Tổng hợp các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 15/8/2023
Ngày 15/8/2023 là một ngày đặc biệt khi có rất nhiều Nghị định, Thông tư và Luật mới ban hành trong thời gian vừa qua đã chính thức có hiệu lực áp dụng đi vào đời sống xã hội. Sau đây cùng Dân Luật điểm lại một số chính sách nổi bật. 1. 02 Luật mới áp dụng từ ngày 15/8/2023 (1) Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 Ngày 22/6/2023, Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 (sửa đổi Luật Công an nhân dân 2018) được Quốc hội thông qua tại khóa XV, kỳ họp thứ 5, trong đó có quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan CAND như sau: - Hạ sĩ quan: Tăng lên 47 tuổi (hiện hành 45 tuổi). - Cấp úy: Tăng lên 55 tuổi (hiện hành 53 tuổi). - Thiếu tá, Trung tá: Tăng lên Nam 57 tuổi, nữ 55 tuổi (hiện hành nam 55, nữ 53). - Thượng tá: Tăng lên Nam 60 tuổi, nữ 58 tuổi (hiện hành nam 58, nữ 55). - Đại tá: Tăng lên Nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi (hiện hành nam 60, nữ 55). - Cấp tướng: Tăng lên Nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi (hiện hành cả nam và nữ đều 60 tuổi). (2) Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 (gọi tắt là Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023) được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2023. Cụ thể, quy định mới đã bỏ yêu cầu hộ chiếu phải còn hạn 06 tháng khi xuất cảnh. Như vậy, từ ngày 15/8/2023 đã không còn quy định yêu cầu hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam khi di chuyển ra nước ngoài. Trước đó, Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 yêu cầu công dân phải có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng trong đó hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên. 2. 05 Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 (1) Nghị định 56/2023/NĐ-CP Ngày 24/7/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, bổ sung khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP từ ngày 15/8/2023 Công an cấp xã có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. (2) Nghị định 57/2023/NĐ-CP Ngày 11/8/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2023/NĐ-CP sửa đổi, Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân. Mời các bạn xem thêm tại đây (3) Nghị định 43/2023/NĐ-CP Ngày 30/6/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra. Tại Nghị định quy định các căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản như sau: Thứ nhất, đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm: - Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận; - Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; - Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán dẫn đến thay đổi về tài sản. Thứ hai, đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. (4) Nghị định 40/2023/NĐ-CP Ngày 27/6/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Sửa đổi Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP căn cứ cấp phép về việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ: - Nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi. - Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi. - Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép. (5) Nghị định 58/2023/NĐ-CP Ngày 12/8/2023 Chính phủ đã có Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch. Xem thêm bài viết về Nghị định 58/2023/NĐ-CP tại đây. 3. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 (1) Thông tư 24/2023/TT-BCA Ngày 01/7/2023 Bộ trưởng Bộ Công an đã có Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới. - Cấp biển số định danh đối với người sở hữu nhiều xe. - Hướng dẫn thủ tục cấp biển số định danh đơn giản từ ngày 15/8/2023. - Các trường hợp người dân được đổi lại biển số xe. (2) Thông tư 31/2023/TT-BCA Ngày 20/7/2023 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan. 04 mẫu hộ chiếu được áp dụng từ ngày 15/8/2023 - Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG). - Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV). - Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT). - Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG) (mẫu mới). Ngoài ra, Thông tư 31/2023/TT-BCA còn ban hành 08 mẫu đơn đề nghị cấp, khôi phục, trình báo mất hộ chiếu mới nhất năm 2023. (3) Thông tư 22/2023/TT-BCA Thông tư 22/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 đã sửa đổi, bổ sung mẫu giấy tờ visa, xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài gồm: - Tờ khai đề nghị cấp thị thực điện tử (NA1a). - Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (NA3). -Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5). - Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú (NA7). - Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam (NA11). - Tờ khai cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú (NA13). - Đơn xin phép cho thân nhân vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NA15). - Công văn trả lời đề nghị cấp tài khoản điện tử (NB8). - Thị thực rời (NC2). - Thị thực điện tử (NC2a).
Tổng hợp 04 Luật có hiệu lực từ tháng 01 năm 2023
Từ ngày 01/01/2023, 04 Luật đã được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực gồm: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022, Luật Điện ảnh 2022, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Luật Cảnh sát cơ động 2022. 1. Thay đổi nổi bật của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được thông qua ngày 16/6/2022, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 với 07 chương, 157 Điều. Từ ngày 01/01/2028 doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản Căn cứ khoản 3 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được phép thực hiện đầu tư kinh doanh bất động sản. Trừ các trường hợp sau đây được phép đầu tư liên quan đến bất động sản: - Mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng. - Bên cạnh đó còn có mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ. - Cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng. - Nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ. Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm Về hoạt động nghiệp vụ, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm tại điểm d khoản 1 Điều 88 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và chỉ phải đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm bắt buộc); bổ sung quy định về hoạt động thuê ngoài. Nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bãi bỏ quy định phải chấp thuận đối với đóng, mở, thay đổi địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và thay bằng hình thức thông báo với Bộ Tài chính trước khi có thay đổi. Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 100% vốn điều lệ Nhằm thực hiện chủ động hội nhập quốc tế và các cam kết mà Việt Nam đã thỏa thuận Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng bổ sung quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhằm tạo sự rõ ràng, phù hợp được quy định tại Điều 68 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Bên cạnh đó, để đảm bảo thống nhất với Bộ Luật Dân sự 2015, dễ áp dụng trong thực tế, hợp đồng bảo hiểm được sửa đổi, bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vô hiệu, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bãi bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện, thời điểm phát sinh trách nhiệm của hợp đồng. Ngoài ra, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 còn sửa đổi một số quy định nhằm: - Phân loại rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm. - Quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm. - Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin. 2. Những quy định mới tại Luật Cảnh sát cơ động 2022 Luật Cảnh sát cơ động 2022 được thông qua ngày 14/6/2022 gồm 5 Chương 33 Điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. CSCĐ được sử dụng vũ khí và nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ độc lập Theo đó, tại Điều 15 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định CSCĐ được quyền sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm: Trong khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, cán bộ, chiến sĩ CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Đồng thời khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát cơ động phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động trong huấn luyện, diễn tập thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện hành, chỉ quy định CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật mà không quy định cụ thể Luật nào áp dụng. Quyền điều động CSCĐ để thực hiện nhiệm vụ Cụ thể tại Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định các cơ quan, cá nhân sau đây được quyền điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ: (1) Bộ trưởng Bộ Công an điều động CSCĐ trong phạm vi toàn quốc để thực hiện nhiệm vụ. (2) Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động CSCĐ thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây: - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt. - Theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể. - Thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an. (3) Giám đốc Công an cấp tỉnh điều động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây: - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp trên phê duyệt hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt; - Thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quản lý trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an. (4) Chỉ huy đơn vị CSCĐ điều động, sử dụng đơn vị thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều động đơn vị thuộc quyền tham gia phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và đồng thời báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp. Lưu ý: Việc điều động CSCĐ trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền. 3. Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và một số điểm nổi bật Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 3, ngày 16/6/2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2022, trong khi quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2024. Tác giả được quy định là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm Từ ngày 01/01/2023 đối tượng là đồng tác giả sẽ được sửa đổi thành người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm mới là tác giả cụ thể tại Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005. So với Nghị định 22/2018/NĐ-CP, quy định không còn quy định tác giả là người tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm; không còn quy định rõ tác phẩm là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đối với trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả. Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác. Điểm mới trong quyền nhân thân của tác giả Tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022) quy định quyền nhân thân của tác giả như sau: - Đặt tên cho tác phẩm. Ngoài ra, tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm. - Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; Đồng thời, không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 4. Luật Điện ảnh 2022 được ban hành Luật Điện ảnh 2022 kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh 2006. Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. Sửa đổi khái niệm “Phim” tại trong điện ảnh Theo khoản 2 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 giải thích “Phim” là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra. Ngoài ra, có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem. Bao gồm các loại hình: - Phim truyện. - Phim tài liệu. - Phim khoa học. - Phim hoạt hình. - Phim kết hợp nhiều loại hình. Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung khái niệm "Phim" đóng vai trò quan trọng, qua đó xác định rõ những loại sản phẩm nào trong lĩnh vực nghe nhìn được Luật Điện ảnh điều chỉnh. Quy định việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo nội dung phim Tại Điều 21 Luật Điện ảnh 2022 đã quy định rõ đối tượng chủ thể được phép phổ biến phim trên không gian mạng, đồng thời quy định thêm về các yêu cầu, điều kiện cần bảo đảm khi phổ biến phim trên không gian mạng như đáp ứng điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ VHTTDL trước khi thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng. Thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim được phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi, cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiến nhận, xử lý các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ. Về phân loại phim Điều 32 Luật Điện ảnh 2022, phim Việt Nam chiếu tại rạp đã thực hiện phân loại theo độ tuổi từ năm 2017. Tuy nhiên, quy định này chi mới áp dụng đối với phim chiếu tại rạp và chỉ được quy định tại Thông tư. Luật Điện ảnh 2022 quy định việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo nội dung phim áp dụng chung cho các phim chiếu trên mọi hình thức phổ biến.
