Nội dung kế hoạch quốc gia và trình tự thủ tục quản lý chất lượng môi trường không khí
Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và được cụ thể hóa tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. 1. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm những nội dung nào? Điều 6 Nghị định 08/2022/NĐ-CP nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau: Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí: - Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phân bố phát thải theo không gian từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe cộng đồng; - Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; - Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; - Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí: - Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch; - Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi trường không khí. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí: - Về cơ chế, chính sách; - Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí; - Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm. Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, bao gồm: - Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch; - Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; - Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch; - Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện. 2. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo trình tự, thủ tục nào? Điều 7 Nghị định 08/2022/NĐ-CP kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo quy định sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; - Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn. Như vậy, trên đây là nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và được cụ thể hóa tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Kế hoạch và trình tự thủ tục quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, dưới đây là nội dung về kế hoạch quản lý chất lượng cũng như trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt. 1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm những nội dung nào? Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau: Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy: - Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; - Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt: - Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường; - Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải: - Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; - Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có); - Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở các nội dung sau: - Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo; - Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch: - Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh; - Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; phân bổ tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm và lộ trình thực hiện. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới: - Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải; - Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; - Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; - Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt; - Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; - Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới; - Các biện pháp, giải pháp khác. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt: - Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt; - Các giải pháp về cơ chế, chính sách; - Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng; - Các giải pháp công trình, phi công trình khác. Tổ chức thực hiện: - Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch; - Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; - Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch; - Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện. 2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được ban hành theo trình tự, thủ tục nào? Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh; - Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan; - Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau: - Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh; - Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan. Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn. Như vậy, sau đây là nội dung về kế hoạch quản lý chất lượng cũng như trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được quy định theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Nghị định 45/2022 xử lý vi phạm về tiếng ồn như thế nào?
Hiện nay, khi dân số ngày càng đông dẫn đến lượng rác thải mà chúng ta thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều. Đâu chỉ có rác thải, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như ô nhiễm khí thải gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường mà hằng ngày chúng ta vẫn thường thấy là ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn có thể bắt nguồn từ hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp; hoạt động kinh doanh tại các nhà hàng, quán karaoke,… Hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn đã được pháp luật quy định là một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động bảo về môi trường căn cứ theo Khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn. Theo đó, tại Điều 22 Nghị định này quy định về xử phạt tiếng ồn, khi phát hiện hành vi vi phạm, tùy theo mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật mà sẽ có mức phạt khác nhau. Mức phạt cho hành vi này từ hình thức phạt cảnh cáo đến phạt tiền 160.000.000 đồng tùy vào mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật từ dưới 2 dBA đến trên 40 dBA. Bên cạnh đó, còn phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12 Điều 22 Nghị định này. Lưu ý, đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Để biết thêm thông tin chi tiết về mức xử phạt trong lĩnh vực môi trường có thể tìm hiểu thông tin tại Nghị định 45/2022.
Tổng hợp 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022
Trong bài viết dưới đây, Dân Luật xin được phép thông tin đến mọi người 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022. 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022 - Minh họa 05 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, bao gồm: 1. Luật Bảo vệ môi trường 2020; Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh với ‘cộng đồng dân cư’ thay vì chỉ có ‘cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân’ như trước đây. Kiểm soát chặt chẽ hơn các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, quy định cụ thể về quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và yếu tố nhạy cảm về môi trường Ngoài ra, Luật BVMT 2020 cắt giảm một số thủ tục tục hành chính đối với dự án không thuộc nhóm gây nguy hại cao sẽ không còn phải thực hiện việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Đáng chú ý là việc quy định thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích, theo đó nếu xả ra thải càng nhiều thì phải đóng phí càng nhiều. Bên cạnh đó, Luật BVMT còn quy định về việc từ chối thu gom rác thải nếu cá nhân, hộ gia đình không thực hiện trách nhiệm phân loại rác thải. Luật này có 16 chương và 171 Điều và thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2014 2.Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 Luật này loại bỏ và bổ sung định nghĩa đối với một số cụm từ trong Luật xử lý vi phạm hành chính. Đáng chú ý là việc bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc 3. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 Lần đầu tiên quy định người đi xuất khẩu lao động sẽ không phải đóng Bảo hiểm xã hội 2 lần. Luật này đã bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm so với Luật 2006 hiện hành, theo đó không cho phép những hành vi lôi kéo, dụ dỗ, đe dọa ép người lao động ra nước ngoài làm việc..v.v Đáng chú ý là việc quy định thêm một số trách nhiệm của người đi xuất khẩu lao động, họ phải về nước đúng thời hạn và phải thực hiện việc thông báo với cơ quan đăng ký cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Bên cạnh đó, Luật này còn cụ thể các trường hợp bị nghiêm cấm liên quan đến xuất khẩu lao động như cấm xuất khẩu lao động trái phép, cấm thu tiền môi giới trái luật. Luật này thay thế cho Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 4. Luật Biên phòng Việt Nam 2020 Luật Biên phòng Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997, cụ thể hơn về nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng trong khi trước đây chỉ đề cập đến chức năng và nhiệm vụ. Luật Biên phòng Việt Nam bao gồm 6 chương với 36 điều, thay thế cho Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997 5. Luật Phòng, chống ma túy 2021. Luật phòng, chống ma túy năm 2021 đã bổ sung và làm rõ quy định: quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Đáng chú ý là đã tăng thêm 10 điểm quy định về chính sách đối với người thực hiện công tác trong phòng, chống ma túy, ưu tiên các các bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, luật phòng, chống ma túy 2021 đã cụ thể hóa các quy định, nêu rõ nguồn ngân sách dành cho phòng, chống ma túy, bổ sung các biện pháp cai nghiện và quy trình cai nghiện ma túy. Luật này thay thế cho Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đối năm 2008) Trên đây là 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, mời mọi người tham khảo để cập nhật thông tin nhé. Nếu có ý kiến bổ sung, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, DanLuat xin trân trọng cảm ơn.
