Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì?
Cũng khá nhiều người học cao đẳng có quan tâm đến ngành nghề về Logistics như là hành chính Logistics. Quy định pháp luật hiện nay có nói gì về ngành nghề này hay không? Hành chính Logistics đào tạo theo trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? 1. Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? Theo Mục 1 Phần A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghành, nghề hành chính Logistics: "Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường. Công việc của người làm nghề Hành chính Logistics là đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức về kinh tế, kế toán, logistics, hải quan, ngoại thương, xuất nhập khẩu, bán hàng, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, chăm sóc khách hàng. Đồng thời người học cần phải được trang bị những kỹ năng mềm song song với trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. …" Theo đó, công việc của người làm nghề Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường; đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 2. Kỹ năng cần có đối với người học ghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng khi tốt nghiệp là gì? Theo Mục 3 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập về kỹ năng đối với người ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: - Sử dụng thành thạo thiết bị văn phòng: máy fax, máy scan, máy photocopy,...; - Giao tiếp, trao đổi, đàm phán, thuyết phục khách hàng; - Quản lý thời gian, lên kế hoạch; - Áp dụng quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, xử lý đơn hàng; - Nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng; - Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến ngành nghề; - Quản lý, cập nhật hồ sơ khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan; - Thực hiện điều phối, phối hợp với các bộ phận liên quan; - Theo dõi cập nhật và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch; - Giám sát và thực hiện các thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng; - Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp; - Quản lý, sử dụng và đào tạo nhân sự để tổ chức thực hiện công việc của nhóm, của bộ phận và tiến hành huấn luyện, đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc; - Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 3. Người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí nào? Theo Mục 5 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập đến vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Như vậy, người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm các công việc như khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến; chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023: Phát triển kinh tế tư nhân trọng tâm là dịch vụ logistics
Ngày 31/3/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023 ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện: (1) Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường và cạnh tranh lành mạnh Xây dựng các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa; xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường, quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ; tăng cường tính minh bạch và kiểm soát lạm dụng vị trí độc quyền kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Thúc đẩy và triển khai hiệu quả kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, đồng thời triển khai hiệu quả Chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030. Thực hiện hiệu quả Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020 - 2024”. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025. (2) Phát triển cơ cấu hạ tầng tăng cường tiếp cận nguồn lực tư nhân Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, huy động tổng hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất và các hạ tầng kỹ thuật cần thiết với chi phí hợp lý, đảm bảo kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, tăng cường liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường hoạt động cho vay trực tiếp và tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; phối hợp với Ngàn hàng Nhà nước thúc đẩy các ngân hàng thương mại hợp tác với Quỹ cho vay gián tiếp đế tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng giao thông do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu, đấu giá tài sản, tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia thuê quản lý, sử dụng và khai thác. Chù tri, phoi hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tiếp cận đất đai, tải nguyên một cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiêu chí môi trường để được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam, các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tiếp cận nguồn tài chính xanh. Cơ cấu lại và phát triển an toàn, đồng bộ thị trường chứng khoán, kiểm soát chặt chẽ và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán phái sinh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực tư nhân huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường chứng khoán. NHNN hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức tín dụng nghiên cứu, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với các phương thức sản xuất kinh doanh, đối tượng khách hàng nhằm tăng cường kết nối các khâu trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị. Đặc biệt hoàn thiện các chính sách về kinh doanh bất động sản, nhà ở, xây dựng đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Xem thêm Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực ngày 31/3/2023.
Trường hợp được miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Căn cứ theo quy định tại Điều 237 Luật Thương mại 2005, những trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm bao gồm: (1) Miễn trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây: - Những trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005. - Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. - Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. - Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá. - Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải. - Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận. - Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng. (2) Miễn trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình. Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được miễn trách nhiệm trong các trường hợp nêu bên trên.
Nghị quyết 163/2022/NQ-CP: Gắn dịch vụ logistics với phát triển thương mại
Đây là nội dung tại Nghị quyết 163/2022/NQ-CP ngày 16/12/2022 về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng phát triển dịch vụ logistics phải gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, XNK và thương mại trong nước. Cụ thể, quan điểm đặt ra đối với ngành dịch vụ logistics như sau: Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng GTVT và CNTT. Đối với thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ logistics. Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực. Phát triển logistics gắn với chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ. Nhiệm vụ và giải pháp của cơ quan chuyên môn (1) Các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW - Căn cứ Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ. Tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định. - Chủ động xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra. (2) Các Bộ: Công Thương, GTVT, Tài chính - Phân tích, đánh giá kịp thời những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. - Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành các hoạt động logistics phục vụ tốt hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. - Đồng thời các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh. (3) Bộ Công Thương Bộ Công thương có nhiệm vụ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách, hiệu quả Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Qua đó, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistics và đề xuất sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết. (4) Bộ Giao thông vận tải Quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng GTVT với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics và phù hợp với các trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất. Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh. (5) Bộ Tài chính Tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, cải cách thủ tục hải quan, giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chuẩn hóa hồ sơ, triển khai các cam kết tại Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại của WTO. Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn. Xem thêm chi tiết Nghị quyết 163/2022/NQ-CP ban hành ngày 16/12/2022.
Văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu Logistics
1. Xuất nhập khẩu và hải quan Luật Quản lý ngoại thương 2017 Luật Hải quan 2014 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 2. Về thuế 2.1 Mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu gồm hai loại: Thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi. Danh mục hàng hóa nhập khẩu chịu thuế suất thông thường được quy định tại Phụ lục ban hành kèm với Quyết định 45/2017/QĐ-TTg. Danh mục hàng hóa nhập khẩu chịu thuế suất ưu đãi được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm với Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP (Được đính chính bởi CV Công văn 225/CP-KTTH năm 2018). 2.2 Danh mục mặt hàng chịu thuế xuất khẩu và mức thuế suất áp dụng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm với Nghị định 125/2017/NĐ-CP. Các trường hợp miễn thuế xuất khẩu có thể tham khảo tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016.
Thắc mắc pháp luật về ngành logistics
Hộ kinh doanh, hợp tác xã, nghiệp đoàn có thể kinh doanh các dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật không? Vì sao?
Chi phí hợp lý khi thuê dịch vụ vận chuyển nước ngoài
Xin chào mọi người, Em mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít mong mọi người chỉ dẫn ạ. Cty em bên dịch vụ logistics, thuê dịch vụ vận chuyển của các cty nước ngoài chuyển hàng về VN. Khi thanh toán phí cho họ sẽ có debit note, giấy chuyển tiền qua ngân hàng. Vậy cho em hỏi những chứng từ này đủ để đưa vào chi phí hợp lý chưa ạ. Em cám ơn.
Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì?
Cũng khá nhiều người học cao đẳng có quan tâm đến ngành nghề về Logistics như là hành chính Logistics. Quy định pháp luật hiện nay có nói gì về ngành nghề này hay không? Hành chính Logistics đào tạo theo trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? 1. Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? Theo Mục 1 Phần A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghành, nghề hành chính Logistics: "Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường. Công việc của người làm nghề Hành chính Logistics là đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức về kinh tế, kế toán, logistics, hải quan, ngoại thương, xuất nhập khẩu, bán hàng, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, chăm sóc khách hàng. Đồng thời người học cần phải được trang bị những kỹ năng mềm song song với trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. …" Theo đó, công việc của người làm nghề Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường; đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 2. Kỹ năng cần có đối với người học ghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng khi tốt nghiệp là gì? Theo Mục 3 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập về kỹ năng đối với người ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: - Sử dụng thành thạo thiết bị văn phòng: máy fax, máy scan, máy photocopy,...; - Giao tiếp, trao đổi, đàm phán, thuyết phục khách hàng; - Quản lý thời gian, lên kế hoạch; - Áp dụng quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, xử lý đơn hàng; - Nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng; - Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến ngành nghề; - Quản lý, cập nhật hồ sơ khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan; - Thực hiện điều phối, phối hợp với các bộ phận liên quan; - Theo dõi cập nhật và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch; - Giám sát và thực hiện các thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng; - Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp; - Quản lý, sử dụng và đào tạo nhân sự để tổ chức thực hiện công việc của nhóm, của bộ phận và tiến hành huấn luyện, đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc; - Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 3. Người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí nào? Theo Mục 5 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập đến vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Như vậy, người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm các công việc như khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến; chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023: Phát triển kinh tế tư nhân trọng tâm là dịch vụ logistics
Ngày 31/3/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023 ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện: (1) Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường và cạnh tranh lành mạnh Xây dựng các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa; xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường, quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ; tăng cường tính minh bạch và kiểm soát lạm dụng vị trí độc quyền kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Thúc đẩy và triển khai hiệu quả kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, đồng thời triển khai hiệu quả Chiến lược xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030. Thực hiện hiệu quả Đề án “Huy động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các kênh phân phối hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020 - 2024”. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025. (2) Phát triển cơ cấu hạ tầng tăng cường tiếp cận nguồn lực tư nhân Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, huy động tổng hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất và các hạ tầng kỹ thuật cần thiết với chi phí hợp lý, đảm bảo kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông, tăng cường liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng cường hoạt động cho vay trực tiếp và tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; phối hợp với Ngàn hàng Nhà nước thúc đẩy các ngân hàng thương mại hợp tác với Quỹ cho vay gián tiếp đế tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng giao thông do Nhà nước đầu tư thông qua đấu thầu, đấu giá tài sản, tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia thuê quản lý, sử dụng và khai thác. Chù tri, phoi hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tiếp cận đất đai, tải nguyên một cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các tiêu chí môi trường để được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam, các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tiếp cận nguồn tài chính xanh. Cơ cấu lại và phát triển an toàn, đồng bộ thị trường chứng khoán, kiểm soát chặt chẽ và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán phái sinh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực tư nhân huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường chứng khoán. NHNN hướng dẫn, khuyến khích các tổ chức tín dụng nghiên cứu, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp với các phương thức sản xuất kinh doanh, đối tượng khách hàng nhằm tăng cường kết nối các khâu trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị. Đặc biệt hoàn thiện các chính sách về kinh doanh bất động sản, nhà ở, xây dựng đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, tạo nền tảng cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Xem thêm Nghị quyết 45/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực ngày 31/3/2023.
