Vợ đánh ghen chồng và tình nhân có bị xử phạt không?
Đánh ghen không còn quá xa lạ đối với cộng đồng nữa, cách vài hôm lại xuất hiện một bà vợ đi đánh ghen, lúc thì tìm đến quán karaoke, lúc thì đến khách sạn, thậm chí bắt ghen trên ô tô,... Không khó để bắt gặp những đoạn clip chồng ngoại tình, còn vợ thì đi đánh ghen với sự cổ vũ nhiệt tình từ những người hóng chuyện xung quanh. Vậy đứng trên phương diện pháp luật, người đánh ghen hay đi xem người khác đánh ghen thì có bị xử lý hay không? Người đánh ghen bị xử lý thế nào? Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: - Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 7; Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144 /2020/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều 7 thì việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời, theo quy định tại điểm đ khoản 14 của Điều 7 thì người vi phạm buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh ghen Nếu hành vi đánh ghen để lại hậu quả nghiêm trọng, tùy thuộc vào tính chất mức độ mà hành vi đó gây nên thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 155 Tội làm nhục người khác và Điều 156 Tội vu khống Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Theo đó, về hành vi vi phạm này tùy vào tính chất mức độ mà mức phạt cao nhất nếu vi phạm một trong hai điều này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 tháng và phạt tù lên đến 01 năm. Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó nếu việc đánh có hành vi cố ý gây thương tích, thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất có thể từ 12-20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đi xem đánh ghen (không tham gia đánh) có bị xử phạt không? Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Căn cứ tại Điều luật này, đã đưa ra các mức phạt cụ thể với từng hành vi vi phạm. Theo đó, những hành vi dưới đây được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng: + Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự + Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Như vậy, đánh ghen được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng. Chủ thể tham gia đánh ghen phải có những hành động, lời nói nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm của cá nhân khác cũng như trật tự công cộng thì mới được xem là vi phạm Việc đi xem đánh ghen mà không tham gia được xem là các chủ thể này chứng kiến hành vi đánh nhau xảy ra, nhưng không có bất kỳ hành động, hay lời nói xúc tác vào mâu thuẫn đó. Khi đó, người đi xem đánh ghen sẽ không thể bị quy về tội gây rối trật tự hay những tội phạm liên quan có thể xảy ra.
Chửi bới, lăng mạ CSGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự!
Vừa qua, trên các trang báo điện tử có đưa tin về vụ việc, người phụ nữ có những lời nói lăng mạ, chửi bới CSGT khi chồng bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, hành vi chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy mức xử phạt đối với người lăng mạ người thi hành công vụ là gì? Ai được xác định là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 quy định: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Hành vi lăng mạ, đe dọa người thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau: - Điểm b khoản 1 quy định phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc xin lỗi công khai - Điểm a khoản 2 quy định phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ . Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự Tội làm nhục người khác Cụ thể, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù nếu hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này. Trường hợp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, sẽ bị truy cứu hình sự Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố
Vấn nạn sử dụng “sim rác” để chào mời vay tiền, bán bảo hiểm,… không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, hành vi này ngày càng trở nên quá đáng hơn và vượt ra khỏi mức chịu đựng, khi có những người dân phản ánh rằng đã nhận được hơn 1.000 cuộc gọi rác trong 1 tháng. Thậm chí, có những người còn bị khủng bố qua “sim rác”. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân. Vậy pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi này? Mức xử phạt hành vi dùng “sim rác” khủng bố là bao nhiêu? Sim rác là gì? Sim rác là loại sim đã được các đại lý đăng ký thông tin để kích hoạt sim trước đó. Loại sim này được mua dễ dàng và không cần phải làm bất kỳ thủ tục đăng ký thông tin nào. Đặc biệt giá sim này rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với việc mua sim cá nhân rồi lại mất nhiều thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký. Cũng bởi vừa rẻ vừa không cần phải đăng ký bất kỳ thông tin nào nên loại sim này bị lợi dụng nhằm phục vụ cho những mục đích xấu. Hiện trạng dùng “sim rác” để khủng bố Sử dụng “sim rác” để khủng bố là hành vi gọi điện, nhắn tin kèm theo những lời đe dọa, lăng mạ thường là dưới danh nghĩa bán bảo hiểm, cho vay tiền hay đòi nợ. Mặc cho người nghe điện thoại có muốn nghe hay không hoặc đã từ chối nhiều lần nhưng vẫn bị làm phiền. Điều đáng nói, có những cuộc gọi vào lúc 12 giờ trưa hay vào lúc giữa đêm khuya, rạng sáng 2 giờ 3 giờ khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Không chỉ là hành vi chào mời mua hàng, hay vay tiền từ các cá nhân tự xưng là nhân viên của công ty tài chính mà thậm chí là đe dọa, khủng bố bởi những người đòi nợ mướn mặc dù người dân đã nói rằng họ không hề vay tiền trước đó. Mặc cho những giải thích hay yêu cầu ngừng làm phiền của người dân, các cá nhân, tổ chức này vẫn tiếp tục các cuộc gọi, tin nhắn khủng bố, lăng mạ, làm phiền. Chế tài nào dành cho hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố Xử phạt hành chính: Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “…….. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..” Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác. Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định : Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đánh ghen, lột đồ tình địch: có phải giải pháp tốt nhất?
Vừa qua, một vụ đánh ghen lột đồ tình địch trước một siêu thị lớn tại Hà Nội diễn ra dù đã được lực lượng bảo vệ siêu thị và người dân can ngăn nhưng các đối tượng hành hung cô gái vẫn tiếp tục có các hành vi lột quần áo của cô gái với sự việc là cô gái này có quan hệ với chồng của 1 trong 3 người phụ nữ tham gia trong vụ việc. Các vụ việc đánh ghen ngay diễn ra càng nhiều với nhiều mức độ và hành vi ngày càng nguy hiểm, không chỉ với mục đích làm cho đối phương “xấu hổ” và “mất mặc” “làm nhục” trước đám đông mà còn có các hành vi tác động tới thân thể của nạn nhân như đánh đập, dùng hung khí: giao, kéo…, xát ớt, đặc biệt sử dụng axit tạt vào nạn nhân. Các thủ đoạn mà các đối tượng đánh ghen sử dụng rất nguy hiểm và gây ra những đau đớn về thể xác và tinh thần cho các nạn nhân bị đánh ghen. Điển hình có thể thấy một số vụ việc như clip một vụ đánh ghen kinh hoàng diễn ra tại Bình Dương; vụ việc người phụ nữ nhảy lên nắp capo chửi bới, la hét và hăm dọa khi phát hiện chồng và “tình địch” đang đi trên đường hay hy hữu vụ quấn khăn tang xông vào đám cưới đánh ghen ở Huế; tạt axit làm mù hai mắt tình địch ở Đồng Nai hay tạt axit vào hai cô gái trên đường đi học về tại TP. Hồ Chí Minh… và mới đây là vụ việc ba phụ nữ đánh ghen, lột đồ tình địch trước một siêu thị ở Hà Nội. Không chỉ có những vụ việc vợ đi đánh ghen tình địch, “bồ nhí” của chồng mà đến cả cánh mày râu cũng có các hành vi đánh ghen “người thứ ba” phá hoại hạnh phúc gia đình. Việc xảy ra tình trạng đánh ghen như hiện nay là do sự nông nổi, tức giận mà không làm chủ được tinh thần và hành vi để có những sự việc đáng tiếc xảy ra. Hạnh phúc gia đình là điều ai cũng mong muốn xây dựng và bồi đắp nhưng việc xuất hiện của kẻ thứ ba đã làm phá vỡ đi những gì vốn có của cái gọi là hạnh phúc gia đình. Cũng không thể hiểu những kẻ thứ ba đó có suy nghĩ được đến việc gây tan vỡ cho hạnh phúc gia đình của người khác. Nhưng dù vậy thì mọi thứ đều có pháp luật cho nên làm bất cứ điều gì cũng nên suy nghĩ đến việc pháp luật có cho phép bạn làm điều đó không. Hiện nay, các hành vi đánh ghen tình địch với các hành vi và thủ đoạn gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác cho tình địch có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như “Tội làm nhục người khác”; “Tội cố ý gây thương tích”…. Kết quả của các cuộc đánh ghen là hạnh phúc gia đình thì “đổ vỡ”, người thì mất công danh sự nghiệp, người thì vướng vào vòng lao lý và kèm theo rất nhiều hậu quả khác. Đa phần các đối tượng khi tham gia đánh ghen đều không nhận thức được hết pháp luật nên suy nghĩ nông cạn, bồng bột là chỉ cần làm cho “tình địch” nhục nhã trước đám đông. Pháp luật bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, danh dự cho mỗi cá nhân nên không ai có quyền có các hành vi xâm phạm đến thân thể, tính mạng, danh dự của người khác.
VKS huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai không biết Luật hay không đọc báo?
- Viện kiểm sát huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai không biết luật rồi bác ơi! - Chú nói sao chứ Viện mà không biết luật là sao? - Thì vụ hắt ly bia mà bị truy tố tội làm nhục người khác đó! Theo Luật thì chỉ khi “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự” mới bị truy tố; còn ở đây ăn nhậu, có mâu thuẫn từ trước thì chuyện hắt ly bia mà truy tố người ta liệu có đáng. Vậy có phải Viện không biết luật không? - Cái đó không phải là Viện không biết luật mà là không đọc báo nên làm cuồng đó. - Là sao? - Mấy bác bên Viện thì luật pháp nằm trong lòng bàn tay. Chẳng qua, không đọc báo nên làm cuồng. Chứ hiện nay chuyện gì trái ngang là báo chí phanh phui ghê lắm chú à! Chỉ cần Viện kiểm sát huyện Định Quán biết đọc báo thì không dám làm liều thế đâu. - Bác nói cũng có lý. Mà nghe báo viết thấy bực cả người bác à! Cán bộ đi nhậu bị người ta hắt bia mà có kẻ bảo chống người thi hành công vụ. Nghe mà não lòng! - Công vụ con khỉ khô đó! Công ly bia thì có chí công vụ cái gì. Vụ này chẳng qua cậy quyền mà ép dân thôi chú à! - Bác đoán thử vụ này sẽ đi về đâu? - Báo làm quá thì chỉ có rút quyết định truy tố chứ đi gì nữa.
Vợ đánh ghen chồng và tình nhân có bị xử phạt không?
Đánh ghen không còn quá xa lạ đối với cộng đồng nữa, cách vài hôm lại xuất hiện một bà vợ đi đánh ghen, lúc thì tìm đến quán karaoke, lúc thì đến khách sạn, thậm chí bắt ghen trên ô tô,... Không khó để bắt gặp những đoạn clip chồng ngoại tình, còn vợ thì đi đánh ghen với sự cổ vũ nhiệt tình từ những người hóng chuyện xung quanh. Vậy đứng trên phương diện pháp luật, người đánh ghen hay đi xem người khác đánh ghen thì có bị xử lý hay không? Người đánh ghen bị xử lý thế nào? Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng, như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: - Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 7; Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144 /2020/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều 7 thì việc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời, theo quy định tại điểm đ khoản 14 của Điều 7 thì người vi phạm buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh ghen Nếu hành vi đánh ghen để lại hậu quả nghiêm trọng, tùy thuộc vào tính chất mức độ mà hành vi đó gây nên thì có thể bị xử lý hình sự theo Điều 155 Tội làm nhục người khác và Điều 156 Tội vu khống Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Theo đó, về hành vi vi phạm này tùy vào tính chất mức độ mà mức phạt cao nhất nếu vi phạm một trong hai điều này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 tháng và phạt tù lên đến 01 năm. Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó nếu việc đánh có hành vi cố ý gây thương tích, thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; - Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; - Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; - Có tính chất côn đồ; - Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Khung hình phạt cao nhất có thể từ 12-20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đi xem đánh ghen (không tham gia đánh) có bị xử phạt không? Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Căn cứ tại Điều luật này, đã đưa ra các mức phạt cụ thể với từng hành vi vi phạm. Theo đó, những hành vi dưới đây được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng: + Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác + Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự + Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Như vậy, đánh ghen được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng. Chủ thể tham gia đánh ghen phải có những hành động, lời nói nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm của cá nhân khác cũng như trật tự công cộng thì mới được xem là vi phạm Việc đi xem đánh ghen mà không tham gia được xem là các chủ thể này chứng kiến hành vi đánh nhau xảy ra, nhưng không có bất kỳ hành động, hay lời nói xúc tác vào mâu thuẫn đó. Khi đó, người đi xem đánh ghen sẽ không thể bị quy về tội gây rối trật tự hay những tội phạm liên quan có thể xảy ra.
