Cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng không?
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Vậy cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng không? Rừng đặc dụng gồm những loại nào? Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật lâm nghiệp 2017 quy định rừng đặc dụng bao gồm: - Thứ nhất, vườn quốc gia; - Thứ hai, khu dự trữ thiên nhiên; - Thứ ba, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; - Thứ tư, khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; - Thứ năm, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia. Cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng không? Mức kinh phí là bao nhiêu? Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng như sau: - Đối tượng: + Ban quản lý rừng đặc dụng; + Ban quản lý rừng phòng hộ; + Cộng đồng dân cư; + Các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017 - Mức kinh phí: + Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng. + Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao. + Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP. + Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm. => Theo đó cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng. Đồng thời cộng đồng dân cư được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao. Thêm vào đó Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm. Trình tự thực hiện cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng đối với cộng đồng dân cư Căn cứ tại điểm khoản 4 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng đối với cộng đồng dân cư như sau: - Phương thức cấp kinh phí: căn cứ diện tích rừng được giao, kết quả bảo vệ rừng giữa chủ rừng là cộng đồng dân cư với Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch 3 năm, hoặc 5 năm; - Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư; - Trường hợp bên nhận kinh phí bảo vệ rừng để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo kế hoạch được duyệt thì lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; - Kết quả nghiệm thu hằng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.
Luật Đất đai 2024: Sửa đổi nguyên tắc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng rừng
Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024, là hai Điều có hiệu lực thi hành sớm từ 01/04/2024. Tại đây, Điều 248 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm Nghiệp 2017. Đáng chú ý trong đó là quy định lại nguyên tắc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng rừng. (1) Sửa đổi nguyên tắc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng rừng Theo Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng như sau: “1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương. 2. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. 3. …” Sang đến Điều 248 Luật Đất đai 2024, nội dung này được điều chỉnh thành không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác. Ngoại trừ các dự án sau đây: - Dự án quan trọng quốc gia; - Dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; - Dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định. Đồng thời, việc chuyển mục đích sử dụng cũng cần phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Theo đó, có thể thấy, việc sửa đổi, bổ sung này của Luật Đất đai 2024 nhằm tháo gỡ rào cản trong thực thi chính sách liên quan đến thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng. (2) Bổ sung thêm thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh, huyện Trước đây, thẩm quyền của UBND cấp huyện trong việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau: - Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân. - Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư. Tại Luật Đất đai 2024, nội dung này đã được sửa đổi, bổ sung lại. Theo đó, tách trường hợp thu hồi rừng thành một khoản riêng với nội dung: “Thu hồi rừng đối với trường hợp thu hồi đất có rừng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.” Bởi theo Luật Đất đai 2024 thì trong thẩm quyền được quy định, UBND cấp huyện được quyền ra quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, tại Điều 248 Luật Đất đai 2024 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền của UBND cấp tỉnh từ “Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức” thành “Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này” (3) Bổ sung thêm đối tượng được giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, có tất cả là 04 đối tượng được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng bao gồm: - Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. - Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó. - Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. - Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó. Luật Đất đai đã bổ sung thêm 01 đối tượng là Ban quản lý rừng đặc dụng đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng vào diện được nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng. Bên cạnh đó, còn có những sửa đổi, bổ sung khác liên quan đến nội dung của các Điều 14, 15, 19, 53,...Luật Lâm nghiệp 2017, xem chi tiết tại Điều 248 Luật Đất đai 2024.
Chủ rừng có được hỗ trợ kinh phí đối phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai không?
