Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất thế nào? Có ủy quyền xin cấp được không?
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất là mẫu nào? Thủ tục cấp thế nào? Có ủy quyền xin cấp được không? Thời hạn cấp là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất như thế nào? Hiện nay, mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là mẫu số 07/2024/LLTP quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP như sau: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/Mau-phieu-ly-lich-tu-phap-so-2.docx Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 (2) Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất thế nào? Có ủy quyền xin cấp được không? Căn cứ Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 như sau: - Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009. Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau: Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo bản chụp giấy CMND hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: - Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú. Trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; Trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Lưu ý: Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, hiện nay, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp thứ 2 được thực hiện theo quy định nêu trên. Đồng thời, tại đây cũng có nêu rõ cá nhân không được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này. (3) Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 là bao lâu? Căn cứ Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009; Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn sẽ là không quá 15 ngày. - Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu. Theo đó, hiện nay, sẽ tùy vào từng trường hợp khác nhau mà thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng sẽ có sự khác biệt theo quy định như đã nêu trên.
Cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID chỉ mất 03 ngày làm việc
Ngày 20/9/2024, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia - Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã ban hành Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/27/quy-trinh-570.pdf Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG (1) Thời gian cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID là 03 ngày làm việc Cụ thể, tại Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG năm 2024 có nêu rõ, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID T là 03 ngày làm việc. Trường hợp phức tạp (có thông tin về án tích và công tác nghiệp vụ khác) là 09 ngày làm việc. Trường hợp trả Phiếu lý lịch tư pháp bằng giấy cho công dân thì cộng thêm 01 ngày so với ngày trả Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. (2) Hướng dẫn cấp Phiếu lý lịch tư pháp online trên VNeID Cụ thể, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp online bao gồm 10 bước như sau: Bước 01: Công dân kê khai hồ sơ và thực hiện thanh toán phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên VNeID Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 01 Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện từ tương tác đã có sẵn trên Ứng dụng VNeID. Công dân truy cập vào Ứng dụng VNeID, vào mục Thủ tục hành chính/cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Trường hợp công dân dùng tài khoản của mình để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thi điền thông tin theo biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử tương tác theo Mẫu số 12/2024/LLTP ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/27/mau-so-12.docx Mẫu số 12/2024/LLTP - Trường hợp là công dân được ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì dùng tài khoản định danh điện tử của mình đăng ký yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử tương tác trong trường hợp ủy quyền (Mẫu số 13/2024/LLTP của Thông tư 06/2024/TT-BTP). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/27/mau-so-13.docx Mẫu số 13/2024/LLTP - Trường hợp là trẻ chưa thành niên thì bố mẹ, người giám hộ sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình để thực hiện đăng ký. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động xác định mối quan hệ nhân thân giữa người đăng ký với trẻ chưa thành niên Công dân sẽ tiến hành thanh toán trực tuyến phí ngay trên VNeID và gửi Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp thuộc đối tượng miễn/giảm phí cung cấp thông tin thì người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đính kèm giấy tờ chứng minh (đối tượng là trẻ em, người cao tuổi không cần phải đính kèm giấy tờ chứng minh do đã được xác thực thông tin về độ tuổi trên Hệ thống). Lưu ý: Chỉ nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Không được chọn cả 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp trong một hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.) Bước 02: Sau khi nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và nộp phí, thông tin của Hồ sơ sẽ được gửi về Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương. Lưu ý: Trường hợp người dân có hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được Sở Tư pháp đang giải quyết thì người dân không thực hiện nộp hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp mới, ngoại trừ trường hợp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới khác loại Phiếu với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đang xử lý. Bước 03: Công chức tại Bộ phận Một cửa sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương và xử lý như sau: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức tại Bộ phận Một cửa tiến hành tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu giấy hẹn trả kết quả. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, công chức tại Bộ phận Một cửa gửi yêu cầu công dân bổ sung hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, công chức tại Bộ phận Một cửa thông báo từ chối tiếp nhận. Việc hoàn phí cấp cho công dân là tự động và hoàn trả về tài khoản người thanh toán sau khi nhận được thông báo Từ chối tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Mã số hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thành công được lấy từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, công chức tại Bộ phận Một cửa thực hiện chuyển xử lý hồ sơ cho bộ phận chuyên môn về lý lịch tư pháp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố. Bước 04: Công chức Sở Tư pháp chuyển thông tin yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố sang Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp ngay sau khi nhận được hồ sơ do Bộ phận một cửa chuyển. Bước 05: Công chức Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp. Bước 06: Tra cứu, xác minh thông tin, tại đây sẽ có 02 trường hợp như sau: - Trường hợp 01: Tra cứu, xác minh thông tin đổi với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người sinh sau ngày 01/7/1996 hoặc đã cấp Phiếu lý lịch tư pháp lần đầu kể từ ngày 01/7/2010. Công chức Sở Tư pháp thực hiện tra cứu, khai thác thông tin tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. - Trường hợp 02: Tra cứu, xác minh thông tin ủn tích đối với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người sinh trước ngày 01/7/1996 và chưa cấp Phiếu lý lịch tư pháp kể từ ngày 01/7/2010. Công chức Sở Tư pháp thực hiện gửi yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin ăn tích có trước ngày 01/7/2010 cho V06, PV06 trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp thông qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử và thực hiện tra cứu, khai thác thông tin án tích cổ sau ngày 01/7/2010 tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, CSDL của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Tại đây, Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG có nêu rõ, công chức Sở Tư pháp thực hiện các công việc từ Bước 03 đến Bước 06 trong thời hạn 1/2 ngày làm việc. Bước 07: Cơ quan Công an thực hiện tra cứu, xác minh Đối với hồ sơ yêu cầu tra cứu, xác minh của các trường hợp 02 tại bước 06, cán bộ V06, PV06 nhận yêu cầu tra cứu, xác minh của Sở Tư pháp, thực hiện tra cứu, nhập kết quả vào phần mềm, ký số và trả kết quả về Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Trường hợp cần sử dụng dữ liệu sinh trắc học để thực hiện tra cứu, sẽ thực hiện thông qua kết nối nội ngành Bộ Công an. Thời gian thực hiện Bước này không quá 02 ngày làm việc, trường hợp phức tạp là 07 ngày làm việc. Trường hợp phát hiện người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là đối tượng truy nã; bị can, bị cáo trong vụ án; đối tượng quản lý có thông tin trong hồ sơ, tàng thư, đối tượng thuộc diện chủ ý khi xuất, nhập cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú... cơ quan Hồ sơ cần phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh, xử lý sẽ có thông báo riêng. Bước 08: Nhận, cập nhật kết quả tra cứu, xác minh - Đối với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại trường hợp 01 Bước 06, công chức Sở Tư pháp cập nhật ngay kết quả tra cứu, khai thác tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, CSDL lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cho từng hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp. - Đối với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại trường hợp 02 Bước 06, sau khi nhận kết quả tra cứu, xác minh của V06, PV06 trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp căn cứ vào kết quả tra cứu của V06, PV06 và kết quả tra cứu tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, CSDL lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cập nhật kết quả cho từng hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định có hay không có án tích, Sở Tư pháp thực hiện xác minh tiếp tại các cơ quan có liên quan theo quy định. Thời gian gửi văn bản đề nghị xác minh cho các cơ quan có liên quan là 01 ngày làm việc sau khi nhận được kết quả. Trường hợp các thông tin về lý lịch tư pháp từ TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Quốc phòng đã được đồng bộ về CSDL quốc gia về dân sự, các thông tin này sẽ được gửi về hệ thống của Bộ Tư pháp để các Sở Tư pháp thực hiện tra cứu, xác minh. Bước 09: Ngay sau khi cập nhật kết quả cho từng hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp thì công chức Sở Tư pháp sẽ tiến hành lập Phiếu lý lịch tư pháp điện tử và trình người có thẩm quyền ký. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử được ký số của người có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chữ ký của cơ quan có thẩm quyền hoặc được số hóa từ Phiếu lý lịch tư pháp bằng giấy sang bản điện tử và được ký số bởi cơ quan có thẩm quyền. Sở Tư pháp có thể ký số nhiều Phiếu lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Ban Cơ yếu Chính phủ. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử sau khi được vẫn thư phát hành trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp sẽ được Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố chủ động kết nối để đồng bộ trạng thái và kết quả Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Thời gian thực hiện Bước 08 và 09 là 05 ngày làm việc Bước 10: Trả kết quả Sau khi Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương nhận được kết quả là Phiếu lý lịch tư pháp điện tử tử Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp chuyển sang thì tự động cập nhật trạng thái “Đã xử lý” và kết quả là Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử là file PDF có chữ ký số mặc định cùng trả trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố và Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Trường hợp công dân có nhu cầu nhận kết quả là bản giấy Phiếu lý lịch tư pháp, Công chức tại Bộ phận Một cửa tiến hành trả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo quy định hiện hành. Theo đó, kể từ 01/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp online trên VNeID sẽ được thực hiện theo trình tự như đã nêu trên. Xem chi tiết tại Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG ngày 20/9/2024
Cơ quan nào có quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích?
Lý lịch tư pháp về án tích có vai trò quan trọng trong quản lý hộ tịch cũng như ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Vì vậy việc lập Lý lịch tư pháp về án tích phải được thực hiện nghiêm túc và được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 định nghĩa Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án. Cơ quan nào có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích? Căn cứ Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định lập Lý lịch tư pháp về án tích được thực hiện như sau: - Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. - Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: + Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án; + Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam; + Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp. - Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích. - Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây: + Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó; + Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. - Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó. Như vậy, thông thường Sở Tư pháp sẽ là cơ quan lập Lý lịch tư pháp về án tích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt quy định như trên thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cũng có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích khi tái thẩm như thế nào? Căn cứ Điều 28 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định việc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp tái thẩm được thực hiện như sau: - Đối với quyết định tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp ghi nội dung quyết định đó vào Lý lịch tư pháp. -Đối với quyết định tái thẩm huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp cập nhật thông tin lý lịch tư pháp như sau: + Trường hợp Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định bị huỷ thì Lý lịch tư pháp được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; + Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị huỷ trong Lý lịch tư pháp được xóa bỏ. Lý lịch tư pháp án tích là một phần quan trọng trong quản lý thông tin công dân, đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong xã hội.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp
Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. 1. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, trình tự thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp như sau: - Người có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bằng hình thức trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến. - Người có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đăng ký nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính hoặc nhận kết quả bản điện tử qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tư pháp (đối với trường hợp người dân nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tư pháp). 2. Cách thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, cá nhân thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp theo những cách thức sau đây: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp. - Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính. - Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tư pháp. 3. Thành phần hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp gồm những thành phần sau đây: - Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định: + TẢI VỀ Mẫu số 03/2024/LLTP; + TẢI VỀ Mẫu số 04/2024/LLTP; + TẢI VỀ Mẫu số 12/2024/LLTP; + TẢI VỀ Mẫu số 13/2024/LLTP; - Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ Căn cước hoặc Thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú/ bản sao Hộ chiếu của người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật). Đối với người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam, hộ chiếu phải được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam đóng dấu. - Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt. Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 4. Cơ quan giải quyết, cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, Bộ Tư pháp là cơ quan giải quyết thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính này. 5. Cơ quan phối hợp Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, các cơ quan phối hợp với Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp trong việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam gồm có: - Cơ quan Công an: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thực hiện tra cứu thông tin và gửi kết quả tra cứu cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. - Cơ quan Tòa án: Trường hợp sau khi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có án tích hay không có án tích. - Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng. - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan tiến hành tố tụng; cơ quan, tổ chức khác có liên quan: Trường hợp cần xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích. 6. Phí cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 200.000 đồng/lần/người. Tóm lại, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp được quy định tại thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024.
Cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong 14 lĩnh vực
Ngày 11/6/2024, Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 498/QĐ-TTg Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/498-ttg.signed.pdf Quyết định 498/QĐ-TTg Theo Quyết định 498/QĐ-TTg, sẽ thực hiện cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong 14 lĩnh vực bao gồm: - Khoa học và công nghệ. - Ngoại giao. - Nội vụ. - Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Tài chính. - Tư pháp. - Xây dựng. - Y tế. - Ngân hàng nhà nước. - Văn hóa, thể thao và du lịch. - Lao động - thương binh và xã hội. - Công an. - Quốc phòng. - Giao thông vận tải. Theo đó, có một số thủ tục hành chính đã được cắt giảm, cụ thể: (1) Thủ tục thi tuyển công chức, xét tuyển công chức Theo Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp (sau đây gọi tắt là Phương án) được ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TTg, để có thể tạo thuận lợi, giảm thời gian và chi phí xã hội và thực hiện quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước. Sẽ thực hiện bãi bỏ yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp từ phía cá nhân mà thay vào đó bằng biện pháp tuyển dụng chủ động yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009. Theo đó, sẽ thực hiện sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. (2) Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Theo Quyết định 498/QĐ-TTg, bởi Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa có quy định về việc cho cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Kèm theo đó là pháp luật về lý lịch tư pháp không quy định về thời hạn có giá trị của Phiếu lý lịch tư pháp. Chính vì thế, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến cũng như đơn giản hoá, tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính tại Quyết định 498/QĐ-TTg đã đề nghị bổ sung quy định cho cá nhân được nộp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Đồng thời, bãi bỏ quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ. (3) Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động Đối với thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động với mã TTHC là 1.000479 và 1.000448 sẽ thực hiện bãi bỏ quy định yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp của của người Việt Nam đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết, khi cơ quan giải quyết thủ tục yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Hoặc cá nhân được xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử đã được cấp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNelD. Theo đó, sẽ sửa đổi Khoản 3 Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP theo lộ trình thực hiện phù hợp với lộ trình cơ quan nhà nước thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNelD. (4) Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước Để bảo đảm tính đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến để đơn giản hoá, tiết kiệm chi phí thực hiện, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, trong giai đoạn từ 2025 - 2026 sẽ thực hiện sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010. Kèm theo đó là bổ sung quy định cụ thể về cách thức thực hiện thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước, bổ sung quy định về bộ phận tạo thành thủ tục hành chính thực hiện theo cách thức điện tử tại Luật Nuôi con nuôi 2010 hoặc Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Xem chi tiết tại Quyết định 498/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ 11/6/2024.
Xin cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì có cần phải có lý lịch tư pháp không?
Cho tôi hỏi, tôi là sinh viên ra trường và đang chuẩn bị làm việc với chức danh bác sĩ nội khoa tại bệnh viện. Vậy nếu theo Luật mới thì hiện tại tôi muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể là bác sĩ thì có cần phải xin lý lịch tư pháp nữa không? Mong được Thư viện pháp luật giải đáp. Lý lịch tư pháp là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.” Theo đó, phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; Bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. - Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại: + Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009); + Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023? Theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 đang có hiệu lực áp dụng thì hiện tại Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ được thay đổi thành tên gọi khác là Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. =>> Theo đó, để được hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy phép hành nghề tương ứng theo quy định tại Điều 30 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau: - Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây: + Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề; + Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề; + Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ; + Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. - Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm: - Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này; - Có đủ sức khỏe để hành nghề; - Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ; - Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Xin cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì có cần phải có lý lịch tư pháp không? Theo quy định tại Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và hướng dẫn bởi Tiểu Mục 1 Mục 4, Tiểu Mục 1 Mục 5 Chương II Nghị định 96/2023/NĐ-CP về hồ sơ, thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng sẽ bao gồm: - Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định này gồm: + Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. + Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: ++ Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); ++ Giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. - Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). - 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử). - Bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ sau đây (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định này: + + Giấy chứng nhận lương y; ++ Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền; ++ Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền.” Theo quy định trên, có thể thấy căn cứ hướng dẫn tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP hồ sơ mà cá nhân cần cung cấp để xin cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh gồm có Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế thì không phải cung cấp sơ yếu lý lịch tự thuật. Theo đó, hiện tại pháp luật chỉ yêu cầu người hành nghề cung cấp sơ yếu lý lịch tự thuật chứ không bắt buộc cá nhân đăng ký cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh (đối với bác sĩ) thì phải cung cấp lý lịch tư pháp.
Muốn xóa án tích mất bao lâu? Cần giấy tờ gì?
Vừa qua, Bộ Công an đã trả lời đối với trường hợp muốn xóa án tích. Theo đó, trường hợp muốn xóa án tích thì mất bao lâu và phải trải qua những thủ tục, kèm theo những giấy tờ gì? Cụ thể, người dân đã gửi câu hỏi đến Bộ Công an như sau: “Tôi ra tù được hơn 5 năm, trước đó, tôi đi tù 16 năm về tội mua bán trái phép chất ma túy. Bộ Công an cho tôi hỏi, bây giờ tôi muốn xóa án tích thì mất bao lâu, cần có thủ tục giấy tờ gì và nộp cho cơ quan nào? “ Trong trường hợp trên, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Theo quy định tại Điều 70, Điều 71 của Bộ luật Hình sự năm 2015, có hai hình thức xóa án tích, đó là đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích do tòa án quyết định. - Đương nhiên được xóa án tích: Áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật Hình sự. - Xóa án tích theo quyết định của tòa án: Được áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. - Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Người bị kết án có thể được tòa án xóa án tích sớm hơn so với quy định của pháp luật trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì tòa án quyết định việc xóa án tích. Theo đó, tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Vậy nên, hình thức xóa án tích trong trường hợp trên sẽ là đương nhiên được xóa án tích. (1) Điều kiện đương nhiên được xóa án tích Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015, trường hợp nêu ra ở đầu bài đương nhiên được xóa án tích, nếu trong thời hạn 05 năm từ khi chấp hành xong hình phạt tù, bạn đọc đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án (nếu có) và không thực hiện hành vi phạm tội mới. (2) Thẩm quyền xác nhận về việc đương nhiên được xóa án tích Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận người đó “không có án tích” nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự. Như vậy, nếu có yêu cầu xác nhận về việc “không có án tích”, khi có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thực hiện thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. (3) Thủ tục yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 1 Theo quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp và Điều 37 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân gồm những giấy tờ sau: - Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. - Văn bản ủy quyền trong trường hợp cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. (4) Nơi nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp - Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú tại nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. (5) Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp Theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp, thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày. Theo Chính phủ
Bộ Tư pháp hướng dẫn vướng mắc liên quan đến hộ tịch sau khi sắp xếp ĐVHC
Ngày 21/8/2023 Bộ Tư pháp đã có Công văn 3792/BTP-HTQTCT năm 2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo đó, Bộ Tư pháp hướng dẫn vướng mắc liên quan đến hộ tịch và lý lịch tư pháp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 như sau: (1) Giải pháp đối với lĩnh vực hộ tịch sau khi sắp xếp ĐVHC * Các vướng mắc có thể phát sinh: (i) Chưa xác định được cơ quan lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; (ii) Chưa xác định được cơ quan có trách nhiệm xác minh/xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân đối với trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính đã được sắp xếp. * Để tháo gỡ các vướng mắc nêu trên khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2030, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện thống nhất theo hướng: - Về việc lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch: + Trường hợp một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã sáp nhập (các đơn vị được sáp nhập) vào một đơn vị hành chính cấp xã khác (đơn vị sáp nhập): Các đơn vị được sáp nhập cần thực hiện khóa Sổ hộ tịch đang sử dụng; thống kê, sắp xếp và bàn giao toàn bộ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch cho đơn vị sáp nhập để lưu trữ. Việc đăng ký hộ tịch, bao gồm cả đăng ký mới sẽ tiếp tục sử dụng Sổ hộ tịch hiện có của đơn vị sáp nhập, không thay đổi số thứ tự đăng ký. + Trường hợp sáp nhập hai hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã (các đơn vị được sáp nhập) để thành lập một đơn vị hành chính cấp xã mới (đơn vị mới): Các đơn vị được sáp nhập cần thực hiện khóa Sổ hộ tịch đang sử dụng; thống kê, sắp xếp và chuyển giao toàn bộ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch để lưu trữ tại đơn vị mới. Việc đăng ký hộ tịch tại đơn vị mới sẽ mở Sổ hộ tịch mới, quyển số 01, ghi số thứ tự đăng ký từ số 01. + Trường hợp tách toàn bộ diện tích và nhân khẩu của một đơn vị hành chính cấp xã ra làm nhiều phần (đơn vị được tách) và sáp nhập vào các đơn vị hành chính cấp xã khác nhau (các đơn vị sáp nhập): Đơn vị được tách thực hiện khóa Sổ hộ tịch đang sử dụng; thống kê, sắp xếp toàn bộ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch để bàn giao, lưu trữ tại đơn vị sáp nhập có phần lớn diện tích, nhân khẩu nhập vào. Đơn vị sáp nhập nhận bàn giao bản gốc Sổ hộ tịch có trách nhiệm sao 01 bản cho các đơn vị sáp nhập khác lưu trữ để làm căn cứ cấp Trích lục hộ tịch bản sao từ Sổ hộ tịch đăng ký tại đơn vị được tách trước đây và giải quyết các công việc hộ tịch khác khi người dân có yêu cầu. Việc bàn giao Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được lập Biên bản bàn giao, có Danh mục thống kê chi tiết để lưu trữ tại cơ quan nhận bàn giao và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, tổng hợp và công khai thông tin để người dân biết, liên hệ với cơ quan quản lý sổ hộ tịch để thực hiện yêu cầu đăng ký hộ tịch phù hợp. - Về việc xác minh tình trạng hôn nhân: Trường hợp nhận được văn bản đề nghị xác minh tình trạng hôn nhân của người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại đơn vị cấp xã/cấp huyện đã được sắp xếp, thì đơn vị nhận bàn giao Sổ hộ tịch có trách nhiệm trả lời việc xác minh tình trạng hôn nhân cho người dân đã từng đăng ký thường trú tại địa bàn. (2) Giải pháp đối với lĩnh vực lý lịch tư pháp sau khi sắp xếp ĐVHC - Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có liên quan trực tiếp đến việc cập nhật thông tin về nơi cư trú của người có Lý lịch tư pháp trong Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. - Do vậy, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác lý lịch tư pháp tại các địa phương khi có sự sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đề nghị thực hiện theo hướng: - Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sự sắp xếp lại đơn vị cấp huyện, cấp xã mà thay đổi tên của đơn vị hành chính thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp lập danh sách thay đổi, gửi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để bổ sung Danh mục địa danh hành chính trên Phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp. - Chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát bản Lý lịch tư pháp đã lập và cập nhật lại thông tin thay đổi về nơi cư trú do có sự sắp xếp lại đơn vị cấp huyện, cấp xã, ghi chú thông tin thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính vào trường “ghi chú nơi cư trú” trên Phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp. - Sau đó lập danh sách bản Lý lịch tư pháp đã cập nhật tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có sự thay đổi, đồng thời gửi bản Lý lịch tư pháp điện tử đã cập nhật tên đơn vị hành chính mới cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Xem thêm Công văn 3792/BTP-HTQTCT năm 2023 ban hành ngày 21/8/2023.