Từ 01/01/2022: Rác thải chưa được phân loại sẽ bị từ chối thu gom
Sắp tới đây, Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Đáng chú ý là việc rác sẽ không được thu gom nếu người dân không phân loại rác. Rác thải chưa phân loại sẽ bị từ chối thu gom - Minh họa 1. Quy định thế nào về việc từ chối thu gom rác thải khi chưa phân loại? Từ 1/1/2022, Rác thải phải được phân loại đúng theo quy định thì mới được thu gom, vận chuyển rác, cụ thể: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật Theo quy định trên, có thể thấy rằng hộ gia đình, cá nhân cần phải đảm bảo các hình thức xử lý rác thải để được thu gom: - Thực hiện phân loại rác - Sử dụng bao bì đúng quy định Nếu không thực hiện đúng theo quy định thì có thể bị từ chối thu gom rác, mà còn bị báo cáo bởi tổ chức thu gom và bị xử lý theo quy định của pháp luật bởi cơ quan có thẩm quyền. 2. Phân loại rác thải ra sao? Căn cứ theo quy định tạ khoản 1 Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại như sau: - Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế. - Chất thải thực phẩm. - Chất thải rắn sinh hoạt khác. Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Mọi người cần phải lưu ý thực hiện đúng quy định về việc phân loại rác thải để nếu bị từ chối thu gom thì rất phiền phức.
Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường về năng lượng mặt trời
Thứ nhất, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư điện mặt trời Hiện nay, tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời có quy mô diện tích từ 200ha trở lên phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường. Còn đối với các dự án có diện tích từ 50ha đến dưới 200ha phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Đối với các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha thì không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều địa phương có các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ (phần lớn khoảng 1MWp), không thuộc đối tượng phải thực hiện các thủ tục pháp lý về quy trình đánh giá tác động môi trường. Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời phải thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng nhà máy quang điện có quy mô diện tích từ 200ha trở lên phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường và dự án có diện tích từ 50ha đến dưới 200ha phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Mặc dù các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Đồng thời việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý pin mặt trời khi hết hạn sử dụng vẫn phải được thực hiện theo các quy định nêu trên. Thứ hai, bảo vệ môi trường đối với tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ Thành phần chính của các tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Đồng thời, tuổi thọ trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và môi trường khu vực triển khai dự án. Thứ ba, quy định bảo vệ môi trường đối với dự án điện mặt trời áp mái. Đối với các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ dưới 50ha thì chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định. Việc các nhà đầu tư triển khai các dự án điện mặt trời, phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo và việc các nhà sản xuất, phân phối tiến hành thu hồi các tấm pin năng lượng sau khi hết hạn sử dụng để tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải là hoạt động được khuyến khích, phù hợp với chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường 2014. Thứ tư, quy trình xử lý chất thải tấm pin năng lượng mặt trời. Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ hiện nay được quy định tại Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Quyết định 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 và Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, các nhà sản xuất các sản phẩm thuộc danh mục quy định phải thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam sau đó tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải theo các hình thức như trực tiếp xử lý; chuyển giao cho các đơn vị xử lý chất thải trong nước có chức năng phù hợp; xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý; tái sử dụng hoặc các hình thức khác theo quy định. Mặt khác, theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 22), các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Câu hỏi về pháp luật bảo vệ môi trường?
Em chào Luật sư ạ! Xin Luật sư tư vấn trả lời giúp e tình huống này với ạ! Nhà bà D tại thôn X, xã Y có nuôi 100 con heo, hệ thống xử lý chất thải từ việc chăn nuôi heo của bà D chỉ đơn giản là thải ngay ra vườn của bà, chất thải từ nuoi heo đã gây ra mùi hôi thối khắp cả khu dân cư, hàng xóm thường xuyên qua nhắc nhở bà D tìm cách xử lý nhưng bà D vẫn không thực hiện. Trong tình huống này, bà D vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào? Nêu các chế tài xử lý? Em mong nhận được phản hồi ạ! Em xin chân thành cảm ơn!
Điểm mới về những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
Để dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, mời bạn đọc tham khảo bảng so sánh sau: Lưu ý: Đối với các ô trống có thể hiểu là không có nội dung thay thế hoặc đã bị thay đổi bởi nội dung mới không sử dụng nội dung có hàm ý tương tự. Những hành vi bị nghiêm cấm (Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường (Luật bảo vệ môi trường năm 2020) 1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. 1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. 2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. 3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. 6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. 7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. 5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. 6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế. 8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. 15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 9. Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên. 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường. 14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
Sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo kilogam từ 01/7/2021?
