Gen Alpha là thế hệ gì? Gen Alpha hiện nay bao nhiêu tuổi?
Gen Y, Gen Z hay Gen Alpha là những thuật ngữ gọi một thế hệ được sinh ra trong khoảng thời gian xác định. Vậy Gen Alpha là thế hệ gì? Gen Alpha hiện nay bao nhiêu tuổi? – Ngọc Bích (Nghệ An) 1. Gen Alpha là thế hệ gì? Gen Alpha hiện nay bao nhiêu tuổi? Gen Alpha là thế hệ tiếp nối của gen Z, là thế hệ đầu tiên được sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21. Gen Alpha thường là những đứa trẻ được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2024. Dựa vào khoảng thời gian sinh ra, ta có thể xác định được độ tuổi hiện nay của Gen Alpha (tính đến năm 2024) cao nhất sẽ là 14 tuổi và thấp nhất chỉ mới vài tháng tuổi. Nguồn gốc của thế hệ Gen Alpha bắt nguồn từ việc sử dụng thứ tự chữ cái đầu trong bảng chữ cái Hy Lạp. Theo đó, thế hệ Alpha là thế hệ đầu tiên được sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ 3. Hầu hết các thành viên thế hệ Alpha đều là con cái của thế hệ gen Y – Millennials. Tên gọi "Gen Alpha" được đặt ra bởi nhà nghiên cứu xã hội Mark McCrindle, người sáng lập công ty tư vấn McCrindle Research ở Úc. Ông McCrindle cho rằng, chữ cái "Alpha" mang hàm ý chuyển giao và tiếp nối một sự khởi đầu mới mẻ, cột mốc đánh dấu thế hệ đầu tiên của thế kỉ XXI. Trong khi Gen Z thường gắn liền với internet và mạng xã hội, thì Gen Alpha trở thành thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thế giới của thời đại kỹ thuật số. Khi đó thế hệ này sẽ có khả năng sử dụng công nghệ cao một cách tự nhiên và linh hoạt, như một phần của cuộc sống. Đồng thời cũng được đánh giá là có tư duy toàn cầu, cởi mở và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. 2. Gen Alpha ở Việt Nam được hưởng những quyền gì? Như đã đề cập ở trên, Gen Alpha là những đứa trẻ từ dưới 14 tuổi. Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi. Do đó, Gen Alpha ở Việt Nam được hưởng những quyền sau đây theo Luật Trẻ em 2016: - Quyền sống; - Quyền được khai sinh và có quốc tịch; - Quyền được chăm sóc sức khỏe; - Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; - Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; - Quyền vui chơi, giải trí; - Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; - Quyền về tài sản; - Quyền bí mật đời sống riêng tư; - Quyền được sống chung với cha, mẹ; - Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; - Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; - Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; - Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; - Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; - Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; - Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; - Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; - Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; - Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; - Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; - Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; - Quyền của trẻ em khuyết tật; - Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Trong việc quản lý nhà nước về trẻ em, pháp luật Việt Nam đã đưa ra một số nội dung thực hiện như sau: - Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em. - Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em. - Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.
Trẻ em có được bảo đảm tiếp cận những thông tin truyền thông cũng như sức khỏe, giáo dục hay không?
Hiện nay thì còn rất nhiều trẻ em ở vùng sâu vùng xa khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cũng như giáo dục, thì không biết rằng nhà nước ta có những quy định nào để đảm bảo cho việc này hay không? Trẻ em có được bảo đảm tiếp cận những thông tin truyền thông hay không? Căn cứ tại Điều 46 Luật Trẻ em 2016 có quy định về bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em như sau: - Nhà nước bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức qua các kênh thông tin, truyền thông phù hợp. - Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em. Thông tin, đồ chơi, trò chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh có nội dung không phù hợp với trẻ em phải thông báo hoặc ghi rõ độ tuổi trẻ em không được sử dụng. - Nhà nước khuyến khích phát triển thông tin, truyền thông phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ em; sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với thời lượng thích hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số. Như vậy, nhà nước sẽ bảo đảm cho trẻ em được tiếp cận những thông tin về học tập bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tìm hiểu, trao đổi kiến thức qua các kênh thông tin, truyền thông phù hợp theo quy định nêu trên. Nhà nước bảo đảm về chăm sóc sức khỏe của trẻ em như thế nào? Căn cứ tại Điều 43 Luật Trẻ em 2016 có quy định về bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em như sau: - Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật. - Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. - Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. - Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. - Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. - Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Như vậy, Nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em đều được chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Nhà nước còn đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho trẻ em theo các quy định nêu trên Về giáo dục cho trẻ em thì sẽ được Nhà nước bảo đảm như thế nào? Căn cứ tại Điều 44 Luật Trẻ em 2016 có quy định bảo đảm về giáo dục cho trẻ em như sau: - Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động. - Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. - Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em. - Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. - Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo. Như vậy, Nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi Từ những căn cứ nêu trên, Nhà nước ta luôn đẩy mạnh các biện pháp nhằm đảm bảo trẻ em Việt Nam được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của chúng để phát triển, cùng chung tay xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không?