Ngày nay, thiên tai diễn ra ngày càng nhiều, số lượng đất rừng bị thiệt hại cũng rất lớn. Do đó, Nhà nước ta đã ban hành những chính sách để hỗ trợ chủ rừng phát triển lâm sản. Vậy khi thiên tai xảy ra thì chủ rừng có được hỗ trợ kinh phí đối phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại không? Chủ rừng bao gồm những đối tượng nào? Căn cứ Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định về chủ rừng như sau: - Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ. - Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017. - Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang). - Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp. - Hộ gia đình, cá nhân trong nước. - Cộng đồng dân cư. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất. Như vậy, chủ rừng sẽ bao gồm những đối tượng được nêu trên. Chủ rừng có được hỗ trợ kinh phí đối phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai không? Căn cứ Điều 73 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định quyền chung của chủ rừng như sau: - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật. - Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. - Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai. - Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. - Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư. - Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng. - Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai. - Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng. - Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Từ những quyền chung của chủ rừng nêu trên, có thể thấy pháp luật quy định rằng chủ rừng sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai. Nghĩa vụ chung của chủ rừng bao gồm những gì? Căn cứ Điều 74 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định chủ rừng có có các nghĩa vụ như sau: - Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng. - Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này. - Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng. - Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. - Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Như vậy, chủ rừng sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên. Theo đó, có thể thấy điển hình nhất về nghĩa vụ của chủ rừng là phải quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật lâm nghiệp 2017 và những luật khác có liên quan. Từ những quy định trên, pháp luật đề cao quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Do đó, các chủ rừng cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo thực hiện đúng theo pháp luật
Chặt phá rừng trái phép có thể bị truy cứu TNHS!
Trong những năm gần đây, nạn chặt phá rừng đang ngày càng nghiêm trọng, hiện các cơ quan có thẩm quyền đang vào cuộc điều tra và xử phạt nhằm bảo vệ tài nguyên rừng. Do chạy theo nhu cầu phát triển kinh tế nên ở nhiều địa phương, người dân đã tìm mọi cách để lấn rừng, phá rừng làm kinh tế. Một số thì ý thức kém, người dân thường chặt cây để lấy gỗ nhỏ làm củi sinh hoạt hoặc cây gỗ lớn để xây nhà ở. Hành vi chặt phá rừng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi chặt phá rừng bị pháp luật xử lý như thế nào? Thế nào là hành vi phá rừng trái phép? Những hành vi tưởng chừng như vô hại vì mục đích phục vụ cho sinh hoạt, tuy nhiên, chặt phá rừng trái phép có thể hủy hoại hệ sinh thái, lâu dần làm xói mòn đất gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và của. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá rừng là: - Người dân chưa có nhận thức đúng đắn về quy hoạch đất rừng hợp lý, người dân sống ở khu vực xung quanh vẫn có thói quen lên rừng chặt cây làm nhà, bán gỗ, đốn củi một cách thiếu ý thức; - Quy hoạch rừng để xây dựng thuỷ điện, nhà máy, làm trang trại; - Bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa để phục vụ cho việc di canh di cư; - Sự tham gia, câu kết của cán bộ kiểm lâm với lâm tặc chuyên chặt phá cây rừng. Theo đó, hủy hoại rừng, phá rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể căn cứ tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015. Đồng thời, Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi phá rừng là hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc; hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định 35/2019/NĐ-CP); mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, với hành vi phá rừng thì đối tượng thực hiện hành vi này có thể sẽ bị khép vào tội hủy hoại rừng. Quy định pháp luật về hành vi chặt phá rừng trái phép Căn cứ theo Luật Lâm nghiệp 2017 tại Điều 9 quy định các hành vi sau đây là một trong số bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp: - Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật. - Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng. - Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật. - Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng. - Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng. - Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng. - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng. - Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật. Như vậy, hành vi chặt phá rừng không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi trái với quy định pháp luật. Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Xử phạt vi phạm hành chính Mức phạt hành chính hành vi Phá rừng trái pháp luật được quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau: Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định 35/2019/NĐ-CP) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-7 triệu đồng đối với một trong các trường hợp sau: - Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2; - Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2; - Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2; - Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2; - Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích. Mức phạt tiền cho hành vi vi phạm tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP này cao nhất có thể lên tới 200 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 8 cm trở lên bị xâm hại xử phạt 200.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 200 triệu đồng; mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 100 triệu đồng. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ hoặc sử dụng theo quy định của pháp luật, nếu không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng để xảy ra phá rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Trường hợp chặt phá rừng trái phép khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Về mặt hình sự thì có thể bị xử lý theo khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội hủy hoại rừng, cụ thể như sau: Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01-05 năm: - Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); - Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); - Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2); - Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2); - Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; - Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; - Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 243 BLHS 2015 nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Mức phạt cao nhất cho tội này là 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt như sau: - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỉ đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 2 -5 tỉ đồng - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 5-7 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01-03 năm.