Luật cư trú 2020 Luật cư trú 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 10 ngày 13/11/2020 theo đó: - Bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 38) - Bổ sung trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xem chi tiết các trường hợp TẠI ĐÂY - Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người (Điểm b Khoản 3 Điều 20). Đồng thời, phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. - Xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không bị phân biệt về điều kiện. Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều. Luật có hiệu lực từ 01/07/2021 thay thế Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi 2013. Xem chi tiết cụ thể Luật tại file đính kèm:
Thay đổi thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong ĐVSN công lập chưa được giao quyền tự chủ
Dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã điều chỉnh nhiều quy định trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; trong đó có việc thay đổi thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ. Trước đây, thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ thuộc về cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng (theo quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2012/NĐ-CP). Tại dự thảo Nghị định mới đã xác định rõ thẩm quyền tuyển dụng trong trường hợp này thuộc về người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức (quy định tại khoản 2 Điều 6 dự thảo Nghị định). Việc điều chỉnh này nhằm tăng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên của đơn vị sự nghiệp trong tuyển dụng viên chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020, bãi bỏ 02 VBQPPL sau: - Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; - Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. >>>Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Từ 11/2: Thêm 24 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất, nhập cảnh
Ngày 11/2/2020 Bộ Tài chính ban hành Quyết định 184/QĐ-BTC về việc bổ sung Danh sách các cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh. Theo đó, bổ sung thêm 24 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất, nhập cảnh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 120/2015/TT-BTC ngày 14/8/2015 (quy định tại Thông tư 120 là 28 cửa khẩu) Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Cụ thể 24 cửa khẩu gồm:
Hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh
Bộ Công an đã dự thảo Thông tư mới, trong đó hướng dẫn khá chi tiết trình tự, thủ tục về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh, cụ thể: *Thủ tục tạm hoãn xuất cảnh - Đối với trường hợp tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh và khoản 1 Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để ngăn chặn. - Đối với trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án: 1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách theo mẫu M01 gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để thực hiện - Đối với trường hợp người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu M03 về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) trước 05 ngày. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh: gửi thông báo cho cơ quan, người đề nghị theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh: báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét ra quyết định theo mẫu M04 trong thời gian không quá 02 ngày. *Thủ tục chưa có nhập cảnh - Đối với trường hợp vì lý do phòng, chống dịch bệnh, vì lý do thiên tai, vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin nhập xuất cảnh: a) Trường hợp đã nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin vào chương trình quản lý, thông báo các cơ quan, đơn vị để ngăn chặn. - Đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 1. Người có thẩm quyền lập biên bản chưa cho nhập cảnh theo mẫu M05 2. Sau khi xử phạt hành chính, lập biên bản chưa cho nhập cảnh, người có thẩm quyền báo cáo Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu M06 để xem xét ra quyết định chưa cho nhập cảnh như mẫu M01 đối với trường hợp quy định tại khoản 3. *Lưu ý về điều khoản chuyển tiếp (quy định tại Điều 14 dự thảo Thông tư): Các quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh trước thời điểm 01 tháng 7 năm 2020 vẫn tiếp tục còn hiệu lực cho đến khi hết thời hạn của quyết định. Thông tư về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2020; các quy định trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ. Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Từ 12/12/2019: Thêm 03 cơ quan có trách nhiệm xử lý công trình sai phạm tại TP.HCM
Là nội dung quy định tại Quyết định 30/2019/QĐ-UBND, thay thế Quyết định 58/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền để được xác minh, xử lý theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lập hộp thư thoại; số điện thoại đường dây nóng; hộp thư điện tử; sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, người trực tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 3 cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành chỉ có 4 cơ quan sau: “1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng” Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Trưởng Ban Ọuản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Trưởng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Trưởng Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 2 cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành có 04 cá nhân sau: “2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng” Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh: 1. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải kịp thời phân công thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng kịp thời kiêm tra, xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong ngày. 2. Trường hợp thông tin về một công trình vi phạm trật tự xây dựng được phản ánh đến nhiều cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin thì thông tin phản ánh đó phải được chuyên tiếp đến người có trách nhiệm kiểm tra, xử lý công trình xây dựng có thẩm quyền theo quy định. Việc chuyên tiếp thông tin phải được cập nhật vào sồ tiếp nhận thông tin để theo dõi và xử lý theo quy định. Quyết định này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 12/12/2019. Xem thêm: >>> Bảng giá nhà ở, công trình từ 10/9/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh >>> Tin vui: TP.Hồ Chí Minh sắp có quy định mới về diện tích tách thửa tối thiểu
Mới: Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong cạnh tranh
Ngày 26/09/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Nghị định 75 thay thế Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014. Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh được quy định mới như sau: 1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Quy định hiện hành: - Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên... - Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. 2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Quy định hiện hành: + Đối với Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm: Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm + Đối với Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế:Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo 3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Quy định hiện hành: - Đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây. - Đối với hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. ..... 4. Tổng doanh thu trên thị trường liên quan quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan đến hành vi vi phạm trong các trường hợp sau: a) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau; b) Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. 5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng. Quy định hiện hành: - Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. 6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng. Quy định hiện hành: - Trong mọi trường hợp, mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh không được vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với hành vi đó được quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II của Nghị định này. 7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức. Quy định hiện hành: - Mức tiền phạt quy định tại Mục 4, Mục 5 Chương II của Nghị định này là mức áp dụng đối với hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện. Cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức tiền phạt đối với cá nhân bằng một phần hai lần mức tiền phạt đối với tổ chức. 8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Quy định hiện hành: - Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/12/2019. Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