Hiện tại, không hiếm khi nhìn thấy tại các gốc phố, đường xá hình ảnh các trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Vậy Nhà nước ta quy định như thế nào về trẻ em không nơi nương tựa? Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 có quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm như sau: -Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; - Trẻ em bị bỏ rơi; - Trẻ em không nơi nương tựa; - Trẻ em khuyết tật; - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; - Trẻ em vi phạm pháp luật; - Trẻ em nghiện ma túy; - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; - Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; - Trẻ em bị bóc lột; - Trẻ em bị xâm hại tình dục; - Trẻ em bị mua bán; - Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; - Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc. Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em không nơi nương tựa thuộc trường hợp được xếp vào trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ em không nơi nương tựa được hiểu như thế nào? Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP có quy định các trường hợp được xem là trẻ em không nơi nương tựa như sau: - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật. - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng. - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật. - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em. - Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. - Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em. - Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu trẻ em thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên thì được hiểu là trẻ em không nơi nương tựa. Theo đó, nhóm trẻ em này sẽ được Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ để hỗ trợ phù hợp với quy định pháp luật Các chính sách hỗ trợ trẻ em không nơi nương tựa thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm những gì? Căn cứ Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định 56/2017/NĐ-CP có quy định các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như sau: - Chính sách chăm sóc sức khỏe + Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. +. Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật. - Chính sách trợ giúp xã hội + Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội. +. Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 56/2017/NĐ-CP. - Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. -. Chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật Trẻ em 2016 Như vậy, trẻ em không nơi nương tựa thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Từ những căn cứ nêu trên, trẻ em không nơi nương tựa là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó Nhà nước ta cần phải có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng này học tập, chăm sóc sức khỏe để phát triển toàn diện góp phần chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Giáo viên tự ý đăng hình ảnh học sinh để đu trend TikTok bị xử lý thế nào?
Hiện tượng đăng hình ảnh học sinh tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội của một số giáo viên đã và đang vi phạm quy định của pháp luật về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em. Theo đó, hành vi sử dụng, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý thì bị xử lý như thế nào? Hiện trạng Hiện nay, không khó để tìm được những clip Tiktok viral, triệu view của các thầy cô giáo, đặc biệt là những clip quay cùng học sinh. Không gì đáng nói ở đây, nếu những clip quay lại những khoảnh khắc vui vẻ của thầy và trò, tuy nhiên, rất nhiều trong các clip đó bắt gặp hình ảnh các học sinh đã cố gắng che mặt, không muốn xuất hiện trong video, nhưng một số giáo viên vẫn cố gắng quay bằng được khuôn mặt của học sinh. Một số thầy cô giáo khác thì rủ học sinh nhảy nhót, công khai danh tính, gia cảnh của gia đình học sinh. Điều này xuất phát từ các video clip quay với học sinh thu hút hàng nghìn cho đến cả triệu lượt xem, vì thế nhằm câu like, câu view mà bất chấp sự không thoải mái của các bạn nhỏ, những giáo viên này đã đăng tải hình ảnh của học sinh lên Tiktok hay Facebook. Điều này gây ảnh hưởng đến việc học tập cũng như phát triển của các em khi ở độ tuổi đang phát triển về tâm sinh lí. Các em chưa hiểu hết được những tác hại, mặt tiêu cực của mạng xã hội nên những hành vi tự ý đưa hình ảnh của các em lên mạng xã hội là phản cảm, thậm chí là vi phạm pháp luật. Đăng hình trẻ em lên mạng phải xin phép ai? Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cá nhân (kể cả trẻ em) có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó. Điều 21 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em như sau: - Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. - Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư. Bên cạnh đó, theo khoản 11 Điều 6 của Luật Trẻ em 2016 nghiêm cấm hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. Đồng thời, khoản 1 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP cũng quy định vấn đề xin phép khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng như sau: - Đối với trẻ dưới 07 tuổi: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. - Đối với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc và trẻ em đó. Như vậy, tùy vào độ tuổi của trẻ mà việc đưa hình ảnh của trẻ lên mạng phải xin phép những chủ thể khác nhau. Ngoài ra, khoản 2 Điều 36 tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP cũng nhấn mạnh cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. Hành vi tự ý đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 31 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định người nào có hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, gồm: tên, tuổi, hình ảnh cá nhân, địa chỉ, kết quả học tập,...thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi khi có yêu cầu xin lỗi và thu hồi, xóa, gỡ bỏ các hình ảnh đã đăng tải.
