Phân chia tài sản công ty sau li hôn
Xin chào, Em có một chuyện muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Chuyện là bố mẹ em năm 2008 có mua 1 miếng đất, 2 vợ chồng cùng đứng tên trên sổ đỏ. Năm 2009, bố mẹ mở công ty TNHH Một Thành Viên, mặt hàng kinh doanh là xăng dầu. Trong quá trình làm giấy tờ thì bên tư vấn họ tư vấn mẹ em làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ bên A là 2 vợ chồng, sang bên B là công ty TNHH một thành viên do bố em làm giám đốc. Hiện tại thì bố mẹ em quyết định ly hôn. Em có 2 câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. 1. Tại sao bên tư vấn làm giấy tờ lại yêu cầu mẹ em chuyển nhượng đất sang công ty? Tại sao không thể để 2 vợ chồng cùng đứng tên? Có nhất thiết phải chuyển quyền sử dụng đất? Em muốn hỏi rõ điều này vì em muốn biết liệu có phải bố em có ý muốn một mình đứng tên mảnh đất. 2. Khi li hôn thì mảnh đất đứng tên bởi công ty TNHH một thành viên do bố em làm giám đốc thì sẽ được phân chia như thế nào. Mong luật sư giải đáp giúp em.
“Đánh ghen” có phải là cách xử lý khôn ngoan khi phát hiện đối phương ngoại tình?
Hôn nhân, tình yêu là một trong những vấn đề mà xã hội đặt cho những mối quan tâm hàng đầu. Theo giải thích từ ngữ của Luật hôn nhân và gia đình 2014, “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.” Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp, khi đứng trước lễ đuờng, hai con người hẹn thề sẽ yêu thương nhau đến cuối đời, ở bên nhau ngay cả lúc hạnh phúc lẫn khổ đau. Tuy nhiên không phải lời thề nào cũng sẽ thành sự thật, và không phải cuộc hôn nhân nào cũng hạnh phúc. Và từ những cuộc hôn nhân không hạnh phúc xuất hiện những vấn đề rất “nóng” mà xã hội quan tâm như “đánh ghen”, “không chung thuỷ”, “ngoại tình”, “bạo hành gia đình”, “người thứ ba”. Về mặt “tình”, thì những người phá vỡ lời thề trong hôn nhân là những người sai và sẽ phải chịu sự dằn vặt. Nhưng xét về “lí”, tức là về mặt pháp luật, thì họ có phải chịu hậu quả gì không? Đâu là cách đúng đắn nếu chẳng may chúng ta rơi vào hoàn cảnh “người bạn đời” trở thành “kẻ thù đời”. Hiến pháp năm 2013 quy định "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng", có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân có hai người. Những biến dị khác như hôn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến. Tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng đưa ra những hành vi bị cấm như: “… c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; …” Và nếu phát hiện bạn đời của mình vi phạm điều trên, phản ứng của “người trong cuộc” thường thấy là “đánh ghen” hoặc “bạo hành gia đình”. Tuy nhiên, đây không phải là một ý kiến phù hợp với pháp luật và văn hoá xã hội. Do đó, trong trường hợp này, cần phải tỉnh táo và nắm chắc các điều luật sau đây. Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định như sau: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;” Theo điều luật trên, hành vi ngoại tình sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó, nếu bạn đời của bạn có hành vi ngoại tình thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn khi cảm thấy không thể chung sống, đời sống chung không thể kéo dài theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Thứ hai, Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.” Do đó, căn cứ vào hậu quả gây ra do hành vi ngoại tình mà đối phương có thể bị xử lý theo mức phạt tương ứng. Nếu đối phương ngoại tình dẫn đến việc hai bạn ly hôn thì đối phương có thể bị xử phạt cải tại không giam giữ hoặc bị phạt tù theo như quy định trên. Bạn cũng cần đưa ra những chứng cứ để chứng minh đối phương có hành vi ngoại tình để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết . Có thể thấy, đây chính là cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp phát hiện ra người kết hôn với bạn đã “ngoại tình”. Bởi có đã có những trường hợp thực hiện “đánh ghen” đã phải chịu trách nhiệm hình sự (vụ đánh ghen tại huyện Cái Nước, Cà Mau, vụ ba cô gái đánh ghen ở Thanh Hoá). Từ những phân tích trên, mong bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của việc am hiểu pháp luật, cũng như có thể giữ được sự bình tĩnh, thượng tôn pháp luật trong mọi tình huống xảy ra của hôn nhân, cũng như trong cuộc sống.