Đây là một trong những điểm mới trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi theo đó, thực hiện thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chứ không tính theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước. Tại khoản 5 Điều 79 dự thảo Luật Bảo vệ môi trường quy định: 5. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh; phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Các loại chất thải rắn có khả năng tái chế được phân loại đúng quy định được miễn nộp kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Theo quy định trên, trường hợp nội dung này được thông qua thì càng thải ra nhiều rác thì phải chịu nhiều tiền hơn. Cũng theo dự thảo Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành bốn loại như sau: - Chất thải rắn có khả năng tái chế; - Chất thải thực phẩm; - Chất thải cồng kềnh; - Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác. Ý kiến của các bạn như thế nào về vấn đề này? Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Tổng hợp tài liệu môn Luật Bảo vệ môi trường
Luật môi trường bao gồm các hiệp ước, quy ước, quy chế, quy định, và phổ biến pháp luật cho hoạt động để điều chỉnh sự tương tác của con người và môi trường tự nhiên, với mục đích giảm thiểu các tác động của hoạt động của con người đối với môi trường tự nhiên. Mục tiêu của môn học là giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, khoa học môi trường, những quan điểm, học thuyết về môi trường nói chung và pháp luật về môi trường nói riêng; Giúp sinh viên hiểu đúng những quy định của pháp luật về môi trường trên cơ sở nắm bắt được mối quan hệ giữa pháp luật về môi trường với các lĩnh vực pháp luật khác, giữa luật quồc gia và luật quốc tế về môi trường; Giúp sinh viên hình thành kĩ năng tìm kiếm, đọc hiểu những văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và những tài liệu có liên quan; phân tích, đánh giá, bình luận và vận dụng các quy định của pháp luật về môi trường. Để học tốt được môn luật môi trường, bắt buộc các bạn phải có các tài liệu sau đây: - Giáo trình môn luật môi trường – trường đại học luật Hà Nội. - Luật bảo vệ môi trường 2014 - Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoặc bảo vệ môi trường, đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điêu của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản để các bạn sử dụng khi học môn luật môi trường. Bên cạnh đó thôn qua bài viết này mình có tổng hợp một số câu hỏi nhận định đúng sai về luật môi trường để mọi người tham khảo: 1. Phân biệt khái niệm môi trường theo nghĩa rộng và theo Luật Bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật từ cách tiếp cận này. 2. Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác. 3. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam 4. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất và bình luận về sự thể hiện cùa nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam 5. Phân tích các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường Việt Nam 6. Phân biệt các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” với phạt vi phạm hành chính về môi trường. 7. Bình luận việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong các quy định pháp luật môi trường Việt Nam và các nước. 8. Thực thi các quy định đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành. 9. Phân biệt tiêu chuẩn môi trường với quy chuẩn kĩ thuật môi trường. 10. Thẩm quyền xây dựng, cô bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
Luật bảo vệ môi trường sửa đổi: bổ sung các quy định về Giấy phép
Các quy định liên quan đến Giấy phép môi trường trước đây chỉ tồn tại ở các Thông tư hướng dẫn, điều này không phù hợp với tinh thần của Luật đầu tư 2014, do vậy, việc sửa đổi là điều cần thiết. Luật bảo vệ môi trường sửa đổi ra đời và dự kiến có hiệu lực từ năm 2019, theo đó, quy định rõ về Giấy phép môi trường như sau: 1. Xác định rõ khái niệm về Giấy phép môi trường 2. Quy định chung về Giấy phép môi trường Bao gồm: vai trò, vị trí của giấy phép môi trường (là công cụ quản lý môi trường thống nhất đối với cơ sở khi đã đi vào hoạt động; là căn cứ để các cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm). 3. Nội dung của Giấy phép môi trường Quy định phù hợp với đặc thù đối với từng loại ngành, nghề khác, nhóm đối tượng có rủi ro môi trường khác nhau). 4. Lập, phê duyệt và thực hiện giấy phép môi trường Xem chi tiết về Tài liệu Đề cương Luật bảo vệ môi trường tại file đính kèm.