Cổng trường học đổ sập đè chết ba em học sinh ở Lào Cai quy trách nhiệm cho ai?
Trường học đáng ra nên là nơi an toàn để các em học sinh vui chơi và học tập. Nhưng hiện nay lại trong môi trường học đường lại xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm không khỏi khiến nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh lo lắng, bất an. Mới đây, báo chí rầm rộ đưa tin một nhóm học sinh chơi đùa, đánh đu trên cánh cổng trường phân hiệu Bản Phung (xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) thì bất ngờ cánh cổng đổ sập khiến 3 em tử vong, 3 em nhập viện cấp cứu. Cổng trường sập đè chết 3 học sinh - Ảnh minh họa Trường hợp trách nhiệm pháp lý thuộc về nhà trường: Trước tiên cần làm rõ thời điểm tai nạn xảy ra có trong giờ học hay không, trách nhiệm trong việc trông nom, quản lý các bạn học sinh thuộc về ai? Đồng thời làm rõ tình trạng của cánh cổng này trước khi đổ xuống có dấu vết, hư hỏng, có dấu hiệu của việc sắp gãy đổ hay không? Thứ nhất, Căn cứ Điểm a, b Điều 100 Luật Trẻ em 2016 về Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em có quy định: - Giáo viên có trách nhiệm tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; - Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; Do đó, trong trường hợp có căn cứ cho thấy người có trách nhiệm trông nom, quản lý các em bảo an toàn nhưng không thực hiện hết trách nhiệm của mình dẫn đến hậu quả tai nạn xảy ra, nhiều học sinh thiệt mạng và bị thương thì có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý: - Trước tiên là trách nhiệm dân sự. Nhà trường phải thực hiện bồi thường những thiệt hại đã xảy ra cho các học sinh gặp tai nạn. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rất rõ về trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại điều 590 hoặc trường hợp bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm tại điều 591, cụ thể như sau: + Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. + Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. - Ngoài ra, nhà trường còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người hoặc tội vi phạm quy tắc an toàn nơi đông người. Cụ thể được quy định ở điều 128, 295 Bộ luật hình sự 2015 như sau: + Người nào vô ý làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. + Người nào vi phạm quy định về an toàn ở những nơi đông người làm chết 03 người trở lên bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Trường hợp trách nhiệm thuộc về người thi công công trình: Cần điều tra xem xét công trình này được xây dựng từ khi nào, kinh phí xây dựng như thế nào, quá trình xây dựng có đáp ứng chất lượng công trình, nghiệm thu có phù hợp với quy định đồng thời đánh giá chất lượng của công trình. Nếu có căn cứ cho thấy việc xây dựng không đảm bảo chất lượng, có sai phạm, trong quá trình xây dựng công trình bị cắt xén nguyên liệu… thì cần truy trách nhiệm của những người có liên quan theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng cụ thể như sau: Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình... làm chết 3 người trở lên thì có thể bị phạt tù từ 8 đến 20 năm. Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường: - Trong đó thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng. - Đơn vị thi công còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân của nạn nhân. Mức bồi thường do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Căn cứ Điều 605, Điều 590, 591 Bộ luật dân sự 2015 Hiện vẫn chưa đủ thông tin để nhận định trách nhiệm thuộc về cá nhân hay tổ chức nào. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân của vụ việc trò để truy cứu trách nhiệm phù hợp.
