Sẽ thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất và thuế
Liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất và thuế Ngày 8/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng. Bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp đồng chủ trì. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nêu rõ: Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ đã xác định rõ các mục tiêu tổng quát, đưa ra 4 định hướng lớn cùng các nhóm giải pháp, nhiệm vụ đồng thời phân công cụ thể trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam trong việc phát triển nghề công chứng tại nước ta. “Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để tạo cơ hội phát triển lớn cho nghề công chứng tại Việt Nam trong thời gian tới. Để triển khai hiệu quả các nội dung của Nghị quyết vào thực tế, chúng ta cần nắm được các nội dung chính, các chính sách, phương hướng, nhiệm vụ, đặc biệt là các giải pháp mới đã được xác định trong Nghị quyết để tham mưu thực hiện và thực hiện phù hợp, hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được giao”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Thứ trưởng cũng thông tin thêm, trước đó, để xây dựng dự thảo Nghị quyết, Cục Bổ trợ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp địa phương, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội Công chứng viên một số tỉnh, các công chứng viên trên toàn quốc nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung. Nghị quyết đã đề cập toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách phát triển nghề công chứng, xác định rõ các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hành nghề công chứng, trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động này; phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên. Theo Thứ trưởng, mục tiêu cuối cùng cần hướng tới đó là việc triển khai Nghị quyết hiệu quả trong thực tế, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về tổ chức và hoạt động để nghề công chứng phát triển bền vững, ổn định, tham gia ngày càng sâu vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với đặc thù là tỉnh miền núi, giáp biên giới, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La Phạm Văn Hưng cho biết địa phương đã thực hiện các giải pháp để duy trì, củng cố hoạt động của các Phòng công chứng. Tuy nhiên, hoạt động vẫn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu hụt đội ngũ công chứng viên. Vì vậy, ông đề nghị cần nghiên cứu ban hành chính sách phát triển tổ chức hành nghề công chứng đối với các địa phương đặc thù, ở vùng núi, biên giới, kinh tế khó khăn; trong đó vẫn cần duy trì hoạt động của Phòng công chứng để làm nền tảng và giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng dịch vụ công. Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Tư pháp cần tham mưu ban hành Quy định hướng dẫn cụ thể định hướng “không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện”, làm cơ sở để triển khai Nghị quyết đồng bộ, hiệu quả. Cùng với định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng cũng được Nghị quyết chỉ rõ. Theo đó, xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, dân cư với cơ sở dữ liệu công chứng bảo đảm việc kết nối liên thông giữa các Sở, ban ngành có liên quan với các tổ chức hành nghề công chứng; hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định của Luật Công chứng; thực hiện thí điểm liên thông khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế… Đánh giá về nội dung này, ông Tuấn Đạo Thanh, Chủ tịch Hiệp hội công chứng viên Việt Nam cho rằng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng sẽ giúp đẩy lùi vấn nạn giấy tờ giả, giao dịch giả hiện nay đồng thời góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức. Là một trong 3 địa phương sẽ tiến hành thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất và thuế, Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương Ngô Quang Giáp cho rằng đây là việc hết sức cần thiết để minh bạch hóa, chống nạn giấy tờ giả và hỗ trợ người dân thực hiện các giao dịch thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá mới nên đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp các Bộ ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng… để tạo thuận lợi cho địa phương trong quá trình thí điểm. Theo Bộ Tư pháp
Đây là nội dung đang được lấy ý kiến tại Dự thảo Nghị định Quy định về phối hợp, liên thông thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khai trình lao động, cấp mã số đơn vị bảo hiểm xã hội, sử dụng hóa đơn đặt in, tự in. Theo đó việc liên thông các thủ tục trên sẽ được thực hiện như sau: - Sau khi cấp đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc và tổng số lao động dự kiến của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc cho hệ thống thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về lao động để phục vụ quản lý nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật. Khi doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc có sự thay đổi về số lượng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động gửi thông tin cho Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để theo dõi theo quy định của pháp luật. - Sau khi cấp đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc, số lượng lao động dự kiến, phương thức đóng bảo hiểm xã hội cho cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội để phục vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị trực thuộc được sử dụng làm mã số đơn vị bảo hiểm xã hội. Khi doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đóng bảo hiểm xã hội, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội gửi thông tin về số lượng lao động đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc cho Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật. - Khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc cho Hệ thống thông tin quản lý thuế. Hệ thống thông tin quản lý thuế tự động tạo mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị trực thuộc, phân cấp cơ quan thuế quản lý cho Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin do Hệ thống thông tin quản lý thuế phản hồi, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc và gửi Thông báo về cơ quan thuế quản lý đến doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc. Trước khi sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm nghiên cứu quy định pháp luật về hóa đơn và đảm bảo các điều kiện về việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in theo quy định của pháp luật. >>> Xem toàn văn Dự thảo Nghị định tại file đính kèm trong link bên dưới
01/7/2015: ngày đặc biệt cần chú ý!
