Tổng hợp luận văn – luận án nghiên cứu các vấn đề trong Hình sự, Dân sự, Đất đai
Dưới đây là nội dung sưu tầm tổng hợp các vấn đề nghiên cứu về Hình sự, Dân sự, Đất đai của các tiến sĩ, các bạn cùng tham khảo. * Hình sự - Công lý và sự thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam - Nguyễn Xuân Tùng - Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Hà Lệ Thủ - Bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử của tòa án nhân dân ở việt nam hiện nay - Trần Trí Dũng - Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Trần Thị Thu Hiền - Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo pháp luật hình sự Việt Nam - Vũ Hải Anh -. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam - Đinh Thế Hưng * Dân sự - Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam - Nguyễn Thị Lê Huyền - Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam - Nguyễn Thị Thùy Dung * Đất đai - Pháp luật về giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại - Lê Hồng Hạnh - Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay - Trần Thị Minh - Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất - Sỹ Hồng Nam - Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án Việt Nam - Trần Văn Hà * Vấn đề khác - Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên - Đào Thị Thu An - Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo pháp luật Việt Nam. - Lê Thái Phương - Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương - Nguyễn Thị Ngọc Mai Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Chuyên trang Luận văn - Luận án
Kỹ năng nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp
Tham khảo: >>> HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ >>> Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự >>> Tài liệu kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án Dân sự Ngày nay, các tranh chấp về giao kết hợp đồng diễn ra khá phổ biến, như: Tranh chấp về hợp đồng ủy thác; Hợp đồng cho thuê hàng hóa; Hợp đồng vận tải;...vậy trong quá trình nghiên cứu lại các hợp đồng tranh chấp này nên bắt đầu từ đâu? nghiên cứu như thế nào? để tìm những cơ sở có lợi cho mình thì mời các bạn cũng tham khảo bài viết được mình tổng hợp và nêu ra dưới đây như sau: Thứ nhất: Kiểm tra hợp đồng đã giao kết có hiệu lực pháp luật không? Để xác định hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không cần căn cứ các điều luật được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau: - Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; - Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu; - Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; - Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo; - Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; - Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức; - Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần Ngoài những căn cứ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu có thể tìm kiếm thêm các văn bản điều chỉnh khác liên quan đến hợp đồng để xem xét thêm các dấu hiệu khác có thể làm vô hiệu hợp đồng. Ví dụ: Đối với hợp đồng kinh doanh bảo hiểm -> xem thêm tại Luật kinh doanh bảo hiểm có điều khoản nào liên quan dẫn đến vô hiệu hợp đồng không; Hợp đồng vận tải;….. Thêm đó, cần nghiên cứu về tư cách chủ thể ký kết hợp đồng, mục đích và nội dung của hợp đồng có vi phạm điều cấm của pháp luật không? người ký hợp đồng có tự nguyện không? quan hệ hợp đồng có được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hay không ? (Lưu ý: đây là điểm hết sức quan trọng bởi trong hoạt động kinh doanh trường hợp các bên xác lập các giao dịch giả tảo nhằm lách luật để hưởng lợi xảy ra không ít), có bị nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng hay đối tượng ký kết không, khi xác lập quan hệ hợp đồng các bên có bị lừa đối, de doạ không… Mặt khác, xem kĩ có vi phạm hình thức lập hợp đồng hay không? như: hợp đồng có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không;… Vì để bảo vệ quyền lợi của khách hàng (tức người mình bảo vệ của một trong hai bên thực hiện giao kết) được thực hiện tới tới đâu thì phụ thuộc vào hợp đồng giao kết có hiệu lực hay không? vô hiệu toàn phần? một phần hay như thế nào? Vì tòa án sẽ giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu chứ không xem xét đến các yêu cầu cụ thể của các bên. Thứ hai: Đọc kĩ, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định như thế nào? Sau khi xác định được giao kết hợp đồng có hiệu lực hay không, thì đi sâu vào nghiên cứu các điều khoản do hai bên thỏa thuận. Vì ngoài các quy định của pháp luật, thì thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng cũng được căn cứ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Xem thử có điều khoản hai bên thỏa thuận có phù hợp với quy định pháp luật không, điều khoản nào có lợi và điều khoản nào bất lợi, liệu có điều khoản nào ràng buộc trách nhiệm của