08 chính sách nổi bật có hiệu lực tháng 10/2019
Các bạn mình cùng tìm hiểu các điểm mới về các chính sách sẽ có hiệu lực trong tháng 10 tới nhé, về các lĩnh vực chủ yếu như là: Xây dựng; Tín dụng ngân hàng; Sinh học; Hóa chất và vật kiệu cháy nổ;… 1. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng. Là nội dung quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, được chính phủ ban hành ngày 14/08/2019; Về nội dung các khoản mục chi phí và các chi phí trong từng khoản mục Tổng mức đầu tư: + Chi phí thiết bị: bổ sung chi phí quản lí mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu. + Bổ sung chi phí quản lý dự án đối với dự án PPP gồm: chi phí quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án và chi phí quản lý dự án của nhà đầu tư. + Chi phí khác: bỏ chi phí hạng mục chung, các chi phí này được đưa thành "chi phí gián tiếp" trong chi phí xây dựng. Nghị định có hiệu lực ngày 01/10/2019; 2. Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Là nội dung quy định tại Nghị định 70/2019/NĐ-CP về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, ban hành ngày 23/08/2019; - Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; - Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; - Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ; Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018. Nghị định có hiệu lực ngày 10/10/2019 3. Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Là nội dung quy định tại Thông tư 11/2019/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, có hiệu lực ngày 01/10/2019; Thay thế Thông tư 07/2013/TT-NHNN ngày ban hành 14/03/2013; Theo đó, căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định: - Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện; - Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. 4. Giá khởi điểm bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu. Là nội dung quy định tại Thông tư 50/2019/TT-BTC hướng dẫn bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp nhà nước có chức năng mua bán, xử lý nợ, có hiệu lực ngày 01/10/2019; Theo thông tư thì hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp mua bán nợ quyết định giá khởi điểm bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu nhưng không thấp hơn giá khởi điểm lô cổ phần cộng với giá khởi điểm khoản nợ phải thu, cụ thể: - Giá khởi điểm lô cổ phần được xác định không thấp hơn giá trị của một cổ phần nhân với số lượng cổ phần chào bán theo lô và theo nguyên tắc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP). - Giá khởi điểm khoản nợ phải thu không thấp hơn giá trị xác định lại do tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện. Việc xác định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và pháp luật có liên quan. 5. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Là nội dung quy định tại Thông tư 54/2019/TT-BTC nhà nước hỗ trợ DNNVV (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên, có hiệu lực ngày 10/10/2019; - DNNVV sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP; Trường hợp trong năm DNNVV đã sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên và được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhưng giá trị hỗ trợ chưa vượt quá mức quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, DNNVV chỉ được hỗ trợ phần còn lại và phải báo cáo rõ nội dung này trong hồ sơ gửi đơn vị hỗ trợ DNNVV để xem xét, ra quyết định phê duyệt hỗ trợ tư vấn. - Đơn vị hỗ trợ DNNVV có trách nhiệm xác định và ghi rõ tỷ lệ, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ trong quyết định phê duyệt hỗ trợ tư vấn cho DNNVV; - Trong quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn, trường hợp có sự điều chỉnh về giá trị hợp đồng tư vấn (nhưng không thay đổi mục đích, các nội dung cơ bản của hợp đồng tư vấn) mà thấp hơn số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đã ghi trong quyết định phê duyệt hỗ trợ tư vấn, hoặc dẫn đến số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ vượt quá tỷ lệ quy định, DNNVV báo cáo đơn vị hỗ trợ DNNVV để xác định lại số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ theo giá trị hợp đồng tư vấn đã điều chỉnh giảm, đảm bảo tỷ lệ hỗ trợ theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. 6. Tốc độ tối đa cho phép lưu hành đối với xe gắn máy. Là nội dung quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 15/09/2019; Theo đó, tại thông tư quy địnhvề tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc): - Tối đa không quá 40 km/h >>>Xem thêm TẠI ĐÂY 7. Mức thu lệ phí cấp căn cước công dân. Là nội dung quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp căn cước công dân, có hiệu lực ngày 30/08/2019; - Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân; - Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân; - Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân; 8. Quy định về lãi suất cho vay đối với người lao động. Là nội dung quy định tại Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020; có hiệu lực ngày 25/10/2019; Lãi suất cho vay đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020, như sau: - Người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; - Người lao động khác tại huyện nghèo được vay bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; - Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% so với lãi suất vay vốn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh như bạn thì phải đóng những loại thuế gì? thì bạn có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY
Luật Cạnh tranh 2018 ra đời kiểm soát "bắt tay xuyên biên giới"
Luật Cạnh tranh 2018 có 8 điểm mới so với Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể: 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; 2. Sửa đổi, bổ sung hành vi bị cấn đối với cơ quan nhà nước; 3. Hoàn thiện quy định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính sách khoan hồng; 4. Bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường; 5. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế; 6. Hoàn thiện quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh; 7. Tổ chức lại cơ quan cạnh tranh; 8. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh. Nếu như vấn đề hợp nhất, sáp nhập giữa các ông lớn trên thế giới đang diễn ra ồ ạt tại Việt Nam thì với sự ra đời của Luật cạnh tranh 2018, việc này sẽ kiểm soát được chặt chẽ hơn vấn đề này. Cụ thể, luật khẳng định quyền điều tra, xử lý với bất kỳ hành vi nào cho dù xảy ra ở đâu mà tác động hạn chế cạnh tranh tới thị trường của Việt Nam. Ví dụ chính là tập đoàn của Thái Lan Centrel Group mua lại BigC, việc thâu tóm này khiến nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho BigC quan ngại về hợp đồng mà họ đã kí kết và thực hiện. Với vụ việc này, mặc dù thấy được nhiều tiềm ẩn bất lợi cho thị trường và nhà bán lẻ cung cấp cho BigC, nhưng do giao dịch ngoài lãnh thổ Việt Nam nên với quy định của luật cũ cơ quan cạnh tranh rất khó để vào cuộc xử lý. Do luật cạnh tranh 2004 chưa có các quy định để xử lý các vụ việc có dấu hiệu tương tự được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, do vậy các cơ quan chức năng của Cục Cạnh tranh không thể vào cuộc điều tra được. Và một vụ M&A trong tháng 4 năm nay chính là Vinhomes và một công ty thành viên khác của tập đoàn Vingroup đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore. Theo đó, GIC sẽ đầu tư tổng cộng 1,3 tỉ USD dưới hai hình thức là mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án bất động sản. Được biết, GIC là một trong những nhà đầu tư tài chính lớn nhất trên thị trường vốn Việt Nam với các khoản đầu tư vào các "ông lớn" như Masan Group, Vietjet Air, Vinamilk, FPT, PAN Group, Vinasun... Theo tính toán, tổng giá trị các khoản đầu tư này khoảng gần 15.000 tỉ đồng. Và sự ra đời của Luật cạnh tranh 2018 có thể kiểm soát được những vụ mang tính chất thâu tóm và tác động đến thị trường Việt Nam như những vụ việc trên.