Giá xăng có thể tăng mạnh từ năm 2018
Để biết lý do tại sao giá xăng tăng mạnh, mình sẽ nói cho các bạn lý do vì sao ngay sau đây. Giá xăng hiện nay mà bạn đang trả phải cõng thêm các loại thuế, phí khác nhau. Một trong những nguyên nhân giá xăng tăng, đó là các loại thuế, phí tăng, trong số đó có thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể, tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2010 quy định một số điểm mới nổi bật như sau: Tăng thuế bảo vệ môi trường đối với một số mặt hàng: STT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế hiện hành (đồng/1 đơn vị hàng hóa) Mức thuế dự kiến năm 2018 (đồng/1 đơn vị hàng hóa) I Xăng, dầu, mỡ nhờn 1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000 - 4.000 3.000-8.000 2 Nhiên liệu bay Lít 1.000-3.000 3.000-6.000 3 Dầu diezel Lít 500-2.000 1.500-4.000 4 Dầu hỏa Lít 300-2.000 Giữ nguyên 5 Dầu mazut Lít 300-2.000 900-4.000 6 Dầu nhờn Lít 300-2.000 900-4.000 7 Mỡ nhờn Kg 300-2.000 900-4.000 8 Xăng E5 lít - 2.700-7.200 9 Xăng E10 lít - 2.500-6.800 II Than đá 1 Than nâu Tấn 10.000-30.000 Giữ nguyên 2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn 20.000-50.000 Giữ nguyên 3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000 Giữ nguyên 4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000 III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) kg 1.000-5.000 Giữ nguyên IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000-50.000 40.000-80.000 V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000 Giữ nguyên VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 Giữ nguyên VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 Giữ nguyên VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 Giữ nguyên Đồng thời, Dự Luật này cũng bãi bỏ quy định hướng dẫn thời điểm tính thuế đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán. Các bạn có thể xem chi tiết Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường và các tài liêu liên quan đến Dự thảo Luật này tại file đính kèm.
Bài tập môn Luật bảo vệ môi trường
câu 1. khu vực sau khi khai thác khoáng sản cần có biện pháp bảo vệ môi trường nào câu 2. công cụ ký quỹ hoàn chi trong khai thác khoáng sản có nội dung như thế nào và phương pháp áp dụng câu 3 các ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản cát trên sông? có quy định gì về bảo vệ môi trường cho hoạt động khai thác này không xin nhận được ý kiến của mọi người sớm. tôi cần gấp ý kiến. tôi xin chân thành cảm ơn
Tháng 10/2015: sẽ tăng mức phạt một số hành vi vi phạm bảo vệ môi trường
Đó là nội dung tại Nghị định đang được Bộ Tài nguyên Môi trường dự thảo và lấy ý kiến. Nhằm điều chỉnh các hành vi phù hợp với Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Nghị định này có một số điểm mới như sau: 1. Thêm nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt - Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường phạt đến 50 triệu đồng. - Không ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định phạt đến 250 triệu đồng. (áp dụng với trường hợp nhận trực tiếp hay nhận ủy thác)… 2. Tăng mức phạt với một số hành vi vi phạm - Phạt đến 5 triệu đồng với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. (tăng 4 triệu đồng so với trước) - Phạt đến 15 triệu đồng với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định, phối hợp với đơn vị không đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường… 3. Giảm mức phạt với các hành vi sau - Không có báo cáo tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu phạt đến 30 triệu đồng (giảm 20 triệu so với trước)… Xem chi tiết nội dung tại bản dự thảo (file đính kèm bên dưới)
Nội dung kế hoạch quốc gia và trình tự thủ tục quản lý chất lượng môi trường không khí
Nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và được cụ thể hóa tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. 1. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm những nội dung nào? Điều 6 Nghị định 08/2022/NĐ-CP nội dung chính của kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau: Về đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí: - Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường không khí quốc gia trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí và phân bố phát thải theo không gian từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm di động, nguồn ô nhiễm diện; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khỏe cộng đồng; - Kết quả thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, các trạm quan trắc tự động, liên tục chất lượng môi trường không khí và khí thải công nghiệp; việc sử dụng số liệu quan trắc phục vụ công tác đánh giá diễn biến và quản lý chất lượng môi trường không khí trong giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; - Hiện trạng công tác quản lý chất lượng môi trường không khí cấp quốc gia giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; - Nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí. Mục tiêu quản lý chất lượng môi trường không khí: - Mục tiêu tổng thể: tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chất lượng môi trường không khí phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo kỳ kế hoạch; - Mục tiêu cụ thể: định lượng các chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tổng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn thải chính; cải thiện chất lượng môi trường không khí. Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí: - Về cơ chế, chính sách; - Về khoa học, công nghệ nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí; - Về quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh phải thể hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp phối hợp xử lý, quản lý chất lượng môi trường không khí; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh, thu thập và báo cáo, công bố thông tin trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm. Tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, bao gồm: - Phân công trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch; - Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; - Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch; - Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện. 2. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo trình tự, thủ tục nào? Điều 7 Nghị định 08/2022/NĐ-CP kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo quy định sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; - Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn. Như vậy, trên đây là nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và được cụ thể hóa tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Kế hoạch và trình tự thủ tục quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, dưới đây là nội dung về kế hoạch quản lý chất lượng cũng như trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt. 1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm những nội dung nào? Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung được quy định chi tiết như sau: Về đánh giá chất lượng môi trường nước mặt; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy: - Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ giai đoạn tối thiểu 03 năm gần nhất; - Tổng hợp hiện trạng các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy đã được xác định theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Về loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt: - Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường; - Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch. Về đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải: - Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trên cơ sở các kết quả đã có trong vòng tối đa 03 năm gần nhất và kết quả điều tra, đánh giá bổ sung; xác định lộ trình đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt trong giai đoạn thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; - Phân vùng xả thải theo mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và phân vùng môi trường (nếu có); - Xác định hạn ngạch xả nước thải đối với từng đoạn sông, hồ trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt và việc phân vùng xả thải. Dự báo xu hướng diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên cơ sở các nội dung sau: - Dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm điểm, ô nhiễm diện trong giai đoạn 05 năm tiếp theo; - Kết quả thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Về các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch: - Mục tiêu, chỉ tiêu về chất lượng nước mặt cần đạt được cho giai đoạn 05 năm đối với từng đoạn sông, hồ căn cứ nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với mục tiêu chất lượng nước của sông, hồ liên tỉnh; - Mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào các đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước, cụ thể: tổng tải lượng ô nhiễm cần giảm đối với từng thông số ô nhiễm mà môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải; phân bổ tải lượng cần giảm theo nhóm nguồn ô nhiễm và lộ trình thực hiện. Về biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới: - Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường đối với đoạn sông, hồ không còn khả năng chịu tải; - Các biện pháp, giải pháp bảo vệ các vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt, nguồn sinh thủy theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; - Các biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; - Các biện pháp, giải pháp kiểm soát các nguồn xả thải vào môi trường nước mặt; - Thiết lập hệ thống quan trắc, cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, bao gồm cả chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới, phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và nội dung quan trắc môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; - Các biện pháp, giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường nước mặt xuyên biên giới; - Các biện pháp, giải pháp khác. Về giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt: - Các giải pháp về khoa học, công nghệ xử lý, cải thiện chất lượng môi trường nước mặt; - Các giải pháp về cơ chế, chính sách; - Các giải pháp về tổ chức, huy động sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng; - Các giải pháp công trình, phi công trình khác. Tổ chức thực hiện: - Phân công trách nhiệm đối với cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện kế hoạch; - Cơ chế giám sát, báo cáo, đôn đốc thực hiện; - Danh mục các dự án, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch; - Cơ chế phân bổ nguồn lực thực hiện. 2. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được ban hành theo trình tự, thủ tục nào? Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo quy định sau: - Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh; - Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan; - Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP; gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được xây dựng chung cho toàn bộ sông, hồ nội tỉnh hoặc riêng cho từng sông, hồ nội tỉnh và theo quy định sau: - Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh; - Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt sông, hồ nội tỉnh đến các Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở, ban, ngành liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp ranh để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan. Việc xác định sông, hồ có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được căn cứ vào hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, hiện trạng nguồn thải, nhu cầu sử dụng nguồn nước cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt và các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khác. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được ban hành, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ nội tỉnh phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh khi được ban hành. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm. Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn. Như vậy, sau đây là nội dung về kế hoạch quản lý chất lượng cũng như trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt được quy định theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Nghị định 45/2022 xử lý vi phạm về tiếng ồn như thế nào?
Hiện nay, khi dân số ngày càng đông dẫn đến lượng rác thải mà chúng ta thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều. Đâu chỉ có rác thải, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như ô nhiễm khí thải gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe của chúng ta. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường mà hằng ngày chúng ta vẫn thường thấy là ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn có thể bắt nguồn từ hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp; hoạt động kinh doanh tại các nhà hàng, quán karaoke,… Hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn đã được pháp luật quy định là một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động bảo về môi trường căn cứ theo Khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Bên cạnh đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2022 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Trong đó có quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn. Theo đó, tại Điều 22 Nghị định này quy định về xử phạt tiếng ồn, khi phát hiện hành vi vi phạm, tùy theo mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật mà sẽ có mức phạt khác nhau. Mức phạt cho hành vi này từ hình thức phạt cảnh cáo đến phạt tiền 160.000.000 đồng tùy vào mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kĩ thuật từ dưới 2 dBA đến trên 40 dBA. Bên cạnh đó, còn phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12 Điều 22 Nghị định này. Lưu ý, đây là mức phạt dành cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 2 lần so với cá nhân căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Để biết thêm thông tin chi tiết về mức xử phạt trong lĩnh vực môi trường có thể tìm hiểu thông tin tại Nghị định 45/2022.
