Có phải cách nhau ba đời mới được kết hôn?
Dân gian thường truyền tai nhau rằng “Anh em dòng họ gần hay xa thì phải cách nhau 03 đời mới được lấy nhau”. Vậy, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? (1) Có phải cách nhau ba đời mới được kết hôn? Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, các hành vi sau đây bị cấm trong quan hệ hôn nhân: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng - Yêu sách của cải trong kết hôn - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính - Bạo lực gia đình - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi Như vậy, theo quy định trên, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. (2) Vì sao không được kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời? Việc cấm kết hôn với người cùng họ trong phạm vi ba đời là một quy định pháp luật có từ lâu đời ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của con cháu, ngăn chặn các vấn đề xã hội và duy trì sự ổn định của gia đình. Theo góc độ khoa học, khi hai người có quan hệ huyết thống gần gũi kết hôn, khả năng con cái họ mang các gen đột biến lặn gây bệnh di truyền sẽ cao hơn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh di truyền nguy hiểm như bệnh Down, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm,... Bên cạnh đó, việc kết hôn gần gũi làm giảm sự đa dạng gen trong quần thể, khiến con cháu dễ bị tổn thương trước các yếu tố môi trường và bệnh tật. Ngoài ra, trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân cận huyết thống thường có nguy cơ cao bị khuyết tật, bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ. Vì những lý do trên, pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới đều quy định việc cấm kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời. (3) Những ai là người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn? Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm có: - Cha mẹ là đời thứ nhất - Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai - Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba Như vậy, những người có họ trong phạm vi ba đời này không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với nhau, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. (4) Mức phạt đối với hành vi kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời Theo khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, khi kết hôn trong phạm vi ba đời nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Nếu việc kết hôn trong phạm vi ba đời mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào vi phạm Tội loạn luân có thể sẽ bị phạt tù tối đa lên đến 05 năm.
Quy định pháp luật về hành vi loạn luân?
Loạn luân là hành vi giao cấu giữa cha mẹ với con cái, ông bà với cháu, anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau, và bản thân người thực hiện hành vi giao cấu biết rõ đối tượng mình quan hệ tình dục là một trong những người được liệt kê. Theo quy định Pháp luật Hình sự hành vi loạn luân có thể phạm một số tội sau đây: Tội loạn luân Tội “Tội loạn luân” được quy định tại điều 184 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Về chủ thể của tội phạm này thì các chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và tự nguyện quan hệ tình dục với nhau, theo quy định hiện hành nếu phạm tội loạn luân các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù. Tội Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Cấu thành tội phạm của tội này là có một trong các chủ thể từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và tất cả chủ thể đều tự nguyện thực hiện hành vi, theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Thêm vào đó hành vi loạn luân diễn ra mà không có sự tự nguyện của bên còn lại và có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu thì người thực hiện hành vi giao cấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: Tội hiếp dâm Tội này được quy định tại điều 141 BLHS, người phạm tội sẽ bị phạt tù thấp nhất là 07 năm; nếu nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì chủ thể thực hiện tội phạm sẽ bị cấu thành tội “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, có hành vi cưỡng hiếp với người dưới 10 tuổi thì phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Tội cưỡng dâm Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu có tính chất loạn luân thì có thể bị cấu thành tội “Tội cưỡng dâm” theo Điều 143 BLHS, hình phạt cho hành vi này là 03 năm đến 10 năm tù. Nếu phạm tội với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 144, tội “Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”, theo đó người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. (Lưu ý các mức hình phạt trên chỉ đối với tình tiết có tính chất loạn luân không bao gồm các tình tiết tăng nặng khác theo quy định của pháp luật.)
Phân biệt tội loạn luân và tình tiết có tính chất loạn luân?
Dạ em có bài phân biệt ở trên lớp ạ. Mong các cao nhân luật mở mang đầu óc cho em về phân biệt hai cái: "Tội loạn luân" và "Có tính chất loạn luân" trong Bộ luật Hình sự 2015 với ạ. Em cảm ơn.