NHỮNG LUẬT, NGHỊ QUYẾT ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA SÁNG NAY (25/6/2015)
Các bạn bấm vào tiêu đề mỗi phần để xem nội dung dự thảo. Khi nào có văn bản Luật chính thức DanLuat sẽ cố gắng cập nhật nhanh cho các bạn. 1. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Với tỷ lệ 91,50% ĐBQH tán thành, QH đã thông qua dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Luật gồm 10 chương, 81 điều quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. 2. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi). Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) với tỷ lệ 89,47% đại biểu tán thành. Luật gồm 7 chương, 77 điều, quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. 3. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Với tỷ lệ 90,89% đại biểu tán thành, QH đã biểu quyết thông qua Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Luật gồm 10 chương, 98 điều. Về nguyên tắc bầu cử, Luật quy định việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử, theo quy định của Luật, tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH, HĐND các cấp. 4. Luật an toàn, vệ sinh lao động. Cũng trong buổi sáng, với tỷ lệ 88,87% đại biểu tán thành, QH đã biểu quyết thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động. Luật gồm 7 chương, 93 điều, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. 5. Chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Với 428/461 số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86.64%), Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành đã được Quốc hội thông qua. Dự án đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm với tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng. Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp điểm mới 13 Luật có hiệu lực từ 01/01/2015
Dân Luật điểm qua một số nội dung mới của 13 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. 1. Luật sửa đổi các luật về thuế 2014 - Thuế TNDN: Dỡ bỏ mức trần 15% chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Thuế TNCN: Thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế. - Thuế GTGT: Chuyển mặt hàng phân bón; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp từ đối tượng chịu thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế. - Thuế tài nguyên: Chuyển từ đối tượng được miễn thuế sang đối tượng không chịu thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp. - Luật Quản lý thuế: Bỏ quy định phạt chậm nộp thuế 0.07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp vượt quá 90 ngày và giữ nguyên mức phạt chậm nộp 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. 2. Luật bảo vệ môi trường 2014 Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm, các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); bổ sung đối tượng phải lập ĐMC. Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này. Luật này thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005. 3. Luật hải quan 2014 Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ. Ngoài ra, Luật bỏ quy định cơ quan hải quan phải xác nhận bằng văn bản khi có yêu cầu xuất trình, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan. Luật này thay thế Luật hải quan 2001 và Luật hải quan sửa đổi 2005. 4. Luật công chứng 2014 Mở rộng thêm quyền cho công chứng viên như: quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại; quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Tăng thời gian đào tạo công chứng viên lên 12 tháng; tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề; thêm các điều cấm đối với công chứng viên. Luật này thay thế Luật công chứng 2006. 5. Luật phá sản 2014 Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động người lao động bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được. Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định. TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã và cả doanh nghiệp. Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng. Luật này thay thế Luật phá sản 2004. 6. Luật hôn nhân và gia đình 2014 Nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam. Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Luật tiếp tục không thừa nhận hôn nhân đồng tính. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên (trước đây là 9 tuổi). Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân. Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình 2000. 7. Luật đầu tư công 2014 Luật gồm 6 chương và 108 điều, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: - Nguyên tắc công khai minh bạch trong đầu tư công. - Các hành vi bị cấm trong đầu tư công: sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công... - Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án. - Trình tự lập, thẩm định, quyết định dự án. - Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. - Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. - Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công. 8. Luật xây dựng 2014 Luật này bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như: - Công trình thuộc dự án được Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư. - Công trình xây dựng tạm phục vụ cho công trình chính. - Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt. - Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô - Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc. Luật này thay thế Luật Xây dựng 2003. 9. Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004; theo đó có những nội dung đáng chú ý như sau: - Cấm giao tàu thuyền cho người không đủ điều kiện điều khiển. - Phân loại cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III. - Thay đổi điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng. 10. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 Theo Luật này thì người nước ngoài được cấp thị thực nếu thỏa mãn các điều kiện sau: - Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. - Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh trừ trường hợp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh. - Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh. - Người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, hành nghề luật sư, lao động, học tập phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh. Ngoài ra, đối với Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp trước ngày 01/01/2015 còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó. Luật này thay thế Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. 11. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế 2008, theo đó quy định: Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động thuộc diện phải đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì buộc phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây). Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời, mở rộng đối tượng tham gia; thay đổi mức đóng, phương thức đóng… 12. Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 Theo Luật thì tổ chức, cá nhân được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây: - Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật; - Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp; - Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng; - Được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp. Luật này thay thế Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001. 13. Luật việc làm 2013 So với quy định trước đây, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Luật Việc làm sẽ có thêm Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Mặt khác, cũng không còn quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên mới phải tham gia BHTN. Tuy nhiên, người lao động giúp việc gia đình hoặc đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia BHTN.
Các Luật vừa được Quốc hội thông qua
>Toàn văn điểm mới Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Tại kỳ họp thứ 7 khóa XIII Quốc hội đã thông qua 11 Luật sau: 1.Luật hôn nhân và gia đình 2014; 2. Luật đầu tư công 2014; 3. Luật hải quan 2014; 4. Luật phá sản 2014; 5. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014; 6. Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014; 7. Luật bảo vệ môi trường 2014; 8. Luật xây dựng 2014; 9. Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014; 10. Luật công chứng 2014; 11. Luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014.
LỜI KHUYÊN CHO NHỮNG AI ĐANG HỌC LUẬT…
1/ Những ai đang học Luật thì cố gắng học tốt để được ra trường đúng hoặc trước tiến độ. Nếu không sẽ đối diện với một khối lượng Luật và Pháp lệnh mới “khổng lồ” (Theo Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 về Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp 2013 thì phải ban hành 89 Luật và Pháp lệnh trong thời gian tới). 2/ Phải thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới để khỏi bị lạc hậu nhé!
