Điều kiện, thủ tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan Doanh nghiệp phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP: - Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan. - Không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan. Như vậy, để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và duy trì các điều kiện đó. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện về số lượng nhân viên nghiệp vụ theo quy định trên và không bị xử phạt trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ LĐTBXH giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan. 2. Quy định hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan bao gồm: - Văn bản đề nghị theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; - 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; - 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ theo quy định nêu trên. Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ như sau: - Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ LĐTBXH có văn bản giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan. Trường hợp không giới thiệu, Bộ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan sẽ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên và thực hiện nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử. Bên cạnh đó, trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan, doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ LĐTBXH để xác nhận theo quy định tại Điều 14 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Tha hương cầu thực là gì? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hỗ trợ thế nào?
Câu thành ngữ “Tha hương cầu thực” được hiểu như thế nào? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hưởng những chính sách hỗ trợ nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Tha hương cầu thực là gì? Trước tiên, câu thành ngữ tha hương cầu thực còn có một biến thể khác là tha phương cầu thực. Về mặt Hán Việt, “tha” được hiểu là khác, lạ; “hương” là quê hương; “cầu” có nghĩa là xin, tìm kiếm, còn “thực” là ăn. Theo đó, “cầu thực” có thể được hiểu là xin ăn, kiếm sống, kiếm ăn. Từ phần giải thích về mặt ngữ nghĩa như đã nêu trên, thì có thể hiểu nôm na ý nghĩa của câu “tha hương cầu thực” là tìm nơi khác để kiếm sống, phản ánh hình ảnh con người lựa chọn rời bỏ quê hương đến nơi xa xôi khác để tìm kế sinh nhai. Cạnh đó, ngoài việc diễn đạt ý nghĩa con người đi đến một nơi xa lạ để làm ăn, sinh sống. Câu thành ngữ trên cũng thể hiện sự bấp bênh, nay đây mai đó để kiếm sống của một con người. (2) Người xuất khẩu lao động được hỗ trợ thế nào? Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về các chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên như sau: Trường hợp là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ: - Đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, bao gồm: + Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết. + Tiền ăn trong thời gian thực tế học. + Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15km trở lên hoặc từ 10km trở lên đối với người cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu. - Chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. - Giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu. Bên cạnh đó, tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định. - Thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định 61/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cũng quy định về các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu lao động như sau: - Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định. - Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới. - Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước. Từ dẫn chiếu những chính sách hỗ trợ nêu trên, có thể thấy, Nhà nước luôn luôn cố gắng hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người lao động “tha hương cầu thực” nhằm giúp người lao động có thể cải thiện và nâng cao đời sống của mình.
Hướng dẫn hỗ trợ người lao động xuất khẩu lao động theo hợp đồng
Đây là nội dung tại Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH ngày 10/5/2023 hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ LĐTBXH hướng dẫn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: (1) Đối tượng hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Thực hiện theo quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg bao gồm các đối tượng sau: - NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; ưu tiên NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. - Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận. (2) Phương thức hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Đối với hoạt động hỗ trợ NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp khi tuyển chọn lao động tại các các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo phối hợp với cơ quan LĐTBXH tại địa phương. Qua đó, thực hiện hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề, đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan LĐTBXH thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trách nhiệm hỗ trợ người lao động cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để nhận hỗ trợ. Giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân NLĐ, cơ quan LĐTBXH thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, Bộ LĐTBXH thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. (3) Nguyên tắc hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg, phù hợp với nhu cầu của NLĐ Ngoài ra, phải bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới. (4) Nội dung hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - NLĐ thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. - NLĐ thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và hỗ trợ các chi phí khác theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC. - NLĐ khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề. - NLĐ và thân nhân của NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo: Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ. Xem thêm Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 11/7/2022.