Thế nào là "bạo lực trẻ em" và quy định của pháp luật về hành vi này ?
Bạo lực nói chung bao gồm bạo lực về thể chất và bạo lực về tinh thần. Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của một người nào đó. Hay hành vi bạo lực thể chất được định nghĩa như hành vi gây hấn thể chất một cách cố ý chống lại người khác. Về bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần bao gồm: Chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, cô lập không cho tiếp xúc với người khác, xua đuổi, quấy rối; gây áp lực thường xuyên về tâm lý; đe doạ bỏ; hành hạ con cái… gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý nạn nhân. Như vậy, bạo lực trẻ em là sử dụng những hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tâm lý gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ em. Cụ thể hơn tại Luật trẻ em 2016 có quy định “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”.
Không ngăn trẻ em uống bia, hút thuốc là phạm luật
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em (sửa đổi) tên mới là Luật trẻ em. Với nhiều vấn đề quan trọng như tiếp tục giữ độ tuổi được xem là trẻ em là dưới 16 tuổi, tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Luật này cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. Trong số các hành vi bị nghiêm cấm, như Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn, Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác, Luật đề cập việc cấm "sử dụng, xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi phạm pháp, xúc phạm danh dự người khác". Cụ thể, tại điều 7 của luật này liệt kê 18 hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Tước đoạt quyền được sống của trẻ em. 2. Bạo lực, hành hạ, lạm dụng, ngược đãi trẻ em. 3. Xâm hại tình dục trẻ em. 4. Bỏ mặc, bỏ rơi trẻ em. 5. Bóc lột sức lao động trẻ em. 6. Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn. 7. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác. 8. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. 9. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 10. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì hoàn cảnh đặc biệt, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. 11. Bán, cho hoặc không ngăn chặn trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có hại cho trẻ em. 12. Cung cấp dịch vụ, sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 13. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trẻ em không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ trẻ em và của chính bản thân trẻ em từ đủ bẩy tuổi trở lên. 14. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để bóc lột, bạo lực trẻ em; trục lợi cá nhân, hưởng chế độ, chính sách của nhà nước. 15. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ. 16. Lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, trái quy định của pháp luật cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em. 17. Từ chối, không thực hiện trách nhiệm hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị đối với trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự. 18. Chính phủ quy định chi tiết điều này. Nhưng không biết nếu mình "lơ" đi thì bị xử phạt thế nào nhỉ? :(
Theo dự thảo Luật trẻ em (tên gọi cũ là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em), định nghĩa rằng “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Tuy nhiên, điểm qua một số văn bản Luật sẽ sẽ thấy nhiều sự rắc rối: - Về mặt lao động: Tại khoản 1 điều 3 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “ Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” Những trường hợp dưới 15 tuổi thì được coi là lao động trẻ em và phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH. - Về mặt hôn nhân gia đình: Theo điểm a khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam phải từ đủ 20 trở lên mới được kết hôn. Nếu như trong Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại điều 18 rằng “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên” thì tại sao nam phải đến 20 tuổi mới được thực hiện hết các quyền của mình? Vậy phải chăng nam đến 20 tuổi mới hết là “trẻ em”? - Về mặt hình sự: Tại khoản 1 điều 115 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”. Như vậy, trẻ em trong trường hợp này là người dưới 16 tuổi? Tóm lại, dựa trên những quy định của pháp luật thì bao nhiêu tuổi được xem là trẻ em? Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm
Gen Alpha là thế hệ gì? Gen Alpha hiện nay bao nhiêu tuổi?