Bàn về tình tiết "có tính chất loạn luân" trong tội hiếp dâm trẻ em
Mỗi năm, cả nước có từ 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ... (Nguồn: VNExpress) Trong số ấy, những vụ án khiến dư luận bàng hoàng và lên án gay gắt nhất luôn là những vụ án mà kẻ thủ ác là ông, cha, chú, anh, em ruột thịt của nạn nhân, mà tiêu biểu là vụ việc bé P.T.L.Đ. (11 tuổi) bị chính ông nội và cha ruột là Phan Thanh T. (36 tuổi) và Phan Thanh S. (62 tuổi) cưỡng hiếp nhiều lần ở tỉnh Vĩnh Long, được báo chí đồng loạt đưa tin vào ngày 02/4/2017. Như vậy, pháp luật hình sự quy định như thế nào về trường hợp này? Theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm. Như vậy, có tính chất loạn luân là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Mục 6 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001 Hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật Hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ( dưới đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC) hướng dẫn chi tiết như sau: - Loạn luân là việc giao cấu giữa: + Cha, mẹ với con; + Ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; + Anh, chị , em cùng cha mẹ; + Anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Các trường hợp cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng hay bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân. - Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và được thực hiện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hoặc với người dưới 13 tuổi (dù là thuận tình giao cấu), thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu tội hiếp dâm trẻ em theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Có thể thấy rằng các quy định về tình tiết có tính chất loạn luân đối với tội hiếp dâm trẻ em được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, cụ thể là: Thứ nhất, dựa theo sự sắp xếp của các nhà làm luật, ta có thể hiểu rằng Khoản 2, Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng cho hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Khoản 1, còn tình tiết giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là tình tiết định khung riêng của Khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chứ không thuộc ba khoản trên. Do đó, nếu một người phạm thực hiện hành vi loạn luân với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ bị truy cứu theo Khoản 4 mà không bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều này. Thứ hai,tình tiết có tính chất loạn luân được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, trong khi hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi được quy định tại Khoản 4 Điều này lại có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Vậy, nếu người phạm tội thuộc cả hai trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu theo điều khoản nào? Về nguyên tắc, chúng ta phải áp dụng cách giải quyết vụ án có lợi hơn cho người phạm tội, và đó là lí do Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã quy định mọi trường hợp phạm tội giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Điều này là không phù hợp và bất công vì rõ ràng hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn và cũng gây ra những hậu quả nặng nề hơn cho nạn nhân so với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng lại được áp dụng cùng một khung hình phạt. Nhận thức được sự bất cập này, các nhà lập pháp Bộ luật hình sự 2015 đã đưa hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi vào cùng cấu thành tội phạm cơ bản, có khung hình phạt từ 07-15 năm tù, với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, mà không tách ra thành một khoản riêng nữa; đồng thời giữ nguyên tinh thần của Bộ luật hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tình tiết tăng nặng. Điều này có nghĩa là, sự mâu thuẫn trong quy định pháp luật như đã trình bày không còn, song cũng cho thấy khuynh hướng giảm hình phạt cho người phạm tội mà các nhà lập pháp hướng đến. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đang tạm hoãn thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 do Quốc hội Khóa 13 ban hành và trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem liệu có thay đổi gì về vấn đề này hay không? Trên đây là quan điểm của mình. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến từ mọi người.
Có phải cách nhau ba đời mới được kết hôn?
Dân gian thường truyền tai nhau rằng “Anh em dòng họ gần hay xa thì phải cách nhau 03 đời mới được lấy nhau”. Vậy, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? (1) Có phải cách nhau ba đời mới được kết hôn? Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, các hành vi sau đây bị cấm trong quan hệ hôn nhân: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng - Yêu sách của cải trong kết hôn - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính - Bạo lực gia đình - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi Như vậy, theo quy định trên, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. (2) Vì sao không được kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời? Việc cấm kết hôn với người cùng họ trong phạm vi ba đời là một quy định pháp luật có từ lâu đời ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của con cháu, ngăn chặn các vấn đề xã hội và duy trì sự ổn định của gia đình. Theo góc độ khoa học, khi hai người có quan hệ huyết thống gần gũi kết hôn, khả năng con cái họ mang các gen đột biến lặn gây bệnh di truyền sẽ cao hơn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh di truyền nguy hiểm như bệnh Down, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm,... Bên cạnh đó, việc kết hôn gần gũi làm giảm sự đa dạng gen trong quần thể, khiến con cháu dễ bị tổn thương trước các yếu tố môi trường và bệnh tật. Ngoài ra, trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân cận huyết thống thường có nguy cơ cao bị khuyết tật, bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ. Vì những lý do trên, pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới đều quy định việc cấm kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời. (3) Những ai là người có họ trong phạm vi ba đời khi kết hôn? Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm có: - Cha mẹ là đời thứ nhất - Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai - Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba Như vậy, những người có họ trong phạm vi ba đời này không được phép kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với nhau, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. (4) Mức phạt đối với hành vi kết hôn với người có họ trong phạm vi ba đời Theo khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, khi kết hôn trong phạm vi ba đời nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Nếu việc kết hôn trong phạm vi ba đời mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể: Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào vi phạm Tội loạn luân có thể sẽ bị phạt tù tối đa lên đến 05 năm.
Quy định pháp luật về hành vi loạn luân?
Loạn luân là hành vi giao cấu giữa cha mẹ với con cái, ông bà với cháu, anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau, và bản thân người thực hiện hành vi giao cấu biết rõ đối tượng mình quan hệ tình dục là một trong những người được liệt kê. Theo quy định Pháp luật Hình sự hành vi loạn luân có thể phạm một số tội sau đây: Tội loạn luân Tội “Tội loạn luân” được quy định tại điều 184 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Về chủ thể của tội phạm này thì các chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và tự nguyện quan hệ tình dục với nhau, theo quy định hiện hành nếu phạm tội loạn luân các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm tù. Tội Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Cấu thành tội phạm của tội này là có một trong các chủ thể từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và tất cả chủ thể đều tự nguyện thực hiện hành vi, theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Thêm vào đó hành vi loạn luân diễn ra mà không có sự tự nguyện của bên còn lại và có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu thì người thực hiện hành vi giao cấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: Tội hiếp dâm Tội này được quy định tại điều 141 BLHS, người phạm tội sẽ bị phạt tù thấp nhất là 07 năm; nếu nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì chủ thể thực hiện tội phạm sẽ bị cấu thành tội “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, có hành vi cưỡng hiếp với người dưới 10 tuổi thì phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Tội cưỡng dâm Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu có tính chất loạn luân thì có thể bị cấu thành tội “Tội cưỡng dâm” theo Điều 143 BLHS, hình phạt cho hành vi này là 03 năm đến 10 năm tù. Nếu phạm tội với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 144, tội “Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”, theo đó người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. (Lưu ý các mức hình phạt trên chỉ đối với tình tiết có tính chất loạn luân không bao gồm các tình tiết tăng nặng khác theo quy định của pháp luật.)
Phân biệt tội loạn luân và tình tiết có tính chất loạn luân?
Dạ em có bài phân biệt ở trên lớp ạ. Mong các cao nhân luật mở mang đầu óc cho em về phân biệt hai cái: "Tội loạn luân" và "Có tính chất loạn luân" trong Bộ luật Hình sự 2015 với ạ. Em cảm ơn.
Bàn về tình tiết "có tính chất loạn luân" trong tội hiếp dâm trẻ em
Mỗi năm, cả nước có từ 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ... (Nguồn: VNExpress) Trong số ấy, những vụ án khiến dư luận bàng hoàng và lên án gay gắt nhất luôn là những vụ án mà kẻ thủ ác là ông, cha, chú, anh, em ruột thịt của nạn nhân, mà tiêu biểu là vụ việc bé P.T.L.Đ. (11 tuổi) bị chính ông nội và cha ruột là Phan Thanh T. (36 tuổi) và Phan Thanh S. (62 tuổi) cưỡng hiếp nhiều lần ở tỉnh Vĩnh Long, được báo chí đồng loạt đưa tin vào ngày 02/4/2017. Như vậy, pháp luật hình sự quy định như thế nào về trường hợp này? Theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm. Như vậy, có tính chất loạn luân là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Mục 6 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001 Hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật Hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ( dưới đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC) hướng dẫn chi tiết như sau: - Loạn luân là việc giao cấu giữa: + Cha, mẹ với con; + Ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; + Anh, chị , em cùng cha mẹ; + Anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. Các trường hợp cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng hay bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân. - Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và được thực hiện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, hoặc với người dưới 13 tuổi (dù là thuận tình giao cấu), thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu tội hiếp dâm trẻ em theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Có thể thấy rằng các quy định về tình tiết có tính chất loạn luân đối với tội hiếp dâm trẻ em được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, cụ thể là: Thứ nhất, dựa theo sự sắp xếp của các nhà làm luật, ta có thể hiểu rằng Khoản 2, Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng cho hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Khoản 1, còn tình tiết giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là tình tiết định khung riêng của Khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chứ không thuộc ba khoản trên. Do đó, nếu một người phạm thực hiện hành vi loạn luân với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ bị truy cứu theo Khoản 4 mà không bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều này. Thứ hai,tình tiết có tính chất loạn luân được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, trong khi hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi được quy định tại Khoản 4 Điều này lại có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Vậy, nếu người phạm tội thuộc cả hai trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu theo điều khoản nào? Về nguyên tắc, chúng ta phải áp dụng cách giải quyết vụ án có lợi hơn cho người phạm tội, và đó là lí do Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã quy định mọi trường hợp phạm tội giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Điều này là không phù hợp và bất công vì rõ ràng hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn và cũng gây ra những hậu quả nặng nề hơn cho nạn nhân so với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng lại được áp dụng cùng một khung hình phạt. Nhận thức được sự bất cập này, các nhà lập pháp Bộ luật hình sự 2015 đã đưa hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi vào cùng cấu thành tội phạm cơ bản, có khung hình phạt từ 07-15 năm tù, với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, mà không tách ra thành một khoản riêng nữa; đồng thời giữ nguyên tinh thần của Bộ luật hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tình tiết tăng nặng. Điều này có nghĩa là, sự mâu thuẫn trong quy định pháp luật như đã trình bày không còn, song cũng cho thấy khuynh hướng giảm hình phạt cho người phạm tội mà các nhà lập pháp hướng đến. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đang tạm hoãn thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 do Quốc hội Khóa 13 ban hành và trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem liệu có thay đổi gì về vấn đề này hay không? Trên đây là quan điểm của mình. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến từ mọi người.