Phân loại rừng theo Luật Lâm nghiệp 2017
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. Theo quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng được phân loại cụ thể theo bảng dưới đây: Phân loại Đặc điểm Rừng đặc dụng Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm: - Vườn quốc gia; - Khu dự trữ thiên nhiên; - Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; - Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; - Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia. Rừng phòng hộ Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm: - Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới; - Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Rừng sản xuất Được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đã thông qua Luật Lâm nghiệp 2017
Sáng nay, ngày 15/11/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp với 87,78% ĐBQH tán thành. Luật Lâm nghiệp 2017 có 12 Chương, 108 Điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật Lâm nghiệp 2017 quy định các nội dung chính sau đây: - Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. - Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp. -. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. - Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng. - Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp. - Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới. - Việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng và thu hồi rừng phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, diện tích rừng hiện có của địa phương; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt; không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp. Chi tiết Luật Lâm nghiệp 2017 sẽ đựơc cập nhật sớm nhất đến các bạn. Xem thêm: Danh sách Luật, Nghị quyết chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
Cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng không?
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Vậy cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng không? Rừng đặc dụng gồm những loại nào? Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Luật lâm nghiệp 2017 quy định rừng đặc dụng bao gồm: - Thứ nhất, vườn quốc gia; - Thứ hai, khu dự trữ thiên nhiên; - Thứ ba, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; - Thứ tư, khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; - Thứ năm, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia. Cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng không? Mức kinh phí là bao nhiêu? Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng như sau: - Đối tượng: + Ban quản lý rừng đặc dụng; + Ban quản lý rừng phòng hộ; + Cộng đồng dân cư; + Các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017 - Mức kinh phí: + Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng. + Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao. + Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP. + Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm. => Theo đó cộng đồng dân cư có thuộc đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng. Đồng thời cộng đồng dân cư được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao. Thêm vào đó Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm. Trình tự thực hiện cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng đối với cộng đồng dân cư Căn cứ tại điểm khoản 4 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng đối với cộng đồng dân cư như sau: - Phương thức cấp kinh phí: căn cứ diện tích rừng được giao, kết quả bảo vệ rừng giữa chủ rừng là cộng đồng dân cư với Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn thực hiện theo năm, hoặc theo kế hoạch 3 năm, hoặc 5 năm; - Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng với Kiểm lâm làm việc tại địa bàn có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư; - Trường hợp bên nhận kinh phí bảo vệ rừng để xảy ra mất rừng hoặc phá rừng hoặc không thực hiện theo kế hoạch được duyệt thì lập biên bản xác định diện tích rừng đã mất hoặc bị suy giảm, xác định rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; - Kết quả nghiệm thu hằng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.