Gen Y, Gen Z hay Gen Alpha là những thuật ngữ gọi một thế hệ được sinh ra trong khoảng thời gian xác định. Vậy Gen Alpha là thế hệ gì? Gen Alpha hiện nay bao nhiêu tuổi? – Ngọc Bích (Nghệ An) 1. Gen Alpha là thế hệ gì? Gen Alpha hiện nay bao nhiêu tuổi? Gen Alpha là thế hệ tiếp nối của gen Z, là thế hệ đầu tiên được sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21. Gen Alpha thường là những đứa trẻ được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2024. Dựa vào khoảng thời gian sinh ra, ta có thể xác định được độ tuổi hiện nay của Gen Alpha (tính đến năm 2024) cao nhất sẽ là 14 tuổi và thấp nhất chỉ mới vài tháng tuổi. Nguồn gốc của thế hệ Gen Alpha bắt nguồn từ việc sử dụng thứ tự chữ cái đầu trong bảng chữ cái Hy Lạp. Theo đó, thế hệ Alpha là thế hệ đầu tiên được sinh ra hoàn toàn trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ 3. Hầu hết các thành viên thế hệ Alpha đều là con cái của thế hệ gen Y – Millennials. Tên gọi "Gen Alpha" được đặt ra bởi nhà nghiên cứu xã hội Mark McCrindle, người sáng lập công ty tư vấn McCrindle Research ở Úc. Ông McCrindle cho rằng, chữ cái "Alpha" mang hàm ý chuyển giao và tiếp nối một sự khởi đầu mới mẻ, cột mốc đánh dấu thế hệ đầu tiên của thế kỉ XXI. Trong khi Gen Z thường gắn liền với internet và mạng xã hội, thì Gen Alpha trở thành thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thế giới của thời đại kỹ thuật số. Khi đó thế hệ này sẽ có khả năng sử dụng công nghệ cao một cách tự nhiên và linh hoạt, như một phần của cuộc sống. Đồng thời cũng được đánh giá là có tư duy toàn cầu, cởi mở và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. 2. Gen Alpha ở Việt Nam được hưởng những quyền gì? Như đã đề cập ở trên, Gen Alpha là những đứa trẻ từ dưới 14 tuổi. Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi. Do đó, Gen Alpha ở Việt Nam được hưởng những quyền sau đây theo Luật Trẻ em 2016: - Quyền sống; - Quyền được khai sinh và có quốc tịch; - Quyền được chăm sóc sức khỏe; - Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; - Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; - Quyền vui chơi, giải trí; - Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; - Quyền về tài sản; - Quyền bí mật đời sống riêng tư; - Quyền được sống chung với cha, mẹ; - Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; - Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; - Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; - Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; - Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; - Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; - Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; - Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; - Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; - Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; - Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; - Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; - Quyền của trẻ em khuyết tật; - Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Trong việc quản lý nhà nước về trẻ em, pháp luật Việt Nam đã đưa ra một số nội dung thực hiện như sau: - Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em. - Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em. - Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em. - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.
Trẻ em có được bảo đảm tiếp cận những thông tin truyền thông cũng như sức khỏe, giáo dục hay không?
Hiện nay thì còn rất nhiều trẻ em ở vùng sâu vùng xa khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cũng như giáo dục, thì không biết rằng nhà nước ta có những quy định nào để đảm bảo cho việc này hay không? Trẻ em có được bảo đảm tiếp cận những thông tin truyền thông hay không? Căn cứ tại Điều 46 Luật Trẻ em 2016 có quy định về bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em như sau: - Nhà nước bảo đảm trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức qua các kênh thông tin, truyền thông phù hợp. - Các cơ quan thông tin, xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng phát thanh, truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em. Thông tin, đồ chơi, trò chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh có nội dung không phù hợp với trẻ em phải thông báo hoặc ghi rõ độ tuổi trẻ em không được sử dụng. - Nhà nước khuyến khích phát triển thông tin, truyền thông phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ em; sản xuất, đăng tải nội dung, thông tin với thời lượng thích hợp cho trẻ em dân tộc thiểu số. Như vậy, nhà nước sẽ bảo đảm cho trẻ em được tiếp cận những thông tin về học tập bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, tìm hiểu, trao đổi kiến thức qua các kênh thông tin, truyền thông phù hợp theo quy định nêu trên. Nhà nước bảo đảm về chăm sóc sức khỏe của trẻ em như thế nào? Căn cứ tại Điều 43 Luật Trẻ em 2016 có quy định về bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em như sau: - Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật. - Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. - Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. - Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. - Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. - Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Như vậy, Nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em đều được chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, Nhà nước còn đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo sức khỏe cho trẻ em theo các quy định nêu trên Về giáo dục cho trẻ em thì sẽ được Nhà nước bảo đảm như thế nào? Căn cứ tại Điều 44 Luật Trẻ em 2016 có quy định bảo đảm về giáo dục cho trẻ em như sau: - Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động. - Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. - Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em. - Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. - Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo. Như vậy, Nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi Từ những căn cứ nêu trên, Nhà nước ta luôn đẩy mạnh các biện pháp nhằm đảm bảo trẻ em Việt Nam được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của chúng để phát triển, cùng chung tay xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.
Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không?
Hiện tại, không hiếm khi nhìn thấy tại các gốc phố, đường xá hình ảnh các trẻ em cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Vậy Nhà nước ta quy định như thế nào về trẻ em không nơi nương tựa? Trẻ em không nơi nương tựa có được xem là có hoàn cảnh đặc biệt hay không? Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 có quy định về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm như sau: -Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; - Trẻ em bị bỏ rơi; - Trẻ em không nơi nương tựa; - Trẻ em khuyết tật; - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; - Trẻ em vi phạm pháp luật; - Trẻ em nghiện ma túy; - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; - Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; - Trẻ em bị bóc lột; - Trẻ em bị xâm hại tình dục; - Trẻ em bị mua bán; - Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; - Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc. Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em không nơi nương tựa thuộc trường hợp được xếp vào trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ em không nơi nương tựa được hiểu như thế nào? Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP có quy định các trường hợp được xem là trẻ em không nơi nương tựa như sau: - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật. - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng. - Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật. - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. - Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em. - Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. - Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em. - Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu trẻ em thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên thì được hiểu là trẻ em không nơi nương tựa. Theo đó, nhóm trẻ em này sẽ được Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ để hỗ trợ phù hợp với quy định pháp luật Các chính sách hỗ trợ trẻ em không nơi nương tựa thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm những gì? Căn cứ Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định 56/2017/NĐ-CP có quy định các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như sau: - Chính sách chăm sóc sức khỏe + Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. +. Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật. - Chính sách trợ giúp xã hội + Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội. +. Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 56/2017/NĐ-CP. - Chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. -. Chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. + Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật Trẻ em 2016 Như vậy, trẻ em không nơi nương tựa thuộc nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Từ những căn cứ nêu trên, trẻ em không nơi nương tựa là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó Nhà nước ta cần phải có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng này học tập, chăm sóc sức khỏe để phát triển toàn diện góp phần chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Giáo viên tự ý đăng hình ảnh học sinh để đu trend TikTok bị xử lý thế nào?
Hiện tượng đăng hình ảnh học sinh tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội của một số giáo viên đã và đang vi phạm quy định của pháp luật về việc sử dụng hình ảnh cá nhân của trẻ em. Theo đó, hành vi sử dụng, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý thì bị xử lý như thế nào? Hiện trạng Hiện nay, không khó để tìm được những clip Tiktok viral, triệu view của các thầy cô giáo, đặc biệt là những clip quay cùng học sinh. Không gì đáng nói ở đây, nếu những clip quay lại những khoảnh khắc vui vẻ của thầy và trò, tuy nhiên, rất nhiều trong các clip đó bắt gặp hình ảnh các học sinh đã cố gắng che mặt, không muốn xuất hiện trong video, nhưng một số giáo viên vẫn cố gắng quay bằng được khuôn mặt của học sinh. Một số thầy cô giáo khác thì rủ học sinh nhảy nhót, công khai danh tính, gia cảnh của gia đình học sinh. Điều này xuất phát từ các video clip quay với học sinh thu hút hàng nghìn cho đến cả triệu lượt xem, vì thế nhằm câu like, câu view mà bất chấp sự không thoải mái của các bạn nhỏ, những giáo viên này đã đăng tải hình ảnh của học sinh lên Tiktok hay Facebook. Điều này gây ảnh hưởng đến việc học tập cũng như phát triển của các em khi ở độ tuổi đang phát triển về tâm sinh lí. Các em chưa hiểu hết được những tác hại, mặt tiêu cực của mạng xã hội nên những hành vi tự ý đưa hình ảnh của các em lên mạng xã hội là phản cảm, thậm chí là vi phạm pháp luật. Đăng hình trẻ em lên mạng phải xin phép ai? Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cá nhân (kể cả trẻ em) có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó. Điều 21 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em như sau: - Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. - Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư. Bên cạnh đó, theo khoản 11 Điều 6 của Luật Trẻ em 2016 nghiêm cấm hành vi công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em. Đồng thời, khoản 1 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP cũng quy định vấn đề xin phép khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng như sau: - Đối với trẻ dưới 07 tuổi: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em. - Đối với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên: phải xin phép cha, mẹ, người chăm sóc và trẻ em đó. Như vậy, tùy vào độ tuổi của trẻ mà việc đưa hình ảnh của trẻ lên mạng phải xin phép những chủ thể khác nhau. Ngoài ra, khoản 2 Điều 36 tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP cũng nhấn mạnh cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em. Hành vi tự ý đưa hình ảnh học sinh lên mạng xã hội bị xử lý thế nào? Căn cứ Điều 31 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định người nào có hành vi công bố, tiết lộ một trong các thông tin mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, người giám hộ của trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, gồm: tên, tuổi, hình ảnh cá nhân, địa chỉ, kết quả học tập,...thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi khi có yêu cầu xin lỗi và thu hồi, xóa, gỡ bỏ các hình ảnh đã đăng tải.
