Quy định về cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y
Luật Thú y 2015 quy định 04 loại hình hành nghề thú y bao gồm: Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; Buôn bán thuốc thú y và Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y. Để được được hành nghề thú y thì người hành nghề phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Thú y 2015 và phải được cấp chúng chỉ hành nghề phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y. 1. Điều kiện hành nghề thú y - Đối với cá nhân: + Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y; + Có đạo đức nghề nghiệp; + Có đủ sức khỏe hành nghề. - Đối với tổ chức hành nghề thú y: + Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Thú y 2015; + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật. Ngoài ra cá nhân, tổ chức hành nghề thú ý còn phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định tại Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP. 2. Quy định về cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y - Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y: + Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật Thú y. + Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật Thú y. - Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm: + Đơn đăng ký; + Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y; + Giấy chứng nhận sức khỏe; + Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 109 Luật Thú y còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.) - Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y: + Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Thú y; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm. - Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y: + Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Thú y 2015. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y - Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp lại trong các trường hợp sau đây: + Bị mất, sai sót, hư hỏng; + Có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y. - Hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm: + Đơn đăng ký cấp lại; + Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất. - Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y: + Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Thú y; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chứng chỉ hành nghề thú ý có thể bị thu hồi nếu người hành nghề thú y vi phạm một trong các trường hợp: bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung; phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT: Quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật. Trong đó, quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. - Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 Luật Thú y. - Được miễn lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh được công nhận an toàn trong quá trình thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tinh; được sử dụng kết quả xét nghiệm tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT để làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật theo các quy định hiện hành. - Được hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xuất bán sản phẩm, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật. - Được hỗ trợ tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh động vật của Nhà nước đối với các bệnh chưa được công nhận an toàn; được hỗ trợ tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. - Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Kế hoạch ứng phó dịch bệnh (1) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở, hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT; - Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. (2) Nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Dự phòng các nguồn lực, bảo đảm phân công rõ trách nhiệm những người tham gia, đáp ứng yêu cầu để xử lý dịch bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng hoặc tại khu vực xung quanh; dự phòng đủ kinh phí, hóa chất, bảo hộ cá nhân, phương tiện, dụng cụ chuyên dùng để xử lý dịch bệnh; có phương án xử lý động vật chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và động vật tại cơ sở hoặc vùng theo quy định; - Báo cáo cho chính quyền địa phương và Cơ quan thú y về tình hình và các biện pháp xử lý dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng để xác định nguyên nhân và hạn chế lây lan dịch bệnh; - Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện điều tra, chẩn đoán, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh; - Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo quy định; - Chi nuôi, thả lại tại nơi đã xảy ra dịch bệnh sau khi đã xử lý xong dịch bệnh động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y. Xem chi tiết tại Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Cơ sở khám chữa bệnh đối với thú y có được phép hoạt động theo Chỉ thị 16 không?
Gần đây, có vụ việc hai bạn trẻ chở mèo đi khám chữa bệnh ở Long An và bị phạt hành chính với hành vi ra đường trong trường hợp không cần thiết khi tỉnh Long An đang áp dụng Chỉ thị 16 cách ly xã hội chống dịch, xung quanh vụ việc này nổ ra rất nhiều quan điểm về pháp lý và nhân văn. Theo Công văn 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng chống dịch COVID: Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: 1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,...” Theo đó, trong các lĩnh vực được hoạt động có hoạt động khám chữa bệnh nhưng không được nêu rõ là khám chữa bệnh cho người hay là cả động vật. Tuy nhiên, khi áp dụng Chỉ thị 16 ở các địa phương, thì các địa phương có quyền tùy chỉnh theo tình hình thực tế, do đó nếu địa phương cho phép hoạt động dịch vụ thú y khi triển khai Chỉ thị 16 thì việc hai bạn trẻ đưa mèo đi khám là lí do chính đáng và không bị xử phạt. Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Dương Minh Phí, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An, nói: "Dịch vụ thú y là bình thường chứ đâu phải thiết yếu. Dịch vụ này không nằm trong danh mục thiết yếu." Như vậy, trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như văn bản chỉ đạo của tỉnh Long An không có nêu cụ thể dịch vụ chăm sóc thú vật là dịch vụ thiết yếu, nên có thể hiểu là dịch vụ này không thể hoạt động. Khi xem việc chữa bệnh cho chó, mèo là không thiết yếu thì việc xử phạt trong tình huống này là đúng với tinh thần Chỉ thị 16. Ngoài ra, theo một số luật sư cho rằng về việc quay hình ảnh hai bạn trẻ và đưa lên mạng, các cơ quan chức năng khi chưa được sự đồng ý của hai bạn trẻ thì không được quyền sử dụng trái phép hình ảnh của hai bạn.Hai bạn trẻ là đối tượng chưa hiểu rõ luật nên cán bộ xử lý nên hướng dẫn nhẹ nhàng cho hai bạn trẻ nên quay về và tự chăm sóc chú mèo của mình thay vì tạo áp lực và nhấn mạnh về việc xử phạt. Trong tình hình dịch bệnh đang căng thẳng cũng nên thông cảm cho cơ quan chức năng bởi ưu tiên quan trọng nhất là cứu con người, ưu tiên đẩy lùi dịch bệnh Covid, vì cộng đồng và cùng thực hiện tốt nguyên tắc 5k, hạn chế ra đường và tránh tiếp xúc ở thời điểm này.