Tổng hợp 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022
Trong bài viết dưới đây, Dân Luật xin được phép thông tin đến mọi người 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022. 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022 - Minh họa 05 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, bao gồm: 1. Luật Bảo vệ môi trường 2020; Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh với ‘cộng đồng dân cư’ thay vì chỉ có ‘cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân’ như trước đây. Kiểm soát chặt chẽ hơn các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, quy định cụ thể về quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và yếu tố nhạy cảm về môi trường Ngoài ra, Luật BVMT 2020 cắt giảm một số thủ tục tục hành chính đối với dự án không thuộc nhóm gây nguy hại cao sẽ không còn phải thực hiện việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Đáng chú ý là việc quy định thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích, theo đó nếu xả ra thải càng nhiều thì phải đóng phí càng nhiều. Bên cạnh đó, Luật BVMT còn quy định về việc từ chối thu gom rác thải nếu cá nhân, hộ gia đình không thực hiện trách nhiệm phân loại rác thải. Luật này có 16 chương và 171 Điều và thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 2014 2.Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 Luật này loại bỏ và bổ sung định nghĩa đối với một số cụm từ trong Luật xử lý vi phạm hành chính. Đáng chú ý là việc bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc 3. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 Lần đầu tiên quy định người đi xuất khẩu lao động sẽ không phải đóng Bảo hiểm xã hội 2 lần. Luật này đã bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm so với Luật 2006 hiện hành, theo đó không cho phép những hành vi lôi kéo, dụ dỗ, đe dọa ép người lao động ra nước ngoài làm việc..v.v Đáng chú ý là việc quy định thêm một số trách nhiệm của người đi xuất khẩu lao động, họ phải về nước đúng thời hạn và phải thực hiện việc thông báo với cơ quan đăng ký cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Bên cạnh đó, Luật này còn cụ thể các trường hợp bị nghiêm cấm liên quan đến xuất khẩu lao động như cấm xuất khẩu lao động trái phép, cấm thu tiền môi giới trái luật. Luật này thay thế cho Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 4. Luật Biên phòng Việt Nam 2020 Luật Biên phòng Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997, cụ thể hơn về nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng trong khi trước đây chỉ đề cập đến chức năng và nhiệm vụ. Luật Biên phòng Việt Nam bao gồm 6 chương với 36 điều, thay thế cho Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997 5. Luật Phòng, chống ma túy 2021. Luật phòng, chống ma túy năm 2021 đã bổ sung và làm rõ quy định: quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Đáng chú ý là đã tăng thêm 10 điểm quy định về chính sách đối với người thực hiện công tác trong phòng, chống ma túy, ưu tiên các các bộ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Bên cạnh đó, luật phòng, chống ma túy 2021 đã cụ thể hóa các quy định, nêu rõ nguồn ngân sách dành cho phòng, chống ma túy, bổ sung các biện pháp cai nghiện và quy trình cai nghiện ma túy. Luật này thay thế cho Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đối năm 2008) Trên đây là 5 Luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, mời mọi người tham khảo để cập nhật thông tin nhé. Nếu có ý kiến bổ sung, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, DanLuat xin trân trọng cảm ơn.
Từ 01/01/2022: Rác thải chưa được phân loại sẽ bị từ chối thu gom
Sắp tới đây, Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Đáng chú ý là việc rác sẽ không được thu gom nếu người dân không phân loại rác. Rác thải chưa phân loại sẽ bị từ chối thu gom - Minh họa 1. Quy định thế nào về việc từ chối thu gom rác thải khi chưa phân loại? Từ 1/1/2022, Rác thải phải được phân loại đúng theo quy định thì mới được thu gom, vận chuyển rác, cụ thể: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật Theo quy định trên, có thể thấy rằng hộ gia đình, cá nhân cần phải đảm bảo các hình thức xử lý rác thải để được thu gom: - Thực hiện phân loại rác - Sử dụng bao bì đúng quy định Nếu không thực hiện đúng theo quy định thì có thể bị từ chối thu gom rác, mà còn bị báo cáo bởi tổ chức thu gom và bị xử lý theo quy định của pháp luật bởi cơ quan có thẩm quyền. 2. Phân loại rác thải ra sao? Căn cứ theo quy định tạ khoản 1 Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường 2020, chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân phải được phân loại như sau: - Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế. - Chất thải thực phẩm. - Chất thải rắn sinh hoạt khác. Luật Bảo vệ môi trường 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Mọi người cần phải lưu ý thực hiện đúng quy định về việc phân loại rác thải để nếu bị từ chối thu gom thì rất phiền phức.
Áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường về năng lượng mặt trời
Thứ nhất, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư điện mặt trời Hiện nay, tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện mặt trời có quy mô diện tích từ 200ha trở lên phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường. Còn đối với các dự án có diện tích từ 50ha đến dưới 200ha phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Đối với các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha thì không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều địa phương có các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ (phần lớn khoảng 1MWp), không thuộc đối tượng phải thực hiện các thủ tục pháp lý về quy trình đánh giá tác động môi trường. Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời phải thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2014. Theo đó, dự án đầu tư xây dựng nhà máy quang điện có quy mô diện tích từ 200ha trở lên phải lập báo báo đánh giá tác động môi trường và dự án có diện tích từ 50ha đến dưới 200ha phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Mặc dù các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Đồng thời việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý pin mặt trời khi hết hạn sử dụng vẫn phải được thực hiện theo các quy định nêu trên. Thứ hai, bảo vệ môi trường đối với tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ Thành phần chính của các tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm khung nhôm, kính cường lực, màng bảo vệ, pin, tấm nền, dây dẫn và hộp kết nối. Đồng thời, tuổi thọ trung bình của các tấm pin năng lượng mặt trời từ 10 đến 20 năm, tùy thuộc vào địa điểm và môi trường khu vực triển khai dự án. Thứ ba, quy định bảo vệ môi trường đối với dự án điện mặt trời áp mái. Đối với các dự án điện mặt trời áp mái có quy mô nhỏ dưới 50ha thì chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định. Việc các nhà đầu tư triển khai các dự án điện mặt trời, phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo và việc các nhà sản xuất, phân phối tiến hành thu hồi các tấm pin năng lượng sau khi hết hạn sử dụng để tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải là hoạt động được khuyến khích, phù hợp với chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường 2014. Thứ tư, quy trình xử lý chất thải tấm pin năng lượng mặt trời. Việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ hiện nay được quy định tại Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Quyết định 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 và Thông tư số 34/2017/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, các nhà sản xuất các sản phẩm thuộc danh mục quy định phải thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam sau đó tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải theo các hình thức như trực tiếp xử lý; chuyển giao cho các đơn vị xử lý chất thải trong nước có chức năng phù hợp; xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý; tái sử dụng hoặc các hình thức khác theo quy định. Mặt khác, theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 22), các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải và giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Câu hỏi về pháp luật bảo vệ môi trường?