Li Hôn và quyên nuôi dưỡng con
Chào luật sư E và vợ em li hôn và có 1 con chung 1 tuổi..vợ e giành quyên nuôi dưỡng, theo như e biết thì con dưới 36 tháng tuổi buộc phải theo mẹ , nhưng hiện tại vợ ở sài gòn và ở trọ , thời gian làm việc của vợ e từ 8h sáng đến 9h tối , ban ngày vợ e gửi con , chỉ có buổi tối ms về ngủ vs con , thu nhập của vợ e khoảng 10tr/tháng , và một tuần vợ e chỉ cho e gặp con 1 lần vào ngày chủ nhật , Còn e có nhà ở sài gòn hiện đang sống chung với ba mẹ e , thu nhập của em 8tr/tháng , thời gian làm việc 7h đến 5h chiều , về điều kiện và thời gian chăm sóc và ở cạnh con thì e hơn hẳn vợ e , thời gian e đi làm thì có ông bà nội chăm sóc , e có nc vs cô ấy là khi cô ấy đi làm thì có thể gửi con cho ông bà nội chăm rồi khi nào làm về thì qua đón..vì nhà e và chỗ cô ấy ở cách nhau khoảng 15p đi xe máy, vì e cô ấy đi làm cả ngày ko có thời gian chăm sóc và ở cạnh con mà lại gửi ng ngoài chăm sóc trông nom , nhưng cô ấy ko chịu để ba mẹ e giữ và chỉ cho gd e 1 tuần gặp 1 lần, về tình yêu thưn và cách chăm sóc con cháu thì gia đình e hơn hẳn cô ấy , by giờ e muốn giành quyền nuôi dưỡng hoặc ban ngày thay vì gửi ng ngoài thì e muốn cô ấy để ông bà nội chăm sóc , không bik như v có được không ạ mong được các anh chị Luật sư tư vấn giúp em ạ, e cảm ơn
Xin hỏi về ly hôn phân chia tài sản trước và trong hôn nhân
Đây là tình huống " thật tới 90%" . Mong các Luật Sư cho ý kiến với ạ. 09/2010 - Ông Trần An, thành lập Công Ty Tnhh Một Thành Viên Số 1, với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. 05/2013 - Ông Trần An, mua căn nhà trị giá 3 tỷ. 12/ 2015 - ông Trần An góp 5.1 tỷ đồng với người khác thành lập Công Ty Cổ Phần Số 2, vốn điều 10 tỷ, ông Trần An giữ 51% công ty này – làm chủ tịch. 12/2016 ( cuối năm) - Ông Trần An quen biết kết hôn với bà Nguyễn Chi. Năm 2017 có các hoạt động: 03/2017: Do Ông Trần An không rút hết lợi nhuận các năm trước về làm tài sản cá nhân nên số tiền nằm ở tiền mặt quĩ công ty, CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SỐ 1 làm thủ tục nâng vốn điều lệ lên 10 tỷ ( bằng hình thức chuyển lợi nhuận thành vốn góp) 04/2017: Công ty TNHH MTV số 1 mua 1 mảnh đất + xây căn nhà làm trụ sở công ty trị giá 5 tỷ đồng 06/2017: Công ty TNHH MTV số 1 bỏ ra 04 tỷ thành lập ra Công ty TNHH MTV số 3 ( cty TNHH MTV số 1 làm chủ sở hữu 100% vốn). Kinh doanh lĩnh vực mới khác địa bàn trụ sở. 07/2017 ông Trần An bán căn nhà mua năm 2013 ( trước kết hôn) được 6 tỷ; dùng 05 tỷ mua căn nhà mới vào tháng 08/2017 ( không có thỏa thuận tài sản là chung), còn 1 tỷ dùng mua sắm trang thiết bị nội thất và làm chi phí sinh hoạt gia đình. 11/2017: Công ty cổ phần số 2 tiến hành tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ lên 20 tỷ. ( ông Trần An không mua thêm cổ phần, mà CÔNG TY TNHH MTV SỐ 1 đứng ra góp 6 tỷ vào CÔNG TY CP SỐ 2; tổng ông Trần An nắm 11 tỷ đồng ~ tương đương 51%: trực tiếp 5 tỷ, gián tiếp qua CTY MTV SỐ 1 là 6 tỷ giữ chức chủ tịch công ty. Mỗi năm ông Trần An làm thủ tục rút 01 tỷ đồng/năm lợi nhuận từ công ty TNHH MTV số 1 về tài khoản cá nhân (sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân);( số lợi nhuận còn lại > 1 tỷ vẫn để trong cty làm vốn mở rộng kinh doanh). Số tiền 01 tỷ này sử dụng cho các chi phí sinh hoạt gia đình hằng ngày. Và ông Trần An nhận tiền công và lương là 20 triệu/tháng từ Công ty CP số 2. 04/2018: 2 người mua 1 căn hộ chung cư với giá: 2.5 tỷ đồng – cho thuê với giá 15tr/tháng. 10/2018 – ông An và Bà Chi bất đồng có ý định ly dị (thời kì hôn nhân: 22 tháng ) có với nhau 1 con chung. Bà Chi yêu cầu được chia như sau: Chia 50% số cổ phần công ty TNHH MTV số 1 hoặc trả tiền mặt 7 tỷ đồng hoặc chuyển quyền sở hữu trụ sở công ty sang cho bà Chi. Chia 50% số cổ phần TNHH MTV số 3 ( mà công ty TNHH 1TV số 1 là chủ sở hữu 100% vốn) hoặc 02 tỷ đồng, lý do bà Chi đưa ra công ty TNHH số 3 thành lập trong thời kỳ hôn nhân Chia 50% giá trị ngôi nhà mua năm 2017 hoặc nhận 04 tỷ ( do nhà tăng giá trị thị trường cuối năm 2018 vào 8 tỷ) Chia 50% số cổ phần ông của Cty CP số 2 ông Trần An đang sở hữu hoặc 08 tỷ. lý do nếu bà Chi được chia % CỔ PHẦN CTY CP SỐ 2 bà Chi sẽ bán cho người khác, lúc đó ông Trần An dưới 51%, sẽ không được quyền chi phối doanh nghiệp này). Ông Trần An không đồng ý những điều trên, chỉ đồng ý chia cho bà Chi: 03 tỷ đồng tiền mặt và căn hộ mua trong thời kỳ hôn nhân và phụ cấp nuôi con hàng tháng với lý do: - Từ khi kết hôn(22 tháng), Bà Chi không tham gia hoạt động kinh doanh, không đóng góp kinh tế, bà Chi có bầu nên ở nhà, sinh con và chăm sóc con. Tất cả chi phí sinh hoạt ông Trần An chi trả. - Các công ty đều thành lập trước thời kỳ hôn nhân, lợi nhuận phát sinh của các công ty này vẫn ở trong doanh nghiệp - pháp nhân (dù đó là cty 1 thành viên ông Trần An làm chủ), ngoài số tiền 1 tỷ/năm thì ông Trần An chưa làm thủ tục khác để chuyển lợi nhuận từ công ty về làm tài sản cá nhân ( thủ tục như nhận lợi tức, nộp thuế cá nhân). Tài sản mua sắm thêm hoặc góp thêm là từ lợi nhuận của công ty chứ không phải từ tài sản cá nhân ông Trần An, đó là hoạt động kinh doanh, dù tăng vốn bản chất vẫn 100% do ông Trần An sở hữu từ đầu. Xin hỏi luật sư các yêu cầu của bà Chi có đúng không, theo luật bà Chi được chia những tài sản gì? Ông Trần An lí giải như vậy có đúng theo luật không. Quyền lợi mỗi người theo pháp luật như nào với số tài sản trên. Xin trân thành cảm ơn các Luật Sư.
