Vợ/chồng vỡ nợ, người kia có phải trả nợ thay không?
Trong cuộc sống có nhiều trường hợp vợ, chồng vay tiền khắp nơi rồi vỡ nợ, vậy người còn lại có phải trả nợ cùng với họ không? Nghĩa vụ tài sản của người còn lại lúc này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Vợ/chồng vỡ nợ, người kia có phải trả thay không? 1) Trường hợp vợ/chồng bắt buộc cùng nhau trả Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau: - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình: - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Đồng thời, Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như sau: - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Như vậy, đối với: - Nợ chung của hai vợ chồng: Đương nhiên nếu là nợ chung của cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hai vợ chồng đều phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. - Khoản nợ riêng của chồng/vợ: Nếu khoản nợ đó phát sinh do chồng/vợ đứng ra vay riêng một mình, nhưng dùng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình, hoặc đứng ra vay riêng một mình nhưng để thực hiện việc làm ăn, kinh doanh chung của hai vợ chồng, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình thì vợ/chồng lúc này vẫn phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ cùng nhau. 2) Trường hợp không bắt buộc vợ/chồng cùng trả Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau: - Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. - Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. - Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. - Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Đồng thời, Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: + Vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình. + Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Như vậy, nếu nợ do vợ/chồng vay mượn trước khi kết hôn, một mình đứng ra mượn cho bản thân, không vì nhu cầu của gia đình thì không bắt buộc người còn lại phải có nghĩa vụ trả nợ. Nếu đã ly hôn, vợ/chồng có phải trả nợ cho người còn lại không? Theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau: - Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết. Như vậy, những khoản nợ mà vợ chồng bắt buộc cùng nhau trả như đã phân tích ở phần trên, thì khi ly hôn vẫn phải trả nợ cùng nhau. Đồng thời, theo khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Tóm lại, vẫn có trường hợp cả vợ và chồng phải cùng nhau trả khoản nợ riêng của người kia. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi ly hôn giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng.
Nhân viên bảo dưỡng lấy xe khách chạy gây tai nạn thì chủ xe có liên đới chịu trách nhiệm?
Đi bảo dưỡng xe, nhưng nhân viên tự ý lấy xe chạy rồi gây tai nạn thì chủ xe có bị liên đới hay không? Vừa qua, một người dân đã gửi thắc mắc đến Bộ Công an, cụ thể người này có đi bảo dưỡng xe ô tô, sau khi lái xe tới gara ô tô, người này bàn giao xe cho nhân viên sửa xe của gara rồi về. Tới chiều, chủ gara có báo rằng nhân viên sửa xe trong khi lai xe để thử động cơ đã va chạm với người tham gia giao thông khiến người đó bị thương. Vậy trong trường hợp này, nhân viên sửa xe dùng xe của khách gây tai nạn thì sẽ bị xử lý như thế nào? Chủ xe có bị liên đới gì không? Theo đó, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Thông tin diễn biến vụ việc (thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông,...) của bạn Nguyễn Quang Khôi gửi không đầy đủ để có thể đánh giá nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vụ tai nạn giao thông và trách nhiệm của các bên liên quan. - Trường hợp nếu nguyên nhân gây ra vụ tai nạn giao thông do lỗi thuộc về nhân viên sửa xe (người điều khiển phương tiện), thì căn cứ vào hậu quả vụ tai nạn, người điều khiển phương tiện có thể: (1) bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); (2) bị xử lý hành chính (nếu hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản gây ra cho người khác dưới mức quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015). - Giải quyết bồi thường về thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông do các bên có liên quan trong vụ tai nạn giao thông tự bàn bạc thỏa thuận, thống nhất mức bồi thường (theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015). Trường hợp các bên liên quan không thống nhất được thì làm đơn gửi tòa án nhân dân các cấp xem xét, giải quyết theo quy định. - Việc liên đới của chủ phương tiện theo tình huống đưa ra (chỉ giao phương tiện cho nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng) thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 263 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ”; Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ” hoặc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: -Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; -Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; - Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe; - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng); - Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định; - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép; - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; - Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định; - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng
Vợ chồng có trách nhiệm liên đới trong một số giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện. Vậy đó là những trường hợp nào??? Về nguyên tắc, khi vợ chồng thực hiện 1 giao dịch liên quan tới tài sản chung, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm ngay cả khi giao dịch đó phát sinh do một bên thực hiện. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ mà nhiều người phải cùng thực hiện, mà người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong những người phải thực hiện, phải thực hiện toàn bộ trách nhiệm. Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định: Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Nếu các căn cứ tại Điều 37 phát sinh, vợ chồng có nghĩa vụ chung để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh. Ngoài ra, Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014 còn quy định trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong trường hợp sau: + Để đáp ứng 1 cách kịp thời quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, trong một số trường hợp, giao dịch liên quan tới tài sản chug của vợ, chồng có thể do 1 bên thực hiện, phía bên kia dù không biết hoặc biết mà không đồng ý vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm. Đó là các giao dịch dân sự hợp pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình: như ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh... + Vợ chồng là đại diện hoặc ủy quyền cho nhau trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch. + Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác + Đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng Minh Trang
Vợ/chồng vỡ nợ, người kia có phải trả nợ thay không?
