[MỚI] 8 quy tắc ứng xử bắt buộc với MỌI CÁN BỘ, CC, VC trong công tác tiếp công dân
Quy tắc ứng xử khi tiếp công dân - Minh họa Ngày 11/3/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 01/2021/TT-TTCP quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân. Đáng chú ý trong văn bản này là quy định về ứng xử trong việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân. Cụ thể, tại Điều 11 Thông tư này quy định mọi cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân phải làm và không được làm những việc sau: *Phải làm: - Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, khách quan, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; - Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; - Có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày; - Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết; - Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân nấm dứt hình vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạài và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. *Không được làm: - Gây phiền hà, sách nhiều hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; - Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; - Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. Xem toàn văn Thông tư tại file đính kèm.
“Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp dân” – Chỉ là lỗi soạn thảo?
Đây là một phần trong Nội quy tiếp dân tại trụ sở tiếp dân Thành phố Hà Nội vừa được ban hành ngày 03/01/2019 với Quyết định 12/QĐ-UBND. Quy định này của UBND TP. Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận những ngày gần đây. Bởi căn cứ theo những quy định tại Luật tiếp công dân 2013 cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan, không có quy định nào cấm việc công dân ghi âm, ghi hình cán bộ lúc tiếp dân cả. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc ghi âm, ghi hình cán bộ lúc tiếp dân không ảnh hưởng đến đời tư cá nhân của cán bộ tiếp dân, bởi họ đang thực hiện công vụ chứ không hành xử với tư cách cá nhân. Cho nên việc UBND TP. Hà Nội quy định như trên là trái với Luật định. Trước những ý kiến trái chiều từ dư luận, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã lên tiếng giải thích. “Tất cả các phòng tiếp công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương trên địa bàn đều đã trang bị camera ghi âm và ghi hình”. Do đó, “người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ, chúng tôi sẽ trích xuất đầy đủ bàn giao và có biên bản cẩn thận”. Trong trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản với nhau để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch” - Chủ tịch Hà Nội nói. Lý giải tại sao có quy định trên, người đứng đầu chính quyền Thành phố Hà Nội cho hay, đây là nhằm “chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi tiếp, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác”. Với quan điểm cá nhân mình, mình hoàn toàn đồng ý với cách giải thích của ông Nguyễn Đức Chung. Trên tinh thần áp dụng các quy định pháp luật về tiếp dân cũng như những quyền cơ bản khác của công dân, mình hoàn toàn đồng ý với cách giải thích này của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Tuy nhiên, khi đọc đi đọc lại quy định từ Quyết định của UBND TP và chưa đọc được lời giải thích từ người đứng đầu chính quyền TP, thật khó để người dân hiểu rõ như ông Chung đã giải thích. Một bên văn bản quy định là phải được cho phép mới được quay phim, một bên là “ghi âm ghi hình xong phải lập biên bản xác nhận”. Cá nhân mình nghĩ hai mệnh đề này khó mà hiểu giống nhau về mặt ngữ nghĩa được. Có lẽ đây là lỗi tham mưu hoặc lỗi soạn thảo từ UBND TP, hoặc cũng có thể là lỗi đánh máy chẳng hạn. Thiết nghĩ, trong thời gian tới cần có QĐ sửa đổi quy định trên để tránh việc người dân phải hiểu lầm những quy định của UBND Thành phố.
Các Luật mới vừa được quốc hội thông qua
Những Luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 khóa XIII như sau: 1/ Luật Việc làm (Có hiệu lực từ 01/01/2015) 2/ Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 3/ Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật (Có hiệu lực từ 01/01/2015) 4/ Luật tiếp công dân (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 5/ Luật đấu thầu (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 6/ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 7/ Luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014)
[MỚI] 8 quy tắc ứng xử bắt buộc với MỌI CÁN BỘ, CC, VC trong công tác tiếp công dân
Quy tắc ứng xử khi tiếp công dân - Minh họa Ngày 11/3/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 01/2021/TT-TTCP quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tiếp công dân. Đáng chú ý trong văn bản này là quy định về ứng xử trong việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân. Cụ thể, tại Điều 11 Thông tư này quy định mọi cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân phải làm và không được làm những việc sau: *Phải làm: - Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, khách quan, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; - Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; - Có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày; - Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết; - Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân nấm dứt hình vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạài và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. *Không được làm: - Gây phiền hà, sách nhiều hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; - Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; - Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. Xem toàn văn Thông tư tại file đính kèm.
“Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp dân” – Chỉ là lỗi soạn thảo?
Đây là một phần trong Nội quy tiếp dân tại trụ sở tiếp dân Thành phố Hà Nội vừa được ban hành ngày 03/01/2019 với Quyết định 12/QĐ-UBND. Quy định này của UBND TP. Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận những ngày gần đây. Bởi căn cứ theo những quy định tại Luật tiếp công dân 2013 cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan, không có quy định nào cấm việc công dân ghi âm, ghi hình cán bộ lúc tiếp dân cả. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc ghi âm, ghi hình cán bộ lúc tiếp dân không ảnh hưởng đến đời tư cá nhân của cán bộ tiếp dân, bởi họ đang thực hiện công vụ chứ không hành xử với tư cách cá nhân. Cho nên việc UBND TP. Hà Nội quy định như trên là trái với Luật định. Trước những ý kiến trái chiều từ dư luận, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã lên tiếng giải thích. “Tất cả các phòng tiếp công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương trên địa bàn đều đã trang bị camera ghi âm và ghi hình”. Do đó, “người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ, chúng tôi sẽ trích xuất đầy đủ bàn giao và có biên bản cẩn thận”. Trong trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản với nhau để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch” - Chủ tịch Hà Nội nói. Lý giải tại sao có quy định trên, người đứng đầu chính quyền Thành phố Hà Nội cho hay, đây là nhằm “chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi tiếp, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác”. Với quan điểm cá nhân mình, mình hoàn toàn đồng ý với cách giải thích của ông Nguyễn Đức Chung. Trên tinh thần áp dụng các quy định pháp luật về tiếp dân cũng như những quyền cơ bản khác của công dân, mình hoàn toàn đồng ý với cách giải thích này của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Tuy nhiên, khi đọc đi đọc lại quy định từ Quyết định của UBND TP và chưa đọc được lời giải thích từ người đứng đầu chính quyền TP, thật khó để người dân hiểu rõ như ông Chung đã giải thích. Một bên văn bản quy định là phải được cho phép mới được quay phim, một bên là “ghi âm ghi hình xong phải lập biên bản xác nhận”. Cá nhân mình nghĩ hai mệnh đề này khó mà hiểu giống nhau về mặt ngữ nghĩa được. Có lẽ đây là lỗi tham mưu hoặc lỗi soạn thảo từ UBND TP, hoặc cũng có thể là lỗi đánh máy chẳng hạn. Thiết nghĩ, trong thời gian tới cần có QĐ sửa đổi quy định trên để tránh việc người dân phải hiểu lầm những quy định của UBND Thành phố.
Các Luật mới vừa được quốc hội thông qua
Những Luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 khóa XIII như sau: 1/ Luật Việc làm (Có hiệu lực từ 01/01/2015) 2/ Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 3/ Luật bảo vệ kiểm dịch thực vật (Có hiệu lực từ 01/01/2015) 4/ Luật tiếp công dân (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 5/ Luật đấu thầu (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 6/ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (Có hiệu lực từ 01/07/2014) 7/ Luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014)