1. Thứ nhất, khi bạn lấy chồng và chồng bạn đã có nhà hoặc có đất rồi, có nghĩa là tài sản đó tạo lập trước hôn nhân thì nếu sau này ly hôn bạn sẽ không được chia tới phần tài sản riêng của chồng. Và rồi khi ra đi bạn sẽ ra đi với bàn tay trắng. Và tất nhiên thường thì trước khi kết hôn các ông chồng tương lai đều nói với chúng ta rằng nhà của anh cũng là nhà của em. Nhưng thực chất không phải vậy nhà của chồng bạn vẫn mãi chỉ là nhà của chồng bạn mà thôi. Cho đến khi chồng bạn viết ra giấy nhà này là tài chung của hai vợ chồng tôi và có công chứng. Đó là mẹo nhỏ đầu tiên dành cho bạn. Lời nói và giấy đăng kí kết hôn không thể biến tài sản của chồng bạn thành tài sản của bạn. Nhưng giấy trắng mực đen thì làm được điều đó. (với các bạn đã có người yêu rồi và người yêu bạn đã đủ tiền mua nhà rồi thì hãy khuyên người yêu bạn chờ tới lúc hai bạn kết hôn rồi hãy mua nhé!) 2. Thứ 2, sau khi lấy chồng nếu như hai vợ chồng bạn dư dả, bạn đừng dùng số tiền dư dả đó để gửi ngân hàng, vì sau này ly hôn số tiền đó sẽ phải chia đôi. Nhưng nếu bạn dùng số tiền đó vào việc mua nữ trang thì lại khác. Sau này nếu có ly hôn thì đồ nữ trang đó sẽ được cho là đồ cá nhân của bạn và bạn sẽ được toàn quyền với chúng.
Phân chia tài sản công ty sau li hôn
Xin chào, Em có một chuyện muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Chuyện là bố mẹ em năm 2008 có mua 1 miếng đất, 2 vợ chồng cùng đứng tên trên sổ đỏ. Năm 2009, bố mẹ mở công ty TNHH Một Thành Viên, mặt hàng kinh doanh là xăng dầu. Trong quá trình làm giấy tờ thì bên tư vấn họ tư vấn mẹ em làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ bên A là 2 vợ chồng, sang bên B là công ty TNHH một thành viên do bố em làm giám đốc. Hiện tại thì bố mẹ em quyết định ly hôn. Em có 2 câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. 1. Tại sao bên tư vấn làm giấy tờ lại yêu cầu mẹ em chuyển nhượng đất sang công ty? Tại sao không thể để 2 vợ chồng cùng đứng tên? Có nhất thiết phải chuyển quyền sử dụng đất? Em muốn hỏi rõ điều này vì em muốn biết liệu có phải bố em có ý muốn một mình đứng tên mảnh đất. 2. Khi li hôn thì mảnh đất đứng tên bởi công ty TNHH một thành viên do bố em làm giám đốc thì sẽ được phân chia như thế nào. Mong luật sư giải đáp giúp em.
“Đánh ghen” có phải là cách xử lý khôn ngoan khi phát hiện đối phương ngoại tình?