Sắp tới nhiều ngành nghề có thể sẽ không cần Phiếu lý lịch tư pháp
Vừa qua tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/7/2023 về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Theo đó, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp làm cơ sở tuyển dụng hay trong quản lý, sử dụng lao động... Để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân nêu trên, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Chấm dứt yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 cũng nêu một số nhiệm vụ cần được tập trung chỉ đạo thực hiện như sau: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nhằm hạn chế tình trạng yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp phục vụ công tác quản lý và giải quyết thủ tục hành chính trong ngành, lĩnh vực quản lý; Có biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp của tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giữ bí mật thông tin lý lịch tư pháp theo quy định. Xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng giải pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNelD. Khi nào cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Co thể hiểu lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Do đó, người dân cần xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp để chứng minh bản thân để phù hợp với ngành nghề. Cụ thể tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thực hiện như sau: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Hiện nay có bao nhiêu thủ tục yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Cũng tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 quy định danh mục 153 thủ tục hành chính hiện còn đang yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ví dụ như: - Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (cấp trung ương) - Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tải Danh mục 153 thủ tục hành chính yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Thủ tướng: Cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý gây tốn kém cho người dân
Ngày 09/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp Để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục tình trạng còn nhiều thủ tục hành chính quy định phải có Phiếu lý lịch tư pháp; một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp làm cơ sở tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động. Đồng thời, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân, tại Chỉ thị 23/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ có một số yêu cầu: Đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Quán triệt, tuân thủ đúng quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; có các giải pháp hiệu quả và tiến tới chấm dứt yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả ngay một số nhiệm vụ sau: - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nhằm hạn chế tình trạng yêu cầu người dân nộp Phiếu lý Lịch tư pháp phục vụ công tác quản lý và giải quyết thủ tục hành chính trong ngành, lĩnh vực quản lý; Đồng thời, có biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp của tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giữ bí mật thông tin lý lịch tư pháp theo quy định. - Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính; - Các cơ quan nhà nước chủ động thực hiện quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, không yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người dân phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp; Ngoài ra, có các giải pháp phù hợp, hiệu quả ngăn chặn tình trạng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp gây khó khăn, phát sinh chi phí; kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư không đúng quy định pháp luật gây khó khăn, phát sinh chi phí cho người dân Xem Phụ lục Danh mục thủ tục hành chính có yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Xem và tải Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/10/danh%20muc.docx - Nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ, số hóa và tái sử dụng theo đúng yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định 107/2021/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 452/TTg-KSTT; Ngoài ra, tại Chỉ thị 23/CT-TTg, Thủ tướng còn đặt trách nhiệm cụ thể đối với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội tổ chức về việc cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Xem chi tiết tại Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 09/7/2023.
Xin Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài? Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Trình tự thủ tục tiến hành yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài? Căn cứ tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã." Theo đó, đối tượng người nước ngoài có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam - Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: + Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; + Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. - Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: + Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; + Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; + Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. - Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Theo đó, tùy trường hợp cụ thể để xác định thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định nêu trên. Trình tự thủ tục tiến hành yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Căn cứ tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: - Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: + Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này; + Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam thì làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Căn cứ tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau: - Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây: + Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: + Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; + Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. - Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. - Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này. Như vậy, trình tự thủ tục thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Theo đó khi tiến hành thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 thay người khác, cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản ủy quyền; - Xuất trình giấy tờ tùy thân của người đi làm lý lịch tư pháp. Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền Bước 3: Nhận kết quả Cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú hoặc người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Chưa nộp án phí thì có được xóa án tích hay không?
Xóa án tích là quyết định quan trọng của Tòa án đối với người bị kết án vừa chấp hành xong hình phạt tù. Nếu chưa được xóa án tích thì khi chấp hành xong hình phạt tù sẽ không thể xin được lý lịch tư pháp để xin việc. Vậy, trong trường hợp chưa nộp án phí thì người bị kết án có được xóa án tích không? Và thủ tục nộp án phí được thực hiện ra sao? 1. Xóa án tích là gì? Hiện hành về pháp luật hình sự thì theo Điều 69 Bộ luật hình sự 2015 giải thích xóa án tích là việc người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 Bộ luật hình sự 2015 như sau: - Theo đó, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. - Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích. 2. Bao lâu thì được xóa án tích? Thời hạn được xóa án tích được tính theo Điều 73 Bộ luật hình sự 2015 quy định về cách tính thời hạn để xóa án tích như sau: - Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 Bộ luật hình sự 2015 căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 Bộ luật hình sự 2015 Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt. 3. Tại sao chưa nộp án phí lại chưa xóa án tích? Căn cứ theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 Bộ luật hình sự 2015 quy định người bị kết sẽ đương nhiên được xóa án tích hoặc được Tòa án xóa án tích khi đã chấp hành xong hình phạt đã có điều kiện cần để áp dụng việc đương nhiên xoá án tích. Tuy nhiên, tại Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 cũng nói rõ là một trong các điều kiện đủ để người bị kết án đương nhiên được xoá án tích là người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án. Do đó, việc bạn chưa nộp tiền án phí ngay cả khi đã chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn chính thì vẫn bị coi là chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án và không đương nhiên được xóa án tích. 4. Thủ tục nộp án phí hình sự Thủ tục nộp bổ sung tiền án phí được quy định tại Điều 10 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù đến trực tiếp cơ quan thi hành án dân sự và làm theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan thi hành án để nộp và nhận biên lai nộp án phí theo quy định tại đây. - Cơ quan thi hành án dân sự thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 . - Tòa án thu lệ phí Tòa án quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 6 và 9 Điều 4; khoản 4 Điều 39 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. - Bộ Ngoại giao thu lệ phí Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. - Cơ quan có thẩm quyền thu án phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có thẩm quyền thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án. Như vậy, người đã chấp hành xong hình phạt tù mà chưa thực hiện đóng án phí thì vẫn được xem là chưa chấp hành xong bản án và sẽ tạm thời chưa được xóa án tích. Do đó, cần phải đến cơ quan thi hành án, Tòa án, cơ quan ngoại giao nơi thực hiện chấp hành án để đóng án phí.
Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 45 về Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của Luật lý lịch tư pháp năm 2009 quy định: “3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền”. Theo đó, việc ủy quyền cho người khác thực hiện làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 nếu trong trường hợp cá nhân có nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp nhưng không thể trực tiếp đi làm có thể ủy quyền cho: - Người thân trong gia đình (vợ/chồng, bố, mẹ, con…). - Người được ủy quyền phải có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành vi dân sự. Việc ủy quyền phải được xác lập bằng hình thức là văn bản ủy quyền, trừ trường hợp người yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp số 1 là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp giấy lý lịch tư pháp số 1 thì không cần văn bản ủy quyền. Nhưng khi đi làm thay cần mang giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp giấy lý lịch tư pháp Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu cá nhân thuộc trường hợp không thể trực tiếp đi làm phiếu lý lịch tư pháp theo quy định thì có thể ủy quyền cho người thân đi làm hộ.
Hướng dẫn cách làm Lý lịch tư pháp online
Trong quá trình tuyển dụng, ngoài những hồ sơ cơ bản như sơ yếu lý lịch, đơn ứng tuyển,… thì ở một số nơi người lao động còn được yêu cầu cung cấp thêm lý lịch tư pháp. Một số người lao động còn mới lạ với khái niệm “lý lịch tư pháp” nên gặp không ít khó khăn trong quá trình hoàn thành thủ tục này. Vậy lý lịch tư pháp là gì, thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp có phức tạp không? Bài viết sẽ cung cấp cho người lao động một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này. Lý lịch tư pháp là gì? Theo Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích thì “lý lịch tư pháp” là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, “Phiếu lý lịch tư pháp” cũng được giải thích là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Những ai có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Căn cứ theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì những đối tượng sau đây có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thứ nhất thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp? Tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định, Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại: - Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; cấp cho tổ chức cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội dùng để quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh hay thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; - Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho tổ chức là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được lý lịch tư pháp của mình. Theo đó, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 đối với cá nhân căn cứ tại quy định Điều 45, 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 là tương đối giống nhau. Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể được thực hiện qua 3 hình thức: + Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp (nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp) + Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện + Làm lý lịch tư pháp online Dưới đây sẽ là phần hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp online: Bước 1: Người có yêu cầu truy cập vào địa chỉ: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home Bước 2: Chọn Đối tượng nộp hồ sơ. Bước 3: Chọn nơi thường trú hoặc tạm trú. Sau đó chọn nút mũi tên. Bước 4: Sau khi chọn nơi thường trú hoặc tạm trú, hệ thống sẽ tự động nhảy về trang cấp Phiếu lý lịch tư pháp của địa phương. Công dân nhấp vào Nhập tờ khai. Bước 5: Nhập thông tin kê khai Bước 6: Tải hồ sơ đính kèm Côn dân cần chụp ảnh/scan các giấy tờ sau để tải lên làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: - Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (scan 2 mặt); - Hộ khẩu thường trú (scan đầy đủ trang bìa và các trang đã ghi thông tin liên quan đến bản thân). Sau đó nhấp chọn “Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai, các dịch vụ đã đăng ký của mình”. Bước 7: Kiểm tra lại thông tin và nhấp chọn Tiếp tục. Bước 8: Nộp hồ sơ và nhận kết quả Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Người dân ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ, phí theo một trong hai cách sau: - Nộp hồ sơ, phí cho nhân viên Bưu chính trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính; - Nộp hồ sơ yêu cầu, phí trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Mức phí làm lý lịch tư pháp Căn cứ theo Thông tư 244/2016/TT-BTC thì mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200 nghìn đồng một lần một người. Với những đối tượng đặc biệt như sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con bao gồm con đẻ và con nuôi, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) sẽ được giảm 50%, tương ứng với 100 nghìn đồng một lần một người. Cần lưu ý trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để nghị cấp trên 02 phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi sẽ bị thu thêm 5.000 đồng một phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp. Ngoài ra, những trường hợp được miễn phí được quy định tại Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC như sau: - Trẻ em theo quy định tại Luật trẻ em. - Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi. - Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật. - Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. - Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp Căn cứ tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người yêu cầu là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam hoặc trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 ngày.