Tổng hợp các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 15/8/2023
Ngày 15/8/2023 là một ngày đặc biệt khi có rất nhiều Nghị định, Thông tư và Luật mới ban hành trong thời gian vừa qua đã chính thức có hiệu lực áp dụng đi vào đời sống xã hội. Sau đây cùng Dân Luật điểm lại một số chính sách nổi bật. 1. 02 Luật mới áp dụng từ ngày 15/8/2023 (1) Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 Ngày 22/6/2023, Luật Công an nhân dân sửa đổi 2023 (sửa đổi Luật Công an nhân dân 2018) được Quốc hội thông qua tại khóa XV, kỳ họp thứ 5, trong đó có quy định hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan CAND như sau: - Hạ sĩ quan: Tăng lên 47 tuổi (hiện hành 45 tuổi). - Cấp úy: Tăng lên 55 tuổi (hiện hành 53 tuổi). - Thiếu tá, Trung tá: Tăng lên Nam 57 tuổi, nữ 55 tuổi (hiện hành nam 55, nữ 53). - Thượng tá: Tăng lên Nam 60 tuổi, nữ 58 tuổi (hiện hành nam 58, nữ 55). - Đại tá: Tăng lên Nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi (hiện hành nam 60, nữ 55). - Cấp tướng: Tăng lên Nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi (hiện hành cả nam và nữ đều 60 tuổi). (2) Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 (gọi tắt là Luật Xuất nhập cảnh sửa đổi 2023) được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2023. Cụ thể, quy định mới đã bỏ yêu cầu hộ chiếu phải còn hạn 06 tháng khi xuất cảnh. Như vậy, từ ngày 15/8/2023 đã không còn quy định yêu cầu hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam khi di chuyển ra nước ngoài. Trước đó, Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 yêu cầu công dân phải có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng trong đó hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên. 2. 05 Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 (1) Nghị định 56/2023/NĐ-CP Ngày 24/7/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 56/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, bổ sung khoản 4 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP từ ngày 15/8/2023 Công an cấp xã có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. (2) Nghị định 57/2023/NĐ-CP Ngày 11/8/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2023/NĐ-CP sửa đổi, Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân. Mời các bạn xem thêm tại đây (3) Nghị định 43/2023/NĐ-CP Ngày 30/6/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra. Tại Nghị định quy định các căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản như sau: Thứ nhất, đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bao gồm: - Thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện giao dịch chuyển tiền qua tài khoản khác với thông tin không rõ ràng về mục đích, nội dung, người nhận; - Có dấu hiệu chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng, cho tặng, thế chấp, cầm cố, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản; - Có hành vi làm sai lệch hồ sơ, sổ sách kế toán dẫn đến thay đổi về tài sản. Thứ hai, đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. (4) Nghị định 40/2023/NĐ-CP Ngày 27/6/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Sửa đổi Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP căn cứ cấp phép về việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ: - Nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi. - Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi. - Tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép. (5) Nghị định 58/2023/NĐ-CP Ngày 12/8/2023 Chính phủ đã có Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch. Xem thêm bài viết về Nghị định 58/2023/NĐ-CP tại đây. 3. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 (1) Thông tư 24/2023/TT-BCA Ngày 01/7/2023 Bộ trưởng Bộ Công an đã có Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới. - Cấp biển số định danh đối với người sở hữu nhiều xe. - Hướng dẫn thủ tục cấp biển số định danh đơn giản từ ngày 15/8/2023. - Các trường hợp người dân được đổi lại biển số xe. (2) Thông tư 31/2023/TT-BCA Ngày 20/7/2023 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan. 04 mẫu hộ chiếu được áp dụng từ ngày 15/8/2023 - Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG). - Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV). - Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT). - Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG) (mẫu mới). Ngoài ra, Thông tư 31/2023/TT-BCA còn ban hành 08 mẫu đơn đề nghị cấp, khôi phục, trình báo mất hộ chiếu mới nhất năm 2023. (3) Thông tư 22/2023/TT-BCA Thông tư 22/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 đã sửa đổi, bổ sung mẫu giấy tờ visa, xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài gồm: - Tờ khai đề nghị cấp thị thực điện tử (NA1a). - Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (NA3). -Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5). - Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú (NA7). - Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam (NA11). - Tờ khai cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú (NA13). - Đơn xin phép cho thân nhân vào khu vực cấm, khu vực biên giới (NA15). - Công văn trả lời đề nghị cấp tài khoản điện tử (NB8). - Thị thực rời (NC2). - Thị thực điện tử (NC2a).
Tổng hợp 04 Luật có hiệu lực từ tháng 01 năm 2023
Từ ngày 01/01/2023, 04 Luật đã được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực gồm: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022, Luật Điện ảnh 2022, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Luật Cảnh sát cơ động 2022. 1. Thay đổi nổi bật của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được thông qua ngày 16/6/2022, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 với 07 chương, 157 Điều. Từ ngày 01/01/2028 doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản Căn cứ khoản 3 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được phép thực hiện đầu tư kinh doanh bất động sản. Trừ các trường hợp sau đây được phép đầu tư liên quan đến bất động sản: - Mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng. - Bên cạnh đó còn có mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ. - Cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng. - Nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ. Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm Về hoạt động nghiệp vụ, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm tại điểm d khoản 1 Điều 88 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và chỉ phải đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới (trừ bảo hiểm bắt buộc); bổ sung quy định về hoạt động thuê ngoài. Nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bãi bỏ quy định phải chấp thuận đối với đóng, mở, thay đổi địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện và thay bằng hình thức thông báo với Bộ Tài chính trước khi có thay đổi. Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 100% vốn điều lệ Nhằm thực hiện chủ động hội nhập quốc tế và các cam kết mà Việt Nam đã thỏa thuận Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng bổ sung quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nhằm tạo sự rõ ràng, phù hợp được quy định tại Điều 68 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Bên cạnh đó, để đảm bảo thống nhất với Bộ Luật Dân sự 2015, dễ áp dụng trong thực tế, hợp đồng bảo hiểm được sửa đổi, bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng vô hiệu, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bãi bỏ quy định về thời hiệu khởi kiện, thời điểm phát sinh trách nhiệm của hợp đồng. Ngoài ra, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 còn sửa đổi một số quy định nhằm: - Phân loại rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm. - Quy định rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm. - Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin. 2. Những quy định mới tại Luật Cảnh sát cơ động 2022 Luật Cảnh sát cơ động 2022 được thông qua ngày 14/6/2022 gồm 5 Chương 33 Điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. CSCĐ được sử dụng vũ khí và nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ độc lập Theo đó, tại Điều 15 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định CSCĐ được quyền sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm: Trong khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, cán bộ, chiến sĩ CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Đồng thời khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát cơ động phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khi thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động trong huấn luyện, diễn tập thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện hành, chỉ quy định CSCĐ được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật mà không quy định cụ thể Luật nào áp dụng. Quyền điều động CSCĐ để thực hiện nhiệm vụ Cụ thể tại Điều 20 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định các cơ quan, cá nhân sau đây được quyền điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ: (1) Bộ trưởng Bộ Công an điều động CSCĐ trong phạm vi toàn quốc để thực hiện nhiệm vụ. (2) Tư lệnh Cảnh sát cơ động điều động CSCĐ thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây: - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt. - Theo phương án đã được cấp trên phê duyệt, được ủy quyền phê duyệt hoặc khi được giao chủ trì chỉ huy giải quyết các tình huống cụ thể. - Thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an. (3) Giám đốc Công an cấp tỉnh điều động thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp sau đây: - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp trên phê duyệt hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt; - Thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quản lý trong trường hợp cấp bách và đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an. (4) Chỉ huy đơn vị CSCĐ điều động, sử dụng đơn vị thuộc quyền để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều động đơn vị thuộc quyền tham gia phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và đồng thời báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp. Lưu ý: Việc điều động CSCĐ trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của cấp có thẩm quyền. 3. Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và một số điểm nổi bật Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 3, ngày 16/6/2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2022, trong khi quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2024. Tác giả được quy định là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm Từ ngày 01/01/2023 đối tượng là đồng tác giả sẽ được sửa đổi thành người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm mới là tác giả cụ thể tại Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005. So với Nghị định 22/2018/NĐ-CP, quy định không còn quy định tác giả là người tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm; không còn quy định rõ tác phẩm là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đối với trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả. Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác. Điểm mới trong quyền nhân thân của tác giả Tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022) quy định quyền nhân thân của tác giả như sau: - Đặt tên cho tác phẩm. Ngoài ra, tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm. - Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; Đồng thời, không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 4. Luật Điện ảnh 2022 được ban hành Luật Điện ảnh 2022 kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh 2006. Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. Sửa đổi khái niệm “Phim” tại trong điện ảnh Theo khoản 2 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 giải thích “Phim” là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra. Ngoài ra, có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuật khác và được phổ biến đến người xem. Bao gồm các loại hình: - Phim truyện. - Phim tài liệu. - Phim khoa học. - Phim hoạt hình. - Phim kết hợp nhiều loại hình. Phim không bao gồm sản phẩm ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; sản phẩm ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung khái niệm "Phim" đóng vai trò quan trọng, qua đó xác định rõ những loại sản phẩm nào trong lĩnh vực nghe nhìn được Luật Điện ảnh điều chỉnh. Quy định việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo nội dung phim Tại Điều 21 Luật Điện ảnh 2022 đã quy định rõ đối tượng chủ thể được phép phổ biến phim trên không gian mạng, đồng thời quy định thêm về các yêu cầu, điều kiện cần bảo đảm khi phổ biến phim trên không gian mạng như đáp ứng điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ VHTTDL trước khi thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng. Thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim được phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi, cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiến nhận, xử lý các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ. Về phân loại phim Điều 32 Luật Điện ảnh 2022, phim Việt Nam chiếu tại rạp đã thực hiện phân loại theo độ tuổi từ năm 2017. Tuy nhiên, quy định này chi mới áp dụng đối với phim chiếu tại rạp và chỉ được quy định tại Thông tư. Luật Điện ảnh 2022 quy định việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo nội dung phim áp dụng chung cho các phim chiếu trên mọi hình thức phổ biến.