Hôn nhân, tình yêu là một trong những vấn đề mà xã hội đặt cho những mối quan tâm hàng đầu. Theo giải thích từ ngữ của Luật hôn nhân và gia đình 2014, “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.” Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp, khi đứng trước lễ đuờng, hai con người hẹn thề sẽ yêu thương nhau đến cuối đời, ở bên nhau ngay cả lúc hạnh phúc lẫn khổ đau. Tuy nhiên không phải lời thề nào cũng sẽ thành sự thật, và không phải cuộc hôn nhân nào cũng hạnh phúc. Và từ những cuộc hôn nhân không hạnh phúc xuất hiện những vấn đề rất “nóng” mà xã hội quan tâm như “đánh ghen”, “không chung thuỷ”, “ngoại tình”, “bạo hành gia đình”, “người thứ ba”. Về mặt “tình”, thì những người phá vỡ lời thề trong hôn nhân là những người sai và sẽ phải chịu sự dằn vặt. Nhưng xét về “lí”, tức là về mặt pháp luật, thì họ có phải chịu hậu quả gì không? Đâu là cách đúng đắn nếu chẳng may chúng ta rơi vào hoàn cảnh “người bạn đời” trở thành “kẻ thù đời”. Hiến pháp năm 2013 quy định "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng", có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân có hai người. Những biến dị khác như hôn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến. Tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng đưa ra những hành vi bị cấm như: “… c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; …” Và nếu phát hiện bạn đời của mình vi phạm điều trên, phản ứng của “người trong cuộc” thường thấy là “đánh ghen” hoặc “bạo hành gia đình”. Tuy nhiên, đây không phải là một ý kiến phù hợp với pháp luật và văn hoá xã hội. Do đó, trong trường hợp này, cần phải tỉnh táo và nắm chắc các điều luật sau đây. Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính bổ trợ tư pháp hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định như sau: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;” Theo điều luật trên, hành vi ngoại tình sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó, nếu bạn đời của bạn có hành vi ngoại tình thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn khi cảm thấy không thể chung sống, đời sống chung không thể kéo dài theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 Thứ hai, Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.” Do đó, căn cứ vào hậu quả gây ra do hành vi ngoại tình mà đối phương có thể bị xử lý theo mức phạt tương ứng. Nếu đối phương ngoại tình dẫn đến việc hai bạn ly hôn thì đối phương có thể bị xử phạt cải tại không giam giữ hoặc bị phạt tù theo như quy định trên. Bạn cũng cần đưa ra những chứng cứ để chứng minh đối phương có hành vi ngoại tình để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết . Có thể thấy, đây chính là cách giải quyết tốt nhất cho trường hợp phát hiện ra người kết hôn với bạn đã “ngoại tình”. Bởi có đã có những trường hợp thực hiện “đánh ghen” đã phải chịu trách nhiệm hình sự (vụ đánh ghen tại huyện Cái Nước, Cà Mau, vụ ba cô gái đánh ghen ở Thanh Hoá). Từ những phân tích trên, mong bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của việc am hiểu pháp luật, cũng như có thể giữ được sự bình tĩnh, thượng tôn pháp luật trong mọi tình huống xảy ra của hôn nhân, cũng như trong cuộc sống.
Li Hôn và quyên nuôi dưỡng con
Chào luật sư E và vợ em li hôn và có 1 con chung 1 tuổi..vợ e giành quyên nuôi dưỡng, theo như e biết thì con dưới 36 tháng tuổi buộc phải theo mẹ , nhưng hiện tại vợ ở sài gòn và ở trọ , thời gian làm việc của vợ e từ 8h sáng đến 9h tối , ban ngày vợ e gửi con , chỉ có buổi tối ms về ngủ vs con , thu nhập của vợ e khoảng 10tr/tháng , và một tuần vợ e chỉ cho e gặp con 1 lần vào ngày chủ nhật , Còn e có nhà ở sài gòn hiện đang sống chung với ba mẹ e , thu nhập của em 8tr/tháng , thời gian làm việc 7h đến 5h chiều , về điều kiện và thời gian chăm sóc và ở cạnh con thì e hơn hẳn vợ e , thời gian e đi làm thì có ông bà nội chăm sóc , e có nc vs cô ấy là khi cô ấy đi làm thì có thể gửi con cho ông bà nội chăm rồi khi nào làm về thì qua đón..vì nhà e và chỗ cô ấy ở cách nhau khoảng 15p đi xe máy, vì e cô ấy đi làm cả ngày ko có thời gian chăm sóc và ở cạnh con mà lại gửi ng ngoài chăm sóc trông nom , nhưng cô ấy ko chịu để ba mẹ e giữ và chỉ cho gd e 1 tuần gặp 1 lần, về tình yêu thưn và cách chăm sóc con cháu thì gia đình e hơn hẳn cô ấy , by giờ e muốn giành quyền nuôi dưỡng hoặc ban ngày thay vì gửi ng ngoài thì e muốn cô ấy để ông bà nội chăm sóc , không bik như v có được không ạ mong được các anh chị Luật sư tư vấn giúp em ạ, e cảm ơn
Xin hỏi về ly hôn phân chia tài sản trước và trong hôn nhân
Đây là tình huống " thật tới 90%" . Mong các Luật Sư cho ý kiến với ạ. 09/2010 - Ông Trần An, thành lập Công Ty Tnhh Một Thành Viên Số 1, với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. 05/2013 - Ông Trần An, mua căn nhà trị giá 3 tỷ. 12/ 2015 - ông Trần An góp 5.1 tỷ đồng với người khác thành lập Công Ty Cổ Phần Số 2, vốn điều 10 tỷ, ông Trần An giữ 51% công ty này – làm chủ tịch. 12/2016 ( cuối năm) - Ông Trần An quen biết kết hôn với bà Nguyễn Chi. Năm 2017 có các hoạt động: 03/2017: Do Ông Trần An không rút hết lợi nhuận các năm trước về làm tài sản cá nhân nên số tiền nằm ở tiền mặt quĩ công ty, CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SỐ 1 làm thủ tục nâng vốn điều lệ lên 10 tỷ ( bằng hình thức chuyển lợi nhuận thành vốn góp) 04/2017: Công ty TNHH MTV số 1 mua 1 mảnh đất + xây căn nhà làm trụ sở công ty trị giá 5 tỷ đồng 06/2017: Công ty TNHH MTV số 1 bỏ ra 04 tỷ thành lập ra Công ty TNHH MTV số 3 ( cty TNHH MTV số 1 làm chủ sở hữu 100% vốn). Kinh doanh lĩnh vực mới khác địa bàn trụ sở. 07/2017 ông Trần An bán căn nhà mua năm 2013 ( trước kết hôn) được 6 tỷ; dùng 05 tỷ mua căn nhà mới vào tháng 08/2017 ( không có thỏa thuận tài sản là chung), còn 1 tỷ dùng mua sắm trang thiết bị nội thất và làm chi phí sinh hoạt gia đình. 11/2017: Công ty cổ phần số 2 tiến hành tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ lên 20 tỷ. ( ông Trần An không mua thêm cổ phần, mà CÔNG TY TNHH MTV SỐ 1 đứng ra góp 6 tỷ vào CÔNG TY CP SỐ 2; tổng ông Trần An nắm 11 tỷ đồng ~ tương đương 51%: trực tiếp 5 tỷ, gián tiếp qua CTY MTV SỐ 1 là 6 tỷ giữ chức chủ tịch công ty. Mỗi năm ông Trần An làm thủ tục rút 01 tỷ đồng/năm lợi nhuận từ công ty TNHH MTV số 1 về tài khoản cá nhân (sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân);( số lợi nhuận còn lại > 1 tỷ vẫn để trong cty làm vốn mở rộng kinh doanh). Số tiền 01 tỷ này sử dụng cho các chi phí sinh hoạt gia đình hằng ngày. Và ông Trần An nhận tiền công và lương là 20 triệu/tháng từ Công ty CP số 2. 