7 lưu ý khi xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu Lý lịch tư pháp
Xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích - Minh họa Nghiệp vụ lý lịch tư pháp là một nhánh quan trọng của pháp luật Hình sự. Để bảo đảm thực hiện những quy định có liên quan đến công tác lý lịch tư pháp (LLTP) tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xin gửi đến bạn đọc một số thông tin hữu ích trong nghiệp vụ xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích. 1. Về thời điểm tính thời hạn xóa án tích Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, thời điểm để tính thời hạn đương nhiên được xóa án tích là thời điểm người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án. Trường hợp sau thời hạn đương nhiên được xóa án tích, người bị kết án mới thi hành xong quyết định khác của bản án như: nộp án phí, bồi thường thiệt hại...thì thời điểm đương nhiên được xóa án tích sẽ tính vào thời điểm người đó chấp hành xong các quyết định khác nêu trên của bản án. 2. Về xác minh hành vi phạm tội mới Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, một trong những điều kiện đương nhiên được xóa án tích là người bị kết án không có hành vi phạm tội mới theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. Để xác định một người có hành vi phạm tội mới, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4, Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Sở Tư pháp căn cứ vào quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát theo quy định. Ngoài ra, để xác định một người có thực hiện hành vi phạm tội mới hay không còn phải căn cứ vào một số quyết định khác của cơ quan tiến hành tố tụng, như: Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can; quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; quyết định phục hồi điều tra, phục hồi vụ án... Như vậy, trường hợp người từng bị kết án có hành vi phạm tội mới thì Sở Tư pháp cũng phải xem xét về tiến trình tố tụng của người đó để thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp được chính xác, đầy đủ. Trong khi đó, theo Điều 4 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, có 3 hệ thống cơ quan điều tra, bao gồm: (1) Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân; (2) Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân; (3) Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, tại Điều 9 Luật này còn có 07 nhóm các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, như: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Kiểm ngư; Cảnh sát biển; một số cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Do đó, nếu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp và Điều 25 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp chỉ tiến hành xác minh thông tin đương sự có bị khởi tố hay không tại UBND cấp xã/Công an cấp xã là chưa đủ thông tin vì hầu như cơ quan điều tra không gửi quyết định khởi tố bị can đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn về nơi cư trú của bị can. Để khắc phục bất cập, hạn chế nêu trên và hỗ trợ Sở Tư pháp trong việc tra cứu, xác minh hành vi phạm tội mới, tại Quy chế phối hợp 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 ngày 29/6/2018 giữa Trung tâm LLTP quốc gia và Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp, Trung tâm LLTP quốc gia phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ và Công an tỉnh thực hiện tra cứu, xác minh và trả kết quả cho Sở Tư pháp khi có yêu cầu, trong đó có thông tin về hành vi phạm tội mới (nếu đương sự có hành vi này) Theo đó, để bảo đảm sự chính xác, khách quan, toàn diện trong cấp Phiếu: LLTP, đề nghị Sở Tư pháp thực hiện việc chuyển các Hồ sơ yêu cầu cấp cấp Phiếu LLTP qua Phần mềm hỗ trợ tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Phần mềm “Kiềng ba chân”) để Trung tâm LLTP quốc gia phối hợp với Cục V06, Bộ Công an và Công an tỉnh tra cứu, xác minh và trả kết quả trong đó có thông tin về hành vi phạm tội mới. 3. Việc xem xét hành vi phạm tội mới trong việc xác định điều kiện đương nhiên được xóa án tích - Trường hợp người bị kết án sẽ được đương nhiên xóa án tích2 nếu: + Không có hành vi phạm tội mới trong thời gian có án tích. + Trường hợp có hành vi phạm tội khác xảy ra trước hoặc sau thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. - Trường hợp người đang có án tích về một tội mà có hành vi phạm tội mới trong thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì chưa đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích. Sở Tư pháp thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp với tình trạng án tích là “Có án tích” đối với tội đó theo quy định. 4. Về xác minh việc chấp hành xong thời gian thử thách án treo và án phạt cải tạo không giam giữ - Trường hợp cá nhân đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ nhưng không có giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ: Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2010 (nay là Luật thi hành án hình sự 2019) và Hướng dẫn 05/HD-C81-C83 ngày 20/8/2015 của Bộ Công an hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người hết thời hạn chấp hành án tại xã, phường, thị trấn trước ngày 1/7/2011, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ. Vì vậy, đề nghị Sở Tư pháp chủ động phối hợp và đề nghị Công an cấp tỉnh chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kịp thời cung cấp các thông tin này cho Sở Tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP tại địa phương theo quy định. Ngoài ra, trường hợp sau khi xác minh tại cơ quan có liên quan như UBND cấp xã, cơ quan Thi hành án công an cấp huyện... nhưng các cơ quan này có văn bản trả lời không có thông tin, không còn lưu trữ hồ sơ. Để bảo đảm lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp này, Sở Tư pháp vẫn tiếp tục xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích khác (nộp án phí, bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung khác...). Trường hợp các điều kiện này bảo đảm theo quy định của pháp luật thì xác định người bị kết án đã đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích. - Trường hợp không được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ: Theo quy định tại khi hết thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ nhưng người bị kết án không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ vì không tuân thủ những điều kiện trong thời gian thi hành thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (VD: Người bị kết án đi khỏi nơi cư trú không báo cáo UBND cấp xã nơi cư trú; không thực hiện đúng những nội dung theo quy định của luật thi hành án trong thời gian chấp hành án ...). Những trường hợp này được xem là chưa chấp hành xong hình phạt án treo, án phạt cải tạo không giam giữ và không đủ điều kiện đương nhiên được xóa tích. 5. Về xác minh việc thi hành nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại - Trường hợp hết thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự: Theo Khoản 1, Điều 30, Điểm c Khoản 5, Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2014, Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014, trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Hết thời hiệu này, cơ quan thi hành án dân sự sẽ từ chối yêu cầu thi hành án. Đối với trường hợp này, để tạo điều kiện cho người bị kết án có yêu cầu cấp Phiếu LLTP đương nhiên được xóa án tích, Sở Tư pháp có thể hướng dẫn đương sự chủ động gặp người được thi hành án để thỏa thuận về việc thi hành án, đồng thời, có sự xác nhận của UBND cấp xã. Văn bản về việc thỏa thuận thi hành án này là một trong những căn cứ, điều kiện đương nhiên được xóa án tích. - Việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ đến 18 tuổi hoặc cấp dưỡng cho cha mẹ người bị hại (đã chết) cho tới khi qua đời: Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2014, trường hợp cá nhân bị kết án, có nghĩa vụ nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ đến 18 tuổi hoặc cấp dưỡng cho cha mẹ người bị hại (đã chết) cho tới khi qua đời có yêu cầu cấp Phiếu LLTP, để thi hành nghĩa vụ này, Sở Tư pháp có thể hướng dẫn đương sự thỏa thuận với người giám hộ của trẻ hoặc cha, mẹ của người đã chết để thi hành nghĩa vụ này trong một lần hoặc thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ làm nhiều giai đoạn. Trường hợp đương sự thực hiện xong nghĩa vụ; đồng thời có xác nhận của cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành/UBND cấp xã trong văn bản thỏa thuận là một trong những điều kiện để đương nhiên được xóa án tích. - Trường hợp thực hiện nghĩa vụ liên đới: Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ liên đới, để được coi là chấp hành xong nghĩa vụ liên đới, người thực hiện nghĩa vụ liên đới phải chấp hành xong toàn bộ nghĩa vụ hoặc chấp hành xong nghĩa vụ của mình và được bên có quyền chấp thuận và xác nhận. Việc thực hiện nghĩa vụ và sự chấp thuận đã thực hiện xong nghĩa vụ dân sự liên đới phải có sự xác nhận của cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành. 6. Về xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đối với trường hợp chưa có thông tin về tình trạng thi hành án phí trong bản án của người bị kết án có yêu cầu cấp Phiếu LLTP Trường hợp người có yêu cầu cấp Phiếu LLTP khẳng định đã nộp án phí nhưng đã làm mất giấy biên nhận của người thu án phí, đề nghị Sở Tư pháp có văn bản xác minh gửi cơ quan thi hành án dân sự có liên quan yêu cầu cung cấp thông tin: Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự có văn bản trả lời không rõ, không có thông tin về tình trạng thi hành án phí của người bị kết án nêu trên thì Sở Tư pháp thực hiện xóa án tích nếu có đủ các điều kiện khác theo quy định. Trường hợp, cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo những người bị kết án này chưa thi hành án phí thì Sở Tư pháp đề nghị những người này đến cơ quan thi hành án có liên quan yêu cầu thi hành án phí theo quy định. Căn cứ thông báo của cơ quan thi hành án về việc đã thi hành hay không tiếp nhận thi hành án phí, Sở Tư pháp thực hiện xóa án tích nếu có đủ điều kiện khác theo quy định. 7. Cách tính thời hạn xóa án tích trong trường hợp có nhiều bản án, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án - Căn cứ Khoản 2, Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. - Trường hợp người đang thi hành án tiếp tục bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật mới, trong đó, bản án mới tổng hợp hình phạt của bản án đang phải thi hành thì thời hạn xóa án tích tính từ ngày chấp hành xong hình phạt chính đã được tổng hợp. Tuy nhiên, việc xóa án tích phải thực hiện đối với từng bản án theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015. (Căn cứ: Công văn 558/2018/TTLLTPQG-HCTH)
Quy định cấp visa, hợp pháp hóa lãnh sự?
Những văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục cấp visa, hợp pháp hóa lãnh sự, lý lịch tư pháp?
Lý lịch ảnh hưởng như thế nào đến việc bổ nhiệm công chức?
Xin chào mọi người! Em là dân ngành khác, nhưng em có thắc mắc liên quan đến pháp chế. Mong quý anh chị cô chú hỗ trợ giúp em. Chồng em là công chức chuẩn bị kết nạp Đảng. Anh đang nằm trong nhóm dự bị và bây giờ khai lý lịch bổ sung sau kết hôn. Ông ngoại em bị bắt đi lính Nguỵ. Như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến việc kết nạp Đảng và việc bổ nhiệm chức danh quản lý của chồng em ạ? Trường hợp nếu đã ly hôn thì yếu tố lý lịch có còn ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm không ạ? Em xin chân thành cám ơn!
Trộm cắp tài sản đã chấp hành án được 3 năm có được xóa án tích?
Năm 2013 em trộm chó, em bị xử phạt 02 năm tù theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999, em muốn hỏi sau khi em ra tù là 22/6/2016 đến nay đã hơn ba năm, em không phạm tội gì mới trong thời gian này, vậy em đã được xóa án tích chưa mong anh/chị tư vấn, giờ em đang chuẩn bị hồ sơ xin việc làm mới và cần bổ sung phiếu lý lịch tư pháp ạ? Trả lời: Căn cứ Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về đương nhiên được xóa án tích cụ thể như sau: 1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; ... Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì đối với trường hợp của bạn thời điểm bạn ra tù là từ ngày 22/6/2016 đến nay là đã hơn 03 năm, nếu bạn không phải chấp hành xong hình phạt bổ sung, hoặc đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, cũng như các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì bạn thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này bạn có thể nộp đơn đến cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp(Sở tư pháp) để họ thực hiện thủ tục xóa án tích và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho bạn. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện để được đương nhiên xóa án tích, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!
Lý lịch tư pháp có được ủy quyền không?
Lý lịch tư pháp được cấp tại Sở Tư Pháp cấp tỉnh. Có hai loại là LLTP số 1 và LLTP số 2: Lý lịch tư pháp số 1: có thể được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền. Nhưng khi đi phải mang theo giấy tờ gốc để chứng minh mối quan hệ của đương đơn. Thủ tục như sau: Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây: a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu; b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu, 2. Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. 3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp phiếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền. Lý lịch tư pháp số 2: Căn cứ vào khoản 2 điều 46 của luật lý lịch tư pháp, LLTP 2 không thể được ủy quyền người khác làm thay, thậm chí là người trong gia đình. Điều này có nghĩa là đương đơn phải đến trực tiếp Sở tư pháp để làm hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp số 2. Trong trường hợp bạn đang sinh sống ở nước ngoài, bạn có thể làm thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp qua bưu điện, các bước làm như sau: + Điền tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 đã được chứng thực tại lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài + Sao y chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu tại cơ quạn lãnh sự quán hoặc đại sứ quán + Sao y chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh. + Gửi hồ sơ về theo đường bưu điện cho Sở tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. + Liên lạc với trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc sở tư pháp để được cung cấp thông tin về việc đóng tiền. + Chờ đợi để được cấp giấy.
Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Bên em muốn làm lý lịch tư pháp cho ba sếp người Hàn Quốc để làm giấy phép lao động. Em muốn hỏi mẫu tờ khai lý lịch tư pháp cho người nước ngoài như thế nào và em có thể nộp ở đâu, vì khi em tìm trên mạng có khá nhiều thông tin khác nhau.
Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất thế nào? Có ủy quyền xin cấp được không?
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất là mẫu nào? Thủ tục cấp thế nào? Có ủy quyền xin cấp được không? Thời hạn cấp là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất như thế nào? Hiện nay, mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là mẫu số 07/2024/LLTP quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP như sau: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/Mau-phieu-ly-lich-tu-phap-so-2.docx Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 (2) Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất thế nào? Có ủy quyền xin cấp được không? Căn cứ Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 như sau: - Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009. Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau: Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo bản chụp giấy CMND hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: - Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú. Trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; Trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Lưu ý: Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, hiện nay, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp thứ 2 được thực hiện theo quy định nêu trên. Đồng thời, tại đây cũng có nêu rõ cá nhân không được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này. (3) Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 là bao lâu? Căn cứ Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009; Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn sẽ là không quá 15 ngày. - Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu. Theo đó, hiện nay, sẽ tùy vào từng trường hợp khác nhau mà thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng sẽ có sự khác biệt theo quy định như đã nêu trên.
Cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID chỉ mất 03 ngày làm việc
Ngày 20/9/2024, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia - Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã ban hành Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/27/quy-trinh-570.pdf Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG (1) Thời gian cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID là 03 ngày làm việc Cụ thể, tại Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG năm 2024 có nêu rõ, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID T là 03 ngày làm việc. Trường hợp phức tạp (có thông tin về án tích và công tác nghiệp vụ khác) là 09 ngày làm việc. Trường hợp trả Phiếu lý lịch tư pháp bằng giấy cho công dân thì cộng thêm 01 ngày so với ngày trả Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. (2) Hướng dẫn cấp Phiếu lý lịch tư pháp online trên VNeID Cụ thể, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp online bao gồm 10 bước như sau: Bước 01: Công dân kê khai hồ sơ và thực hiện thanh toán phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên VNeID Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 01 Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện từ tương tác đã có sẵn trên Ứng dụng VNeID. Công dân truy cập vào Ứng dụng VNeID, vào mục Thủ tục hành chính/cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Trường hợp công dân dùng tài khoản của mình để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thi điền thông tin theo biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử tương tác theo Mẫu số 12/2024/LLTP ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/27/mau-so-12.docx Mẫu số 12/2024/LLTP - Trường hợp là công dân được ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì dùng tài khoản định danh điện tử của mình đăng ký yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử tương tác trong trường hợp ủy quyền (Mẫu số 13/2024/LLTP của Thông tư 06/2024/TT-BTP). https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/27/mau-so-13.docx Mẫu số 13/2024/LLTP - Trường hợp là trẻ chưa thành niên thì bố mẹ, người giám hộ sử dụng tài khoản định danh điện tử của mình để thực hiện đăng ký. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động xác định mối quan hệ nhân thân giữa người đăng ký với trẻ chưa thành niên Công dân sẽ tiến hành thanh toán trực tuyến phí ngay trên VNeID và gửi Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp thuộc đối tượng miễn/giảm phí cung cấp thông tin thì người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đính kèm giấy tờ chứng minh (đối tượng là trẻ em, người cao tuổi không cần phải đính kèm giấy tờ chứng minh do đã được xác thực thông tin về độ tuổi trên Hệ thống). Lưu ý: Chỉ nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Không được chọn cả 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp trong một hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.) Bước 02: Sau khi nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và nộp phí, thông tin của Hồ sơ sẽ được gửi về Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương. Lưu ý: Trường hợp người dân có hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được Sở Tư pháp đang giải quyết thì người dân không thực hiện nộp hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp mới, ngoại trừ trường hợp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới khác loại Phiếu với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đang xử lý. Bước 03: Công chức tại Bộ phận Một cửa sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tại Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương và xử lý như sau: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công chức tại Bộ phận Một cửa tiến hành tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu giấy hẹn trả kết quả. - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, công chức tại Bộ phận Một cửa gửi yêu cầu công dân bổ sung hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, công chức tại Bộ phận Một cửa thông báo từ chối tiếp nhận. Việc hoàn phí cấp cho công dân là tự động và hoàn trả về tài khoản người thanh toán sau khi nhận được thông báo Từ chối tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Mã số hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thành công được lấy từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, công chức tại Bộ phận Một cửa thực hiện chuyển xử lý hồ sơ cho bộ phận chuyên môn về lý lịch tư pháp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố. Bước 04: Công chức Sở Tư pháp chuyển thông tin yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố sang Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp ngay sau khi nhận được hồ sơ do Bộ phận một cửa chuyển. Bước 05: Công chức Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp. Bước 06: Tra cứu, xác minh thông tin, tại đây sẽ có 02 trường hợp như sau: - Trường hợp 01: Tra cứu, xác minh thông tin đổi với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người sinh sau ngày 01/7/1996 hoặc đã cấp Phiếu lý lịch tư pháp lần đầu kể từ ngày 01/7/2010. Công chức Sở Tư pháp thực hiện tra cứu, khai thác thông tin tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. - Trường hợp 02: Tra cứu, xác minh thông tin ủn tích đối với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người sinh trước ngày 01/7/1996 và chưa cấp Phiếu lý lịch tư pháp kể từ ngày 01/7/2010. Công chức Sở Tư pháp thực hiện gửi yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin ăn tích có trước ngày 01/7/2010 cho V06, PV06 trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp thông qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử và thực hiện tra cứu, khai thác thông tin án tích cổ sau ngày 01/7/2010 tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, CSDL của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Tại đây, Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG có nêu rõ, công chức Sở Tư pháp thực hiện các công việc từ Bước 03 đến Bước 06 trong thời hạn 1/2 ngày làm việc. Bước 07: Cơ quan Công an thực hiện tra cứu, xác minh Đối với hồ sơ yêu cầu tra cứu, xác minh của các trường hợp 02 tại bước 06, cán bộ V06, PV06 nhận yêu cầu tra cứu, xác minh của Sở Tư pháp, thực hiện tra cứu, nhập kết quả vào phần mềm, ký số và trả kết quả về Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Trường hợp cần sử dụng dữ liệu sinh trắc học để thực hiện tra cứu, sẽ thực hiện thông qua kết nối nội ngành Bộ Công an. Thời gian thực hiện Bước này không quá 02 ngày làm việc, trường hợp phức tạp là 07 ngày làm việc. Trường hợp phát hiện người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là đối tượng truy nã; bị can, bị cáo trong vụ án; đối tượng quản lý có thông tin trong hồ sơ, tàng thư, đối tượng thuộc diện chủ ý khi xuất, nhập cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú... cơ quan Hồ sơ cần phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh, xử lý sẽ có thông báo riêng. Bước 08: Nhận, cập nhật kết quả tra cứu, xác minh - Đối với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại trường hợp 01 Bước 06, công chức Sở Tư pháp cập nhật ngay kết quả tra cứu, khai thác tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, CSDL lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cho từng hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp. - Đối với hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại trường hợp 02 Bước 06, sau khi nhận kết quả tra cứu, xác minh của V06, PV06 trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp căn cứ vào kết quả tra cứu của V06, PV06 và kết quả tra cứu tại CSDL lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp, CSDL lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cập nhật kết quả cho từng hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định có hay không có án tích, Sở Tư pháp thực hiện xác minh tiếp tại các cơ quan có liên quan theo quy định. Thời gian gửi văn bản đề nghị xác minh cho các cơ quan có liên quan là 01 ngày làm việc sau khi nhận được kết quả. Trường hợp các thông tin về lý lịch tư pháp từ TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Quốc phòng đã được đồng bộ về CSDL quốc gia về dân sự, các thông tin này sẽ được gửi về hệ thống của Bộ Tư pháp để các Sở Tư pháp thực hiện tra cứu, xác minh. Bước 09: Ngay sau khi cập nhật kết quả cho từng hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp thì công chức Sở Tư pháp sẽ tiến hành lập Phiếu lý lịch tư pháp điện tử và trình người có thẩm quyền ký. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử được ký số của người có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chữ ký của cơ quan có thẩm quyền hoặc được số hóa từ Phiếu lý lịch tư pháp bằng giấy sang bản điện tử và được ký số bởi cơ quan có thẩm quyền. Sở Tư pháp có thể ký số nhiều Phiếu lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Ban Cơ yếu Chính phủ. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử sau khi được vẫn thư phát hành trên Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp sẽ được Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố chủ động kết nối để đồng bộ trạng thái và kết quả Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Thời gian thực hiện Bước 08 và 09 là 05 ngày làm việc Bước 10: Trả kết quả Sau khi Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của địa phương nhận được kết quả là Phiếu lý lịch tư pháp điện tử tử Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp chuyển sang thì tự động cập nhật trạng thái “Đã xử lý” và kết quả là Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử là file PDF có chữ ký số mặc định cùng trả trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố và Hệ thống định danh và xác thực điện tử. Trường hợp công dân có nhu cầu nhận kết quả là bản giấy Phiếu lý lịch tư pháp, Công chức tại Bộ phận Một cửa tiến hành trả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo quy định hiện hành. Theo đó, kể từ 01/10/2024, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp online trên VNeID sẽ được thực hiện theo trình tự như đã nêu trên. Xem chi tiết tại Quy trình 570/TTLLTPQG-QLHG ngày 20/9/2024
Cơ quan nào có quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích?
Lý lịch tư pháp về án tích có vai trò quan trọng trong quản lý hộ tịch cũng như ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Vì vậy việc lập Lý lịch tư pháp về án tích phải được thực hiện nghiêm túc và được điều chỉnh theo quy định của pháp luật. Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 định nghĩa Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án. Cơ quan nào có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích? Căn cứ Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định lập Lý lịch tư pháp về án tích được thực hiện như sau: - Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú lập Lý lịch tư pháp của người đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi người bị kết án tạm trú lập Lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp được lập thành hai bản, một bản do Sở Tư pháp quản lý, một bản được chuyển đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. - Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia lập và lưu giữ Lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: + Không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người bị kết án; + Người bị kết án được dẫn độ để thi hành án hoặc được chuyển giao để chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam; + Nhận được bản sao trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp. - Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích. - Lý lịch tư pháp được lập riêng cho từng người bị kết án với các nội dung sau đây: + Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người đó; + Ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. - Trường hợp một người bị kết án về nhiều tội và đã được tổng hợp hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự thì Lý lịch tư pháp của người đó ghi rõ từng tội danh, điều khoản luật được áp dụng và hình phạt chung đối với các tội đó. Như vậy, thông thường Sở Tư pháp sẽ là cơ quan lập Lý lịch tư pháp về án tích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt quy định như trên thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cũng có thẩm quyền lập Lý lịch tư pháp về án tích. Cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích khi tái thẩm như thế nào? Căn cứ Điều 28 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định việc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp về án tích trong trường hợp tái thẩm được thực hiện như sau: - Đối với quyết định tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp ghi nội dung quyết định đó vào Lý lịch tư pháp. -Đối với quyết định tái thẩm huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Sở Tư pháp cập nhật thông tin lý lịch tư pháp như sau: + Trường hợp Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định bị huỷ thì Lý lịch tư pháp được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; + Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị huỷ trong Lý lịch tư pháp được xóa bỏ. Lý lịch tư pháp án tích là một phần quan trọng trong quản lý thông tin công dân, đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong xã hội.
Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp
Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. 1. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, trình tự thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp như sau: - Người có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bằng hình thức trực tiếp, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến. - Người có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đăng ký nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính hoặc nhận kết quả bản điện tử qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tư pháp (đối với trường hợp người dân nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tư pháp). 2. Cách thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, cá nhân thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp theo những cách thức sau đây: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp. - Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính. - Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tư pháp. 3. Thành phần hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp gồm những thành phần sau đây: - Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định: + TẢI VỀ Mẫu số 03/2024/LLTP; + TẢI VỀ Mẫu số 04/2024/LLTP; + TẢI VỀ Mẫu số 12/2024/LLTP; + TẢI VỀ Mẫu số 13/2024/LLTP; - Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ Căn cước hoặc Thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú/ bản sao Hộ chiếu của người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật). Đối với người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam, hộ chiếu phải được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh của Việt Nam đóng dấu. - Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt. Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 4. Cơ quan giải quyết, cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, Bộ Tư pháp là cơ quan giải quyết thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp là cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính này. 5. Cơ quan phối hợp Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, các cơ quan phối hợp với Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp trong việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam gồm có: - Cơ quan Công an: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu xác minh thông tin lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý hệ thống hồ sơ, tàng thư của Bộ Công an thực hiện tra cứu thông tin và gửi kết quả tra cứu cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. - Cơ quan Tòa án: Trường hợp sau khi tra cứu thông tin lý lịch tư pháp tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có án tích hay không có án tích. - Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng: Trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã từng là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng. - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cơ quan tiến hành tố tụng; cơ quan, tổ chức khác có liên quan: Trường hợp cần xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích. 6. Phí cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam Theo tiểu mục 1 Mục A Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 200.000 đồng/lần/người. Tóm lại, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam tại Bộ Tư pháp được quy định tại thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1235/QĐ-BTP năm 2024.
