Nhân lực trong kỷ nguyên số “không cần bằng cấp, làm được là được”
Không nặng bằng cấp, thước đo cho người lao động ở kỷ nguyên số là sự đánh giá của doanh nghiệp, các diễn giả tham thảo luận về vấn đề này đều chung nhận định như vậy. Những thách thức cơ bản của Việt Nam sẽ gia tăng trong kỷ nguyên số đối với vấn đề về nguồn nhân lực như thế nào? Để tìm kiếm nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, các học giả, Giáo sư, Tiến sĩ đã có những ý kiến, suy nghĩ và những phương pháp đi khác nhau, cụ thể là: Theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Sofware đề xuất một số phương pháp và hiện nay đang thực hiện: “Chúng tôi thử nghiệm học nhanh và ra đi làm. Cụ thể là, chúng tôi vẫn có đào tạo đại học nhưng đổi quy trình, làm sao các sinh viên học 2 năm là có thể ra đi làm. Chúng tôi khẳng định chương trình đào tạo hiện nay là sau 2 năm, các bạn sinh viên có thể đi làm được, tất nhiên sẽ kèm theo một loạt điều kiện khác. Sau khi đi làm, các em sẽ có cân nhắc giữa đi làm luôn và không tốt nghiệp đại học nữa, hoặc quay lại trường đại học để học thêm hai năm nữa để lấy bằng đại học. Ở đây quan điểm của các doanh nghiệp và tôi nghĩ kể cả các cơ quan nhà nước rất quan trọng là không cần bằng cấp. Bạn làm được việc là được, không cần bằng cấp. Nhưng điều này là rất khó vì nó trái với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ, những truyền thống về học hành ở nước ta: đã học là phải có bằng cấp! Đề xuất thứ hai là của chúng tôi là đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Hiện nay xã hội thay đổi, nền kinh tế đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Có rất nhiều người học ngành điện, ngành cơ khí, học nghề chế tạo máy…, khi ra trường và đi làm một số năm, họ không được sử dụng một cách thích đáng. Chưa kể, thu nhập của họ cũng không được tốt, họ có nhu cầu để chuyển đổi ngành nghề. Chúng tôi đang đề nghị các trường đại học, đặc biệt là những trường đại học lớn như Đại học Bách khoa sẽ đưa ra chương trình đào tạo văn bằng 2 trong 12 đến 24 tháng và cung cấp những kỹ năng cập nhật nhất để học xong là số lao động này có thể tốt nghiệp là đi làm được. Đây là hai đề xuất hiện nay chúng tôi đang triển khai. Tôi tin rằng nếu thực hiện được thì chỉ trong vòng rất ngắn, khoảng 2 đến 4 năm tới, chúng ta sẽ có cả trăm ngàn người sẵn sàng cho những đòi hỏi của cuộc chuyển dịch mới này.” Theo quan điểm cá nhân mình thì việc áp dụng phương pháp này khá hay vì: Thứ nhất, mình có thể ra đi làm luôn sau 2 năm học trên trường, được đào tạo đủ để có thể đáp ứng công việc ban đầu tốt. Thứ hai, phương pháp này có thể rút ngắn được 1 khoảng thời gian dài (2 năm) để mình có thể đi làm và trải nghiệm luôn được công việc thực tế, học hỏi kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm nào bằng việc tự thực hành, làm việc và va vấp với thực tế cuộc sống, công việc. Thứ ba, sau hai năm học bạn có quyền lựa chọn: một là ra đi làm có kinh nghiệm sau đó quay lại trường học tiếp 2 năm và lấy bằng hoặc làm việc luôn mà không cần bằng nữa. Quyền lựa chọn nằm trong tay của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi sinh viên sau 2 năm ra đi làm phải làm được việc và kèm theo một số điều kiện khác. Mình nghĩ điều kiện khác này ít nhất là các bạn có thể làm được công việc Doanh nghiệp đưa ra và phải nắm trong tay vốn kiến thức nhất định, ít ra cũng phải thuộc những sinh viên khá giỏi trong trường và có năng lực thật sự… thì mới đáp ứng được công việc. Vì thời gian hai năm để học tập cũng không phải ngắn cũng ko phải quá dài để có thể biết hết mọi kiến thức có thể làm được việc. Ngoài ra khi bạn đi làm sau hai năm học lúc này bạn muốn quay lại trường để học tiếp lấy tấm bằng đại học, tuy nhiên việc này sẽ làm gián đoạn công việc bạn đang làm và chắc chắn không công ty nào muốn một nhân viên của mình nghỉ hai năm để học xong sau đó quay lại làm cả. Lúc này bạn phải đối mặt với sự lựa chọn: ở lại làm việc, không có bằng cấp hoặc nghỉ việc, học nốt lấy bằng và xin việc lại. Và nếu có một nội dung giáo dục đảm bảo tính thực tiễn, tính hiện đại cộng với hệ thống đánh giá khách quan khoa học thì "bằng cấp" xác nhận khả năng "làm được việc" của mỗi cá nhân ở những lĩnh vực xác định. Cái "quan trọng" là "Hệ thống đánh giá và cấp bằng", bước này OK thì đương nhiên "Bằng cấp là quan trọng và giá trị" Đây là quan điểm của mình, còn các bạn nghĩ sao về phương pháp này ?, hãy cho mình biết quan điểm của các bạn nhé!
