Tổng Cục Thuế: Thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với người chưa đạt tiêu chuẩn lý luận chính trị
Mới đây, Tổng cục Thuế đã gửi Công văn đến Cục Thuế các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh của công chức lãnh đạo theo Nghị định số 29/2024/NĐ-CP. (1) Thời hạn hoàn thiện lý luận chính trị, lý luận quản lý nhà nước là khi nào? Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì phải hoàn thiện trong thời hạn 36 tháng đối với tiêu chuẩn về lý luận chính trị; trong thời hạn 12 tháng đối với tiêu chuẩn về quản lý nhà nước kể từ ngày 01/5/2024, trừ các trường hợp sau đây: - Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 36 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị; - Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước. Trường hợp đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì tiếp tục thực hiện quy trình và phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Bên cạnh đó, trường hợp bổ nhiệm do hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức mà chức vụ, chức danh đang giữ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ bằng hoặc tương đương chức vụ, chức danh dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sau khi bổ nhiệm phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. (2) Thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với người chưa đạt tiêu chuẩn lý luận chính trị Ngày 20/8/2024, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế đã ban hành Công văn 3651/TCT-TCCB đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ công chức lãnh đạo các cấp và triển khai một số nội dung sau: - Tạo điều kiện, sắp xếp nhiệm vụ để sớm cử các công chức lãnh đạo của đơn vị chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về lý luận chính trị và quản lý nhà nước tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP của Chính phủ. - Căn cứ phê duyệt bổ sung chỉ tiêu, kinh phí đào tạo trung cấp lý luận chính trị tại Quyết định số 1164/QĐ-TCT ngày 20/8/2024 của Tổng cục Thuế; phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy/Thành ủy các tỉnh, thành phố, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh đăng ký cử công chức, viên chức tham gia đào tạo lý luận chính trị. - Phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia, các cơ sở đào tạo có chức năng để đăng ký, cử công chức, viên chức đi học bồi dưỡng quản lý nhà nước. - Trường hợp hết thời quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP mà công chức, viên chức chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định thì cấp có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp. Thông qua việc yêu cầu các Cục Thuế địa phương tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với những trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị và tiêu chuẩn quản lý nhà nước, Tổng cục Thuế đã thể hiện quyết tâm xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, có năng lực. Việc thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với những trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, đồng thời tạo động lực thúc đẩy công chức, viên chức không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực. Xem chi tiết tại Công văn 3651/TCT-TCCB ngày 20/8/2024 của Tổng Cục Thuế.
Bộ Tài chính: Tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý theo Nghị định 29
Ngày 01/8/2024, Bộ Tài chính ban hành Công văn 8110/BTC-TCCB gửi Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước về việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Bộ Tài chính: Tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý theo Nghị định 29 Theo đó, tại Công văn 8110/BTC-TCCB năm 2024, Bộ Tài chính đề nghị các Tổng cục: - Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ lãnh đạo các cấp đảm bảo theo quy định tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP tổ chức thực hiện: + Tạo điều kiện, sắp xếp nhiệm vụ, bố trí kinh phí để sớm cử các công chức lãnh đạo của đơn vị chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn (Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước) tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. + Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy/Thành phố, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh đăng ký, cử công chức, viên chức tham gia học lớp Bồi dưỡng Lý luận chính trị; + Phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia, các cơ sở đào tạo có chức năng đăng ký, cử công chức, viên chức tham gia học lớp bồi dưỡng Quản lý nhà nước theo các đối tượng đã được sửa đổi, bổ sung nêu tại các Quyết định 422/QĐ-BNV ngày 02/6/2022; Quyết định 449/QĐ-BNV ngày 25/6/2024; Quyết định 421/QĐ-BNV ngày 02/6/2022.. - Thu hồi quyết định bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Trường hợp hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP mà công chức, viên chức chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định thì cấp có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp. Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu các cơ quan tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ lãnh đạo các cấp. Đồng thời, các trường hợp hết thời hạn mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn thì sẽ bị thu hồi quyết định bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và bố trí công việc chuyên môn phù hợp. Tiêu chuẩn về lý luận chính trị của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung về trình độ của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý. Trong đó, về lý luận chính trị: - Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP; - Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Như vậy, tùy theo chức vụ, chức danh mà sẽ có tiêu chuẩn lý luận chính trị là trung cấp hoặc cao cấp hoặc tương đương. Tiêu chuẩn về quản lý nhà nước của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung về trình độ của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý. Trong đó, về quản lý nhà nước: - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a và điểm b khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm c và điểm d khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Như vậy, tùy theo chức vụ, chức danh mà sẽ có các tiêu chuẩn về quản lý nhà nước khác nhau theo quy định trên.