Trường hợp được miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Căn cứ theo quy định tại Điều 237 Luật Thương mại 2005, những trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm bao gồm: (1) Miễn trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây: - Những trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005. - Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. - Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền. - Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá. - Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải. - Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận. - Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng. (2) Miễn trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình. Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được miễn trách nhiệm trong các trường hợp nêu bên trên.
Nghị quyết 163/2022/NQ-CP: Gắn dịch vụ logistics với phát triển thương mại
Đây là nội dung tại Nghị quyết 163/2022/NQ-CP ngày 16/12/2022 về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng phát triển dịch vụ logistics phải gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, XNK và thương mại trong nước. Cụ thể, quan điểm đặt ra đối với ngành dịch vụ logistics như sau: Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng GTVT và CNTT. Đối với thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ logistics. Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực. Phát triển logistics gắn với chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ. Nhiệm vụ và giải pháp của cơ quan chuyên môn (1) Các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW - Căn cứ Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ. Tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định. - Chủ động xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra. (2) Các Bộ: Công Thương, GTVT, Tài chính - Phân tích, đánh giá kịp thời những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. - Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành các hoạt động logistics phục vụ tốt hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. - Đồng thời các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh. (3) Bộ Công Thương Bộ Công thương có nhiệm vụ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách, hiệu quả Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Qua đó, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ logistics và đề xuất sửa đổi, bổ sung trong trường hợp cần thiết. (4) Bộ Giao thông vận tải Quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng GTVT với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics và phù hợp với các trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất. Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh. (5) Bộ Tài chính Tiếp tục rà soát, tháo gỡ vướng mắc về chính sách thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh các hoạt động tạo thuận lợi thương mại, cải cách thủ tục hải quan, giảm và đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chuẩn hóa hồ sơ, triển khai các cam kết tại Hiệp định về Thuận lợi hóa thương mại của WTO. Bộ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn. Xem thêm chi tiết Nghị quyết 163/2022/NQ-CP ban hành ngày 16/12/2022.
Văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu Logistics
1. Xuất nhập khẩu và hải quan Luật Quản lý ngoại thương 2017 Luật Hải quan 2014 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 2. Về thuế 2.1 Mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu gồm hai loại: Thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi. Danh mục hàng hóa nhập khẩu chịu thuế suất thông thường được quy định tại Phụ lục ban hành kèm với Quyết định 45/2017/QĐ-TTg. Danh mục hàng hóa nhập khẩu chịu thuế suất ưu đãi được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm với Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP (Được đính chính bởi CV Công văn 225/CP-KTTH năm 2018). 2.2 Danh mục mặt hàng chịu thuế xuất khẩu và mức thuế suất áp dụng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm với Nghị định 125/2017/NĐ-CP. Các trường hợp miễn thuế xuất khẩu có thể tham khảo tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016.
Thắc mắc pháp luật về ngành logistics
Hộ kinh doanh, hợp tác xã, nghiệp đoàn có thể kinh doanh các dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật không? Vì sao?
Chi phí hợp lý khi thuê dịch vụ vận chuyển nước ngoài
Xin chào mọi người, Em mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít mong mọi người chỉ dẫn ạ. Cty em bên dịch vụ logistics, thuê dịch vụ vận chuyển của các cty nước ngoài chuyển hàng về VN. Khi thanh toán phí cho họ sẽ có debit note, giấy chuyển tiền qua ngân hàng. Vậy cho em hỏi những chứng từ này đủ để đưa vào chi phí hợp lý chưa ạ. Em cám ơn.