Gian lận trong học tập có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục hay không?
Hiện nay, tình trạng gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh diễn ra ngày càng nhiều gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngành giáo dục, nhất là trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy pháp luật quy định các hành vi nào được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục? Pháp luật quy định như thế nào về chương trình giáo dục hiện nay? Căn cứ Điều 8 Luật giáo dục 2019 có quy định về chương trình giáo dục như sau: - Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo. - Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện. - Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục. - Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn. - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này. Như vậy, chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các quy định nêu trên. Pháp luật quy định như thế nào về việc đầu tư cho giáo dục? Căn cứ Điều 17 Luật giáo dục 2019 có quy định về việc đầu tư cho giáo dục như sau: - Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. - Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp. Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. - Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Như vậy, việc đầu tư cho giáo dục là một vấn đề rất quan trọng và ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Gian lận trong học tập có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục hay không? Căn cứ Điều 22 Luật giáo dục 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau: - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học. - Xuyên tạc nội dung giáo dục. - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh. - Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự. - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. - Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật. Theo đó, pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục nêu trên. Trong đó có hành vi “Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh” được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy Nhà nước ta đang rất chú trọng trong hoạt động giáo dục, đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục để đảm bảo đất nước ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
Giảng viên thình giảng là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên thỉnh giảng
Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định của pháp luật đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng. 1. Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng được quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019, cụ thể: - Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; - Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; - Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; - Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. 2. Nhiệm vụ của giảng viên thỉnh giảng Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật giáo dục 2019, cụ thể: - Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. - Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo. - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. - Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Lưu ý: - Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác. - Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.
Quy định về sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn
Là nội dung đang được dự thảo tại Thông tư quy định sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo. Theo đó, việc sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo được dự thảo đưa ra như sau: - Giáo viên trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực thi hành có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định. - Giáo viên trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực thi hành có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức không hoàn thành nhiệm vụ thì không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp cho đến khi nghỉ hưu theo quy định. - Giáo viên không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định. Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định tại điều 72 Luật giáo dục như sau: 1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau: a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; ... Thông tư bãi bỏ Quyết định 22/2006/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt
Là nội dung đang được dự thảo nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm. Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Giáo dục 2019 thì: Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo. Nội dung dự thảo Quy định hướng dẫn nội dung trên như sau: - Hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi học sinh, sinh viên sư phạm theo học nhưng tối đa không vượt mức trần học phí theo quy định của Chính phủ. - Hỗ trợ chi phí sinh hoạt: Học sinh, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được áp dụng thống nhất trong năm học và hàng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế năm trước liền kề với năm học hiện tại do Nhà nước công bố. - Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Từ năm 2020 phụ huynh được tham gia chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nguyên tắc, tiêu chí, Hội đồng, quy trình lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi là cơ sở giáo dục phổ thông), các tổ chức và cá nhân liên quan. Theo nội dung dự thảo quy định về quy trình lựa chọn sách giáo khoa, như sau: Bước 1: Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, đề xuất với Hội đồng bằng văn bản danh mục lựa chọn sách giáo khoa. Bước 2: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn theo các nguyên tắc: - Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. - Lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp. - Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do sở giáo dục và đào tạo địa phương quy định như sau: - Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; - Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Căn cứ 2 tiêu chí trên, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn cụ thể tiêu chí để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với địa phương. Sau đó, tiến hành bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa bằng hình thức bỏ phiếu kín; sách giáo khoa được lựa chọn phải được trên 50% (năm mươi phần trăm) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên tham dự. Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Bước 3: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Bước 4: Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ban hành quyết định danh mục sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Mời các bạn xem chi tiết nội dung Dự thảo Thông tư tại file đính kèm;
Những thay đổi về tiền lương của giáo viên từ 01/7/2020
Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 có nhiều nội dung nổi bật và thay đổi so với quy định hiện hành về nhiêu chính sách, chế độ cũng như quy định dành cho giáo viên, trong đó tiền lương là vấn đề được quan tâm. Đó là những chế độ nào? 1. Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. (Điều 76 Luật giáo dục 2019) 2. Tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương: Tiến tới tất cả giáo viên sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp 3. Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). => không có việc chênh lệch quá lớn giữa giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm như hiện nay, lương sẽ được chi trả theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp, đặc thù nghề nghiệp. 4. Xây dựng bảng lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề 5. Cách tính lương mới sẽ không còn khái niệm lương cơ bản mà sẽ là lượng tiền khởi động ban đầu có một mức, sau đó quy ra các mức cao hơn. Quy định các mục 2,3,4 được đưa ra tại Nghị quyết 27 có hiệu lực từ 01/01/2021.
Gian lận trong học tập có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục hay không?