Nhân lực trong kỷ nguyên số “không cần bằng cấp, làm được là được”
Không nặng bằng cấp, thước đo cho người lao động ở kỷ nguyên số là sự đánh giá của doanh nghiệp, các diễn giả tham thảo luận về vấn đề này đều chung nhận định như vậy. Những thách thức cơ bản của Việt Nam sẽ gia tăng trong kỷ nguyên số đối với vấn đề về nguồn nhân lực như thế nào? Để tìm kiếm nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, các học giả, Giáo sư, Tiến sĩ đã có những ý kiến, suy nghĩ và những phương pháp đi khác nhau, cụ thể là: Theo ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty FPT Sofware đề xuất một số phương pháp và hiện nay đang thực hiện: “Chúng tôi thử nghiệm học nhanh và ra đi làm. Cụ thể là, chúng tôi vẫn có đào tạo đại học nhưng đổi quy trình, làm sao các sinh viên học 2 năm là có thể ra đi làm. Chúng tôi khẳng định chương trình đào tạo hiện nay là sau 2 năm, các bạn sinh viên có thể đi làm được, tất nhiên sẽ kèm theo một loạt điều kiện khác. Sau khi đi làm, các em sẽ có cân nhắc giữa đi làm luôn và không tốt nghiệp đại học nữa, hoặc quay lại trường đại học để học thêm hai năm nữa để lấy bằng đại học. Ở đây quan điểm của các doanh nghiệp và tôi nghĩ kể cả các cơ quan nhà nước rất quan trọng là không cần bằng cấp. Bạn làm được việc là được, không cần bằng cấp. Nhưng điều này là rất khó vì nó trái với những gì chúng ta vẫn suy nghĩ, những truyền thống về học hành ở nước ta: đã học là phải có bằng cấp! Đề xuất thứ hai là của chúng tôi là đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp. Hiện nay xã hội thay đổi, nền kinh tế đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Có rất nhiều người học ngành điện, ngành cơ khí, học nghề chế tạo máy…, khi ra trường và đi làm một số năm, họ không được sử dụng một cách thích đáng. Chưa kể, thu nhập của họ cũng không được tốt, họ có nhu cầu để chuyển đổi ngành nghề. Chúng tôi đang đề nghị các trường đại học, đặc biệt là những trường đại học lớn như Đại học Bách khoa sẽ đưa ra chương trình đào tạo văn bằng 2 trong 12 đến 24 tháng và cung cấp những kỹ năng cập nhật nhất để học xong là số lao động này có thể tốt nghiệp là đi làm được. Đây là hai đề xuất hiện nay chúng tôi đang triển khai. Tôi tin rằng nếu thực hiện được thì chỉ trong vòng rất ngắn, khoảng 2 đến 4 năm tới, chúng ta sẽ có cả trăm ngàn người sẵn sàng cho những đòi hỏi của cuộc chuyển dịch mới này.” Theo quan điểm cá nhân mình thì việc áp dụng phương pháp này khá hay vì: Thứ nhất, mình có thể ra đi làm luôn sau 2 năm học trên trường, được đào tạo đủ để có thể đáp ứng công việc ban đầu tốt. Thứ hai, phương pháp này có thể rút ngắn được 1 khoảng thời gian dài (2 năm) để mình có thể đi làm và trải nghiệm luôn được công việc thực tế, học hỏi kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm nào bằng việc tự thực hành, làm việc và va vấp với thực tế cuộc sống, công việc. Thứ ba, sau hai năm học bạn có quyền lựa chọn: một là ra đi làm có kinh nghiệm sau đó quay lại trường học tiếp 2 năm và lấy bằng hoặc làm việc luôn mà không cần bằng nữa. Quyền lựa chọn nằm trong tay của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi sinh viên sau 2 năm ra đi làm phải làm được việc và kèm theo một số điều kiện khác. Mình nghĩ điều kiện khác này ít nhất là các bạn có thể làm được công việc Doanh nghiệp đưa ra và phải nắm trong tay vốn kiến thức nhất định, ít ra cũng phải thuộc những sinh viên khá giỏi trong trường và có năng lực thật sự… thì mới đáp ứng được công việc. Vì thời gian hai năm để học tập cũng không phải ngắn cũng ko phải quá dài để có thể biết hết mọi kiến thức có thể làm được việc. Ngoài ra khi bạn đi làm sau hai năm học lúc này bạn muốn quay lại trường để học tiếp lấy tấm bằng đại học, tuy nhiên việc này sẽ làm gián đoạn công việc bạn đang làm và chắc chắn không công ty nào muốn một nhân viên của mình nghỉ hai năm để học xong sau đó quay lại làm cả. Lúc này bạn phải đối mặt với sự lựa chọn: ở lại làm việc, không có bằng cấp hoặc nghỉ việc, học nốt lấy bằng và xin việc lại. Và nếu có một nội dung giáo dục đảm bảo tính thực tiễn, tính hiện đại cộng với hệ thống đánh giá khách quan khoa học thì "bằng cấp" xác nhận khả năng "làm được việc" của mỗi cá nhân ở những lĩnh vực xác định. Cái "quan trọng" là "Hệ thống đánh giá và cấp bằng", bước này OK thì đương nhiên "Bằng cấp là quan trọng và giá trị" Đây là quan điểm của mình, còn các bạn nghĩ sao về phương pháp này ?, hãy cho mình biết quan điểm của các bạn nhé!