Điều kiện, thủ tục hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan
Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) quy định tại Nghị định 112/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan Doanh nghiệp phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 và đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 12 Nghị định 112/2021/NĐ-CP: - Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động quản lý người lao động có năng lực tiếng Trung trình độ tối thiểu HSK5 hoặc tương đương và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan; + Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan. - Không bị xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan. Như vậy, để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và duy trì các điều kiện đó. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện về số lượng nhân viên nghiệp vụ theo quy định trên và không bị xử phạt trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đề nghị Bộ LĐTBXH giới thiệu với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan. 2. Quy định hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan bao gồm: - Văn bản đề nghị theo Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; - 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; - 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ theo quy định nêu trên. Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ như sau: - Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn); - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ LĐTBXH có văn bản giới thiệu doanh nghiệp dịch vụ với cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan. Trường hợp không giới thiệu, Bộ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Như vậy, hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan sẽ bao gồm các loại giấy tờ nêu trên và thực hiện nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ LĐTBXH hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử. Bên cạnh đó, trước khi đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan, doanh nghiệp dịch vụ phải nộp danh sách người lao động đến Bộ LĐTBXH để xác nhận theo quy định tại Điều 14 Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Tha hương cầu thực là gì? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hỗ trợ thế nào?
Câu thành ngữ “Tha hương cầu thực” được hiểu như thế nào? Người xuất khẩu lao động hiện nay được hưởng những chính sách hỗ trợ nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Tha hương cầu thực là gì? Trước tiên, câu thành ngữ tha hương cầu thực còn có một biến thể khác là tha phương cầu thực. Về mặt Hán Việt, “tha” được hiểu là khác, lạ; “hương” là quê hương; “cầu” có nghĩa là xin, tìm kiếm, còn “thực” là ăn. Theo đó, “cầu thực” có thể được hiểu là xin ăn, kiếm sống, kiếm ăn. Từ phần giải thích về mặt ngữ nghĩa như đã nêu trên, thì có thể hiểu nôm na ý nghĩa của câu “tha hương cầu thực” là tìm nơi khác để kiếm sống, phản ánh hình ảnh con người lựa chọn rời bỏ quê hương đến nơi xa xôi khác để tìm kế sinh nhai. Cạnh đó, ngoài việc diễn đạt ý nghĩa con người đi đến một nơi xa lạ để làm ăn, sinh sống. Câu thành ngữ trên cũng thể hiện sự bấp bênh, nay đây mai đó để kiếm sống của một con người. (2) Người xuất khẩu lao động được hỗ trợ thế nào? Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về các chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên như sau: Trường hợp là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ: - Đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, bao gồm: + Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết. + Tiền ăn trong thời gian thực tế học. + Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15km trở lên hoặc từ 10km trở lên đối với người cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu. - Chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. - Giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu. Bên cạnh đó, tại Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: - Thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định. - Thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định 61/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cũng quy định về các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu lao động như sau: - Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định. - Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới. - Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước. Từ dẫn chiếu những chính sách hỗ trợ nêu trên, có thể thấy, Nhà nước luôn luôn cố gắng hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người lao động “tha hương cầu thực” nhằm giúp người lao động có thể cải thiện và nâng cao đời sống của mình.
Hướng dẫn hỗ trợ người lao động xuất khẩu lao động theo hợp đồng
Đây là nội dung tại Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH ngày 10/5/2023 hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ NLĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Bộ LĐTBXH hướng dẫn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: (1) Đối tượng hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Thực hiện theo quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg bao gồm các đối tượng sau: - NLĐ có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; ưu tiên NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. - Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận. (2) Phương thức hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Đối với hoạt động hỗ trợ NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp khi tuyển chọn lao động tại các các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo phối hợp với cơ quan LĐTBXH tại địa phương. Qua đó, thực hiện hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề, đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan LĐTBXH thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho NLĐ. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có trách nhiệm hỗ trợ người lao động cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để nhận hỗ trợ. Giới thiệu, tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân NLĐ, cơ quan LĐTBXH thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, Bộ LĐTBXH thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. (3) Nguyên tắc hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung quy định tại điểm b mục 4 Phần III Quyết định 90/QĐ-TTg, phù hợp với nhu cầu của NLĐ Ngoài ra, phải bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, bình đẳng giới. (4) Nội dung hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - NLĐ thuộc hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. - NLĐ thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và hỗ trợ các chi phí khác theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 15/2022/TT-BTC. - NLĐ khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề. - NLĐ và thân nhân của NLĐ thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo: Hỗ trợ giới thiệu, tư vấn để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - NLĐ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho NLĐ. Xem thêm Văn bản hợp nhất Thông tư 1679/VBHN-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 11/7/2022.