Luật Đất đai 2024: Sửa đổi nguyên tắc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng rừng
Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024, là hai Điều có hiệu lực thi hành sớm từ 01/04/2024. Tại đây, Điều 248 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm Nghiệp 2017. Đáng chú ý trong đó là quy định lại nguyên tắc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng rừng. (1) Sửa đổi nguyên tắc giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng rừng Theo Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng như sau: “1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương. 2. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. 3. …” Sang đến Điều 248 Luật Đất đai 2024, nội dung này được điều chỉnh thành không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác. Ngoại trừ các dự án sau đây: - Dự án quan trọng quốc gia; - Dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; - Dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định. Đồng thời, việc chuyển mục đích sử dụng cũng cần phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Theo đó, có thể thấy, việc sửa đổi, bổ sung này của Luật Đất đai 2024 nhằm tháo gỡ rào cản trong thực thi chính sách liên quan đến thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng. (2) Bổ sung thêm thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh, huyện Trước đây, thẩm quyền của UBND cấp huyện trong việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau: - Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân. - Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư. Tại Luật Đất đai 2024, nội dung này đã được sửa đổi, bổ sung lại. Theo đó, tách trường hợp thu hồi rừng thành một khoản riêng với nội dung: “Thu hồi rừng đối với trường hợp thu hồi đất có rừng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai.” Bởi theo Luật Đất đai 2024 thì trong thẩm quyền được quy định, UBND cấp huyện được quyền ra quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, tại Điều 248 Luật Đất đai 2024 cũng sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền của UBND cấp tỉnh từ “Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức” thành “Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này” (3) Bổ sung thêm đối tượng được giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, có tất cả là 04 đối tượng được Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng bao gồm: - Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. - Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó. - Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. - Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó. Luật Đất đai đã bổ sung thêm 01 đối tượng là Ban quản lý rừng đặc dụng đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng vào diện được nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng. Bên cạnh đó, còn có những sửa đổi, bổ sung khác liên quan đến nội dung của các Điều 14, 15, 19, 53,...Luật Lâm nghiệp 2017, xem chi tiết tại Điều 248 Luật Đất đai 2024.
Chủ rừng có được hỗ trợ kinh phí đối phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai không?
Ngày nay, thiên tai diễn ra ngày càng nhiều, số lượng đất rừng bị thiệt hại cũng rất lớn. Do đó, Nhà nước ta đã ban hành những chính sách để hỗ trợ chủ rừng phát triển lâm sản. Vậy khi thiên tai xảy ra thì chủ rừng có được hỗ trợ kinh phí đối phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại không? Chủ rừng bao gồm những đối tượng nào? Căn cứ Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định về chủ rừng như sau: - Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ. - Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật lâm nghiệp 2017. - Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang). - Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp. - Hộ gia đình, cá nhân trong nước. - Cộng đồng dân cư. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất. Như vậy, chủ rừng sẽ bao gồm những đối tượng được nêu trên. Chủ rừng có được hỗ trợ kinh phí đối phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai không? Căn cứ Điều 73 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định quyền chung của chủ rừng như sau: - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật. - Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. - Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai. - Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. - Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư. - Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng. - Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai. - Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng. - Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Từ những quyền chung của chủ rừng nêu trên, có thể thấy pháp luật quy định rằng chủ rừng sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai. Nghĩa vụ chung của chủ rừng bao gồm những gì? Căn cứ Điều 74 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định chủ rừng có có các nghĩa vụ như sau: - Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng. - Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này. - Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng. - Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. - Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Như vậy, chủ rừng sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên. Theo đó, có thể thấy điển hình nhất về nghĩa vụ của chủ rừng là phải quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật lâm nghiệp 2017 và những luật khác có liên quan. Từ những quy định trên, pháp luật đề cao quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng. Do đó, các chủ rừng cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo thực hiện đúng theo pháp luật
Chặt phá rừng trái phép có thể bị truy cứu TNHS!