Cổng trường học đổ sập đè chết ba em học sinh ở Lào Cai quy trách nhiệm cho ai?
Trường học đáng ra nên là nơi an toàn để các em học sinh vui chơi và học tập. Nhưng hiện nay lại trong môi trường học đường lại xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm không khỏi khiến nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh lo lắng, bất an. Mới đây, báo chí rầm rộ đưa tin một nhóm học sinh chơi đùa, đánh đu trên cánh cổng trường phân hiệu Bản Phung (xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) thì bất ngờ cánh cổng đổ sập khiến 3 em tử vong, 3 em nhập viện cấp cứu. Cổng trường sập đè chết 3 học sinh - Ảnh minh họa Trường hợp trách nhiệm pháp lý thuộc về nhà trường: Trước tiên cần làm rõ thời điểm tai nạn xảy ra có trong giờ học hay không, trách nhiệm trong việc trông nom, quản lý các bạn học sinh thuộc về ai? Đồng thời làm rõ tình trạng của cánh cổng này trước khi đổ xuống có dấu vết, hư hỏng, có dấu hiệu của việc sắp gãy đổ hay không? Thứ nhất, Căn cứ Điểm a, b Điều 100 Luật Trẻ em 2016 về Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em có quy định: - Giáo viên có trách nhiệm tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; - Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; Do đó, trong trường hợp có căn cứ cho thấy người có trách nhiệm trông nom, quản lý các em bảo an toàn nhưng không thực hiện hết trách nhiệm của mình dẫn đến hậu quả tai nạn xảy ra, nhiều học sinh thiệt mạng và bị thương thì có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý: - Trước tiên là trách nhiệm dân sự. Nhà trường phải thực hiện bồi thường những thiệt hại đã xảy ra cho các học sinh gặp tai nạn. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rất rõ về trường hợp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại điều 590 hoặc trường hợp bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm tại điều 591, cụ thể như sau: + Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. + Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Thiệt hại khác do luật quy định. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. - Ngoài ra, nhà trường còn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người hoặc tội vi phạm quy tắc an toàn nơi đông người. Cụ thể được quy định ở điều 128, 295 Bộ luật hình sự 2015 như sau: + Người nào vô ý làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. + Người nào vi phạm quy định về an toàn ở những nơi đông người làm chết 03 người trở lên bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Trường hợp trách nhiệm thuộc về người thi công công trình: Cần điều tra xem xét công trình này được xây dựng từ khi nào, kinh phí xây dựng như thế nào, quá trình xây dựng có đáp ứng chất lượng công trình, nghiệm thu có phù hợp với quy định đồng thời đánh giá chất lượng của công trình. Nếu có căn cứ cho thấy việc xây dựng không đảm bảo chất lượng, có sai phạm, trong quá trình xây dựng công trình bị cắt xén nguyên liệu… thì cần truy trách nhiệm của những người có liên quan theo quy định pháp luật. Căn cứ Điều 298 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng cụ thể như sau: Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, giám sát, nghiệm thu công trình... làm chết 3 người trở lên thì có thể bị phạt tù từ 8 đến 20 năm. Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường: - Trong đó thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng. - Đơn vị thi công còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân của nạn nhân. Mức bồi thường do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Căn cứ Điều 605, Điều 590, 591 Bộ luật dân sự 2015 Hiện vẫn chưa đủ thông tin để nhận định trách nhiệm thuộc về cá nhân hay tổ chức nào. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân của vụ việc trò để truy cứu trách nhiệm phù hợp.