Trong cuộc sống có nhiều trường hợp vợ, chồng vay tiền khắp nơi rồi vỡ nợ, vậy người còn lại có phải trả nợ cùng với họ không? Nghĩa vụ tài sản của người còn lại lúc này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Vợ/chồng vỡ nợ, người kia có phải trả thay không? 1) Trường hợp vợ/chồng bắt buộc cùng nhau trả Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau: - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình: - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. Đồng thời, Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như sau: - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Như vậy, đối với: - Nợ chung của hai vợ chồng: Đương nhiên nếu là nợ chung của cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hai vợ chồng đều phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. - Khoản nợ riêng của chồng/vợ: Nếu khoản nợ đó phát sinh do chồng/vợ đứng ra vay riêng một mình, nhưng dùng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình, hoặc đứng ra vay riêng một mình nhưng để thực hiện việc làm ăn, kinh doanh chung của hai vợ chồng, tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình thì vợ/chồng lúc này vẫn phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ cùng nhau. 2) Trường hợp không bắt buộc vợ/chồng cùng trả Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau: - Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. - Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. - Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. - Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Đồng thời, Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm: + Vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình. + Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình. - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Như vậy, nếu nợ do vợ/chồng vay mượn trước khi kết hôn, một mình đứng ra mượn cho bản thân, không vì nhu cầu của gia đình thì không bắt buộc người còn lại phải có nghĩa vụ trả nợ. Nếu đã ly hôn, vợ/chồng có phải trả nợ cho người còn lại không? Theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau: - Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết. Như vậy, những khoản nợ mà vợ chồng bắt buộc cùng nhau trả như đã phân tích ở phần trên, thì khi ly hôn vẫn phải trả nợ cùng nhau. Đồng thời, theo khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Tóm lại, vẫn có trường hợp cả vợ và chồng phải cùng nhau trả khoản nợ riêng của người kia. Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi ly hôn giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng.
Nhân viên bảo dưỡng lấy xe khách chạy gây tai nạn thì chủ xe có liên đới chịu trách nhiệm?
Đi bảo dưỡng xe, nhưng nhân viên tự ý lấy xe chạy rồi gây tai nạn thì chủ xe có bị liên đới hay không? Vừa qua, một người dân đã gửi thắc mắc đến Bộ Công an, cụ thể người này có đi bảo dưỡng xe ô tô, sau khi lái xe tới gara ô tô, người này bàn giao xe cho nhân viên sửa xe của gara rồi về. Tới chiều, chủ gara có báo rằng nhân viên sửa xe trong khi lai xe để thử động cơ đã va chạm với người tham gia giao thông khiến người đó bị thương. Vậy trong trường hợp này, nhân viên sửa xe dùng xe của khách gây tai nạn thì sẽ bị xử lý như thế nào? Chủ xe có bị liên đới gì không? Theo đó, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Thông tin diễn biến vụ việc (thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông,...) của bạn Nguyễn Quang Khôi gửi không đầy đủ để có thể đánh giá nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vụ tai nạn giao thông và trách nhiệm của các bên liên quan. - Trường hợp nếu nguyên nhân gây ra vụ tai nạn giao thông do lỗi thuộc về nhân viên sửa xe (người điều khiển phương tiện), thì căn cứ vào hậu quả vụ tai nạn, người điều khiển phương tiện có thể: (1) bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); (2) bị xử lý hành chính (nếu hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản gây ra cho người khác dưới mức quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015). - Giải quyết bồi thường về thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông do các bên có liên quan trong vụ tai nạn giao thông tự bàn bạc thỏa thuận, thống nhất mức bồi thường (theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015). Trường hợp các bên liên quan không thống nhất được thì làm đơn gửi tòa án nhân dân các cấp xem xét, giải quyết theo quy định. - Việc liên đới của chủ phương tiện theo tình huống đưa ra (chỉ giao phương tiện cho nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng) thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 263 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ”; Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ” hoặc bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: -Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông; -Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; - Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; - Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe; - Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng); - Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định; - Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép; - Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông; - Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định; - Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng
Vợ chồng có trách nhiệm liên đới trong một số giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện. Vậy đó là những trường hợp nào??? Về nguyên tắc, khi vợ chồng thực hiện 1 giao dịch liên quan tới tài sản chung, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm ngay cả khi giao dịch đó phát sinh do một bên thực hiện. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ mà nhiều người phải cùng thực hiện, mà người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong những người phải thực hiện, phải thực hiện toàn bộ trách nhiệm. Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định: Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Nếu các căn cứ tại Điều 37 phát sinh, vợ chồng có nghĩa vụ chung để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phát sinh. Ngoài ra, Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014 còn quy định trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong trường hợp sau: + Để đáp ứng 1 cách kịp thời quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, trong một số trường hợp, giao dịch liên quan tới tài sản chug của vợ, chồng có thể do 1 bên thực hiện, phía bên kia dù không biết hoặc biết mà không đồng ý vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm. Đó là các giao dịch dân sự hợp pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình: như ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh... + Vợ chồng là đại diện hoặc ủy quyền cho nhau trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch. + Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác + Đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng Minh Trang