04/2018: 2 người mua 1 căn hộ chung cư với giá: 2.5 tỷ đồng – cho thuê với giá 15tr/tháng. 10/2018 – ông An và Bà Chi bất đồng có ý định ly dị (thời kì hôn nhân: 22 tháng ) có với nhau 1 con chung. Bà Chi yêu cầu được chia như sau: Chia 50% số cổ phần công ty TNHH MTV số 1 hoặc trả tiền mặt 7 tỷ đồng hoặc chuyển quyền sở hữu trụ sở công ty sang cho bà Chi. Chia 50% số cổ phần TNHH MTV số 3 ( mà công ty TNHH 1TV số 1 là chủ sở hữu 100% vốn) hoặc 02 tỷ đồng, lý do bà Chi đưa ra công ty TNHH số 3 thành lập trong thời kỳ hôn nhân Chia 50% giá trị ngôi nhà mua năm 2017 hoặc nhận 04 tỷ ( do nhà tăng giá trị thị trường cuối năm 2018 vào 8 tỷ) Chia 50% số cổ phần ông của Cty CP số 2 ông Trần An đang sở hữu hoặc 08 tỷ. lý do nếu bà Chi được chia % CỔ PHẦN CTY CP SỐ 2 bà Chi sẽ bán cho người khác, lúc đó ông Trần An dưới 51%, sẽ không được quyền chi phối doanh nghiệp này). Ông Trần An không đồng ý những điều trên, chỉ đồng ý chia cho bà Chi: 03 tỷ đồng tiền mặt và căn hộ mua trong thời kỳ hôn nhân và phụ cấp nuôi con hàng tháng với lý do: - Từ khi kết hôn(22 tháng), Bà Chi không tham gia hoạt động kinh doanh, không đóng góp kinh tế, bà Chi có bầu nên ở nhà, sinh con và chăm sóc con. Tất cả chi phí sinh hoạt ông Trần An chi trả. - Các công ty đều thành lập trước thời kỳ hôn nhân, lợi nhuận phát sinh của các công ty này vẫn ở trong doanh nghiệp - pháp nhân (dù đó là cty 1 thành viên ông Trần An làm chủ), ngoài số tiền 1 tỷ/năm thì ông Trần An chưa làm thủ tục khác để chuyển lợi nhuận từ công ty về làm tài sản cá nhân ( thủ tục như nhận lợi tức, nộp thuế cá nhân). Tài sản mua sắm thêm hoặc góp thêm là từ lợi nhuận của công ty chứ không phải từ tài sản cá nhân ông Trần An, đó là hoạt động kinh doanh, dù tăng vốn bản chất vẫn 100% do ông Trần An sở hữu từ đầu. Xin hỏi luật sư các yêu cầu của bà Chi có đúng không, theo luật bà Chi được chia những tài sản gì? Ông Trần An lí giải như vậy có đúng theo luật không. Quyền lợi mỗi người theo pháp luật như nào với số tài sản trên. Xin trân thành cảm ơn các Luật Sư.
1. Thứ nhất, khi bạn lấy chồng và chồng bạn đã có nhà hoặc có đất rồi, có nghĩa là tài sản đó tạo lập trước hôn nhân thì nếu sau này ly hôn bạn sẽ không được chia tới phần tài sản riêng của chồng. Và rồi khi ra đi bạn sẽ ra đi với bàn tay trắng. Và tất nhiên thường thì trước khi kết hôn các ông chồng tương lai đều nói với chúng ta rằng nhà của anh cũng là nhà của em. Nhưng thực chất không phải vậy nhà của chồng bạn vẫn mãi chỉ là nhà của chồng bạn mà thôi. Cho đến khi chồng bạn viết ra giấy nhà này là tài chung của hai vợ chồng tôi và có công chứng. Đó là mẹo nhỏ đầu tiên dành cho bạn. Lời nói và giấy đăng kí kết hôn không thể biến tài sản của chồng bạn thành tài sản của bạn. Nhưng giấy trắng mực đen thì làm được điều đó. (với các bạn đã có người yêu rồi và người yêu bạn đã đủ tiền mua nhà rồi thì hãy khuyên người yêu bạn chờ tới lúc hai bạn kết hôn rồi hãy mua nhé!) 2. Thứ 2, sau khi lấy chồng nếu như hai vợ chồng bạn dư dả, bạn đừng dùng số tiền dư dả đó để gửi ngân hàng, vì sau này ly hôn số tiền đó sẽ phải chia đôi. Nhưng nếu bạn dùng số tiền đó vào việc mua nữ trang thì lại khác. Sau này nếu có ly hôn thì đồ nữ trang đó sẽ được cho là đồ cá nhân của bạn và bạn sẽ được toàn quyền với chúng.