>>> 10 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 Bên cạnh 10 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015, nhiều chính sách mới quan trọng trong các lĩnh vực xây dựng, xã hội, thủ tục hành chính…cũng có hiệu lực trong ngày này. Điểm qua các chính sách nổi bật như sau: Liên thông thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi Nhằm rút gọn các thủ tục trong việc đăng ký hộ tịch, BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Y tế đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT. Theo đó, để thực hiện liên thông 3 thủ tục trên, người có yêu cầu cần phải chuẩn bị đủ 01 bộ hồ sơ gồm - Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu). - Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp. Nếu trẻ được sinh ra do mang thai hộ phải nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ. - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu) - Sổ hộ khẩu. - Tờ khai tham gia BHYT (theo mẫu). Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người có yêu cầu nộp tại UBND cấp xã. Quyền lợi từ giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng - Là một trong các căn cứ để xếp hạng, đánh giá năng lực và kết quả thực hiện công việc của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng và được xem xét thưởng hợp đồng theo quy định. - Đồng thời, các nhà thầu đạt giải thưởng được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng trong hạn 3 năm tính từ lúc nhận giải đến lúc đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư phải quy định nội dung này tại hồ sơ mời thầu. Quy định này được đề cập tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Áp dụng chuẩn mực kiểm toán mới: chuẩn mực số 1000 Đó là Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 – Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Đối với các hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện trước ngày 01/7/2015 mà đến ngày 01/7/2015 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 mới này. Chuẩn mực kiểm toán số 1000 kèm theo Quyết định 03/2005/QĐ-BTC hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Nội dung này quy định tại Thông tư 67/2015/TT-BTC. Chính thức áp dụng quy định mới về hóa đơn chứng từ với hàng nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường nội địa phải tuân thủ về hóa đơn, chứng từ khi nhập khẩu từ cửa khẩu vào nội địa và lưu thông trên thị trường nội địa theo Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP. Đồng thời, hàng bị xem là nhập lậu khi: - Hàng nhập khẩu trên đường vận chuyển, bày bán, để tại kho, bến, bãi, địa điểm tập trung..mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ nêu trên. - Hàng nhập khẩu lưu thông thị trường có hóa đơn, chứng từ nhưng qua xác minh, điều tra của cơ quan chức năng thì hóa đơn, chứng từ đó không hợp pháp hay sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. - Hàng do cơ sở sản xuất, kinh doanh thu mua gom hàng của cư dân biên giới,khi cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc mà không có đủ chứng từ. Quy định mới về thuế, phí với hồ sơ mời thầu xây lắp Được áp dụng theo thuế suất, mức phí, lệ phí theo quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải chịu trách nhiệm tìm hiểu, tính toán và chào đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) trong giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu không đề cập đến thuế, phí, lệ phí thì giá dự thầu được coi là đã bao gồm thuế, phí, lệ phí. Khi trúng thầu, nhà thầu được trao hợp đồng và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí với Nhà nước. Trường hợp hồ sơ dự thầu, nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại. Nội dung này được đề cập tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT. 14 dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có Giấy phép Theo Nghị định 45/2015/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ, 14 dịch vụ đo đạc và bản đồ sau phải có Giấy phép: - Khảo sát, lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đo đạc và bản đồ. - Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ. - Xây dựng lưới trọng lực, thiên văn, tọa độ, độ cao. - Chụp ảnh, quét địa hình từ máy bay. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính. - Thành lập bản đồ hành chính. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa giới hành chính. - Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ. - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý. - Thành lập bản đồ chuyên đề, át – lát địa lý. - Khảo sát địa hình, đo đạc công trình. - Kiểm định các thiết bị đo đạc. Khuyến khích học sinh, sinh viên đi xe buýt Nhằm khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện xe buýt thay vì sử dụng các loại phương tiện khác, Quyết định 13/2015/QĐ-TTg quy định nhiều ưu đã dành cho hành khách đi xe buýt, cụ thể: - Miễn tiền vé với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng. - Giảm giá vé với người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam. Lần đầu tiên có cơ chế điều chỉnh chứng khoán phái sinh Mặc dù chứng khoán phái sinh được nhắc đến trong các bài học tại giảng đường nhưng từ trước đến nay chúng chưa được thừa nhận tại Việt Nam, Nghị định 42/2015/NĐ-CP quy định về giao dịch chứng khoán phái sinh có hiệu lực như một cột mốc đánh dấu cho sự phát triển này. Nghị định này quy định các nội dung về tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh….Xem chi tiết nội dung tại Nghị định 42. Hủy chuyến bay, chậm trễ kéo dài phải bồi thường Việc hủy chuyến bay, từ chối bay, thời gian khởi hành thực tế chậm trễ hơn dự kiến 4 giờ sẽ phải bồi thường cho hành khách với mức sau: Với chuyến bay nội địa: - Có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ. - Có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ. - Có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ. Với chuyến bay quốc tế: - Có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD. - Có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD. - Có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD. - Có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD. Căn cứ theo Thông tư 14/2015/TT-BGTVT.
Sẽ thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất và thuế
Liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất và thuế Ngày 8/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng. Bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp đồng chủ trì. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nêu rõ: Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ đã xác định rõ các mục tiêu tổng quát, đưa ra 4 định hướng lớn cùng các nhóm giải pháp, nhiệm vụ đồng thời phân công cụ thể trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam trong việc phát triển nghề công chứng tại nước ta. “Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để tạo cơ hội phát triển lớn cho nghề công chứng tại Việt Nam trong thời gian tới. Để triển khai hiệu quả các nội dung của Nghị quyết vào thực tế, chúng ta cần nắm được các nội dung chính, các chính sách, phương hướng, nhiệm vụ, đặc biệt là các giải pháp mới đã được xác định trong Nghị quyết để tham mưu thực hiện và thực hiện phù hợp, hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được giao”, Thứ trưởng nhấn mạnh. Thứ trưởng cũng thông tin thêm, trước đó, để xây dựng dự thảo Nghị quyết, Cục Bổ trợ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp địa phương, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Hội Công chứng viên một số tỉnh, các công chứng viên trên toàn quốc nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung. Nghị quyết đã đề cập toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách phát triển nghề công chứng, xác định rõ các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hành nghề công chứng, trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động này; phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên. Theo Thứ trưởng, mục tiêu cuối cùng cần hướng tới đó là việc triển khai Nghị quyết hiệu quả trong thực tế, từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về tổ chức và hoạt động để nghề công chứng phát triển bền vững, ổn định, tham gia ngày càng sâu vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với đặc thù là tỉnh miền núi, giáp biên giới, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La Phạm Văn Hưng cho biết địa phương đã thực hiện các giải pháp để duy trì, củng cố hoạt động của các Phòng công chứng. Tuy nhiên, hoạt động vẫn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu hụt đội ngũ công chứng viên. Vì vậy, ông đề nghị cần nghiên cứu ban hành chính sách phát triển tổ chức hành nghề công chứng đối với các địa phương đặc thù, ở vùng núi, biên giới, kinh tế khó khăn; trong đó vẫn cần duy trì hoạt động của Phòng công chứng để làm nền tảng và giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng dịch vụ công. Ngoài ra, ông cũng đề nghị Bộ Tư pháp cần tham mưu ban hành Quy định hướng dẫn cụ thể định hướng “không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện”, làm cơ sở để triển khai Nghị quyết đồng bộ, hiệu quả. Cùng với định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng cũng được Nghị quyết chỉ rõ. Theo đó, xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, dân cư với cơ sở dữ liệu công chứng bảo đảm việc kết nối liên thông giữa các Sở, ban ngành có liên quan với các tổ chức hành nghề công chứng; hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định của Luật Công chứng; thực hiện thí điểm liên thông khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế… Đánh giá về nội dung này, ông Tuấn Đạo Thanh, Chủ tịch Hiệp hội công chứng viên Việt Nam cho rằng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng sẽ giúp đẩy lùi vấn nạn giấy tờ giả, giao dịch giả hiện nay đồng thời góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức. Là một trong 3 địa phương sẽ tiến hành thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất và thuế, Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương Ngô Quang Giáp cho rằng đây là việc hết sức cần thiết để minh bạch hóa, chống nạn giấy tờ giả và hỗ trợ người dân thực hiện các giao dịch thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá mới nên đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp các Bộ ngành liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng… để tạo thuận lợi cho địa phương trong quá trình thí điểm. Theo Bộ Tư pháp
Đây là nội dung đang được lấy ý kiến tại Dự thảo Nghị định Quy định về phối hợp, liên thông thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khai trình lao động, cấp mã số đơn vị bảo hiểm xã hội, sử dụng hóa đơn đặt in, tự in. Theo đó việc liên thông các thủ tục trên sẽ được thực hiện như sau: - Sau khi cấp đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc và tổng số lao động dự kiến của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc cho hệ thống thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về lao động để phục vụ quản lý nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật. Khi doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc có sự thay đổi về số lượng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động gửi thông tin cho Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để theo dõi theo quy định của pháp luật. - Sau khi cấp đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc, số lượng lao động dự kiến, phương thức đóng bảo hiểm xã hội cho cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội để phục vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị trực thuộc được sử dụng làm mã số đơn vị bảo hiểm xã hội. Khi doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đóng bảo hiểm xã hội, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội gửi thông tin về số lượng lao động đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc cho Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật. - Khi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gửi thông tin đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc cho Hệ thống thông tin quản lý thuế. Hệ thống thông tin quản lý thuế tự động tạo mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị trực thuộc, phân cấp cơ quan thuế quản lý cho Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin do Hệ thống thông tin quản lý thuế phản hồi, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc và gửi Thông báo về cơ quan thuế quản lý đến doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc. Trước khi sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm nghiên cứu quy định pháp luật về hóa đơn và đảm bảo các điều kiện về việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in theo quy định của pháp luật. >>> Xem toàn văn Dự thảo Nghị định tại file đính kèm trong link bên dưới
01/7/2015: ngày đặc biệt cần chú ý!
>>> 10 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 Bên cạnh 10 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015, nhiều chính sách mới quan trọng trong các lĩnh vực xây dựng, xã hội, thủ tục hành chính…cũng có hiệu lực trong ngày này. Điểm qua các chính sách nổi bật như sau: Liên thông thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi Nhằm rút gọn các thủ tục trong việc đăng ký hộ tịch, BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Y tế đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT. Theo đó, để thực hiện liên thông 3 thủ tục trên, người có yêu cầu cần phải chuẩn bị đủ 01 bộ hồ sơ gồm - Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu). - Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp. Nếu trẻ được sinh ra do mang thai hộ phải nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ. - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu) - Sổ hộ khẩu. - Tờ khai tham gia BHYT (theo mẫu). Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, người có yêu cầu nộp tại UBND cấp xã. Quyền lợi từ giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng - Là một trong các căn cứ để xếp hạng, đánh giá năng lực và kết quả thực hiện công việc của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng và được xem xét thưởng hợp đồng theo quy định. - Đồng thời, các nhà thầu đạt giải thưởng được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng trong hạn 3 năm tính từ lúc nhận giải đến lúc đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư phải quy định nội dung này tại hồ sơ mời thầu. Quy định này được đề cập tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Áp dụng chuẩn mực kiểm toán mới: chuẩn mực số 1000 Đó là Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 – Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Đối với các hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện trước ngày 01/7/2015 mà đến ngày 01/7/2015 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 mới này. Chuẩn mực kiểm toán số 1000 kèm theo Quyết định 03/2005/QĐ-BTC hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. Nội dung này quy định tại Thông tư 67/2015/TT-BTC. Chính thức áp dụng quy định mới về hóa đơn chứng từ với hàng nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường nội địa phải tuân thủ về hóa đơn, chứng từ khi nhập khẩu từ cửa khẩu vào nội địa và lưu thông trên thị trường nội địa theo Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP. Đồng thời, hàng bị xem là nhập lậu khi: - Hàng nhập khẩu trên đường vận chuyển, bày bán, để tại kho, bến, bãi, địa điểm tập trung..mà cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng nhập khẩu không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ nêu trên. - Hàng nhập khẩu lưu thông thị trường có hóa đơn, chứng từ nhưng qua xác minh, điều tra của cơ quan chức năng thì hóa đơn, chứng từ đó không hợp pháp hay sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. - Hàng do cơ sở sản xuất, kinh doanh thu mua gom hàng của cư dân biên giới,khi cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc mà không có đủ chứng từ. Quy định mới về thuế, phí với hồ sơ mời thầu xây lắp Được áp dụng theo thuế suất, mức phí, lệ phí theo quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Khi tham dự thầu, nhà thầu phải chịu trách nhiệm tìm hiểu, tính toán và chào đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) trong giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu không đề cập đến thuế, phí, lệ phí thì giá dự thầu được coi là đã bao gồm thuế, phí, lệ phí. Khi trúng thầu, nhà thầu được trao hợp đồng và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí với Nhà nước. Trường hợp hồ sơ dự thầu, nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại. Nội dung này được đề cập tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT. 14 dịch vụ đo đạc và bản đồ phải có Giấy phép Theo Nghị định 45/2015/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ, 14 dịch vụ đo đạc và bản đồ sau phải có Giấy phép: - Khảo sát, lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đo đạc và bản đồ. - Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ. - Xây dựng lưới trọng lực, thiên văn, tọa độ, độ cao. - Chụp ảnh, quét địa hình từ máy bay. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính. - Thành lập bản đồ hành chính. - Đo vẽ, thành lập bản đồ địa giới hành chính. - Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ. - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý. - Thành lập bản đồ chuyên đề, át – lát địa lý. - Khảo sát địa hình, đo đạc công trình. - Kiểm định các thiết bị đo đạc. Khuyến khích học sinh, sinh viên đi xe buýt Nhằm khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện xe buýt thay vì sử dụng các loại phương tiện khác, Quyết định 13/2015/QĐ-TTg quy định nhiều ưu đã dành cho hành khách đi xe buýt, cụ thể: - Miễn tiền vé với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng. - Giảm giá vé với người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam. Lần đầu tiên có cơ chế điều chỉnh chứng khoán phái sinh Mặc dù chứng khoán phái sinh được nhắc đến trong các bài học tại giảng đường nhưng từ trước đến nay chúng chưa được thừa nhận tại Việt Nam, Nghị định 42/2015/NĐ-CP quy định về giao dịch chứng khoán phái sinh có hiệu lực như một cột mốc đánh dấu cho sự phát triển này. Nghị định này quy định các nội dung về tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh….Xem chi tiết nội dung tại Nghị định 42. Hủy chuyến bay, chậm trễ kéo dài phải bồi thường Việc hủy chuyến bay, từ chối bay, thời gian khởi hành thực tế chậm trễ hơn dự kiến 4 giờ sẽ phải bồi thường cho hành khách với mức sau: Với chuyến bay nội địa: - Có độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000 VNĐ. - Có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km: 300.000 VNĐ. - Có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên: 400.000 VNĐ. Với chuyến bay quốc tế: - Có độ dài đường bay dưới 1.000 km: 25 USD. - Có độ dài đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD. - Có độ dài đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD. - Có độ dài đường bay từ 5.000 km trở lên: 150 USD. Căn cứ theo Thông tư 14/2015/TT-BGTVT.