Thế nào là "bạo lực trẻ em" và quy định của pháp luật về hành vi này ?
Bạo lực nói chung bao gồm bạo lực về thể chất và bạo lực về tinh thần. Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của một người nào đó. Hay hành vi bạo lực thể chất được định nghĩa như hành vi gây hấn thể chất một cách cố ý chống lại người khác. Về bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần bao gồm: Chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, cô lập không cho tiếp xúc với người khác, xua đuổi, quấy rối; gây áp lực thường xuyên về tâm lý; đe doạ bỏ; hành hạ con cái… gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý nạn nhân. Như vậy, bạo lực trẻ em là sử dụng những hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tâm lý gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ em. Cụ thể hơn tại Luật trẻ em 2016 có quy định “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”.
Không ngăn trẻ em uống bia, hút thuốc là phạm luật
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật chăm sóc, bảo vệ trẻ em (sửa đổi) tên mới là Luật trẻ em. Với nhiều vấn đề quan trọng như tiếp tục giữ độ tuổi được xem là trẻ em là dưới 16 tuổi, tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Luật này cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. Trong số các hành vi bị nghiêm cấm, như Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn, Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác, Luật đề cập việc cấm "sử dụng, xúi giục, kích động trẻ em thực hiện hành vi phạm pháp, xúc phạm danh dự người khác". Cụ thể, tại điều 7 của luật này liệt kê 18 hành vi bị nghiêm cấm như sau: Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Tước đoạt quyền được sống của trẻ em. 2. Bạo lực, hành hạ, lạm dụng, ngược đãi trẻ em. 3. Xâm hại tình dục trẻ em. 4. Bỏ mặc, bỏ rơi trẻ em. 5. Bóc lột sức lao động trẻ em. 6. Tổ chức, hỗ trợ trẻ em tảo hôn. 7. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; xúc phạm danh dự cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, thầy giáo, cô giáo và những người khác. 8. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình. 9. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. 10. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì hoàn cảnh đặc biệt, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo. 11. Bán, cho hoặc không ngăn chặn trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích có hại cho trẻ em. 12. Cung cấp dịch vụ, sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. 13. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trẻ em không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em mà không được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ trẻ em và của chính bản thân trẻ em từ đủ bẩy tuổi trở lên. 14. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để bóc lột, bạo lực trẻ em; trục lợi cá nhân, hưởng chế độ, chính sách của nhà nước. 15. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, dễ gây cháy, nổ. 16. Lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, trái quy định của pháp luật cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em. 17. Từ chối, không thực hiện trách nhiệm hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị đối với trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự. 18. Chính phủ quy định chi tiết điều này. Nhưng không biết nếu mình "lơ" đi thì bị xử phạt thế nào nhỉ? :(
Theo dự thảo Luật trẻ em (tên gọi cũ là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em), định nghĩa rằng “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Tuy nhiên, điểm qua một số văn bản Luật sẽ sẽ thấy nhiều sự rắc rối: - Về mặt lao động: Tại khoản 1 điều 3 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “ Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.” Những trường hợp dưới 15 tuổi thì được coi là lao động trẻ em và phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH. - Về mặt hôn nhân gia đình: Theo điểm a khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam phải từ đủ 20 trở lên mới được kết hôn. Nếu như trong Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại điều 18 rằng “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên” thì tại sao nam phải đến 20 tuổi mới được thực hiện hết các quyền của mình? Vậy phải chăng nam đến 20 tuổi mới hết là “trẻ em”? - Về mặt hình sự: Tại khoản 1 điều 115 Bộ luật Hình sự 1999 quy định: “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”. Như vậy, trẻ em trong trường hợp này là người dưới 16 tuổi? Tóm lại, dựa trên những quy định của pháp luật thì bao nhiêu tuổi được xem là trẻ em? Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm