Nghĩa vụ quân sự có áp dụng với sinh viên đại học không?
Nghĩa vụ quân sự là gì? Căn cứ tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Sinh viên đang học đại học có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Như vậy, nếu bạn đang là sinh viên hệ cao đẳng, đại học và đang trong thời gian một khóa đào tạo thì bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định nêu trên. Tham gia nghĩa vụ quân sự thì được hưởng quyền lợi gì? Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền lợi được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Theo đó, trong thời gian tại ngũ: – Được nghỉ phép hàng năm + Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về). + Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về). + Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. – Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền: Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng. – Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên. – Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ. Được hưởng phụ cấp hàng tháng: Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau: – Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng – Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng – Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng – Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng – Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.
Dư luận đang hiểu sai Luật nghĩa vụ quân sự
Thời gian qua, một số trang mạng đưa tin về các điểm mới cơ bản của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) đại loại như: cán bộ, công chức cũng phải nhập ngũ; cử nhân đại học có thể được gọi nhập ngũ… Với những thông tin trên nhiều người nghĩ rằng: Hiện nay, cán bộ, công chức, cử nhân đại học được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai của dư luận về Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành. Còn sự thật như sau: 1. Cán bộ, công chức không được tạm hoãn gọi nhập ngũ Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005 quy định: Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Như vậy, chỉ có những cán bộ, công chức, viên chức thuộc trường hợp nêu trên mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ còn các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Xem thêm tại đây. 2. Ưu tiên gọi nhập ngũ cử nhân đại học Theo quy định hiện hành, trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ không có “cử nhân đại học”, mặt khác điểm c khoản 4 điều 4 Thông tư 167/2010/TT-BQP quy định: “Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội”. Như vậy, cử nhân đại học là đối tượng được “ưu tiên” gọi nhập ngũ chứ không phải đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự
>Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự Theo Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, khi sửa Luật Nghĩa vụ quân sự sẽ tính tới việc cho phép đóng một khoản tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm bảo đảm sự công bằng giữa những người đủ tiêu chuẩn. * Phóng viên: Bộ Quốc phòng cùng Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đã bàn bạc và ủng hộ phương án cho phép thanh niên đủ tiêu chuẩn mà không phải nhập ngũ thực hiện “nghĩa vụ thay thế”. “Nghĩa vụ thay thế” bao gồm những hình thức nào? - Trung tướng Trần Đình Nhã: Hiện chúng ta có nghĩa vụ công an nhân dân và nghĩa vụ dân quân tự vệ có thời hạn. Đó có phải là nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ quân sự (NVQS) không? Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng đó có thể là nghĩa vụ thay thế. Vậy, với những trường hợp không phải làm gì cả thì có phải thực hiện nghĩa vụ gì không, có phải lao động công ích hay phải nộp một khoản tiền nào đó để góp phần phục vụ cho chính những người thực hiện NVQS? Chúng tôi cho rằng nghĩa vụ thay thế gồm nhiều hình thức: Nghĩa vụ có thời hạn trong công an nhân dân, dân quân tự vệ, nghĩa vụ khác hoặc đóng góp bằng tiền, bằng sức. Việc này một số nước cũng đang làm và mình thực hiện thì phải nghiên cứu kỹ để áp dụng cho phù hợp. * Dự kiến khi nào sửa đổi, bổ sung những quy định đó vào Luật NVQS, thưa ông? - Phải chờ QH thông qua Hiến pháp đã rồi mới tính được. * Trong thời gian bàn bạc, thảo luận dự thảo Hiến pháp, nhiều ý kiến đề cập việc có nên đưa ngay thông tin thực hiện “nghĩa vụ thay thế” này hay không, bởi thực hiện NVQS là yêu cầu bắt buộc với công dân. Vậy dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang nghiêng về phương án nào? - Vẫn còn ý kiến khác nhau nhưng ban soạn thảo cho rằng vấn đề đó sẽ được đưa ra và quy định rõ trong Luật NVQS do Bộ Quốc phòng xây dựng. * Ông có ủng hộ việc đóng tiền để được miễn thực hiện NVQS? - Tôi ủng hộ việc có thể đóng tiền hoặc làm một việc gì đó. Tất nhiên, việc ấy cũng chỉ bảo đảm công bằng tương đối thôi. * Nhưng cũng có nhiều lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo đảm quân số hằng năm phải nhập ngũ? - Mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn đi NVQS nhưng chỉ một phần nhỏ nhập ngũ. Vậy thì những người còn lại thế nào, cho họ nợ hay làm việc gì đó? Người đi làm NVQS đã thực hiện trách nhiệm sòng phẳng với pháp luật, với Hiến pháp thì người không làm NVQS cũng phải thực hiện nghĩa vụ gì đó để bảo đảm công bằng giữa công dân với nhau. * Điều bất cập lớn nhất trong việc thực hiện NVQS có phải là nằm ở các tiêu chí, điều kiện, giám sát khiến công tác tuyển chọn nhập ngũ hằng năm dễ nảy sinh tiêu cực? - Chúng tôi đi giám sát thì thấy chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể. Vấn đề người dân quan tâm là làm thế nào để bảo đảm công bằng trong tuyển chọn thanh niên thực hiện NVQS. Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng. Có nước, thanh niên sau khi học xong phổ thông đều phải đi NVQS hết nhưng đó là quốc gia mà quân đội lớn nhưng dân số ít. Đông dân như ta thì không thể đến tuổi thì đi hết được nên phải tính toán xem số còn lại phải làm gì. * Nhiều ý kiến cho rằng giảm thời gian thực hiện NVQS sẽ khiến nhiều thanh niên hồ hởi hơn với việc nhập ngũ? - Thực hiện NVQS trong 2 năm chỉ có một số thôi, đa số còn lại chỉ khoảng 1 năm rưỡi. Vào lính thì phải thành thạo cái gì đó, phải có thời gian rèn luyện nhất định chứ chỉ đi 3 tháng, 6 tháng thì không kịp, kể cả rèn luyện lẫn sử dụng khí tài quân sự. Theo tôi, 1 năm rưỡi đến 2 năm là hợp lý. * Trước khi sửa Luật NVQS, Ủy ban Quốc phòng - An ninh có giám sát, đánh giá lại việc thực hiện luật và những bất cập trong công tác tuyển chọn nhập ngũ hiện nay? - Đương nhiên rồi. Như có vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu tại hội trường là không thể giám sát, thẩm tra văn bản chay được mà phải có thông tin. (Theo báo Người lao động) Có nên sửa Luật nghĩa vụ quân sự theo hướng cho phép đóng một khoản tiền để không thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Đây không phải là vấn đề đơn giản, bởi vậy rất mong nhận được sự góp ý của thành viên Dân Luật.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu NAM, NỮ chúng tôi xin công bố kết quả về sự khác nhau giữa NAM và NỮ như sau: 1. NỮ được kết hôn trước NAM (Điều 9 Luật hôn nhân và Gia đình). 2. Dù đúng hay sai thì NỮ cũng được quyền ly hôn khi muốn, còn NAM bị hạn chế (Khoản 2 điều 85 Luật hôn nhân và Gia đình). 3. NỮ được nghỉ hưu trước NAM (Điều 187 Bộ luật Lao động) 4. NAM đủ 18 tuổi trở lên buộc phải nhập ngũ còn NỮ thì không (Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự) ----------------------------------------------------------------------- Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ mọi người! Thanks you!
Nghĩa vụ quân sự có áp dụng với sinh viên đại học không?
Nghĩa vụ quân sự là gì? Căn cứ tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Sinh viên đang học đại học có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Như vậy, nếu bạn đang là sinh viên hệ cao đẳng, đại học và đang trong thời gian một khóa đào tạo thì bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định nêu trên. Tham gia nghĩa vụ quân sự thì được hưởng quyền lợi gì? Khi tham gia nghĩa vụ quân sự, quyền lợi được quy định cụ thể tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 27/2016/NĐ-CP. Theo đó, trong thời gian tại ngũ: – Được nghỉ phép hàng năm + Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về). + Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc người thân từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về). + Được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. – Không mất phí chuyển bưu phẩm, tiền: Miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng. – Khi tham gia tuyển sinh được cộng điểm ưu tiên. – Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ. Được hưởng phụ cấp hàng tháng: Phụ cấp quân hàm hiện được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể, được tính theo hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp cụ thể như sau: – Binh nhì có hệ số phụ cấp là 0,4 => hưởng mức phụ cấp 596.000 đồng/tháng – Binh nhất có hệ số phụ cấp là 0,45 => hưởng mức phụ cấp 670.500 đồng/tháng – Hạ sĩ có hệ số phụ cấp là 0,5 => hưởng mức phụ cấp 745.000 đồng/tháng – Trung sĩ có hệ số phụ cấp là 0,6 => hưởng mức phụ cấp 894.000 đồng/tháng – Thượng sĩ có hệ số phụ cấp là 0,7 => hưởng mức phụ cấp 1.043.000 đồng/tháng.
Dư luận đang hiểu sai Luật nghĩa vụ quân sự
Thời gian qua, một số trang mạng đưa tin về các điểm mới cơ bản của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) đại loại như: cán bộ, công chức cũng phải nhập ngũ; cử nhân đại học có thể được gọi nhập ngũ… Với những thông tin trên nhiều người nghĩ rằng: Hiện nay, cán bộ, công chức, cử nhân đại học được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai của dư luận về Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành. Còn sự thật như sau: 1. Cán bộ, công chức không được tạm hoãn gọi nhập ngũ Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005 quy định: Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Như vậy, chỉ có những cán bộ, công chức, viên chức thuộc trường hợp nêu trên mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ còn các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Xem thêm tại đây. 2. Ưu tiên gọi nhập ngũ cử nhân đại học Theo quy định hiện hành, trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ không có “cử nhân đại học”, mặt khác điểm c khoản 4 điều 4 Thông tư 167/2010/TT-BQP quy định: “Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội”. Như vậy, cử nhân đại học là đối tượng được “ưu tiên” gọi nhập ngũ chứ không phải đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự
>Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự Theo Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, khi sửa Luật Nghĩa vụ quân sự sẽ tính tới việc cho phép đóng một khoản tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm bảo đảm sự công bằng giữa những người đủ tiêu chuẩn. * Phóng viên: Bộ Quốc phòng cùng Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội đã bàn bạc và ủng hộ phương án cho phép thanh niên đủ tiêu chuẩn mà không phải nhập ngũ thực hiện “nghĩa vụ thay thế”. “Nghĩa vụ thay thế” bao gồm những hình thức nào? - Trung tướng Trần Đình Nhã: Hiện chúng ta có nghĩa vụ công an nhân dân và nghĩa vụ dân quân tự vệ có thời hạn. Đó có phải là nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ quân sự (NVQS) không? Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng đó có thể là nghĩa vụ thay thế. Vậy, với những trường hợp không phải làm gì cả thì có phải thực hiện nghĩa vụ gì không, có phải lao động công ích hay phải nộp một khoản tiền nào đó để góp phần phục vụ cho chính những người thực hiện NVQS? Chúng tôi cho rằng nghĩa vụ thay thế gồm nhiều hình thức: Nghĩa vụ có thời hạn trong công an nhân dân, dân quân tự vệ, nghĩa vụ khác hoặc đóng góp bằng tiền, bằng sức. Việc này một số nước cũng đang làm và mình thực hiện thì phải nghiên cứu kỹ để áp dụng cho phù hợp. * Dự kiến khi nào sửa đổi, bổ sung những quy định đó vào Luật NVQS, thưa ông? - Phải chờ QH thông qua Hiến pháp đã rồi mới tính được. * Trong thời gian bàn bạc, thảo luận dự thảo Hiến pháp, nhiều ý kiến đề cập việc có nên đưa ngay thông tin thực hiện “nghĩa vụ thay thế” này hay không, bởi thực hiện NVQS là yêu cầu bắt buộc với công dân. Vậy dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang nghiêng về phương án nào? - Vẫn còn ý kiến khác nhau nhưng ban soạn thảo cho rằng vấn đề đó sẽ được đưa ra và quy định rõ trong Luật NVQS do Bộ Quốc phòng xây dựng. * Ông có ủng hộ việc đóng tiền để được miễn thực hiện NVQS? - Tôi ủng hộ việc có thể đóng tiền hoặc làm một việc gì đó. Tất nhiên, việc ấy cũng chỉ bảo đảm công bằng tương đối thôi. * Nhưng cũng có nhiều lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo đảm quân số hằng năm phải nhập ngũ? - Mỗi năm có hàng triệu thanh niên đủ tiêu chuẩn đi NVQS nhưng chỉ một phần nhỏ nhập ngũ. Vậy thì những người còn lại thế nào, cho họ nợ hay làm việc gì đó? Người đi làm NVQS đã thực hiện trách nhiệm sòng phẳng với pháp luật, với Hiến pháp thì người không làm NVQS cũng phải thực hiện nghĩa vụ gì đó để bảo đảm công bằng giữa công dân với nhau. * Điều bất cập lớn nhất trong việc thực hiện NVQS có phải là nằm ở các tiêu chí, điều kiện, giám sát khiến công tác tuyển chọn nhập ngũ hằng năm dễ nảy sinh tiêu cực? - Chúng tôi đi giám sát thì thấy chuyện tiêu cực thỉnh thoảng xảy ra nhưng không đáng kể. Vấn đề người dân quan tâm là làm thế nào để bảo đảm công bằng trong tuyển chọn thanh niên thực hiện NVQS. Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng. Có nước, thanh niên sau khi học xong phổ thông đều phải đi NVQS hết nhưng đó là quốc gia mà quân đội lớn nhưng dân số ít. Đông dân như ta thì không thể đến tuổi thì đi hết được nên phải tính toán xem số còn lại phải làm gì. * Nhiều ý kiến cho rằng giảm thời gian thực hiện NVQS sẽ khiến nhiều thanh niên hồ hởi hơn với việc nhập ngũ? - Thực hiện NVQS trong 2 năm chỉ có một số thôi, đa số còn lại chỉ khoảng 1 năm rưỡi. Vào lính thì phải thành thạo cái gì đó, phải có thời gian rèn luyện nhất định chứ chỉ đi 3 tháng, 6 tháng thì không kịp, kể cả rèn luyện lẫn sử dụng khí tài quân sự. Theo tôi, 1 năm rưỡi đến 2 năm là hợp lý. * Trước khi sửa Luật NVQS, Ủy ban Quốc phòng - An ninh có giám sát, đánh giá lại việc thực hiện luật và những bất cập trong công tác tuyển chọn nhập ngũ hiện nay? - Đương nhiên rồi. Như có vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu tại hội trường là không thể giám sát, thẩm tra văn bản chay được mà phải có thông tin. (Theo báo Người lao động) Có nên sửa Luật nghĩa vụ quân sự theo hướng cho phép đóng một khoản tiền để không thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Đây không phải là vấn đề đơn giản, bởi vậy rất mong nhận được sự góp ý của thành viên Dân Luật.
Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu NAM, NỮ chúng tôi xin công bố kết quả về sự khác nhau giữa NAM và NỮ như sau: 1. NỮ được kết hôn trước NAM (Điều 9 Luật hôn nhân và Gia đình). 2. Dù đúng hay sai thì NỮ cũng được quyền ly hôn khi muốn, còn NAM bị hạn chế (Khoản 2 điều 85 Luật hôn nhân và Gia đình). 3. NỮ được nghỉ hưu trước NAM (Điều 187 Bộ luật Lao động) 4. NAM đủ 18 tuổi trở lên buộc phải nhập ngũ còn NỮ thì không (Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự) ----------------------------------------------------------------------- Rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ mọi người! Thanks you!