Trong những năm gần đây, nạn chặt phá rừng đang ngày càng nghiêm trọng, hiện các cơ quan có thẩm quyền đang vào cuộc điều tra và xử phạt nhằm bảo vệ tài nguyên rừng. Do chạy theo nhu cầu phát triển kinh tế nên ở nhiều địa phương, người dân đã tìm mọi cách để lấn rừng, phá rừng làm kinh tế. Một số thì ý thức kém, người dân thường chặt cây để lấy gỗ nhỏ làm củi sinh hoạt hoặc cây gỗ lớn để xây nhà ở. Hành vi chặt phá rừng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy hành vi chặt phá rừng bị pháp luật xử lý như thế nào? Thế nào là hành vi phá rừng trái phép? Những hành vi tưởng chừng như vô hại vì mục đích phục vụ cho sinh hoạt, tuy nhiên, chặt phá rừng trái phép có thể hủy hoại hệ sinh thái, lâu dần làm xói mòn đất gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và của. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá rừng là: - Người dân chưa có nhận thức đúng đắn về quy hoạch đất rừng hợp lý, người dân sống ở khu vực xung quanh vẫn có thói quen lên rừng chặt cây làm nhà, bán gỗ, đốn củi một cách thiếu ý thức; - Quy hoạch rừng để xây dựng thuỷ điện, nhà máy, làm trang trại; - Bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa để phục vụ cho việc di canh di cư; - Sự tham gia, câu kết của cán bộ kiểm lâm với lâm tặc chuyên chặt phá cây rừng. Theo đó, hủy hoại rừng, phá rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể căn cứ tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015. Đồng thời, Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định hành vi phá rừng là hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc; hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định 35/2019/NĐ-CP); mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, với hành vi phá rừng thì đối tượng thực hiện hành vi này có thể sẽ bị khép vào tội hủy hoại rừng. Quy định pháp luật về hành vi chặt phá rừng trái phép Căn cứ theo Luật Lâm nghiệp 2017 tại Điều 9 quy định các hành vi sau đây là một trong số bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp: - Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật. - Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng. - Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật. - Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng. - Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng. - Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng. - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng. - Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật. Như vậy, hành vi chặt phá rừng không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi trái với quy định pháp luật. Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm. Xử phạt vi phạm hành chính Mức phạt hành chính hành vi Phá rừng trái pháp luật được quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau: Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định 35/2019/NĐ-CP) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3-7 triệu đồng đối với một trong các trường hợp sau: - Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2; - Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2; - Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2; - Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2; - Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích. Mức phạt tiền cho hành vi vi phạm tại Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP này cao nhất có thể lên tới 200 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 8 cm trở lên bị xâm hại xử phạt 200.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 200 triệu đồng; mỗi cây gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng tổng mức phạt đối với hành vi này không quá 100 triệu đồng. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ hoặc sử dụng theo quy định của pháp luật, nếu không tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy chế quản lý rừng để xảy ra phá rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều 20 Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Trường hợp chặt phá rừng trái phép khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Về mặt hình sự thì có thể bị xử lý theo khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 63 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội hủy hoại rừng, cụ thể như sau: Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01-05 năm: - Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); - Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); - Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2); - Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2); - Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; - Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng; - Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 243 BLHS 2015 nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Mức phạt cao nhất cho tội này là 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt như sau: - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỉ đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 2 -5 tỉ đồng - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 243 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 5-7 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01-03 năm.
Phân loại rừng theo Luật Lâm nghiệp 2017
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên. Theo quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng được phân loại cụ thể theo bảng dưới đây: Phân loại Đặc điểm Rừng đặc dụng Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm: - Vườn quốc gia; - Khu dự trữ thiên nhiên; - Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; - Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; - Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia. Rừng phòng hộ Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm: - Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới; - Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Rừng sản xuất Được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Đã thông qua Luật Lâm nghiệp 2017
Sáng nay, ngày 15/11/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp với 87,78% ĐBQH tán thành. Luật Lâm nghiệp 2017 có 12 Chương, 108 Điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật Lâm nghiệp 2017 quy định các nội dung chính sau đây: - Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. - Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp. -. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp. - Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng. - Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp. - Rừng tự nhiên phải được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch và bình đẳng giới. - Việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng và thu hồi rừng phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, diện tích rừng hiện có của địa phương; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt; không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp. Chi tiết Luật Lâm nghiệp 2017 sẽ đựơc cập nhật sớm nhất đến các bạn. Xem thêm: Danh sách Luật, Nghị quyết chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV