ứng chi phí giám định và gửi người trưng cầu, yêu cầu giám định. Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định theo quy định của pháp luật. Thực hiện trong giám định tư pháp - Việc thực hiện giám định trong lĩnh vực tư pháp được tiến hành như sau: + Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp; + Xác định rõ đối tượng, nhũng nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá; + Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có); + Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định; + Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; + Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định; + Lập hồ sơ giám định. - Trong quá trình thực hiện giám định, người giám định tư pháp có thể sử dụng ý kiến hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác đưa ra, phục vụ cho việc giám định. - Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trung cầu, yêu cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết. - Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này. Bản kết luận giám định trong giám định tư pháp - Bản kết luận giám định trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại Điều 19 Thông tư này. - Trường hợp người giám định tư pháp được trưng cầu, yêu cầu đích danh thì bản kết luận giám định có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. - Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 7 Thông tư này được trưng cầu giám định thì ngoài chữ ký, họ và tên của người giám định, bản kết luận giám định tư pháp còn phải được người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức ký tên, đóng dấu của cơ quan, đơn vị đó. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được trưng cầu, yêu cầu giám định phải chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp của mình. Trường hợp Bộ Tư pháp được trưng cầu giám định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn về vấn đề cần giám định ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đóng dấu Bộ Tư pháp vào bản kết luận giám định. Trường hợp Sở Tư pháp được trưng cầu giám định thì Giám đốc Sở Tư pháp ký và đóng dấu Sở Tư pháp vào bản kết luận giám định. - Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại Điều 6 Thông tư này thực hiện giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Thủ trưởng đơn vị chuyên môn có nội dung cần giám định ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp. Trong trường hợp Thủ trưởng đơn vị chuyên môn đã thực hiện giám định với tư cách Tổ trưởng Tố giám định hoặc Chủ tịch Hội đồng giám định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Chánh Văn phòng Bộ ký thừa lệnh vào bản kết luận giám định tư pháp. - Khi hoàn thành bản kết luận giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp, Hội đồng giám định lập hồ sơ đề nghị cơ quan, người trưng cầu giám định thanh toán, chi trả chi phí cần cho việc thực hiện giám định theo quy định của pháp luật về chi phí giám định. Xem thêm Thông tư 09/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 29/12/2023.
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN tư pháp từ 20/11/2023
Thông tư 06/2023/TT-BTP được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 18/9/2023 hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp. Các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực tư pháp áp dụng hướng dẫn Thông tư này hướng dẫn về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có hoạt động sự nghiệp công trong các lĩnh vực gồm: trợ giúp pháp lý; bồi thường nhà nước; lý lịch tư pháp; công chứng; đấu giá tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; hỗ trợ pháp luật, tư vấn pháp luật. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, lĩnh vực tư pháp trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong ĐVSN công lập. Căn cứ xác định vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, lĩnh vực tư pháp trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP. 16 vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp lĩnh vực tư pháp TT Tên vị trí việc làm Ghi chú I Vị trí việc làm Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp 1 Chủ tịch Hội đồng quản lý 2 Thành viên Hội đồng quản lý II Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành, lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp 1 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giám đốc hoặc tương đương 2 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Phó Giám đốc hoặc tương đương 3 Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Trưởng phòng hoặc tương đương 4 Phó Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Phó trưởng phòng hoặc tương đương 5 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giám đốc hoặc tương đương 6 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Phó Giám đốc hoặc tương đương 7 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Giám đốc hoặc tương đương 8 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Phó Giám đốc hoặc tương đương 9 Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Trưởng phòng hoặc tương đương 10 Phó Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục thuộc Bộ Phó trưởng phòng hoặc tương đương III Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập ngành, lĩnh vực tư pháp thuộc Sở Tư pháp 1 Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Giám đốc Trung tâm/Trưởng phòng Công chứng 2 Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Phó Giám đốc Trung tâm/Phó Trưởng phòng Phòng công chứng 3 Trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trưởng phòng /Trưởng chi nhánh 4 Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Phó Trưởng phòng/Phó Trưởng chi nhánh Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì tiếp tục thực hiện cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đối với viên chức hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại Thông tư này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục giữ hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-BTP có hiệu lực thi hành từ 20/11/2023.
Re:Danh mục 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Phần 2: Lĩnh vực tư pháp I. Hành nghề luật sư A. Hành nghề luật sư trong nước Điều kiện đối với hành nghề luật sư trong nước - Chứng chỉ hành nghề luật sư. - Quyết định gia nhập Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Căn cứ pháp lý: - Luật Luật sư 2006. - Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012. - Thông tư 17/2011/TT-BTP. B. Cá nhân luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam Giấy phép hành nghề Luật sư tại Việt Nam Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam: 1.1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp. 1.2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế. 1.3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. 1.4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó. Căn cứ pháp lý: - Luật Luật sư 2006. - Điều 1, 10, 17, 20 Luật Luật sư sửa đổi 2012. - Nghị định 123/2013/NĐ-CP. - Thông tư 17/2011/TT-BTP. C. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư 2006 khi có đủ các điều kiện sau: 1. Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng. 3. Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất 02 năm liên tục hành nghề luật sư. Căn cứ pháp lý: - Luật Luật sư 2006. - Điều 1, 10, 17, 20 Luật Luật sư sửa đổi 2012. - Nghị định 123/2013/NĐ-CP. - Thông tư 17/2011/TT-BTP. II. Hành nghề công chứng Điều kiện hành nghề công chứng 1. Quyết định bổ nhiệm công chứng viên. 2. Quyết định cho phép thành lập Phòng công chứng/ văn phòng công chứng. 3. Đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên. Căn cứ pháp lý: - Điều 18 Luật Công chứng 2006. - Điều 8, 13, 23, 35, 36 Luật Công chứng năm 2014. - Điều 4 Nghị định 04/2013/NĐ-CP. III. Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả 1. Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả; 1.1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt. b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. 1.2. Người thuộc một trong các trường hợp sau không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: 1.2.1. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 1.2.2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. 1.2.3. Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 1.3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. 2. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định viên tư pháp; Điều kiện thành lập Văn phòng giám định tư pháp 2.1. Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau: a) Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng. b) Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp 2012. 2.2. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp. 3. Đăng ký hành nghề giám định viên tư pháp 3.1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt. b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên. c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. Căn cứ pháp lý: - Điều 7, 14,15, 16, 17 Luật Giám định tư pháp 2012. - Điều 12 Nghị định 85/2013/NĐ-CP. IV. Hành nghề bán đấu giá tài sản 1. Chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản. 2. Cấp thẻ đấu giá viên. 3. Đăng ký hành nghề bán đấu giá tài sản 3.1. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP. 3.2. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản phải có đủ các điều kiện sau: a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên. b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản. Căn cứ pháp lý: - Điều 5, 8, 16 Nghị định 17/2010/NĐ-CP. V. Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại Giấy phép thành lập trung tâm trọng tài thương mại Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất 05 sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định dưới đây đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập: 1.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định Bộ luật dân sự 2005. 1.2. Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên. 1.3. Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu trình độ, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên. Căn cứ pháp lý: - Điều 20, 24 Luật Trọng tài thương mại 2010. - Nghị định 63/2011/NĐ-CP. - Thông tư 12/2012/TT-BTP. VI. Hành nghề thừa phát lại 1. Quyết định bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại 1.1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt. 1.2. Không có tiền án. 1.3. Có bằng cử nhân luật. 1.4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên. 1.5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức. 1.6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định pháp luật. 1.7. Hành nghề tại một Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng đó phải được đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật. 2. Đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại: a) Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế. b) Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. c) Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa phát lại. Căn cứ pháp lý: - Điều 10, 15, 17, 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị Định 135/2013/NĐ-CP. VII. Hành nghề Quản tài viên 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan. 3. Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: 3.1 Luật sư. 3.2 Kiểm toán viên. 3.3 Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. 4. Đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Người đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch. Căn cứ pháp lý: - Điều 12 Luật Phá sản 2014 - Điều 4, 8, 9 Nghị định 22/2015/NĐ-CP (Nội dung này khá nhiều nên mình sẽ chia ra để cập nhật, các bạn cũng dễ dàng theo dõi)