Hiện nay, tình trạng gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh diễn ra ngày càng nhiều gây ảnh hưởng rất nhiều đến ngành giáo dục, nhất là trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy pháp luật quy định các hành vi nào được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục? Pháp luật quy định như thế nào về chương trình giáo dục hiện nay? Căn cứ Điều 8 Luật giáo dục 2019 có quy định về chương trình giáo dục như sau: - Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo. - Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện. - Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục. - Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn. - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này. Như vậy, chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các quy định nêu trên. Pháp luật quy định như thế nào về việc đầu tư cho giáo dục? Căn cứ Điều 17 Luật giáo dục 2019 có quy định về việc đầu tư cho giáo dục như sau: - Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. - Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp. Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. - Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Như vậy, việc đầu tư cho giáo dục là một vấn đề rất quan trọng và ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Gian lận trong học tập có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục hay không? Căn cứ Điều 22 Luật giáo dục 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau: - Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học. - Xuyên tạc nội dung giáo dục. - Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh. - Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự. - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. - Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật. Theo đó, pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục nêu trên. Trong đó có hành vi “Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh” được xem là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục. Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy Nhà nước ta đang rất chú trọng trong hoạt động giáo dục, đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục để đảm bảo đất nước ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
Giảng viên thình giảng là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên thỉnh giảng
Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời người đủ tiêu chuẩn quy định của pháp luật đến giảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnh giảng hoặc giảng viên thỉnh giảng. 1. Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng được quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019, cụ thể: - Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; - Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; - Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; - Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. 2. Nhiệm vụ của giảng viên thỉnh giảng Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 69 của Luật giáo dục 2019, cụ thể: - Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. - Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo. - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. - Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Lưu ý: - Giáo viên, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác. - Khuyến khích việc mời nhà giáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnh giảng.
Quy định về sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn
Là nội dung đang được dự thảo tại Thông tư quy định sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo. Theo đó, việc sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo được dự thảo đưa ra như sau: - Giáo viên trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực thi hành có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định. - Giáo viên trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề với năm Thông tư này có hiệu lực thi hành có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức không hoàn thành nhiệm vụ thì không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp cho đến khi nghỉ hưu theo quy định. - Giáo viên không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định. Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định tại điều 72 Luật giáo dục như sau: 1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau: a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; ... Thông tư bãi bỏ Quyết định 22/2006/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc bồi dưỡng, sử dụng giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt
Là nội dung đang được dự thảo nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm. Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Giáo dục 2019 thì: Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo. Nội dung dự thảo Quy định hướng dẫn nội dung trên như sau: - Hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi học sinh, sinh viên sư phạm theo học nhưng tối đa không vượt mức trần học phí theo quy định của Chính phủ. - Hỗ trợ chi phí sinh hoạt: Học sinh, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Mức hỗ trợ chi phí sinh hoạt được áp dụng thống nhất trong năm học và hàng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế năm trước liền kề với năm học hiện tại do Nhà nước công bố. - Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Từ năm 2020 phụ huynh được tham gia chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nguyên tắc, tiêu chí, Hội đồng, quy trình lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi là cơ sở giáo dục phổ thông), các tổ chức và cá nhân liên quan. Theo nội dung dự thảo quy định về quy trình lựa chọn sách giáo khoa, như sau: Bước 1: Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, đề xuất với Hội đồng bằng văn bản danh mục lựa chọn sách giáo khoa. Bước 2: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn theo các nguyên tắc: - Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. - Lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp. - Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do sở giáo dục và đào tạo địa phương quy định như sau: - Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; - Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Căn cứ 2 tiêu chí trên, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn cụ thể tiêu chí để lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với địa phương. Sau đó, tiến hành bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa bằng hình thức bỏ phiếu kín; sách giáo khoa được lựa chọn phải được trên 50% (năm mươi phần trăm) số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên tham dự. Hội đồng bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) có sách giáo khoa lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Bước 3: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Bước 4: Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ban hành quyết định danh mục sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Mời các bạn xem chi tiết nội dung Dự thảo Thông tư tại file đính kèm;
Những thay đổi về tiền lương của giáo viên từ 01/7/2020
Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 có nhiều nội dung nổi bật và thay đổi so với quy định hiện hành về nhiêu chính sách, chế độ cũng như quy định dành cho giáo viên, trong đó tiền lương là vấn đề được quan tâm. Đó là những chế độ nào? 1. Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ. (Điều 76 Luật giáo dục 2019) 2. Tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương: Tiến tới tất cả giáo viên sẽ được trả lương theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp 3. Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề). => không có việc chênh lệch quá lớn giữa giáo viên mới ra trường và giáo viên lâu năm như hiện nay, lương sẽ được chi trả theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp, đặc thù nghề nghiệp. 4. Xây dựng bảng lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề 5. Cách tính lương mới sẽ không còn khái niệm lương cơ bản mà sẽ là lượng tiền khởi động ban đầu có một mức, sau đó quy ra các mức cao hơn. Quy định các mục 2,3,4 được đưa ra tại Nghị quyết 27 có hiệu lực từ 01/01/2021.