Luật cư trú 2020 Luật cư trú 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 10 ngày 13/11/2020 theo đó: - Bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 38) - Bổ sung trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xem chi tiết các trường hợp TẠI ĐÂY - Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người (Điểm b Khoản 3 Điều 20). Đồng thời, phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. - Xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không bị phân biệt về điều kiện. Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều. Luật có hiệu lực từ 01/07/2021 thay thế Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi 2013. Xem chi tiết cụ thể Luật tại file đính kèm:
Thay đổi thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong ĐVSN công lập chưa được giao quyền tự chủ
Dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã điều chỉnh nhiều quy định trong việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; trong đó có việc thay đổi thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ. Trước đây, thẩm quyền tuyển dụng viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ thuộc về cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng (theo quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2012/NĐ-CP). Tại dự thảo Nghị định mới đã xác định rõ thẩm quyền tuyển dụng trong trường hợp này thuộc về người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức (quy định tại khoản 2 Điều 6 dự thảo Nghị định). Việc điều chỉnh này nhằm tăng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên của đơn vị sự nghiệp trong tuyển dụng viên chức. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020, bãi bỏ 02 VBQPPL sau: - Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; - Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. >>>Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Từ 11/2: Thêm 24 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất, nhập cảnh
Ngày 11/2/2020 Bộ Tài chính ban hành Quyết định 184/QĐ-BTC về việc bổ sung Danh sách các cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh. Theo đó, bổ sung thêm 24 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất, nhập cảnh theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 120/2015/TT-BTC ngày 14/8/2015 (quy định tại Thông tư 120 là 28 cửa khẩu) Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Cụ thể 24 cửa khẩu gồm:
Hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh
Bộ Công an đã dự thảo Thông tư mới, trong đó hướng dẫn khá chi tiết trình tự, thủ tục về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh, cụ thể: *Thủ tục tạm hoãn xuất cảnh - Đối với trường hợp tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh và khoản 1 Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để ngăn chặn. - Đối với trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án: 1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập danh sách theo mẫu M01 gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin và thông báo để thực hiện - Đối với trường hợp người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu M03 về Bộ Công an (qua Cục Quản lý xuất nhập cảnh) trước 05 ngày. 2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin xuất nhập cảnh: a) Trường hợp đã xuất cảnh: gửi thông báo cho cơ quan, người đề nghị theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa xuất cảnh: báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét ra quyết định theo mẫu M04 trong thời gian không quá 02 ngày. *Thủ tục chưa có nhập cảnh - Đối với trường hợp vì lý do phòng, chống dịch bệnh, vì lý do thiên tai, vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 1. Cơ quan, người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu M01. 2. Ngay khi nhận được văn bản, Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra thông tin nhập xuất cảnh: a) Trường hợp đã nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo theo mẫu M02; b) Trường hợp chưa nhập cảnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cập nhật đầy đủ thông tin vào chương trình quản lý, thông báo các cơ quan, đơn vị để ngăn chặn. - Đối với trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 1. Người có thẩm quyền lập biên bản chưa cho nhập cảnh theo mẫu M05 2. Sau khi xử phạt hành chính, lập biên bản chưa cho nhập cảnh, người có thẩm quyền báo cáo Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu M06 để xem xét ra quyết định chưa cho nhập cảnh như mẫu M01 đối với trường hợp quy định tại khoản 3. *Lưu ý về điều khoản chuyển tiếp (quy định tại Điều 14 dự thảo Thông tư): Các quyết định chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh trước thời điểm 01 tháng 7 năm 2020 vẫn tiếp tục còn hiệu lực cho đến khi hết thời hạn của quyết định. Thông tư về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2020; các quy định trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ. Xem chi tiết dự thảo tại đây:
Từ 12/12/2019: Thêm 03 cơ quan có trách nhiệm xử lý công trình sai phạm tại TP.HCM
Là nội dung quy định tại Quyết định 30/2019/QĐ-UBND, thay thế Quyết định 58/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước và những người có thẩm quyền để được xác minh, xử lý theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lập hộp thư thoại; số điện thoại đường dây nóng; hộp thư điện tử; sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở cơ quan, đơn vị; đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, người trực tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng theo quy định. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 3 cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành chỉ có 4 cơ quan sau: “1. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Thanh tra Sở Xây dựng” Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn huyện-quận; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; đ) Trưởng Ban Ọuản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố; e) Trưởng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố; g) Trưởng Ban Quản lý Phát triển đô thị thành phố. => Bổ sung 2 cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh. Theo quy định hiện hành có 04 cá nhân sau: “2. Các cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Đội trưởng Đội Thanh tra địa bàn quận, huyện; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng” Trách nhiệm xử lý thông tin phản ánh: 1. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phải kịp thời phân công thanh tra viên, cán bộ, công chức, nhân viên thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng kịp thời kiêm tra, xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo kết quả trong ngày. 2. Trường hợp thông tin về một công trình vi phạm trật tự xây dựng được phản ánh đến nhiều cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận thông tin thì thông tin phản ánh đó phải được chuyên tiếp đến người có trách nhiệm kiểm tra, xử lý công trình xây dựng có thẩm quyền theo quy định. Việc chuyên tiếp thông tin phải được cập nhật vào sồ tiếp nhận thông tin để theo dõi và xử lý theo quy định. Quyết định này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 12/12/2019. Xem thêm: >>> Bảng giá nhà ở, công trình từ 10/9/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh >>> Tin vui: TP.Hồ Chí Minh sắp có quy định mới về diện tích tách thửa tối thiểu
Mới: Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong cạnh tranh
Ngày 26/09/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Nghị định 75 thay thế Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014. Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh được quy định mới như sau: 1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Quy định hiện hành: - Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên... - Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. 2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Quy định hiện hành: + Đối với Hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm: Phạt tiền doanh nghiệp nhận sáp nhập đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi sáp nhập bị cấm + Đối với Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế:Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo 3. Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Quy định hiện hành: - Đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với một trong các hành vi sau đây. - Đối với hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ: Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. ..... 4. Tổng doanh thu trên thị trường liên quan quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan đến hành vi vi phạm trong các trường hợp sau: a) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau; b) Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. 5. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng. Quy định hiện hành: - Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức. 6. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này là 200.000.000 đồng. Quy định hiện hành: - Trong mọi trường hợp, mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh không được vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với hành vi đó được quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II của Nghị định này. 7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức. Quy định hiện hành: - Mức tiền phạt quy định tại Mục 4, Mục 5 Chương II của Nghị định này là mức áp dụng đối với hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện. Cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức tiền phạt đối với cá nhân bằng một phần hai lần mức tiền phạt đối với tổ chức. 8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Quy định hiện hành: - Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/12/2019. Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
