Phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của NĐT
Ngày 02/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2024/NĐ-CP quy định về lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán dự án đầu tư theo hợp đồng BT; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư dự án BT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 4 Nghị định 11/2024/NĐ-CP như sau: 1. Thẩm quyền phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư - Căn cứ danh mục dự án BT, khả năng cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm, khả năng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương và lãi suất vốn vay, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư quy định tại Điều 3 Nghị định 11/2024/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết quy định về mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. - Mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nêu trên không được cao hơn các mức lãi suất vốn vay, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tham khảo quy định tại Điều 3 Nghị định 11/2024/NĐ-CP. 2. Trình tự, thủ tục phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư - Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Mục 1, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định quy định về lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo thời hạn hợp đồng BT tương ứng và nguyên tắc áp dụng mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo ngành, lĩnh vực trước ngày 31 tháng 12 hằng năm để thực hiện dự án BT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm tiếp theo. Quy định này là cơ sở xác định chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng, lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư trong tổng mức đầu tư của dự án BT khi: + Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án BT; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án BT; + Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt dự án BT; + Lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng BT; + Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành. - Trường hợp lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn trên thị trường tín dụng có biến động dẫn đến phải điều chỉnh về trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng dự án BT, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định. - Về ban hành lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2024 + Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết quy định về mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 1 tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân Thành phố kể từ ngày 02/02/2024; + Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định quy định về lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo thời hạn hợp đồng BT tương ứng và nguyên tắc áp dụng mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo ngành, lĩnh vực. Nghị định 11/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.
Chưa đủ 18 tuổi có được vay ngân hàng không? Lãi vay vốn là bao nhiêu?
Vay vốn ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ngày càng nhiều người quan tâm hơn các chính sách vay vốn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bản thân và gia đình. Theo đó, vay vốn ngân hàng dành cho lứa tuổi nào? Chưa đủ 18 tuổi có được vay không? Lãi vay bao nhiêu? (1) Quy định về độ tuổi vay vốn ngân hàng Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn như sau: - Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Có quy định như vậy bởi theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc động sản phỉa đăng ký hoặc các giao dịch phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, cá nhân là khách hàng vay vốn có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhu cầu vay vốn, phương án sử dụng vốn và khả năng tài chính để trả nợ thì vẫn sẽ được vay vốn của ngân hàng. (2) Lãi vay vốn là bao nhiêu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, lãi suất cho vay sẽ do công ty tài chính và khách hàng tự thoả thuận với nhau theo thị cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Do đó, khi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, người vay cần phải xem xét cụ thể lãi suất cho vay được ghi cụ thể trong hợp đồng và phương pháp tính lãi với khoản vay trước khi quyết định có vay vốn tại công ty tài chính không. Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách tính lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể: Tính trên dư nợ gốc: Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau: Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/Thời gian vay + tiền lãi trả hàng tháng Tính trên dư nợ giảm dần: Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản. Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức: Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng Công cụ tính lãi vay: Để ước tính số tiền lãi vay và vốn phải trả hàng tháng, có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên website ngân hàng hoặc các website về tài chính khác. Các công cụ này khá đơn giản, chỉ cần nhập số tiền vay, thời gian vay và lựa chọn hình thức vay tương ứng. Hệ thống sẽ trả về kết quả ước tính chi tiết số lãi phải trả cho ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn. (3) Những nhu cầu vốn không được cho vay Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về những trường hợp có nhu cầu vốn nhưng không được cho vay. Cụ thể như sau: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tính lãi trong hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015
Ngày 10/3/2016,Trần Văn Đ có đưa cho chị Nguyễn Thị Thu T vay số tiền là 40.000.000 đồng. Kỳ hạn vay 01 năm kể từ ngày ký hợp đồng vay tài sản. Lãi suất vay do 02 bên tự thỏa thuận. Mục đích vay kinh doanh. Địa điểm, phương thức trả nợ do 02 bên thỏa thuận.Hợp đồng vay tài sản đã được Văn phòng Công chứng P chứng nhận ngày 10/3/2016. Sau đó, anh Đ và chị T đã thỏa thuận lãi suất là 01 % trên tháng, tức mỗi tháng chị T trả cho anh Đ tiền lãi 400.000đ/tháng.Chị T có trả lãi cho anh Đ được có 06 tháng (tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 năm 2016) rồi ngưng trả lãi, cũng không trả vốn lại cho anh Đ, mặc dù kỳ hạn vay đã hết vào ngày 10/3/2017.Nay anh Đ yêu cầu chị Nguyễn Thị Thu T trả lại cho anh Đ số tiền vốn vay là 40.000.000 đồng, cộng với tiền lãi suất theo quy định của pháp luật, tạm tính là 1% trên tháng tức 400.000đ/tháng tính từ ngày 10/10/2016 đến ngày xét xử sơ thẩm và thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.Trong ngày 14 tháng 6 năm 2017 lúc 9 giờ tại trụ sở Tòa án nhân dân thị xã G xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 33 /2017/TLST-DS ngày 05 tháng 4 năm 2017 về việc Tranh chấp “Hợp đồng vay tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 47/2017/QĐST-DS ngày 18 tháng 5 năm 2017, giữa các đương sự.Vậy số tiền chị T phải trả anh Đ tính như thế nào ạ theo BLDS 2015?
Có phải trả lãi do quá hạn vay khi 2 bên không có thỏa thuận ?
CÂU HỎI Năm 2015 tôi có cho anh Nguyễn Đình A vay tiền và hai bên thỏa thuận rằng không tính lãi. Tuy nhiên anh Nguyễn Đình A lại không trả nợ cho tôi đúng với thời hạn đã cam kết 15/04/2016. Vậy nên tôi đã yêu cầu anh A trả lãi cho tôi trong thời gian chậm trả nợ. Nhưng anh A lại cho rằng tôi cho anh A vay tiền không tính lãi nên sẽ không trả lãi cho tôi vì lý do chậm trả nợ. Xin hỏi Luật sư liệu tôi có quyền yêu cầu anh A phải trả lãi khi anh A trả chậm tiền nợ cho tôi có được hay không ? (Hoàng Anh Hùng – Ngô Quyền, Hải Phòng) LUẬT SƯ TRẢ LỜI Đầu tiên xin cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc bạn gặp phải đến cho công ty Luật Newvision. Đại diện công ty Luật chúng tôi Luật sư Tuấn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của bạn như sau: Theo khoản 4, Điều 466 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay bao gồm: “Nếu trường hợp vay nợ không có lãi mà đến khi hết hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự với số tiền trả chậm tương ứng với thời gian trả chậm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Hơn nữa tại Điều 468, Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về lãi suất như sau: Lãi suất vay được các bên thỏa thuận. Khi có trường hợp giữa các bên thỏa thuận với nhau về lãi suất thì sẽ không quá 20%/năm của khoản vay trừ những trường hợp luật khác có những quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh lại mức lãi suất và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. -Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận mà vượt quá lãi suất giới hạn đã quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực. -Trường hợp các bên thỏa thuận với nhau về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được sẽ được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”. Căn cứ vào các quy định trên, nếu giữa bạn và anh Nguyễn Đình A không có thoả thuận về việc anh Nguyễn Đình A không phải trả lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn có quyền yêu cầu anh Nguyễn Đình A phải trả lãi cho bạn đối với khoản nợ chậm trả theo với lãi suất theo quy định của pháp luật mặc dù bạn cho anh Nguyễn Đình A vay không lãi suất trong kỳ hạn vay.
Phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của NĐT
Ngày 02/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2024/NĐ-CP quy định về lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán dự án đầu tư theo hợp đồng BT; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư dự án BT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 4 Nghị định 11/2024/NĐ-CP như sau: 1. Thẩm quyền phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư - Căn cứ danh mục dự án BT, khả năng cân đối nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm, khả năng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương và lãi suất vốn vay, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư quy định tại Điều 3 Nghị định 11/2024/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết quy định về mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. - Mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nêu trên không được cao hơn các mức lãi suất vốn vay, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tham khảo quy định tại Điều 3 Nghị định 11/2024/NĐ-CP. 2. Trình tự, thủ tục phê duyệt trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư - Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Mục 1, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định quy định về lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo thời hạn hợp đồng BT tương ứng và nguyên tắc áp dụng mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo ngành, lĩnh vực trước ngày 31 tháng 12 hằng năm để thực hiện dự án BT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm tiếp theo. Quy định này là cơ sở xác định chi phí lãi vay sau thời gian xây dựng, lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư trong tổng mức đầu tư của dự án BT khi: + Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án BT; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án BT; + Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt dự án BT; + Lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng BT; + Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án BT hoàn thành. - Trường hợp lãi suất cho vay bình quân trung hạn, dài hạn trên thị trường tín dụng có biến động dẫn đến phải điều chỉnh về trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng dự án BT, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, quyết định. - Về ban hành lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2024 + Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Nghị quyết quy định về mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng, mức trần tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo quy định tại Mục 1 tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân Thành phố kể từ ngày 02/02/2024; + Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nêu trên, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định quy định về lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng theo thời hạn hợp đồng BT tương ứng và nguyên tắc áp dụng mức trần lãi suất vốn vay sau thời gian xây dựng; tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo ngành, lĩnh vực. Nghị định 11/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.
Chưa đủ 18 tuổi có được vay ngân hàng không? Lãi vay vốn là bao nhiêu?
Vay vốn ngân hàng là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ngày càng nhiều người quan tâm hơn các chính sách vay vốn để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bản thân và gia đình. Theo đó, vay vốn ngân hàng dành cho lứa tuổi nào? Chưa đủ 18 tuổi có được vay không? Lãi vay bao nhiêu? (1) Quy định về độ tuổi vay vốn ngân hàng Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về điều kiện vay vốn như sau: - Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: - Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. - Có phương án sử dụng vốn khả thi. - Có khả năng tài chính để trả nợ. - Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Có quy định như vậy bởi theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản hoặc động sản phỉa đăng ký hoặc các giao dịch phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, cá nhân là khách hàng vay vốn có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhu cầu vay vốn, phương án sử dụng vốn và khả năng tài chính để trả nợ thì vẫn sẽ được vay vốn của ngân hàng. (2) Lãi vay vốn là bao nhiêu? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, lãi suất cho vay sẽ do công ty tài chính và khách hàng tự thoả thuận với nhau theo thị cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Do đó, khi vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, người vay cần phải xem xét cụ thể lãi suất cho vay được ghi cụ thể trong hợp đồng và phương pháp tính lãi với khoản vay trước khi quyết định có vay vốn tại công ty tài chính không. Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách tính lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể: Tính trên dư nợ gốc: Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau: Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/Thời gian vay + tiền lãi trả hàng tháng Tính trên dư nợ giảm dần: Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản. Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức: Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng Công cụ tính lãi vay: Để ước tính số tiền lãi vay và vốn phải trả hàng tháng, có thể sử dụng công cụ tính lãi vay trên website ngân hàng hoặc các website về tài chính khác. Các công cụ này khá đơn giản, chỉ cần nhập số tiền vay, thời gian vay và lựa chọn hình thức vay tương ứng. Hệ thống sẽ trả về kết quả ước tính chi tiết số lãi phải trả cho ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn. (3) Những nhu cầu vốn không được cho vay Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về những trường hợp có nhu cầu vốn nhưng không được cho vay. Cụ thể như sau: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tính lãi trong hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015
Ngày 10/3/2016,Trần Văn Đ có đưa cho chị Nguyễn Thị Thu T vay số tiền là 40.000.000 đồng. Kỳ hạn vay 01 năm kể từ ngày ký hợp đồng vay tài sản. Lãi suất vay do 02 bên tự thỏa thuận. Mục đích vay kinh doanh. Địa điểm, phương thức trả nợ do 02 bên thỏa thuận.Hợp đồng vay tài sản đã được Văn phòng Công chứng P chứng nhận ngày 10/3/2016. Sau đó, anh Đ và chị T đã thỏa thuận lãi suất là 01 % trên tháng, tức mỗi tháng chị T trả cho anh Đ tiền lãi 400.000đ/tháng.Chị T có trả lãi cho anh Đ được có 06 tháng (tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 năm 2016) rồi ngưng trả lãi, cũng không trả vốn lại cho anh Đ, mặc dù kỳ hạn vay đã hết vào ngày 10/3/2017.Nay anh Đ yêu cầu chị Nguyễn Thị Thu T trả lại cho anh Đ số tiền vốn vay là 40.000.000 đồng, cộng với tiền lãi suất theo quy định của pháp luật, tạm tính là 1% trên tháng tức 400.000đ/tháng tính từ ngày 10/10/2016 đến ngày xét xử sơ thẩm và thực hiện khi án có hiệu lực pháp luật.Trong ngày 14 tháng 6 năm 2017 lúc 9 giờ tại trụ sở Tòa án nhân dân thị xã G xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 33 /2017/TLST-DS ngày 05 tháng 4 năm 2017 về việc Tranh chấp “Hợp đồng vay tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 47/2017/QĐST-DS ngày 18 tháng 5 năm 2017, giữa các đương sự.Vậy số tiền chị T phải trả anh Đ tính như thế nào ạ theo BLDS 2015?
Có phải trả lãi do quá hạn vay khi 2 bên không có thỏa thuận ?
CÂU HỎI Năm 2015 tôi có cho anh Nguyễn Đình A vay tiền và hai bên thỏa thuận rằng không tính lãi. Tuy nhiên anh Nguyễn Đình A lại không trả nợ cho tôi đúng với thời hạn đã cam kết 15/04/2016. Vậy nên tôi đã yêu cầu anh A trả lãi cho tôi trong thời gian chậm trả nợ. Nhưng anh A lại cho rằng tôi cho anh A vay tiền không tính lãi nên sẽ không trả lãi cho tôi vì lý do chậm trả nợ. Xin hỏi Luật sư liệu tôi có quyền yêu cầu anh A phải trả lãi khi anh A trả chậm tiền nợ cho tôi có được hay không ? (Hoàng Anh Hùng – Ngô Quyền, Hải Phòng) LUẬT SƯ TRẢ LỜI Đầu tiên xin cảm ơn bạn đã gửi những thắc mắc bạn gặp phải đến cho công ty Luật Newvision. Đại diện công ty Luật chúng tôi Luật sư Tuấn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc của bạn như sau: Theo khoản 4, Điều 466 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay bao gồm: “Nếu trường hợp vay nợ không có lãi mà đến khi hết hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự với số tiền trả chậm tương ứng với thời gian trả chậm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Hơn nữa tại Điều 468, Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về lãi suất như sau: Lãi suất vay được các bên thỏa thuận. Khi có trường hợp giữa các bên thỏa thuận với nhau về lãi suất thì sẽ không quá 20%/năm của khoản vay trừ những trường hợp luật khác có những quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh lại mức lãi suất và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. -Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận mà vượt quá lãi suất giới hạn đã quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực. -Trường hợp các bên thỏa thuận với nhau về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được sẽ được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”. Căn cứ vào các quy định trên, nếu giữa bạn và anh Nguyễn Đình A không có thoả thuận về việc anh Nguyễn Đình A không phải trả lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn có quyền yêu cầu anh Nguyễn Đình A phải trả lãi cho bạn đối với khoản nợ chậm trả theo với lãi suất theo quy định của pháp luật mặc dù bạn cho anh Nguyễn Đình A vay không lãi suất trong kỳ hạn vay.