Lý luận chính trị có mấy cấp? Tiêu chuẩn tham gia lớp đào tạo lý luận chính trị các cấp?
Trình độ chính trị (trình độ lý luận chính trị) có thể hiểu là tiêu chuẩn để xác định mức độ hiểu biết, kiến thức và nhận thức về mặt lý luận chính trị của một cá nhân. Vậy, trình độ lý luận chính trị có mấy cấp và tiêu chuẩn tham gia lớp đào tạo các cấp là gì? Lý luận chính trị có mấy cấp? Theo Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 có giải thích như sau:: - Đào tạo lý luận chính trị là quá trình: + Truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; + Củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; + Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; + Nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. - Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Trong đó: + Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn. + Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. + Cao cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung và cao cấp; trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tầm nhìn, tư duy chiến lược; nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. Như vậy, trình độ lý luận chính trị sẽ có ba cấp: Sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị. Tiêu chuẩn tham gia lớp đào tạo lý luận chính trị các cấp? 1) Đối với trình độ sơ cấp lý luận chính trị Theo Điều 4 Quy định 57-QĐ/TW quy định về sơ cấp lý luận chính trị như sau: Đối tượng: - Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. - Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã). - Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung. Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 2) Đối với trình độ trung cấp lý luận chính trị Theo Điều 5 Quy định 57-QĐ/TW quy định về trung cấp lý luận chính trị như sau: Đối tượng - Cán bộ, công chức, viên chức + Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. + Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. + Quy hoạch phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm a, b. - Cán bộ quân đội: + Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; + Phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; + Phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; + Lãnh đạo phòng (ban) cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh (tương đương). + Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. - Cán bộ công an: + Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương; + Phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. +Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. - Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp (tương đương). -Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị. Tiêu chuẩn: - Đảng viên dự bị hoặc chính thức. - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). - Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên. 3) Đối với trình độ cao cấp lý luận chính trị Theo Điều 6 Quy định 57-QĐ/TW quy định về cao cấp lý luận chính trị như sau: Đối tượng - Cán bộ, công chức, viên chức: + Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) cấp huyện, cấp tỉnh. + Cấp ủy viên cấp huyện trở lên; cấp ủy viên cấp tỉnh, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh. + Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) trở lên của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp ủy viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên (quản trị), trưởng ban (các đơn vị tương đương cấp ban) ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. + Phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương. + Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm b, c. - Cán bộ quân đội: + Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện; + Trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương; + Chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh và tương đương; + Chỉ huy các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược; + Ban giám đốc bệnh viện, viện nghiên cứu, chủ tịch, ban giám đốc công ty (tổng công ty) doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. + Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. - Cán bộ công an: Trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương trở lên; cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. Cấp phó trưởng phòng (tương đương) của cục (tương đương) trực thuộc Bộ Công an. - Cán bộ có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên chính và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch cao cấp (tương đương). - Giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị. Tiêu chuẩn - Đảng viên chính thức. - Tốt nghiệp đại học trở lên. - Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên. Như vậy, chỉ các đối tượng theo quy định và đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì mới được tham gia lớp đào tạo lý luận chính trị các cấp. Việc học tập lý luận chính trị không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nghĩa vụ và là biện pháp nhằm nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất cán bộ nói chung và cán bộ trẻ nói riêng.
Công chức đang bồi dưỡng lý luận chính trị mà nghỉ việc có phải bồi thường?