08 chính sách nổi bật có hiệu lực tháng 10/2019
Các bạn mình cùng tìm hiểu các điểm mới về các chính sách sẽ có hiệu lực trong tháng 10 tới nhé, về các lĩnh vực chủ yếu như là: Xây dựng; Tín dụng ngân hàng; Sinh học; Hóa chất và vật kiệu cháy nổ;… 1. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng. Là nội dung quy định tại Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, được chính phủ ban hành ngày 14/08/2019; Về nội dung các khoản mục chi phí và các chi phí trong từng khoản mục Tổng mức đầu tư: + Chi phí thiết bị: bổ sung chi phí quản lí mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu. + Bổ sung chi phí quản lý dự án đối với dự án PPP gồm: chi phí quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án và chi phí quản lý dự án của nhà đầu tư. + Chi phí khác: bỏ chi phí hạng mục chung, các chi phí này được đưa thành "chi phí gián tiếp" trong chi phí xây dựng. Nghị định có hiệu lực ngày 01/10/2019; 2. Đối tượng tuyển chọn và thời gian phục vụ nghĩa vụ tham gia công an nhân dân. Là nội dung quy định tại Nghị định 70/2019/NĐ-CP về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, ban hành ngày 23/08/2019; - Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; - Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015; - Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đơn vị sử dụng và quy định ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ; Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018. Nghị định có hiệu lực ngày 10/10/2019 3. Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Là nội dung quy định tại Thông tư 11/2019/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, có hiệu lực ngày 01/10/2019; Thay thế Thông tư 07/2013/TT-NHNN ngày ban hành 14/03/2013; Theo đó, căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định: - Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện; - Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. 4. Giá khởi điểm bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu. Là nội dung quy định tại Thông tư 50/2019/TT-BTC hướng dẫn bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp nhà nước có chức năng mua bán, xử lý nợ, có hiệu lực ngày 01/10/2019; Theo thông tư thì hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp mua bán nợ quyết định giá khởi điểm bán đấu giá lô cổ phần kèm nợ phải thu nhưng không thấp hơn giá khởi điểm lô cổ phần cộng với giá khởi điểm khoản nợ phải thu, cụ thể: - Giá khởi điểm lô cổ phần được xác định không thấp hơn giá trị của một cổ phần nhân với số lượng cổ phần chào bán theo lô và theo nguyên tắc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP). - Giá khởi điểm khoản nợ phải thu không thấp hơn giá trị xác định lại do tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện. Việc xác định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và pháp luật có liên quan. 5. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Là nội dung quy định tại Thông tư 54/2019/TT-BTC nhà nước hỗ trợ DNNVV (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên, có hiệu lực ngày 10/10/2019; - DNNVV sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP; Trường hợp trong năm DNNVV đã sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên và được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhưng giá trị hỗ trợ chưa vượt quá mức quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, DNNVV chỉ được hỗ trợ phần còn lại và phải báo cáo rõ nội dung này trong hồ sơ gửi đơn vị hỗ trợ DNNVV để xem xét, ra quyết định phê duyệt hỗ trợ tư vấn. - Đơn vị hỗ trợ DNNVV có trách nhiệm xác định và ghi rõ tỷ lệ, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ trong quyết định phê duyệt hỗ trợ tư vấn cho DNNVV; - Trong quá trình thực hiện hợp đồng tư vấn, trường hợp có sự điều chỉnh về giá trị hợp đồng tư vấn (nhưng không thay đổi mục đích, các nội dung cơ bản của hợp đồng tư vấn) mà thấp hơn số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đã ghi trong quyết định phê duyệt hỗ trợ tư vấn, hoặc dẫn đến số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ vượt quá tỷ lệ quy định, DNNVV báo cáo đơn vị hỗ trợ DNNVV để xác định lại số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ theo giá trị hợp đồng tư vấn đã điều chỉnh giảm, đảm bảo tỷ lệ hỗ trợ theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. 6. Tốc độ tối đa cho phép lưu hành đối với xe gắn máy. Là nội dung quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 15/09/2019; Theo đó, tại thông tư quy địnhvề tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc): - Tối đa không quá 40 km/h >>>Xem thêm TẠI ĐÂY 7. Mức thu lệ phí cấp căn cước công dân. Là nội dung quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp căn cước công dân, có hiệu lực ngày 30/08/2019; - Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân; - Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân; - Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân; 8. Quy định về lãi suất cho vay đối với người lao động. Là nội dung quy định tại Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020; có hiệu lực ngày 25/10/2019; Lãi suất cho vay đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020, như sau: - Người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; - Người lao động khác tại huyện nghèo được vay bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; - Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% so với lãi suất vay vốn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh như bạn thì phải đóng những loại thuế gì? thì bạn có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY
Luật Cạnh tranh 2018 ra đời kiểm soát "bắt tay xuyên biên giới"
Luật Cạnh tranh 2018 có 8 điểm mới so với Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể: 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; 2. Sửa đổi, bổ sung hành vi bị cấn đối với cơ quan nhà nước; 3. Hoàn thiện quy định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính sách khoan hồng; 4. Bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường; 5. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế; 6. Hoàn thiện quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh; 7. Tổ chức lại cơ quan cạnh tranh; 8. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh. Nếu như vấn đề hợp nhất, sáp nhập giữa các ông lớn trên thế giới đang diễn ra ồ ạt tại Việt Nam thì với sự ra đời của Luật cạnh tranh 2018, việc này sẽ kiểm soát được chặt chẽ hơn vấn đề này. Cụ thể, luật khẳng định quyền điều tra, xử lý với bất kỳ hành vi nào cho dù xảy ra ở đâu mà tác động hạn chế cạnh tranh tới thị trường của Việt Nam. Ví dụ chính là tập đoàn của Thái Lan Centrel Group mua lại BigC, việc thâu tóm này khiến nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho BigC quan ngại về hợp đồng mà họ đã kí kết và thực hiện. Với vụ việc này, mặc dù thấy được nhiều tiềm ẩn bất lợi cho thị trường và nhà bán lẻ cung cấp cho BigC, nhưng do giao dịch ngoài lãnh thổ Việt Nam nên với quy định của luật cũ cơ quan cạnh tranh rất khó để vào cuộc xử lý. Do luật cạnh tranh 2004 chưa có các quy định để xử lý các vụ việc có dấu hiệu tương tự được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, do vậy các cơ quan chức năng của Cục Cạnh tranh không thể vào cuộc điều tra được. Và một vụ M&A trong tháng 4 năm nay chính là Vinhomes và một công ty thành viên khác của tập đoàn Vingroup đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore. Theo đó, GIC sẽ đầu tư tổng cộng 1,3 tỉ USD dưới hai hình thức là mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án bất động sản. Được biết, GIC là một trong những nhà đầu tư tài chính lớn nhất trên thị trường vốn Việt Nam với các khoản đầu tư vào các "ông lớn" như Masan Group, Vietjet Air, Vinamilk, FPT, PAN Group, Vinasun... Theo tính toán, tổng giá trị các khoản đầu tư này khoảng gần 15.000 tỉ đồng. Và sự ra đời của Luật cạnh tranh 2018 có thể kiểm soát được những vụ mang tính chất thâu tóm và tác động đến thị trường Việt Nam như những vụ việc trên.