Chửi bới, lăng mạ CSGT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự!
Vừa qua, trên các trang báo điện tử có đưa tin về vụ việc, người phụ nữ có những lời nói lăng mạ, chửi bới CSGT khi chồng bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, hành vi chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy mức xử phạt đối với người lăng mạ người thi hành công vụ là gì? Ai được xác định là người thi hành công vụ? Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 quy định: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án. Hành vi lăng mạ, đe dọa người thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau: - Điểm b khoản 1 quy định phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc xin lỗi công khai - Điểm a khoản 2 quy định phạt tiền từ 06-08 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ . Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ có thể bị xử lý hình sự Tội làm nhục người khác Cụ thể, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù nếu hành vi đó có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này. Trường hợp dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, sẽ bị truy cứu hình sự Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức cao nhất cho tội này có thể phạt tù lên đến 07 năm. Cản trở người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào? Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào? Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố
Vấn nạn sử dụng “sim rác” để chào mời vay tiền, bán bảo hiểm,… không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, hành vi này ngày càng trở nên quá đáng hơn và vượt ra khỏi mức chịu đựng, khi có những người dân phản ánh rằng đã nhận được hơn 1.000 cuộc gọi rác trong 1 tháng. Thậm chí, có những người còn bị khủng bố qua “sim rác”. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến đời sống bình thường của người dân. Vậy pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi này? Mức xử phạt hành vi dùng “sim rác” khủng bố là bao nhiêu? Sim rác là gì? Sim rác là loại sim đã được các đại lý đăng ký thông tin để kích hoạt sim trước đó. Loại sim này được mua dễ dàng và không cần phải làm bất kỳ thủ tục đăng ký thông tin nào. Đặc biệt giá sim này rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với việc mua sim cá nhân rồi lại mất nhiều thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký. Cũng bởi vừa rẻ vừa không cần phải đăng ký bất kỳ thông tin nào nên loại sim này bị lợi dụng nhằm phục vụ cho những mục đích xấu. Hiện trạng dùng “sim rác” để khủng bố Sử dụng “sim rác” để khủng bố là hành vi gọi điện, nhắn tin kèm theo những lời đe dọa, lăng mạ thường là dưới danh nghĩa bán bảo hiểm, cho vay tiền hay đòi nợ. Mặc cho người nghe điện thoại có muốn nghe hay không hoặc đã từ chối nhiều lần nhưng vẫn bị làm phiền. Điều đáng nói, có những cuộc gọi vào lúc 12 giờ trưa hay vào lúc giữa đêm khuya, rạng sáng 2 giờ 3 giờ khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn. Không chỉ là hành vi chào mời mua hàng, hay vay tiền từ các cá nhân tự xưng là nhân viên của công ty tài chính mà thậm chí là đe dọa, khủng bố bởi những người đòi nợ mướn mặc dù người dân đã nói rằng họ không hề vay tiền trước đó. Mặc cho những giải thích hay yêu cầu ngừng làm phiền của người dân, các cá nhân, tổ chức này vẫn tiếp tục các cuộc gọi, tin nhắn khủng bố, lăng mạ, làm phiền. Chế tài nào dành cho hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố Xử phạt hành chính: Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “…….. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..” Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác. Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định : Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đánh ghen, lột đồ tình địch: có phải giải pháp tốt nhất?