Cắt giảm thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong 14 lĩnh vực
Ngày 11/6/2024, Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 498/QĐ-TTg Phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể như sau. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/13/498-ttg.signed.pdf Quyết định 498/QĐ-TTg Theo Quyết định 498/QĐ-TTg, sẽ thực hiện cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp trong 14 lĩnh vực bao gồm: - Khoa học và công nghệ. - Ngoại giao. - Nội vụ. - Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Tài chính. - Tư pháp. - Xây dựng. - Y tế. - Ngân hàng nhà nước. - Văn hóa, thể thao và du lịch. - Lao động - thương binh và xã hội. - Công an. - Quốc phòng. - Giao thông vận tải. Theo đó, có một số thủ tục hành chính đã được cắt giảm, cụ thể: (1) Thủ tục thi tuyển công chức, xét tuyển công chức Theo Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp (sau đây gọi tắt là Phương án) được ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TTg, để có thể tạo thuận lợi, giảm thời gian và chi phí xã hội và thực hiện quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước. Sẽ thực hiện bãi bỏ yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp từ phía cá nhân mà thay vào đó bằng biện pháp tuyển dụng chủ động yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009. Theo đó, sẽ thực hiện sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. (2) Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Theo Quyết định 498/QĐ-TTg, bởi Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa có quy định về việc cho cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Kèm theo đó là pháp luật về lý lịch tư pháp không quy định về thời hạn có giá trị của Phiếu lý lịch tư pháp. Chính vì thế, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến cũng như đơn giản hoá, tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính tại Quyết định 498/QĐ-TTg đã đề nghị bổ sung quy định cho cá nhân được nộp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử. Đồng thời, bãi bỏ quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ. (3) Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động Đối với thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động với mã TTHC là 1.000479 và 1.000448 sẽ thực hiện bãi bỏ quy định yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp của của người Việt Nam đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết, khi cơ quan giải quyết thủ tục yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Hoặc cá nhân được xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp bản điện tử đã được cấp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNelD. Theo đó, sẽ sửa đổi Khoản 3 Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP theo lộ trình thực hiện phù hợp với lộ trình cơ quan nhà nước thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNelD. (4) Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước Để bảo đảm tính đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến để đơn giản hoá, tiết kiệm chi phí thực hiện, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, trong giai đoạn từ 2025 - 2026 sẽ thực hiện sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010. Kèm theo đó là bổ sung quy định cụ thể về cách thức thực hiện thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước, bổ sung quy định về bộ phận tạo thành thủ tục hành chính thực hiện theo cách thức điện tử tại Luật Nuôi con nuôi 2010 hoặc Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Xem chi tiết tại Quyết định 498/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ 11/6/2024.
Xin cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì có cần phải có lý lịch tư pháp không?
Cho tôi hỏi, tôi là sinh viên ra trường và đang chuẩn bị làm việc với chức danh bác sĩ nội khoa tại bệnh viện. Vậy nếu theo Luật mới thì hiện tại tôi muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể là bác sĩ thì có cần phải xin lý lịch tư pháp nữa không? Mong được Thư viện pháp luật giải đáp. Lý lịch tư pháp là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.” Theo đó, phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; Bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. - Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại: + Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009); + Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023? Theo quy định tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 đang có hiệu lực áp dụng thì hiện tại Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ được thay đổi thành tên gọi khác là Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. =>> Theo đó, để được hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy phép hành nghề tương ứng theo quy định tại Điều 30 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau: - Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây: + Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề; + Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề; + Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ; + Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. - Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm: - Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này; - Có đủ sức khỏe để hành nghề; - Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ; - Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Xin cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì có cần phải có lý lịch tư pháp không? Theo quy định tại Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 và hướng dẫn bởi Tiểu Mục 1 Mục 4, Tiểu Mục 1 Mục 5 Chương II Nghị định 96/2023/NĐ-CP về hồ sơ, thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng sẽ bao gồm: - Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề đối với trường hợp người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Nghị định này gồm: + Đơn theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. + Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: ++ Văn bản xác nhận đạt kết quả tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (không áp dụng đối với trường hợp kết quả đánh giá năng lực đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế); ++ Giấy phép hành nghề đã được thừa nhận theo quy định tại Điều 37 Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp kết quả thừa nhận giấy phép hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). - Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy khám sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện cấp (không áp dụng đối với trường hợp kết quả khám sức khỏe đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) hoặc bản sao hợp lệ giấy phép lao động đối với trường hợp phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. - Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này (không áp dụng đối với trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế). - 02 ảnh chân dung cỡ 04 cm x 06 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử). - Bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ sau đây (không áp dụng đối với trường hợp các giấy tờ này đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế) đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định này: + + Giấy chứng nhận lương y; ++ Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền; ++ Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền.” Theo quy định trên, có thể thấy căn cứ hướng dẫn tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP hồ sơ mà cá nhân cần cung cấp để xin cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh gồm có Sơ yếu lý lịch tự thuật của người hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP. Trường hợp lý lịch của người hành nghề đã được kết nối, chia sẻ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế thì không phải cung cấp sơ yếu lý lịch tự thuật. Theo đó, hiện tại pháp luật chỉ yêu cầu người hành nghề cung cấp sơ yếu lý lịch tự thuật chứ không bắt buộc cá nhân đăng ký cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh (đối với bác sĩ) thì phải cung cấp lý lịch tư pháp.
Muốn xóa án tích mất bao lâu? Cần giấy tờ gì?
Vừa qua, Bộ Công an đã trả lời đối với trường hợp muốn xóa án tích. Theo đó, trường hợp muốn xóa án tích thì mất bao lâu và phải trải qua những thủ tục, kèm theo những giấy tờ gì? Cụ thể, người dân đã gửi câu hỏi đến Bộ Công an như sau: “Tôi ra tù được hơn 5 năm, trước đó, tôi đi tù 16 năm về tội mua bán trái phép chất ma túy. Bộ Công an cho tôi hỏi, bây giờ tôi muốn xóa án tích thì mất bao lâu, cần có thủ tục giấy tờ gì và nộp cho cơ quan nào? “ Trong trường hợp trên, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Theo quy định tại Điều 70, Điều 71 của Bộ luật Hình sự năm 2015, có hai hình thức xóa án tích, đó là đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích do tòa án quyết định. - Đương nhiên được xóa án tích: Áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Bộ luật Hình sự. - Xóa án tích theo quyết định của tòa án: Được áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. - Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Người bị kết án có thể được tòa án xóa án tích sớm hơn so với quy định của pháp luật trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì tòa án quyết định việc xóa án tích. Theo đó, tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Vậy nên, hình thức xóa án tích trong trường hợp trên sẽ là đương nhiên được xóa án tích. (1) Điều kiện đương nhiên được xóa án tích Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015, trường hợp nêu ra ở đầu bài đương nhiên được xóa án tích, nếu trong thời hạn 05 năm từ khi chấp hành xong hình phạt tù, bạn đọc đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án (nếu có) và không thực hiện hành vi phạm tội mới. (2) Thẩm quyền xác nhận về việc đương nhiên được xóa án tích Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận người đó “không có án tích” nếu có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự. Như vậy, nếu có yêu cầu xác nhận về việc “không có án tích”, khi có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thực hiện thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. (3) Thủ tục yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 1 Theo quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp và Điều 37 Luật Cư trú năm 2020, hồ sơ yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân gồm những giấy tờ sau: - Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. - Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. - Văn bản ủy quyền trong trường hợp cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. (4) Nơi nộp hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp - Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú tại nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. (5) Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp Theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp, thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày. Theo Chính phủ
Bộ Tư pháp hướng dẫn vướng mắc liên quan đến hộ tịch sau khi sắp xếp ĐVHC
Ngày 21/8/2023 Bộ Tư pháp đã có Công văn 3792/BTP-HTQTCT năm 2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo đó, Bộ Tư pháp hướng dẫn vướng mắc liên quan đến hộ tịch và lý lịch tư pháp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 như sau: (1) Giải pháp đối với lĩnh vực hộ tịch sau khi sắp xếp ĐVHC * Các vướng mắc có thể phát sinh: (i) Chưa xác định được cơ quan lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; (ii) Chưa xác định được cơ quan có trách nhiệm xác minh/xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân đối với trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại đơn vị hành chính đã được sắp xếp. * Để tháo gỡ các vướng mắc nêu trên khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2030, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện thống nhất theo hướng: - Về việc lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch: + Trường hợp một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã sáp nhập (các đơn vị được sáp nhập) vào một đơn vị hành chính cấp xã khác (đơn vị sáp nhập): Các đơn vị được sáp nhập cần thực hiện khóa Sổ hộ tịch đang sử dụng; thống kê, sắp xếp và bàn giao toàn bộ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch cho đơn vị sáp nhập để lưu trữ. Việc đăng ký hộ tịch, bao gồm cả đăng ký mới sẽ tiếp tục sử dụng Sổ hộ tịch hiện có của đơn vị sáp nhập, không thay đổi số thứ tự đăng ký. + Trường hợp sáp nhập hai hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã (các đơn vị được sáp nhập) để thành lập một đơn vị hành chính cấp xã mới (đơn vị mới): Các đơn vị được sáp nhập cần thực hiện khóa Sổ hộ tịch đang sử dụng; thống kê, sắp xếp và chuyển giao toàn bộ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch để lưu trữ tại đơn vị mới. Việc đăng ký hộ tịch tại đơn vị mới sẽ mở Sổ hộ tịch mới, quyển số 01, ghi số thứ tự đăng ký từ số 01. + Trường hợp tách toàn bộ diện tích và nhân khẩu của một đơn vị hành chính cấp xã ra làm nhiều phần (đơn vị được tách) và sáp nhập vào các đơn vị hành chính cấp xã khác nhau (các đơn vị sáp nhập): Đơn vị được tách thực hiện khóa Sổ hộ tịch đang sử dụng; thống kê, sắp xếp toàn bộ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch để bàn giao, lưu trữ tại đơn vị sáp nhập có phần lớn diện tích, nhân khẩu nhập vào. Đơn vị sáp nhập nhận bàn giao bản gốc Sổ hộ tịch có trách nhiệm sao 01 bản cho các đơn vị sáp nhập khác lưu trữ để làm căn cứ cấp Trích lục hộ tịch bản sao từ Sổ hộ tịch đăng ký tại đơn vị được tách trước đây và giải quyết các công việc hộ tịch khác khi người dân có yêu cầu. Việc bàn giao Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được lập Biên bản bàn giao, có Danh mục thống kê chi tiết để lưu trữ tại cơ quan nhận bàn giao và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, tổng hợp và công khai thông tin để người dân biết, liên hệ với cơ quan quản lý sổ hộ tịch để thực hiện yêu cầu đăng ký hộ tịch phù hợp. - Về việc xác minh tình trạng hôn nhân: Trường hợp nhận được văn bản đề nghị xác minh tình trạng hôn nhân của người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại đơn vị cấp xã/cấp huyện đã được sắp xếp, thì đơn vị nhận bàn giao Sổ hộ tịch có trách nhiệm trả lời việc xác minh tình trạng hôn nhân cho người dân đã từng đăng ký thường trú tại địa bàn. (2) Giải pháp đối với lĩnh vực lý lịch tư pháp sau khi sắp xếp ĐVHC - Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có liên quan trực tiếp đến việc cập nhật thông tin về nơi cư trú của người có Lý lịch tư pháp trong Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. - Do vậy, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác lý lịch tư pháp tại các địa phương khi có sự sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đề nghị thực hiện theo hướng: - Trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sự sắp xếp lại đơn vị cấp huyện, cấp xã mà thay đổi tên của đơn vị hành chính thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp lập danh sách thay đổi, gửi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để bổ sung Danh mục địa danh hành chính trên Phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp. - Chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát bản Lý lịch tư pháp đã lập và cập nhật lại thông tin thay đổi về nơi cư trú do có sự sắp xếp lại đơn vị cấp huyện, cấp xã, ghi chú thông tin thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính vào trường “ghi chú nơi cư trú” trên Phần mềm quản lý Lý lịch tư pháp. - Sau đó lập danh sách bản Lý lịch tư pháp đã cập nhật tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có sự thay đổi, đồng thời gửi bản Lý lịch tư pháp điện tử đã cập nhật tên đơn vị hành chính mới cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Xem thêm Công văn 3792/BTP-HTQTCT năm 2023 ban hành ngày 21/8/2023.
Sắp tới nhiều ngành nghề có thể sẽ không cần Phiếu lý lịch tư pháp
Vừa qua tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/7/2023 về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Theo đó, một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp làm cơ sở tuyển dụng hay trong quản lý, sử dụng lao động... Để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân nêu trên, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Chấm dứt yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 cũng nêu một số nhiệm vụ cần được tập trung chỉ đạo thực hiện như sau: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nhằm hạn chế tình trạng yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp phục vụ công tác quản lý và giải quyết thủ tục hành chính trong ngành, lĩnh vực quản lý; Có biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp của tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giữ bí mật thông tin lý lịch tư pháp theo quy định. Xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng giải pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNelD. Khi nào cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Co thể hiểu lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Do đó, người dân cần xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp để chứng minh bản thân để phù hợp với ngành nghề. Cụ thể tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thực hiện như sau: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Hiện nay có bao nhiêu thủ tục yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Cũng tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 quy định danh mục 153 thủ tục hành chính hiện còn đang yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ví dụ như: - Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (cấp trung ương) - Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tải Danh mục 153 thủ tục hành chính yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Thủ tướng: Cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý gây tốn kém cho người dân
Ngày 09/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp Để kịp thời chấn chỉnh và khắc phục tình trạng còn nhiều thủ tục hành chính quy định phải có Phiếu lý lịch tư pháp; một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn lạm dụng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp làm cơ sở tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động. Đồng thời, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân, tại Chỉ thị 23/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ có một số yêu cầu: Đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Quán triệt, tuân thủ đúng quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; có các giải pháp hiệu quả và tiến tới chấm dứt yêu cầu người dân nộp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng quy định. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả ngay một số nhiệm vụ sau: - Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, nhằm hạn chế tình trạng yêu cầu người dân nộp Phiếu lý Lịch tư pháp phục vụ công tác quản lý và giải quyết thủ tục hành chính trong ngành, lĩnh vực quản lý; Đồng thời, có biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp của tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giữ bí mật thông tin lý lịch tư pháp theo quy định. - Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính; - Các cơ quan nhà nước chủ động thực hiện quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, không yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người dân phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp; Ngoài ra, có các giải pháp phù hợp, hiệu quả ngăn chặn tình trạng yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp gây khó khăn, phát sinh chi phí; kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư không đúng quy định pháp luật gây khó khăn, phát sinh chi phí cho người dân Xem Phụ lục Danh mục thủ tục hành chính có yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Xem và tải Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/10/danh%20muc.docx - Nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ, số hóa và tái sử dụng theo đúng yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định 107/2021/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản 452/TTg-KSTT; Ngoài ra, tại Chỉ thị 23/CT-TTg, Thủ tướng còn đặt trách nhiệm cụ thể đối với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội tổ chức về việc cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Xem chi tiết tại Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 09/7/2023.
Xin Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài? Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Trình tự thủ tục tiến hành yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của người nước ngoài? Căn cứ tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã." Theo đó, đối tượng người nước ngoài có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam - Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: - Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: + Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; + Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. - Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: + Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; + Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; + Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. - Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. Theo đó, tùy trường hợp cụ thể để xác định thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định nêu trên. Trình tự thủ tục tiến hành yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Căn cứ tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: - Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: + Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này; + Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. - Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam thì làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Căn cứ tại Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau: - Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây: + Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: + Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; + Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. - Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. - Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này. Như vậy, trình tự thủ tục thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Theo đó khi tiến hành thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 thay người khác, cần chuẩn bị các giấy tờ sau: - Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản ủy quyền; - Xuất trình giấy tờ tùy thân của người đi làm lý lịch tư pháp. Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền Bước 3: Nhận kết quả Cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú hoặc người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Chưa nộp án phí thì có được xóa án tích hay không?
Xóa án tích là quyết định quan trọng của Tòa án đối với người bị kết án vừa chấp hành xong hình phạt tù. Nếu chưa được xóa án tích thì khi chấp hành xong hình phạt tù sẽ không thể xin được lý lịch tư pháp để xin việc. Vậy, trong trường hợp chưa nộp án phí thì người bị kết án có được xóa án tích không? Và thủ tục nộp án phí được thực hiện ra sao? 1. Xóa án tích là gì? Hiện hành về pháp luật hình sự thì theo Điều 69 Bộ luật hình sự 2015 giải thích xóa án tích là việc người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 Bộ luật hình sự 2015 như sau: - Theo đó, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. - Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích. 2. Bao lâu thì được xóa án tích? Thời hạn được xóa án tích được tính theo Điều 73 Bộ luật hình sự 2015 quy định về cách tính thời hạn để xóa án tích như sau: - Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 Bộ luật hình sự 2015 căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 Bộ luật hình sự 2015 Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt. 3. Tại sao chưa nộp án phí lại chưa xóa án tích? Căn cứ theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 Bộ luật hình sự 2015 quy định người bị kết sẽ đương nhiên được xóa án tích hoặc được Tòa án xóa án tích khi đã chấp hành xong hình phạt đã có điều kiện cần để áp dụng việc đương nhiên xoá án tích. Tuy nhiên, tại Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 cũng nói rõ là một trong các điều kiện đủ để người bị kết án đương nhiên được xoá án tích là người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án. Do đó, việc bạn chưa nộp tiền án phí ngay cả khi đã chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn chính thì vẫn bị coi là chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Tòa án và không đương nhiên được xóa án tích. 4. Thủ tục nộp án phí hình sự Thủ tục nộp bổ sung tiền án phí được quy định tại Điều 10 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù đến trực tiếp cơ quan thi hành án dân sự và làm theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan thi hành án để nộp và nhận biên lai nộp án phí theo quy định tại đây. - Cơ quan thi hành án dân sự thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 . - Tòa án thu lệ phí Tòa án quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 6 và 9 Điều 4; khoản 4 Điều 39 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. - Bộ Ngoại giao thu lệ phí Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. - Cơ quan có thẩm quyền thu án phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có thẩm quyền thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án. Như vậy, người đã chấp hành xong hình phạt tù mà chưa thực hiện đóng án phí thì vẫn được xem là chưa chấp hành xong bản án và sẽ tạm thời chưa được xóa án tích. Do đó, cần phải đến cơ quan thi hành án, Tòa án, cơ quan ngoại giao nơi thực hiện chấp hành án để đóng án phí.
Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 45 về Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của Luật lý lịch tư pháp năm 2009 quy định: “3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền”. Theo đó, việc ủy quyền cho người khác thực hiện làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 nếu trong trường hợp cá nhân có nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp nhưng không thể trực tiếp đi làm có thể ủy quyền cho: - Người thân trong gia đình (vợ/chồng, bố, mẹ, con…). - Người được ủy quyền phải có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hành vi dân sự. Việc ủy quyền phải được xác lập bằng hình thức là văn bản ủy quyền, trừ trường hợp người yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp số 1 là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp giấy lý lịch tư pháp số 1 thì không cần văn bản ủy quyền. Nhưng khi đi làm thay cần mang giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp giấy lý lịch tư pháp Như vậy, căn cứ theo quy định trên nếu cá nhân thuộc trường hợp không thể trực tiếp đi làm phiếu lý lịch tư pháp theo quy định thì có thể ủy quyền cho người thân đi làm hộ.
Hướng dẫn cách làm Lý lịch tư pháp online
Trong quá trình tuyển dụng, ngoài những hồ sơ cơ bản như sơ yếu lý lịch, đơn ứng tuyển,… thì ở một số nơi người lao động còn được yêu cầu cung cấp thêm lý lịch tư pháp. Một số người lao động còn mới lạ với khái niệm “lý lịch tư pháp” nên gặp không ít khó khăn trong quá trình hoàn thành thủ tục này. Vậy lý lịch tư pháp là gì, thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp có phức tạp không? Bài viết sẽ cung cấp cho người lao động một số thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này. Lý lịch tư pháp là gì? Theo Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích thì “lý lịch tư pháp” là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, “Phiếu lý lịch tư pháp” cũng được giải thích là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Những ai có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Căn cứ theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì những đối tượng sau đây có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thứ nhất thì có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Có mấy loại phiếu lý lịch tư pháp? Tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định, Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại: - Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; cấp cho tổ chức cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội dùng để quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh hay thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; - Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho tổ chức là cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được lý lịch tư pháp của mình. Theo đó, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 đối với cá nhân căn cứ tại quy định Điều 45, 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 là tương đối giống nhau. Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể được thực hiện qua 3 hình thức: + Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp (nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả tại cơ quan cấp Lý lịch tư pháp) + Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện + Làm lý lịch tư pháp online Dưới đây sẽ là phần hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp online: Bước 1: Người có yêu cầu truy cập vào địa chỉ: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home Bước 2: Chọn Đối tượng nộp hồ sơ. Bước 3: Chọn nơi thường trú hoặc tạm trú. Sau đó chọn nút mũi tên. Bước 4: Sau khi chọn nơi thường trú hoặc tạm trú, hệ thống sẽ tự động nhảy về trang cấp Phiếu lý lịch tư pháp của địa phương. Công dân nhấp vào Nhập tờ khai. Bước 5: Nhập thông tin kê khai Bước 6: Tải hồ sơ đính kèm Côn dân cần chụp ảnh/scan các giấy tờ sau để tải lên làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: - Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (scan 2 mặt); - Hộ khẩu thường trú (scan đầy đủ trang bìa và các trang đã ghi thông tin liên quan đến bản thân). Sau đó nhấp chọn “Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai, các dịch vụ đã đăng ký của mình”. Bước 7: Kiểm tra lại thông tin và nhấp chọn Tiếp tục. Bước 8: Nộp hồ sơ và nhận kết quả Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến. Người dân ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ, phí theo một trong hai cách sau: - Nộp hồ sơ, phí cho nhân viên Bưu chính trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính; - Nộp hồ sơ yêu cầu, phí trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Mức phí làm lý lịch tư pháp Căn cứ theo Thông tư 244/2016/TT-BTC thì mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200 nghìn đồng một lần một người. Với những đối tượng đặc biệt như sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con bao gồm con đẻ và con nuôi, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) sẽ được giảm 50%, tương ứng với 100 nghìn đồng một lần một người. Cần lưu ý trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để nghị cấp trên 02 phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi sẽ bị thu thêm 5.000 đồng một phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp. Ngoài ra, những trường hợp được miễn phí được quy định tại Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC như sau: - Trẻ em theo quy định tại Luật trẻ em. - Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi. - Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật. - Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. - Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp Căn cứ tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định: Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người yêu cầu là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam hoặc trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 ngày.