NHỮNG LUẬT, NGHỊ QUYẾT ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA SÁNG NAY (25/6/2015)
Các bạn bấm vào tiêu đề mỗi phần để xem nội dung dự thảo. Khi nào có văn bản Luật chính thức DanLuat sẽ cố gắng cập nhật nhanh cho các bạn. 1. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Với tỷ lệ 91,50% ĐBQH tán thành, QH đã thông qua dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Luật gồm 10 chương, 81 điều quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. 2. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi). Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) với tỷ lệ 89,47% đại biểu tán thành. Luật gồm 7 chương, 77 điều, quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. 3. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Với tỷ lệ 90,89% đại biểu tán thành, QH đã biểu quyết thông qua Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND. Luật gồm 10 chương, 98 điều. Về nguyên tắc bầu cử, Luật quy định việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử, theo quy định của Luật, tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào QH, HĐND các cấp. 4. Luật an toàn, vệ sinh lao động. Cũng trong buổi sáng, với tỷ lệ 88,87% đại biểu tán thành, QH đã biểu quyết thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động. Luật gồm 7 chương, 93 điều, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. 5. Chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Với 428/461 số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86.64%), Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế (HKQT) Long Thành đã được Quốc hội thông qua. Dự án đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm với tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng. Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp điểm mới 13 Luật có hiệu lực từ 01/01/2015
Dân Luật điểm qua một số nội dung mới của 13 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. 1. Luật sửa đổi các luật về thuế 2014 - Thuế TNDN: Dỡ bỏ mức trần 15% chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Thuế TNCN: Thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế. - Thuế GTGT: Chuyển mặt hàng phân bón; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp từ đối tượng chịu thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế. - Thuế tài nguyên: Chuyển từ đối tượng được miễn thuế sang đối tượng không chịu thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp. - Luật Quản lý thuế: Bỏ quy định phạt chậm nộp thuế 0.07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp vượt quá 90 ngày và giữ nguyên mức phạt chậm nộp 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. 2. Luật bảo vệ môi trường 2014 Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm, các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); bổ sung đối tượng phải lập ĐMC. Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này. Luật này thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005. 3. Luật hải quan 2014 Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ. Ngoài ra, Luật bỏ quy định cơ quan hải quan phải xác nhận bằng văn bản khi có yêu cầu xuất trình, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan. Luật này thay thế Luật hải quan 2001 và Luật hải quan sửa đổi 2005. 4. Luật công chứng 2014 Mở rộng thêm quyền cho công chứng viên như: quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại; quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Tăng thời gian đào tạo công chứng viên lên 12 tháng; tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề; thêm các điều cấm đối với công chứng viên. Luật này thay thế Luật công chứng 2006. 5. Luật phá sản 2014 Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động người lao động bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được. Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định. TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã và cả doanh nghiệp. Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng. Luật này thay thế Luật phá sản 2004. 6. Luật hôn nhân và gia đình 2014 Nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam. Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Luật tiếp tục không thừa nhận hôn nhân đồng tính. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên (trước đây là 9 tuổi). Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân. Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình 2000. 7. Luật đầu tư công 2014 Luật gồm 6 chương và 108 điều, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: - Nguyên tắc công khai minh bạch trong đầu tư công. - Các hành vi bị cấm trong đầu tư công: sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công... - Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án. - Trình tự lập, thẩm định, quyết định dự án. - Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. - Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. - Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công. 8. Luật xây dựng 2014 Luật này bổ sung một số loại công trình được miễn giấy phép xây dựng như: - Công trình thuộc dự án được Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư. - Công trình xây dựng tạm phục vụ cho công trình chính. - Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thẩm định và phê duyệt. - Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở có quy mô - Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lí kiến trúc. Luật này thay thế Luật Xây dựng 2003. 9. Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004; theo đó có những nội dung đáng chú ý như sau: - Cấm giao tàu thuyền cho người không đủ điều kiện điều khiển. - Phân loại cảng thủy nội địa gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng và được phân thành cảng loại I, loại II, loại III. - Thay đổi điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng. 10. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 Theo Luật này thì người nước ngoài được cấp thị thực nếu thỏa mãn các điều kiện sau: - Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. - Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh trừ trường hợp cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh. - Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh. - Người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, hành nghề luật sư, lao động, học tập phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh. Ngoài ra, đối với Giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp trước ngày 01/01/2015 còn thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó. Luật này thay thế Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. 11. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế 2008, theo đó quy định: Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động thuộc diện phải đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì buộc phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây). Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Đồng thời, mở rộng đối tượng tham gia; thay đổi mức đóng, phương thức đóng… 12. Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 Theo Luật thì tổ chức, cá nhân được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật khi có đủ điều kiện sau đây: - Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật; - Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp; - Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng; - Được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp. Luật này thay thế Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001. 13. Luật việc làm 2013 So với quy định trước đây, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Luật Việc làm sẽ có thêm Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Mặt khác, cũng không còn quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 người lao động trở lên mới phải tham gia BHTN. Tuy nhiên, người lao động giúp việc gia đình hoặc đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia BHTN.
Các Luật vừa được Quốc hội thông qua
>Toàn văn điểm mới Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 Tại kỳ họp thứ 7 khóa XIII Quốc hội đã thông qua 11 Luật sau: 1.Luật hôn nhân và gia đình 2014; 2. Luật đầu tư công 2014; 3. Luật hải quan 2014; 4. Luật phá sản 2014; 5. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014; 6. Luật giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014; 7. Luật bảo vệ môi trường 2014; 8. Luật xây dựng 2014; 9. Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014; 10. Luật công chứng 2014; 11. Luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014.
LỜI KHUYÊN CHO NHỮNG AI ĐANG HỌC LUẬT…
1/ Những ai đang học Luật thì cố gắng học tốt để được ra trường đúng hoặc trước tiến độ. Nếu không sẽ đối diện với một khối lượng Luật và Pháp lệnh mới “khổng lồ” (Theo Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 về Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp 2013 thì phải ban hành 89 Luật và Pháp lệnh trong thời gian tới). 2/ Phải thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật mới để khỏi bị lạc hậu nhé!