Vừa qua, một vụ đánh ghen lột đồ tình địch trước một siêu thị lớn tại Hà Nội diễn ra dù đã được lực lượng bảo vệ siêu thị và người dân can ngăn nhưng các đối tượng hành hung cô gái vẫn tiếp tục có các hành vi lột quần áo của cô gái với sự việc là cô gái này có quan hệ với chồng của 1 trong 3 người phụ nữ tham gia trong vụ việc. Các vụ việc đánh ghen ngay diễn ra càng nhiều với nhiều mức độ và hành vi ngày càng nguy hiểm, không chỉ với mục đích làm cho đối phương “xấu hổ” và “mất mặc” “làm nhục” trước đám đông mà còn có các hành vi tác động tới thân thể của nạn nhân như đánh đập, dùng hung khí: giao, kéo…, xát ớt, đặc biệt sử dụng axit tạt vào nạn nhân. Các thủ đoạn mà các đối tượng đánh ghen sử dụng rất nguy hiểm và gây ra những đau đớn về thể xác và tinh thần cho các nạn nhân bị đánh ghen. Điển hình có thể thấy một số vụ việc như clip một vụ đánh ghen kinh hoàng diễn ra tại Bình Dương; vụ việc người phụ nữ nhảy lên nắp capo chửi bới, la hét và hăm dọa khi phát hiện chồng và “tình địch” đang đi trên đường hay hy hữu vụ quấn khăn tang xông vào đám cưới đánh ghen ở Huế; tạt axit làm mù hai mắt tình địch ở Đồng Nai hay tạt axit vào hai cô gái trên đường đi học về tại TP. Hồ Chí Minh… và mới đây là vụ việc ba phụ nữ đánh ghen, lột đồ tình địch trước một siêu thị ở Hà Nội. Không chỉ có những vụ việc vợ đi đánh ghen tình địch, “bồ nhí” của chồng mà đến cả cánh mày râu cũng có các hành vi đánh ghen “người thứ ba” phá hoại hạnh phúc gia đình. Việc xảy ra tình trạng đánh ghen như hiện nay là do sự nông nổi, tức giận mà không làm chủ được tinh thần và hành vi để có những sự việc đáng tiếc xảy ra. Hạnh phúc gia đình là điều ai cũng mong muốn xây dựng và bồi đắp nhưng việc xuất hiện của kẻ thứ ba đã làm phá vỡ đi những gì vốn có của cái gọi là hạnh phúc gia đình. Cũng không thể hiểu những kẻ thứ ba đó có suy nghĩ được đến việc gây tan vỡ cho hạnh phúc gia đình của người khác. Nhưng dù vậy thì mọi thứ đều có pháp luật cho nên làm bất cứ điều gì cũng nên suy nghĩ đến việc pháp luật có cho phép bạn làm điều đó không. Hiện nay, các hành vi đánh ghen tình địch với các hành vi và thủ đoạn gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác cho tình địch có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như “Tội làm nhục người khác”; “Tội cố ý gây thương tích”…. Kết quả của các cuộc đánh ghen là hạnh phúc gia đình thì “đổ vỡ”, người thì mất công danh sự nghiệp, người thì vướng vào vòng lao lý và kèm theo rất nhiều hậu quả khác. Đa phần các đối tượng khi tham gia đánh ghen đều không nhận thức được hết pháp luật nên suy nghĩ nông cạn, bồng bột là chỉ cần làm cho “tình địch” nhục nhã trước đám đông. Pháp luật bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, danh dự cho mỗi cá nhân nên không ai có quyền có các hành vi xâm phạm đến thân thể, tính mạng, danh dự của người khác.
VKS huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai không biết Luật hay không đọc báo?
- Viện kiểm sát huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai không biết luật rồi bác ơi! - Chú nói sao chứ Viện mà không biết luật là sao? - Thì vụ hắt ly bia mà bị truy tố tội làm nhục người khác đó! Theo Luật thì chỉ khi “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự” mới bị truy tố; còn ở đây ăn nhậu, có mâu thuẫn từ trước thì chuyện hắt ly bia mà truy tố người ta liệu có đáng. Vậy có phải Viện không biết luật không? - Cái đó không phải là Viện không biết luật mà là không đọc báo nên làm cuồng đó. - Là sao? - Mấy bác bên Viện thì luật pháp nằm trong lòng bàn tay. Chẳng qua, không đọc báo nên làm cuồng. Chứ hiện nay chuyện gì trái ngang là báo chí phanh phui ghê lắm chú à! Chỉ cần Viện kiểm sát huyện Định Quán biết đọc báo thì không dám làm liều thế đâu. - Bác nói cũng có lý. Mà nghe báo viết thấy bực cả người bác à! Cán bộ đi nhậu bị người ta hắt bia mà có kẻ bảo chống người thi hành công vụ. Nghe mà não lòng! - Công vụ con khỉ khô đó! Công ly bia thì có chí công vụ cái gì. Vụ này chẳng qua cậy quyền mà ép dân thôi chú à! - Bác đoán thử vụ này sẽ đi về đâu? - Báo làm quá thì chỉ có rút quyết định truy tố chứ đi gì nữa.