7 lưu ý khi xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu Lý lịch tư pháp
Xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích - Minh họa Nghiệp vụ lý lịch tư pháp là một nhánh quan trọng của pháp luật Hình sự. Để bảo đảm thực hiện những quy định có liên quan đến công tác lý lịch tư pháp (LLTP) tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xin gửi đến bạn đọc một số thông tin hữu ích trong nghiệp vụ xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích. 1. Về thời điểm tính thời hạn xóa án tích Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, thời điểm để tính thời hạn đương nhiên được xóa án tích là thời điểm người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án. Trường hợp sau thời hạn đương nhiên được xóa án tích, người bị kết án mới thi hành xong quyết định khác của bản án như: nộp án phí, bồi thường thiệt hại...thì thời điểm đương nhiên được xóa án tích sẽ tính vào thời điểm người đó chấp hành xong các quyết định khác nêu trên của bản án. 2. Về xác minh hành vi phạm tội mới Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, một trong những điều kiện đương nhiên được xóa án tích là người bị kết án không có hành vi phạm tội mới theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. Để xác định một người có hành vi phạm tội mới, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4, Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Sở Tư pháp căn cứ vào quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát theo quy định. Ngoài ra, để xác định một người có thực hiện hành vi phạm tội mới hay không còn phải căn cứ vào một số quyết định khác của cơ quan tiến hành tố tụng, như: Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can; quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; quyết định phục hồi điều tra, phục hồi vụ án... Như vậy, trường hợp người từng bị kết án có hành vi phạm tội mới thì Sở Tư pháp cũng phải xem xét về tiến trình tố tụng của người đó để thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp được chính xác, đầy đủ. Trong khi đó, theo Điều 4 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, có 3 hệ thống cơ quan điều tra, bao gồm: (1) Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân; (2) Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân; (3) Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngoài ra, tại Điều 9 Luật này còn có 07 nhóm các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, như: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Kiểm ngư; Cảnh sát biển; một số cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Do đó, nếu thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 Nghị định 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp và Điều 25 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp chỉ tiến hành xác minh thông tin đương sự có bị khởi tố hay không tại UBND cấp xã/Công an cấp xã là chưa đủ thông tin vì hầu như cơ quan điều tra không gửi quyết định khởi tố bị can đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn về nơi cư trú của bị can. Để khắc phục bất cập, hạn chế nêu trên và hỗ trợ Sở Tư pháp trong việc tra cứu, xác minh hành vi phạm tội mới, tại Quy chế phối hợp 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 ngày 29/6/2018 giữa Trung tâm LLTP quốc gia và Cục Hồ sơ nghiệp vụ, Bộ Công an phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp, Trung tâm LLTP quốc gia phối hợp với Cục Hồ sơ nghiệp vụ và Công an tỉnh thực hiện tra cứu, xác minh và trả kết quả cho Sở Tư pháp khi có yêu cầu, trong đó có thông tin về hành vi phạm tội mới (nếu đương sự có hành vi này) Theo đó, để bảo đảm sự chính xác, khách quan, toàn diện trong cấp Phiếu: LLTP, đề nghị Sở Tư pháp thực hiện việc chuyển các Hồ sơ yêu cầu cấp cấp Phiếu LLTP qua Phần mềm hỗ trợ tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Phần mềm “Kiềng ba chân”) để Trung tâm LLTP quốc gia phối hợp với Cục V06, Bộ Công an và Công an tỉnh tra cứu, xác minh và trả kết quả trong đó có thông tin về hành vi phạm tội mới. 3. Việc xem xét hành vi phạm tội mới trong việc xác định điều kiện đương nhiên được xóa án tích - Trường hợp người bị kết án sẽ được đương nhiên xóa án tích2 nếu: + Không có hành vi phạm tội mới trong thời gian có án tích. + Trường hợp có hành vi phạm tội khác xảy ra trước hoặc sau thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. - Trường hợp người đang có án tích về một tội mà có hành vi phạm tội mới trong thời hạn đang có án tích về tội đó theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì chưa đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích. Sở Tư pháp thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp với tình trạng án tích là “Có án tích” đối với tội đó theo quy định. 4. Về xác minh việc chấp hành xong thời gian thử thách án treo và án phạt cải tạo không giam giữ - Trường hợp cá nhân đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ nhưng không có giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ: Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2010 (nay là Luật thi hành án hình sự 2019) và Hướng dẫn 05/HD-C81-C83 ngày 20/8/2015 của Bộ Công an hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người hết thời hạn chấp hành án tại xã, phường, thị trấn trước ngày 1/7/2011, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ. Vì vậy, đề nghị Sở Tư pháp chủ động phối hợp và đề nghị Công an cấp tỉnh chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kịp thời cung cấp các thông tin này cho Sở Tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP tại địa phương theo quy định. Ngoài ra, trường hợp sau khi xác minh tại cơ quan có liên quan như UBND cấp xã, cơ quan Thi hành án công an cấp huyện... nhưng các cơ quan này có văn bản trả lời không có thông tin, không còn lưu trữ hồ sơ. Để bảo đảm lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp này, Sở Tư pháp vẫn tiếp tục xác minh các điều kiện đương nhiên được xóa án tích khác (nộp án phí, bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung khác...). Trường hợp các điều kiện này bảo đảm theo quy định của pháp luật thì xác định người bị kết án đã đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích. - Trường hợp không được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ: Theo quy định tại khi hết thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ nhưng người bị kết án không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách án treo, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ vì không tuân thủ những điều kiện trong thời gian thi hành thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (VD: Người bị kết án đi khỏi nơi cư trú không báo cáo UBND cấp xã nơi cư trú; không thực hiện đúng những nội dung theo quy định của luật thi hành án trong thời gian chấp hành án ...). Những trường hợp này được xem là chưa chấp hành xong hình phạt án treo, án phạt cải tạo không giam giữ và không đủ điều kiện đương nhiên được xóa tích. 5. Về xác minh việc thi hành nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại - Trường hợp hết thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự: Theo Khoản 1, Điều 30, Điểm c Khoản 5, Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2014, Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2014, trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Hết thời hiệu này, cơ quan thi hành án dân sự sẽ từ chối yêu cầu thi hành án. Đối với trường hợp này, để tạo điều kiện cho người bị kết án có yêu cầu cấp Phiếu LLTP đương nhiên được xóa án tích, Sở Tư pháp có thể hướng dẫn đương sự chủ động gặp người được thi hành án để thỏa thuận về việc thi hành án, đồng thời, có sự xác nhận của UBND cấp xã. Văn bản về việc thỏa thuận thi hành án này là một trong những căn cứ, điều kiện đương nhiên được xóa án tích. - Việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ đến 18 tuổi hoặc cấp dưỡng cho cha mẹ người bị hại (đã chết) cho tới khi qua đời: Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2014, trường hợp cá nhân bị kết án, có nghĩa vụ nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ đến 18 tuổi hoặc cấp dưỡng cho cha mẹ người bị hại (đã chết) cho tới khi qua đời có yêu cầu cấp Phiếu LLTP, để thi hành nghĩa vụ này, Sở Tư pháp có thể hướng dẫn đương sự thỏa thuận với người giám hộ của trẻ hoặc cha, mẹ của người đã chết để thi hành nghĩa vụ này trong một lần hoặc thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ làm nhiều giai đoạn. Trường hợp đương sự thực hiện xong nghĩa vụ; đồng thời có xác nhận của cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành/UBND cấp xã trong văn bản thỏa thuận là một trong những điều kiện để đương nhiên được xóa án tích. - Trường hợp thực hiện nghĩa vụ liên đới: Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ liên đới, để được coi là chấp hành xong nghĩa vụ liên đới, người thực hiện nghĩa vụ liên đới phải chấp hành xong toàn bộ nghĩa vụ hoặc chấp hành xong nghĩa vụ của mình và được bên có quyền chấp thuận và xác nhận. Việc thực hiện nghĩa vụ và sự chấp thuận đã thực hiện xong nghĩa vụ dân sự liên đới phải có sự xác nhận của cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành. 6. Về xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích đối với trường hợp chưa có thông tin về tình trạng thi hành án phí trong bản án của người bị kết án có yêu cầu cấp Phiếu LLTP Trường hợp người có yêu cầu cấp Phiếu LLTP khẳng định đã nộp án phí nhưng đã làm mất giấy biên nhận của người thu án phí, đề nghị Sở Tư pháp có văn bản xác minh gửi cơ quan thi hành án dân sự có liên quan yêu cầu cung cấp thông tin: Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự có văn bản trả lời không rõ, không có thông tin về tình trạng thi hành án phí của người bị kết án nêu trên thì Sở Tư pháp thực hiện xóa án tích nếu có đủ các điều kiện khác theo quy định. Trường hợp, cơ quan thi hành án dân sự có văn bản thông báo những người bị kết án này chưa thi hành án phí thì Sở Tư pháp đề nghị những người này đến cơ quan thi hành án có liên quan yêu cầu thi hành án phí theo quy định. Căn cứ thông báo của cơ quan thi hành án về việc đã thi hành hay không tiếp nhận thi hành án phí, Sở Tư pháp thực hiện xóa án tích nếu có đủ điều kiện khác theo quy định. 7. Cách tính thời hạn xóa án tích trong trường hợp có nhiều bản án, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án - Căn cứ Khoản 2, Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành. - Trường hợp người đang thi hành án tiếp tục bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật mới, trong đó, bản án mới tổng hợp hình phạt của bản án đang phải thi hành thì thời hạn xóa án tích tính từ ngày chấp hành xong hình phạt chính đã được tổng hợp. Tuy nhiên, việc xóa án tích phải thực hiện đối với từng bản án theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015. (Căn cứ: Công văn 558/2018/TTLLTPQG-HCTH)
Quy định cấp visa, hợp pháp hóa lãnh sự?
Những văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục cấp visa, hợp pháp hóa lãnh sự, lý lịch tư pháp?
Lý lịch ảnh hưởng như thế nào đến việc bổ nhiệm công chức?
Xin chào mọi người! Em là dân ngành khác, nhưng em có thắc mắc liên quan đến pháp chế. Mong quý anh chị cô chú hỗ trợ giúp em. Chồng em là công chức chuẩn bị kết nạp Đảng. Anh đang nằm trong nhóm dự bị và bây giờ khai lý lịch bổ sung sau kết hôn. Ông ngoại em bị bắt đi lính Nguỵ. Như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến việc kết nạp Đảng và việc bổ nhiệm chức danh quản lý của chồng em ạ? Trường hợp nếu đã ly hôn thì yếu tố lý lịch có còn ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm không ạ? Em xin chân thành cám ơn!
Trộm cắp tài sản đã chấp hành án được 3 năm có được xóa án tích?
Năm 2013 em trộm chó, em bị xử phạt 02 năm tù theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999, em muốn hỏi sau khi em ra tù là 22/6/2016 đến nay đã hơn ba năm, em không phạm tội gì mới trong thời gian này, vậy em đã được xóa án tích chưa mong anh/chị tư vấn, giờ em đang chuẩn bị hồ sơ xin việc làm mới và cần bổ sung phiếu lý lịch tư pháp ạ? Trả lời: Căn cứ Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về đương nhiên được xóa án tích cụ thể như sau: 1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; ... Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì đối với trường hợp của bạn thời điểm bạn ra tù là từ ngày 22/6/2016 đến nay là đã hơn 03 năm, nếu bạn không phải chấp hành xong hình phạt bổ sung, hoặc đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, cũng như các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì bạn thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này bạn có thể nộp đơn đến cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp(Sở tư pháp) để họ thực hiện thủ tục xóa án tích và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho bạn. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện để được đương nhiên xóa án tích, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!
Lý lịch tư pháp có được ủy quyền không?
Lý lịch tư pháp được cấp tại Sở Tư Pháp cấp tỉnh. Có hai loại là LLTP số 1 và LLTP số 2: Lý lịch tư pháp số 1: có thể được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền. Nhưng khi đi phải mang theo giấy tờ gốc để chứng minh mối quan hệ của đương đơn. Thủ tục như sau: Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây: a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu; b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu, 2. Cá nhân nộp tờ khai yêu cầu cấp phiếu và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. 3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp phiếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần văn bản ủy quyền. Lý lịch tư pháp số 2: Căn cứ vào khoản 2 điều 46 của luật lý lịch tư pháp, LLTP 2 không thể được ủy quyền người khác làm thay, thậm chí là người trong gia đình. Điều này có nghĩa là đương đơn phải đến trực tiếp Sở tư pháp để làm hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp số 2. Trong trường hợp bạn đang sinh sống ở nước ngoài, bạn có thể làm thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp qua bưu điện, các bước làm như sau: + Điền tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 đã được chứng thực tại lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài + Sao y chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu tại cơ quạn lãnh sự quán hoặc đại sứ quán + Sao y chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú trước khi xuất cảnh. + Gửi hồ sơ về theo đường bưu điện cho Sở tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. + Liên lạc với trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc sở tư pháp để được cung cấp thông tin về việc đóng tiền. + Chờ đợi để được cấp giấy.
Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Bên em muốn làm lý lịch tư pháp cho ba sếp người Hàn Quốc để làm giấy phép lao động. Em muốn hỏi mẫu tờ khai lý lịch tư pháp cho người nước ngoài như thế nào và em có thể nộp ở đâu, vì khi em tìm trên mạng có khá nhiều thông tin khác nhau.