Lý luận chính trị là nội dung đào tạo cán bộ, viên chức, công chức trong quá trình công tác được lựa chọn đề cử đi học để nâng cao trình độ chính trị. Vậy, trường hợp được cử đi bồi dưỡng lý luận chính trị mà công chức nghỉ việc thì có phải bồi thường? 1. Lý luận chính trị là gì? Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 có giải thích đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị. Củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. 2. Công chức được bồi dưỡng bao nhiêu cấp độ lý luận chính trị? Căn cứ Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp: - Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn. - Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. - Cao cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung và cao cấp; trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tầm nhìn, tư duy chiến lược; nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. 3. Công chức được bồi dưỡng những nội dung gì? Căn cứ Điều 16 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 89/2021/NĐ-CP) quy định nội dung bồi dưỡng công chức gồm: - Lý luận chính trị. - Kiến thức quốc phòng và an ninh. - Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước. - Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. 4. Công chức nghỉ việc thì có phải bồi thường tiền bồi dưỡng lý luận chính trị Căn cứ Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo. - Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp. - Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Như vậy, công chức, cán bộ, viên chức mà được cử đi đào tạo từ từ loại trung cấp lý luận chính trị trở lên mà tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo thì phải bồi thường.
Viên chức được cử học lý luận chính trị khi không hoàn thành khóa học có phải đền bù chi phí không?
Đào tạo, bồi dưỡng là việc trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ khi hoạt động nghề nghiệp của viên chức, vậy nếu không hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng có phải đền bù? Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì việc đào tạo viên chức chỉ quy định về đào tạo trình độ sau đại học, không như cán bộ, công chức. Đối với cán bộ, công chức thì sẽ bao gồm đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trình độ sau đại học. Về điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức thì phải đáp ứng được những điều kiện sau: (i) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); (ii) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; (iii) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Học lý luận chính trị là bồi dưỡng hay đào tạo? Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) thì lý luận chính trị là một trong những nội dung bồi dưỡng đối với viên chức. Theo quy định này thì ta xác định được chương trình lý luận chính trị là chương trình bồi dưỡng chứ không phải là chương trình đào tạo. Viên chức có phải tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị không? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) có đưa ra chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh của viên chức. Đồng thời, theo tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Như vậy, tùy vào chức danh nghề nghiệp mà viên chức được bổ nhiệm thì sẽ phải thực hiện tham gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định. Vậy khi tham gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị khi không hoàn thành lớp học có phải bồi hoàn, đền bù chi phí đào tạo hay không? Theo Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về việc đền bù chi phí đào tạo, cụ thể: Viên chức, công chức, cán bộ được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo. (ii) Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp. (iii)Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này. Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì thời gian cam kết hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo. Tuy nhiên, như đã phân tích trên thì tham gia lớp lý luận chính trị là tham gia bồi dưỡng chứ không phải là đào tạo. Đồng thời, việc bồi hoàn, đền bù chi phí chỉ áp dụng đối với việc đào tạo mà không áp dụng đối với việc bồi dưỡng. Như vậy, việc tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị mà không hoàn thành (bỏ học, chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo, không được cấp chứng chỉ hoàn thành,…) thì mình không phải thực hiện đền bù.