Re:Danh sách các văn bản còn “thiếu nợ”
Bạn shin_butchi nói linh ghê, mới hôm qua công bố danh sách, nay đã thấy cái dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật thú y.
LẦN ĐẦU TIÊN, VIỆT NAM SẼ CÓ LUẬT BẢO VỆ ĐỘNG VẬT
Tháng 5/2015, Quốc hội Việt Nam sẽ lần đầu tiên thảo luận các quy định về Phúc lợi động vật trong dự thảo luật Thú y. http://www.youtube.com/watch?v=cYajGnvm-PU Trước mắt, chiến dịch "Về đi Vàng ơi" thực hiện mục tiêu là vận động được hơn 1 triệu chữ ký để trình lên Chính phủ Việt Nam, kêu gọi ban hành quy định về Phúc lợi động vật. Được biết, tháng 5/2015, Quốc hội Việt Nam sẽ lần đầu tiên thảo luận các quy định về Phúc lợi động vật trong dự thảo luật Thú y. Đây là một bước tiến quan trọng đối với các loài động vật ở Việt Nam và cũng là sự kiện khởi sắc cho các tổ chức đã có những chiến dịch bảo vệ động vật trong nhiều năm qua. Hi vọng sau khi đạt được 1 triệu chữ ký thì Quốc Hội sẽ đưa quy định này vào Luật. Các bạn vào đây để đăng ký: http://baovecho.org/ Xem thêm những quy định khác trong dự thảo Luật Thú y tại file đính kèm
Quy định về cấp, cấp lại, gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y
Luật Thú y 2015 quy định 04 loại hình hành nghề thú y bao gồm: Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; Buôn bán thuốc thú y và Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y. Để được được hành nghề thú y thì người hành nghề phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Thú y 2015 và phải được cấp chúng chỉ hành nghề phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y. 1. Điều kiện hành nghề thú y - Đối với cá nhân: + Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y; + Có đạo đức nghề nghiệp; + Có đủ sức khỏe hành nghề. - Đối với tổ chức hành nghề thú y: + Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều 108 Luật Thú y 2015; + Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y theo quy định của pháp luật. Ngoài ra cá nhân, tổ chức hành nghề thú ý còn phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định tại Điều 21 Nghị định 35/2016/NĐ-CP. 2. Quy định về cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y - Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y: + Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật Thú y. + Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật Thú y. - Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm: + Đơn đăng ký; + Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y; + Giấy chứng nhận sức khỏe; + Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (Đối với người nước ngoài, ngoài những quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 109 Luật Thú y còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.) - Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề thú y: + Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Thú y; + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm. - Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y: + Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Thú y 2015. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y - Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp lại trong các trường hợp sau đây: + Bị mất, sai sót, hư hỏng; + Có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y. - Hồ sơ cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm: + Đơn đăng ký cấp lại; + Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất. - Trình tự, thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y: + Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Luật Thú y; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chứng chỉ hành nghề thú ý có thể bị thu hồi nếu người hành nghề thú y vi phạm một trong các trường hợp: bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung; phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT: Quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật. Trong đó, quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. - Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 Luật Thú y. - Được miễn lấy mẫu xét nghiệm đối với bệnh được công nhận an toàn trong quá trình thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tinh; được sử dụng kết quả xét nghiệm tại điểm a và điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT để làm thủ tục kiểm dịch vận chuyển động vật theo các quy định hiện hành. - Được hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá, xuất bán sản phẩm, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật. - Được hỗ trợ tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh động vật của Nhà nước đối với các bệnh chưa được công nhận an toàn; được hỗ trợ tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. - Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Kế hoạch ứng phó dịch bệnh (1) Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở, hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT; - Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện; thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có biện pháp khắc phục, bảo đảm phù hợp với thực tiễn sản xuất, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc các sự cố ở khu vực xung quanh có nguy cơ gây mất an toàn dịch bệnh cho cơ sở; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. (2) Nội dung kế hoạch ứng phó dịch bệnh - Dự phòng các nguồn lực, bảo đảm phân công rõ trách nhiệm những người tham gia, đáp ứng yêu cầu để xử lý dịch bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng hoặc tại khu vực xung quanh; dự phòng đủ kinh phí, hóa chất, bảo hộ cá nhân, phương tiện, dụng cụ chuyên dùng để xử lý dịch bệnh; có phương án xử lý động vật chết, mắc bệnh, nghi mắc bệnh và động vật tại cơ sở hoặc vùng theo quy định; - Báo cáo cho chính quyền địa phương và Cơ quan thú y về tình hình và các biện pháp xử lý dịch bệnh tại cơ sở hoặc vùng để xác định nguyên nhân và hạn chế lây lan dịch bệnh; - Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện điều tra, chẩn đoán, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh; - Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường theo quy định; - Chi nuôi, thả lại tại nơi đã xảy ra dịch bệnh sau khi đã xử lý xong dịch bệnh động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y. Xem chi tiết tại Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Cơ sở khám chữa bệnh đối với thú y có được phép hoạt động theo Chỉ thị 16 không?
Gần đây, có vụ việc hai bạn trẻ chở mèo đi khám chữa bệnh ở Long An và bị phạt hành chính với hành vi ra đường trong trường hợp không cần thiết khi tỉnh Long An đang áp dụng Chỉ thị 16 cách ly xã hội chống dịch, xung quanh vụ việc này nổ ra rất nhiều quan điểm về pháp lý và nhân văn. Theo Công văn 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng chống dịch COVID: Ngày 31 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Các ngành, các cấp, các địa phương đã nghiêm túc triển khai theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên, một số nội dung của Chỉ thị còn chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: 1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết: a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,...” Theo đó, trong các lĩnh vực được hoạt động có hoạt động khám chữa bệnh nhưng không được nêu rõ là khám chữa bệnh cho người hay là cả động vật. Tuy nhiên, khi áp dụng Chỉ thị 16 ở các địa phương, thì các địa phương có quyền tùy chỉnh theo tình hình thực tế, do đó nếu địa phương cho phép hoạt động dịch vụ thú y khi triển khai Chỉ thị 16 thì việc hai bạn trẻ đưa mèo đi khám là lí do chính đáng và không bị xử phạt. Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Dương Minh Phí, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An, nói: "Dịch vụ thú y là bình thường chứ đâu phải thiết yếu. Dịch vụ này không nằm trong danh mục thiết yếu." Như vậy, trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như văn bản chỉ đạo của tỉnh Long An không có nêu cụ thể dịch vụ chăm sóc thú vật là dịch vụ thiết yếu, nên có thể hiểu là dịch vụ này không thể hoạt động. Khi xem việc chữa bệnh cho chó, mèo là không thiết yếu thì việc xử phạt trong tình huống này là đúng với tinh thần Chỉ thị 16. Ngoài ra, theo một số luật sư cho rằng về việc quay hình ảnh hai bạn trẻ và đưa lên mạng, các cơ quan chức năng khi chưa được sự đồng ý của hai bạn trẻ thì không được quyền sử dụng trái phép hình ảnh của hai bạn.Hai bạn trẻ là đối tượng chưa hiểu rõ luật nên cán bộ xử lý nên hướng dẫn nhẹ nhàng cho hai bạn trẻ nên quay về và tự chăm sóc chú mèo của mình thay vì tạo áp lực và nhấn mạnh về việc xử phạt. Trong tình hình dịch bệnh đang căng thẳng cũng nên thông cảm cho cơ quan chức năng bởi ưu tiên quan trọng nhất là cứu con người, ưu tiên đẩy lùi dịch bệnh Covid, vì cộng đồng và cùng thực hiện tốt nguyên tắc 5k, hạn chế ra đường và tránh tiếp xúc ở thời điểm này.
Re:Danh sách các văn bản còn “thiếu nợ”
Bạn shin_butchi nói linh ghê, mới hôm qua công bố danh sách, nay đã thấy cái dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật thú y.
LẦN ĐẦU TIÊN, VIỆT NAM SẼ CÓ LUẬT BẢO VỆ ĐỘNG VẬT
Tháng 5/2015, Quốc hội Việt Nam sẽ lần đầu tiên thảo luận các quy định về Phúc lợi động vật trong dự thảo luật Thú y. http://www.youtube.com/watch?v=cYajGnvm-PU Trước mắt, chiến dịch "Về đi Vàng ơi" thực hiện mục tiêu là vận động được hơn 1 triệu chữ ký để trình lên Chính phủ Việt Nam, kêu gọi ban hành quy định về Phúc lợi động vật. Được biết, tháng 5/2015, Quốc hội Việt Nam sẽ lần đầu tiên thảo luận các quy định về Phúc lợi động vật trong dự thảo luật Thú y. Đây là một bước tiến quan trọng đối với các loài động vật ở Việt Nam và cũng là sự kiện khởi sắc cho các tổ chức đã có những chiến dịch bảo vệ động vật trong nhiều năm qua. Hi vọng sau khi đạt được 1 triệu chữ ký thì Quốc Hội sẽ đưa quy định này vào Luật. Các bạn vào đây để đăng ký: http://baovecho.org/ Xem thêm những quy định khác trong dự thảo Luật Thú y tại file đính kèm