Các trường hợp thực hiện điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Khi có những thay đổi về thông tin có liên quan đến sổ hộ khẩu thì công dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục thay đổi, cấp lại nếu bị mất,... để tránh phiền phức sau này thì bạn cần lưu ý các trường hợp dưới đây cần thực hiện thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu: * Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ. * Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. * Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu. * Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới. - Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sau đây phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu. a) Đối với thành phố trực thuộc trng ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cần lưu ý: * Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
Bốn đề xuất liên quan sổ hộ khẩu, tạm trú của Bộ Công an
Những ngày gần đây, vấn đề liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu đang được dư luận hết sức quan tâm bởi từ trước đến nay sổ hộ khẩu được sử dụng trong việc thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính. Vậy khi bỏ sổ hộ khẩu thì biện pháp thay thế sổ hộ khẩu là gì? Có thuận lợi hơn so với việc sử dụng sổ hộ khẩu như trước đây? Vừa qua, Bộ công an đã đưa ra 4 đề xuất liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu. Cụ thể: 1. Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy: Tại Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi) công bố cuối tháng 10, Bộ Công an đề xuất bỏ hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu giấy. Đại diện Bộ Công an cho rằng, bỏ hộ khẩu giấy là bỏ cách quản lý cư trú bằng quyển sổ lạc hậu để chuyển sang quản lý bằng phương pháp hiện đại thông qua công nghệ, mã số định danh cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Người dân vẫn phải đăng ký, thường trú, tạm trú bình thường, tuy nhiên các công đoạn sẽ nhanh chóng và không còn nhiều thủ tục rườm rà. Theo Bộ Công an, hiện công dân khi đi giao dịch phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, bằng lái xe..., thậm chí học sinh phải có giấy khai sinh... Điều đó gây rườm rà, nhũng nhiễu, thậm chí tham nhũng và lãng phí thời gian, tiền bạc của công dân. 2. Bỏ 12 thủ tục hành chính liên quan hộ khẩu, tạm trú: Cùng đề xuất với việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy, Bộ Công an cũng đề xuất bỏ 12 thủ tục hành chính liên quan hai loại sổ này. Cụ thể, Bộ Công an đề xuất bãi bỏ các thủ tục: tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú. 3. Đề xuất rút ngắn quy trình đăng ký cư trú Bộ công an cũng đưa ra đề xuất rút ngắn đăng ký cư trú xuống còn 4 bước: - tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú - xác minh thông tin cá nhân đề nghị đăng ký cư trú trên cơ sở cập nhật, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - trả kết quả đăng ký cư trú; - cập nhật thông tin cá nhân đã được giải quyết đăng ký cư trú vào Cơ sở giữ liệu quốc gia về dân cư. 4. Cấp quyền làm hộ khẩu cho công an xã, phường Theo Bộ công an thì để thuận lợi cho người dân và giảm bớt gánh nặng cho công an quận, huyện ở các thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Công an tiếp tục đề xuất tăng thêm quyền, cụ thể là giao quyền làm sổ hộ khẩu cho trưởng Công an phường, xã, trị trấn. Theo như trình bày của Bộ công an thì nếu thực hiện được các đề xuất ở trên thì mỗi năm có thể tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Đây là một điểm mà chúng ta cần phải suy nghĩ khi đưa ra quyết định nên hay không nên bỏ sổ hộ khẩu. Các bạn có ý kiến như thế nào về các vấn đề trên? Cùng đóng góp ý kiến nào? Nguồn: Vnexpress
Các trường hợp thực hiện điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Khi có những thay đổi về thông tin có liên quan đến sổ hộ khẩu thì công dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục thay đổi, cấp lại nếu bị mất,... để tránh phiền phức sau này thì bạn cần lưu ý các trường hợp dưới đây cần thực hiện thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu: * Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ. * Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. * Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu. * Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục điều chỉnh phải nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; xuất trình sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới. - Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sau đây phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu. a) Đối với thành phố trực thuộc trng ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cần lưu ý: * Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
Bốn đề xuất liên quan sổ hộ khẩu, tạm trú của Bộ Công an
Những ngày gần đây, vấn đề liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu đang được dư luận hết sức quan tâm bởi từ trước đến nay sổ hộ khẩu được sử dụng trong việc thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính. Vậy khi bỏ sổ hộ khẩu thì biện pháp thay thế sổ hộ khẩu là gì? Có thuận lợi hơn so với việc sử dụng sổ hộ khẩu như trước đây? Vừa qua, Bộ công an đã đưa ra 4 đề xuất liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu. Cụ thể: 1. Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy: Tại Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi) công bố cuối tháng 10, Bộ Công an đề xuất bỏ hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu giấy. Đại diện Bộ Công an cho rằng, bỏ hộ khẩu giấy là bỏ cách quản lý cư trú bằng quyển sổ lạc hậu để chuyển sang quản lý bằng phương pháp hiện đại thông qua công nghệ, mã số định danh cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Người dân vẫn phải đăng ký, thường trú, tạm trú bình thường, tuy nhiên các công đoạn sẽ nhanh chóng và không còn nhiều thủ tục rườm rà. Theo Bộ Công an, hiện công dân khi đi giao dịch phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, bằng lái xe..., thậm chí học sinh phải có giấy khai sinh... Điều đó gây rườm rà, nhũng nhiễu, thậm chí tham nhũng và lãng phí thời gian, tiền bạc của công dân. 2. Bỏ 12 thủ tục hành chính liên quan hộ khẩu, tạm trú: Cùng đề xuất với việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy, Bộ Công an cũng đề xuất bỏ 12 thủ tục hành chính liên quan hai loại sổ này. Cụ thể, Bộ Công an đề xuất bãi bỏ các thủ tục: tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú. 3. Đề xuất rút ngắn quy trình đăng ký cư trú Bộ công an cũng đưa ra đề xuất rút ngắn đăng ký cư trú xuống còn 4 bước: - tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú - xác minh thông tin cá nhân đề nghị đăng ký cư trú trên cơ sở cập nhật, khai thác thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - trả kết quả đăng ký cư trú; - cập nhật thông tin cá nhân đã được giải quyết đăng ký cư trú vào Cơ sở giữ liệu quốc gia về dân cư. 4. Cấp quyền làm hộ khẩu cho công an xã, phường Theo Bộ công an thì để thuận lợi cho người dân và giảm bớt gánh nặng cho công an quận, huyện ở các thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Công an tiếp tục đề xuất tăng thêm quyền, cụ thể là giao quyền làm sổ hộ khẩu cho trưởng Công an phường, xã, trị trấn. Theo như trình bày của Bộ công an thì nếu thực hiện được các đề xuất ở trên thì mỗi năm có thể tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Đây là một điểm mà chúng ta cần phải suy nghĩ khi đưa ra quyết định nên hay không nên bỏ sổ hộ khẩu. Các bạn có ý kiến như thế nào về các vấn đề trên? Cùng đóng góp ý kiến nào? Nguồn: Vnexpress