Hướng dẫn 26-HD/BTCTW: Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên nhiệm kỳ mới
Xem thêm: >>> Bổ sung nhiều điểm cần lưu ý trong đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên >>> Kết luận 60-KL/TW: Hướng dẫn xác định độ tuổi tái cử chính quyền các cấp nhiệm kỳ mới Ngày 18/10/2019, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 26-HD/BTCTW hướng dẫn một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo đó, nằm trong nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự thì quy định về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên được đưa ra như sau: Căn cứ vào tiêu chuẩn chung nêu tại Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, cấp ủy các cấp cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo; trong đó, đối với một số chức danh cần xem xét cụ thể theo hướng: - Các đồng chí được dự kiến giới thiệu làm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND; lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, phải là người có kiến thức, am hiểu và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách. - Các đồng chí cấp ủy được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời, phải có trình độ, năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. - Các đồng chí dự kiến giới thiệu làm lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, cần kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp (trừ trường hợp là cán bộ điều động, luân chuyển). Trường hợp đặc biệt, nếu nhân sự chưa kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp, thì cấp ủy trực tiếp quản lý cán bộ phải báo cáo về nguồn cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; đánh giá, nhận xét về phẩm chất, năng lực, uy tín đối với nhân sự và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Đối với những đồng chí khi thực hiện quy trình công tác cán bộ nếu chưa bảo đảm một số tiêu chuẩn, điều kiện theo Thông báo kết luận số 43-TB/TW, ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị thì các cấp ủy phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, xử lý dứt điểm những vi phạm theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW, ngày 26/4/2019 của Ban Bí thư và các quy định liên quan trước khi xem xét giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy các cấp. - Về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị: Nhân sự được giới thiệu tham gia cấp ủy các cấp phải có bằng tốt nghiệp lý luận chính trị đối với từng đối tượng, chức danh theo quy định (cấp cơ sở do ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương hướng dẫn cho phù hợp với quy định chung). Trường hợp không được cấp bằng lý luận chính trị thì phải: (i) Thuộc đối tượng được công nhận có trình độ lý luận chính trị theo Quy định 12-QĐ/TC-TTVH, ngày 09/01/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) trước ngày 16/9/2009; (ii) Được cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương theo Quy định 256-QĐ/TW, ngày 16/9/2009 và Kết luận số 25-KL/TW, ngày 28/12/2017 của Ban Bí thư (đối với cán bộ công tác trong lực lượng vũ trang); Công văn số 2045-CV/BTCTW, ngày 29/12/2016 của Ban Tổ chức Trung ương; Thông báo số 389/TB-HVCTQG, ngày 08/5/2017 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Xem chi tiết nội dung tại Hướng dẫn 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019.
Tổng Cục Thuế: Thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với người chưa đạt tiêu chuẩn lý luận chính trị
Mới đây, Tổng cục Thuế đã gửi Công văn đến Cục Thuế các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh của công chức lãnh đạo theo Nghị định số 29/2024/NĐ-CP. (1) Thời hạn hoàn thiện lý luận chính trị, lý luận quản lý nhà nước là khi nào? Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định Nghị định 29/2024/NĐ-CP thì phải hoàn thiện trong thời hạn 36 tháng đối với tiêu chuẩn về lý luận chính trị; trong thời hạn 12 tháng đối với tiêu chuẩn về quản lý nhà nước kể từ ngày 01/5/2024, trừ các trường hợp sau đây: - Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 36 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị; - Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước. Trường hợp đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì tiếp tục thực hiện quy trình và phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Bên cạnh đó, trường hợp bổ nhiệm do hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức mà chức vụ, chức danh đang giữ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ bằng hoặc tương đương chức vụ, chức danh dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sau khi bổ nhiệm phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. (2) Thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với người chưa đạt tiêu chuẩn lý luận chính trị Ngày 20/8/2024, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng Cục Thuế đã ban hành Công văn 3651/TCT-TCCB đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ công chức lãnh đạo các cấp và triển khai một số nội dung sau: - Tạo điều kiện, sắp xếp nhiệm vụ để sớm cử các công chức lãnh đạo của đơn vị chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về lý luận chính trị và quản lý nhà nước tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP của Chính phủ. - Căn cứ phê duyệt bổ sung chỉ tiêu, kinh phí đào tạo trung cấp lý luận chính trị tại Quyết định số 1164/QĐ-TCT ngày 20/8/2024 của Tổng cục Thuế; phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy/Thành ủy các tỉnh, thành phố, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh đăng ký cử công chức, viên chức tham gia đào tạo lý luận chính trị. - Phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia, các cơ sở đào tạo có chức năng để đăng ký, cử công chức, viên chức đi học bồi dưỡng quản lý nhà nước. - Trường hợp hết thời quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP mà công chức, viên chức chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định thì cấp có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp. Thông qua việc yêu cầu các Cục Thuế địa phương tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với những trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị và tiêu chuẩn quản lý nhà nước, Tổng cục Thuế đã thể hiện quyết tâm xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, có năng lực. Việc thu hồi quyết định bổ nhiệm đối với những trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ, đồng thời tạo động lực thúc đẩy công chức, viên chức không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực. Xem chi tiết tại Công văn 3651/TCT-TCCB ngày 20/8/2024 của Tổng Cục Thuế.