Em chào Luật sư ạ! Xin Luật sư tư vấn trả lời giúp e tình huống này với ạ! Nhà bà D tại thôn X, xã Y có nuôi 100 con heo, hệ thống xử lý chất thải từ việc chăn nuôi heo của bà D chỉ đơn giản là thải ngay ra vườn của bà, chất thải từ nuoi heo đã gây ra mùi hôi thối khắp cả khu dân cư, hàng xóm thường xuyên qua nhắc nhở bà D tìm cách xử lý nhưng bà D vẫn không thực hiện. Trong tình huống này, bà D vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như thế nào? Nêu các chế tài xử lý? Em mong nhận được phản hồi ạ! Em xin chân thành cảm ơn!
Điểm mới về những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
Để dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường, mời bạn đọc tham khảo bảng so sánh sau: Lưu ý: Đối với các ô trống có thể hiểu là không có nội dung thay thế hoặc đã bị thay đổi bởi nội dung mới không sử dụng nội dung có hàm ý tương tự. Những hành vi bị nghiêm cấm (Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường (Luật bảo vệ môi trường năm 2020) 1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. 1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. 2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. 3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. 6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. 7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. 5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. 6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế. 8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. 15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 9. Che giấu, hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch, thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên. 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường. 14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
Sẽ thu phí rác thải sinh hoạt theo kilogam từ 01/7/2021?
Đây là một trong những điểm mới trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi theo đó, thực hiện thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng, chứ không tính theo bình quân đầu người hay hộ gia đình như trước. Tại khoản 5 Điều 79 dự thảo Luật Bảo vệ môi trường quy định: 5. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh; phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Các loại chất thải rắn có khả năng tái chế được phân loại đúng quy định được miễn nộp kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Theo quy định trên, trường hợp nội dung này được thông qua thì càng thải ra nhiều rác thì phải chịu nhiều tiền hơn. Cũng theo dự thảo Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành bốn loại như sau: - Chất thải rắn có khả năng tái chế; - Chất thải thực phẩm; - Chất thải cồng kềnh; - Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác. Ý kiến của các bạn như thế nào về vấn đề này? Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Tổng hợp tài liệu môn Luật Bảo vệ môi trường
Luật môi trường bao gồm các hiệp ước, quy ước, quy chế, quy định, và phổ biến pháp luật cho hoạt động để điều chỉnh sự tương tác của con người và môi trường tự nhiên, với mục đích giảm thiểu các tác động của hoạt động của con người đối với môi trường tự nhiên. Mục tiêu của môn học là giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, khoa học môi trường, những quan điểm, học thuyết về môi trường nói chung và pháp luật về môi trường nói riêng; Giúp sinh viên hiểu đúng những quy định của pháp luật về môi trường trên cơ sở nắm bắt được mối quan hệ giữa pháp luật về môi trường với các lĩnh vực pháp luật khác, giữa luật quồc gia và luật quốc tế về môi trường; Giúp sinh viên hình thành kĩ năng tìm kiếm, đọc hiểu những văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và những tài liệu có liên quan; phân tích, đánh giá, bình luận và vận dụng các quy định của pháp luật về môi trường. Để học tốt được môn luật môi trường, bắt buộc các bạn phải có các tài liệu sau đây: - Giáo trình môn luật môi trường – trường đại học luật Hà Nội. - Luật bảo vệ môi trường 2014 - Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoặc bảo vệ môi trường, đánh giá chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điêu của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật cơ bản để các bạn sử dụng khi học môn luật môi trường. Bên cạnh đó thôn qua bài viết này mình có tổng hợp một số câu hỏi nhận định đúng sai về luật môi trường để mọi người tham khảo: 1. Phân biệt khái niệm môi trường theo nghĩa rộng và theo Luật Bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật từ cách tiếp cận này. 2. Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác. 3. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam 4. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất và bình luận về sự thể hiện cùa nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam 5. Phân tích các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” trong pháp luật môi trường Việt Nam 6. Phân biệt các hình thức thực hiện nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” với phạt vi phạm hành chính về môi trường. 7. Bình luận việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa trong các quy định pháp luật môi trường Việt Nam và các nước. 8. Thực thi các quy định đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành. 9. Phân biệt tiêu chuẩn môi trường với quy chuẩn kĩ thuật môi trường. 10. Thẩm quyền xây dựng, cô bố và áp dụng tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kĩ thuật môi trường.