Bộ Tài chính: Tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý theo Nghị định 29
Ngày 01/8/2024, Bộ Tài chính ban hành Công văn 8110/BTC-TCCB gửi Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán nhà nước về việc tiếp tục rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh theo Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Bộ Tài chính: Tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý theo Nghị định 29 Theo đó, tại Công văn 8110/BTC-TCCB năm 2024, Bộ Tài chính đề nghị các Tổng cục: - Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ lãnh đạo các cấp đảm bảo theo quy định tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP tổ chức thực hiện: + Tạo điều kiện, sắp xếp nhiệm vụ, bố trí kinh phí để sớm cử các công chức lãnh đạo của đơn vị chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn (Lý luận chính trị và Quản lý nhà nước) tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. + Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy/Thành phố, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh đăng ký, cử công chức, viên chức tham gia học lớp Bồi dưỡng Lý luận chính trị; + Phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia, các cơ sở đào tạo có chức năng đăng ký, cử công chức, viên chức tham gia học lớp bồi dưỡng Quản lý nhà nước theo các đối tượng đã được sửa đổi, bổ sung nêu tại các Quyết định 422/QĐ-BNV ngày 02/6/2022; Quyết định 449/QĐ-BNV ngày 25/6/2024; Quyết định 421/QĐ-BNV ngày 02/6/2022.. - Thu hồi quyết định bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Trường hợp hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 34 Nghị định 29/2024/NĐ-CP mà công chức, viên chức chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về quản lý nhà nước theo quy định thì cấp có thẩm quyền xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp. Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu các cơ quan tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc tiếp tục rà soát tiêu chuẩn chức danh đối với đội ngũ lãnh đạo các cấp. Đồng thời, các trường hợp hết thời hạn mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn thì sẽ bị thu hồi quyết định bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, quản lý và bố trí công việc chuyên môn phù hợp. Tiêu chuẩn về lý luận chính trị của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung về trình độ của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý. Trong đó, về lý luận chính trị: - Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP; - Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Như vậy, tùy theo chức vụ, chức danh mà sẽ có tiêu chuẩn lý luận chính trị là trung cấp hoặc cao cấp hoặc tương đương. Tiêu chuẩn về quản lý nhà nước của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung về trình độ của chức danh công chức lãnh đạo, quản lý. Trong đó, về quản lý nhà nước: - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a và điểm b khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm c và điểm d khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP; - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP. Như vậy, tùy theo chức vụ, chức danh mà sẽ có các tiêu chuẩn về quản lý nhà nước khác nhau theo quy định trên.
Lý luận chính trị có mấy cấp? Tiêu chuẩn tham gia lớp đào tạo lý luận chính trị các cấp?
Trình độ chính trị (trình độ lý luận chính trị) có thể hiểu là tiêu chuẩn để xác định mức độ hiểu biết, kiến thức và nhận thức về mặt lý luận chính trị của một cá nhân. Vậy, trình độ lý luận chính trị có mấy cấp và tiêu chuẩn tham gia lớp đào tạo các cấp là gì? Lý luận chính trị có mấy cấp? Theo Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 có giải thích như sau:: - Đào tạo lý luận chính trị là quá trình: + Truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; + Củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; + Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; + Nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. - Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Trong đó: + Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn. + Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. + Cao cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung và cao cấp; trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tầm nhìn, tư duy chiến lược; nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. Như vậy, trình độ lý luận chính trị sẽ có ba cấp: Sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị và cao cấp lý luận chính trị. Tiêu chuẩn tham gia lớp đào tạo lý luận chính trị các cấp? 1) Đối với trình độ sơ cấp lý luận chính trị Theo Điều 4 Quy định 57-QĐ/TW quy định về sơ cấp lý luận chính trị như sau: Đối tượng: - Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở. - Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã). - Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung. Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 2) Đối với trình độ trung cấp lý luận chính trị Theo Điều 5 Quy định 57-QĐ/TW quy định về trung cấp lý luận chính trị như sau: Đối tượng - Cán bộ, công chức, viên chức + Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. + Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. + Quy hoạch phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm a, b. - Cán bộ quân đội: + Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; + Phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; + Phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; + Lãnh đạo phòng (ban) cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh (tương đương). + Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. - Cán bộ công an: + Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương; + Phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. +Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. - Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp (tương đương). -Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị. Tiêu chuẩn: - Đảng viên dự bị hoặc chính thức. - Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). - Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên. 3) Đối với trình độ cao cấp lý luận chính trị Theo Điều 6 Quy định 57-QĐ/TW quy định về cao cấp lý luận chính trị như sau: Đối tượng - Cán bộ, công chức, viên chức: + Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) cấp huyện, cấp tỉnh. + Cấp ủy viên cấp huyện trở lên; cấp ủy viên cấp tỉnh, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh. + Trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) trở lên của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp ủy viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên (quản trị), trưởng ban (các đơn vị tương đương cấp ban) ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. + Phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương. + Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm b, c. - Cán bộ quân đội: + Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện; + Trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương; + Chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh và tương đương; + Chỉ huy các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược; + Ban giám đốc bệnh viện, viện nghiên cứu, chủ tịch, ban giám đốc công ty (tổng công ty) doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. + Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. - Cán bộ công an: Trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương trở lên; cán bộ quy hoạch những chức vụ trên. Cấp phó trưởng phòng (tương đương) của cục (tương đương) trực thuộc Bộ Công an. - Cán bộ có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên chính và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch cao cấp (tương đương). - Giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị. Tiêu chuẩn - Đảng viên chính thức. - Tốt nghiệp đại học trở lên. - Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên. Như vậy, chỉ các đối tượng theo quy định và đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì mới được tham gia lớp đào tạo lý luận chính trị các cấp. Việc học tập lý luận chính trị không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là nghĩa vụ và là biện pháp nhằm nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất cán bộ nói chung và cán bộ trẻ nói riêng.
Công chức đang bồi dưỡng lý luận chính trị mà nghỉ việc có phải bồi thường?
Lý luận chính trị là nội dung đào tạo cán bộ, viên chức, công chức trong quá trình công tác được lựa chọn đề cử đi học để nâng cao trình độ chính trị. Vậy, trường hợp được cử đi bồi dưỡng lý luận chính trị mà công chức nghỉ việc thì có phải bồi thường? 1. Lý luận chính trị là gì? Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 có giải thích đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị. Củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. 2. Công chức được bồi dưỡng bao nhiêu cấp độ lý luận chính trị? Căn cứ Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp: - Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn. - Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. - Cao cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung và cao cấp; trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tầm nhìn, tư duy chiến lược; nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn. 3. Công chức được bồi dưỡng những nội dung gì? Căn cứ Điều 16 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 89/2021/NĐ-CP) quy định nội dung bồi dưỡng công chức gồm: - Lý luận chính trị. - Kiến thức quốc phòng và an ninh. - Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước. - Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. 4. Công chức nghỉ việc thì có phải bồi thường tiền bồi dưỡng lý luận chính trị Căn cứ Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo. - Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp. - Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Như vậy, công chức, cán bộ, viên chức mà được cử đi đào tạo từ từ loại trung cấp lý luận chính trị trở lên mà tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo thì phải bồi thường.
Viên chức được cử học lý luận chính trị khi không hoàn thành khóa học có phải đền bù chi phí không?
Đào tạo, bồi dưỡng là việc trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ khi hoạt động nghề nghiệp của viên chức, vậy nếu không hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng có phải đền bù? Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì việc đào tạo viên chức chỉ quy định về đào tạo trình độ sau đại học, không như cán bộ, công chức. Đối với cán bộ, công chức thì sẽ bao gồm đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trình độ sau đại học. Về điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức thì phải đáp ứng được những điều kiện sau: (i) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); (ii) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; (iii) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Học lý luận chính trị là bồi dưỡng hay đào tạo? Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) thì lý luận chính trị là một trong những nội dung bồi dưỡng đối với viên chức. Theo quy định này thì ta xác định được chương trình lý luận chính trị là chương trình bồi dưỡng chứ không phải là chương trình đào tạo. Viên chức có phải tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị không? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) có đưa ra chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh của viên chức. Đồng thời, theo tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Như vậy, tùy vào chức danh nghề nghiệp mà viên chức được bổ nhiệm thì sẽ phải thực hiện tham gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định. Vậy khi tham gia lớp bồi dưỡng lý luận chính trị khi không hoàn thành lớp học có phải bồi hoàn, đền bù chi phí đào tạo hay không? Theo Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về việc đền bù chi phí đào tạo, cụ thể: Viên chức, công chức, cán bộ được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo. (ii) Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp. (iii)Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này. Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì thời gian cam kết hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo. Tuy nhiên, như đã phân tích trên thì tham gia lớp lý luận chính trị là tham gia bồi dưỡng chứ không phải là đào tạo. Đồng thời, việc bồi hoàn, đền bù chi phí chỉ áp dụng đối với việc đào tạo mà không áp dụng đối với việc bồi dưỡng. Như vậy, việc tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị mà không hoàn thành (bỏ học, chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo, không được cấp chứng chỉ hoàn thành,…) thì mình không phải thực hiện đền bù.
Hướng dẫn 26-HD/BTCTW: Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên nhiệm kỳ mới
Xem thêm: >>> Bổ sung nhiều điểm cần lưu ý trong đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên >>> Kết luận 60-KL/TW: Hướng dẫn xác định độ tuổi tái cử chính quyền các cấp nhiệm kỳ mới Ngày 18/10/2019, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 26-HD/BTCTW hướng dẫn một số nội dung Chỉ thị 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Theo đó, nằm trong nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự thì quy định về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên được đưa ra như sau: Căn cứ vào tiêu chuẩn chung nêu tại Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, cấp ủy các cấp cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo; trong đó, đối với một số chức danh cần xem xét cụ thể theo hướng: - Các đồng chí được dự kiến giới thiệu làm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND; lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, phải là người có kiến thức, am hiểu và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách. - Các đồng chí cấp ủy được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời, phải có trình độ, năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. - Các đồng chí dự kiến giới thiệu làm lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, cần kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp (trừ trường hợp là cán bộ điều động, luân chuyển). Trường hợp đặc biệt, nếu nhân sự chưa kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp, thì cấp ủy trực tiếp quản lý cán bộ phải báo cáo về nguồn cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; đánh giá, nhận xét về phẩm chất, năng lực, uy tín đối với nhân sự và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Đối với những đồng chí khi thực hiện quy trình công tác cán bộ nếu chưa bảo đảm một số tiêu chuẩn, điều kiện theo Thông báo kết luận số 43-TB/TW, ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị thì các cấp ủy phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, xử lý dứt điểm những vi phạm theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW, ngày 26/4/2019 của Ban Bí thư và các quy định liên quan trước khi xem xét giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy các cấp. - Về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị: Nhân sự được giới thiệu tham gia cấp ủy các cấp phải có bằng tốt nghiệp lý luận chính trị đối với từng đối tượng, chức danh theo quy định (cấp cơ sở do ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương hướng dẫn cho phù hợp với quy định chung). Trường hợp không được cấp bằng lý luận chính trị thì phải: (i) Thuộc đối tượng được công nhận có trình độ lý luận chính trị theo Quy định 12-QĐ/TC-TTVH, ngày 09/01/2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) trước ngày 16/9/2009; (ii) Được cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương theo Quy định 256-QĐ/TW, ngày 16/9/2009 và Kết luận số 25-KL/TW, ngày 28/12/2017 của Ban Bí thư (đối với cán bộ công tác trong lực lượng vũ trang); Công văn số 2045-CV/BTCTW, ngày 29/12/2016 của Ban Tổ chức Trung ương; Thông báo số 389/TB-HVCTQG, ngày 08/5/2017 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Xem chi tiết nội dung tại Hướng dẫn 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019.