Luật bảo vệ môi trường sửa đổi: bổ sung các quy định về Giấy phép
Các quy định liên quan đến Giấy phép môi trường trước đây chỉ tồn tại ở các Thông tư hướng dẫn, điều này không phù hợp với tinh thần của Luật đầu tư 2014, do vậy, việc sửa đổi là điều cần thiết. Luật bảo vệ môi trường sửa đổi ra đời và dự kiến có hiệu lực từ năm 2019, theo đó, quy định rõ về Giấy phép môi trường như sau: 1. Xác định rõ khái niệm về Giấy phép môi trường 2. Quy định chung về Giấy phép môi trường Bao gồm: vai trò, vị trí của giấy phép môi trường (là công cụ quản lý môi trường thống nhất đối với cơ sở khi đã đi vào hoạt động; là căn cứ để các cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm). 3. Nội dung của Giấy phép môi trường Quy định phù hợp với đặc thù đối với từng loại ngành, nghề khác, nhóm đối tượng có rủi ro môi trường khác nhau). 4. Lập, phê duyệt và thực hiện giấy phép môi trường Xem chi tiết về Tài liệu Đề cương Luật bảo vệ môi trường tại file đính kèm.
Giá xăng có thể tăng mạnh từ năm 2018
Để biết lý do tại sao giá xăng tăng mạnh, mình sẽ nói cho các bạn lý do vì sao ngay sau đây. Giá xăng hiện nay mà bạn đang trả phải cõng thêm các loại thuế, phí khác nhau. Một trong những nguyên nhân giá xăng tăng, đó là các loại thuế, phí tăng, trong số đó có thuế bảo vệ môi trường. Cụ thể, tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2010 quy định một số điểm mới nổi bật như sau: Tăng thuế bảo vệ môi trường đối với một số mặt hàng: STT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế hiện hành (đồng/1 đơn vị hàng hóa) Mức thuế dự kiến năm 2018 (đồng/1 đơn vị hàng hóa) I Xăng, dầu, mỡ nhờn 1 Xăng, trừ etanol Lít 1.000 - 4.000 3.000-8.000 2 Nhiên liệu bay Lít 1.000-3.000 3.000-6.000 3 Dầu diezel Lít 500-2.000 1.500-4.000 4 Dầu hỏa Lít 300-2.000 Giữ nguyên 5 Dầu mazut Lít 300-2.000 900-4.000 6 Dầu nhờn Lít 300-2.000 900-4.000 7 Mỡ nhờn Kg 300-2.000 900-4.000 8 Xăng E5 lít - 2.700-7.200 9 Xăng E10 lít - 2.500-6.800 II Than đá 1 Than nâu Tấn 10.000-30.000 Giữ nguyên 2 Than an-tra-xít (antraxit) Tấn 20.000-50.000 Giữ nguyên 3 Than mỡ Tấn 10.000-30.000 Giữ nguyên 4 Than đá khác Tấn 10.000-30.000 III Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) kg 1.000-5.000 Giữ nguyên IV Túi ni lông thuộc diện chịu thuế kg 30.000-50.000 40.000-80.000 V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500-2.000 Giữ nguyên VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 Giữ nguyên VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 Giữ nguyên VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000-3.000 Giữ nguyên Đồng thời, Dự Luật này cũng bãi bỏ quy định hướng dẫn thời điểm tính thuế đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán. Các bạn có thể xem chi tiết Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo vệ môi trường và các tài liêu liên quan đến Dự thảo Luật này tại file đính kèm.
Bài tập môn Luật bảo vệ môi trường
câu 1. khu vực sau khi khai thác khoáng sản cần có biện pháp bảo vệ môi trường nào câu 2. công cụ ký quỹ hoàn chi trong khai thác khoáng sản có nội dung như thế nào và phương pháp áp dụng câu 3 các ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản cát trên sông? có quy định gì về bảo vệ môi trường cho hoạt động khai thác này không xin nhận được ý kiến của mọi người sớm. tôi cần gấp ý kiến. tôi xin chân thành cảm ơn
Tháng 10/2015: sẽ tăng mức phạt một số hành vi vi phạm bảo vệ môi trường
Đó là nội dung tại Nghị định đang được Bộ Tài nguyên Môi trường dự thảo và lấy ý kiến. Nhằm điều chỉnh các hành vi phù hợp với Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Nghị định này có một số điểm mới như sau: 1. Thêm nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt - Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường phạt đến 50 triệu đồng. - Không ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định phạt đến 250 triệu đồng. (áp dụng với trường hợp nhận trực tiếp hay nhận ủy thác)… 2. Tăng mức phạt với một số hành vi vi phạm - Phạt đến 5 triệu đồng với hành vi thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. (tăng 4 triệu đồng so với trước) - Phạt đến 15 triệu đồng với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định, phối hợp với đơn vị không đủ năng lực thực hiện quan trắc môi trường… 3. Giảm mức phạt với các hành vi sau - Không có báo cáo tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu phạt đến 30 triệu đồng (giảm 20 triệu so với trước)… Xem chi tiết nội dung tại bản dự thảo (file đính kèm bên dưới)