từng bên hay không? hay những điều khoản nào còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng trong hợp đồng để xác định có lợi hay có hại trong quá trình giải quyết... Thứ ba: Hợp đồng có quy định thêm các chế tài khi vi phạm hợp đồng không? Theo đó, các điều khoản do hai bên thỏa thuận về phạt vi phạm cũng hết sức quan trọng. Cần xem các điều khoản đó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? các căn cứ xử phạt đó có hợp lý không và sự nỗ lực khác phục thiệt hại của hai bên được thực hiện như thế nào?... Ví dụ: như trong hợp đồng mua bán hàng hóa có điều khoản về “nếu bên A vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì mức bồi thường thiệt hại là 10%”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 301, Luật thương mại 2005 quy định mức phạt bồi thường do hai bên thỏa thuận, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, trong trường hợp hợp đồng quy định chế tài là 10% là vi phạm quy định. Thứ tư: Quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên như thế nào? có điều gì bất thường hay không? Dựa vào dữ liệu liên quan, hồ sơ vụ việc, lời khai của người bị hại,...để xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng thì ai là người vi phạm hợp đồng; Mức độ vi phạm như thế nào; Nguyên nhân dẫn đến vi phạm là từ đâu; Thiện chí thực hiện hợp đồng của các bên thể hiện như thế nào;.. Lưu ý: - Khi nghiên cứu về hợp đồng không nên quá cứng nhắc về việc chỉ xem xét các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, mà cần xem xét trong quá trình thực hiện hợp đồng có việc trao đổi, thương lượng lại giữa các bên về việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan hay không? Theo đó, việc trao đổi, thương lượng đó được coi như là những thoả thuận mới, khi đó thoả thuận cũ của hợp đồng không còn hiệu lực. - Việc nghiên cứu hồ sơ sẽ hết sức phiến diện nếu chỉ nghiên cứu nội dung ghi nhận trong hợp đồng, mà cũng nên nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng như: Hồ sơ pháp nhân; Giấy uỷ quyền; Công văn trao đổi; Hoá đơn chứng từ, biên bản giao nhận…và kiểm tra các tài liệu để xác định tư cách chủ thể ký kết hợp đồng có đúng luật không, như: giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm; biên bản bầu chức danh giám đốc, giấy uỷ quyền ký kết hợp đồng… Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về việc nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp trong giao dịch dân sự. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn nào có thêm kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, có ý bổ sung cùng để lại bình luận để cùng tham khảo nhé.
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các họat động xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ cần phải nghiên cứu hồ sơ một cách tòan diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Có những phương pháp nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu theo trình tự tố tụng: nghiên cứu hồ sơ vụ án theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án rồi mới nghiên cứu các tài liệu xác định về hành vi phạm tội của bị can… - Nghiên cứu không theo trình tự tố tụng: phương pháp này bắt đầu từ việc nghiên cứu Cáo trạng của Viện kiểm sát tiếp đến là Kết luận điều tra và các tài liệu khác. Tuy nhiên, tuỳ theo từng hồ sơ vụ án, tính chất phức tạp, số lượng bị can, bút lục có trong hồ sơ của vụ án, thời gian vật chất dành cho việc nghiên cứu, vị trí tham gia tố tụng của người được trợ giúp pháp lý, người nghiên cứu có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đạt hiệu quả cao. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự: - Về mặt tố tụng: Nghiên cứu và đối chiếu trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật như tạm giữ (về thời hạn); khởi tố (thời hạn, thông báo, phê chuẩn); điều tra (phê chuẩn tạm giam, thời hạn tạm giam, gia hạn và phê chuẩn gia hạn tạm giam, lấy lời khai của bị can…, tư cách tố tụng của người tham gia hỏi cung, thời gian hỏi cung…vv); truy tố (thời hạn, phê chuẩn)… - Về mặt nội dung: Cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các tài liệu có trong hồ sơ vụ án về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án án hình sự. - Nghiên cứu chi tiết: + Nghiên cứu bản cung (lời khai) bị can + Nghiên cứu biên bản ghi lời khai bị hại + Nghiên cứu biên bản ghi lời khai người làm chứng + Nghiên cứu biên bản đối chất + Nghiên cứu biên bản khám xét, khám nghiệm hiên trường, thu thập chứng cứ,biên bản thực nghiêm điều tra + Nghiên cứu kết luận giám định, định giá: Nghiên cứu nhân thân lý lịch, tiền án,tiền sự,tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ,các nhận xét của cơ quan,đoàn thể,chính quyền địa phương nhăm có cơ sở đánh giá chính xác người phạm tội. Đó là một vài kiến thức mà mình tìm hiểu được, hy vọng giúp ích cho các bạn sinh viên luật nào quan tâm.
Tổng hợp luận văn – luận án nghiên cứu các vấn đề trong Hình sự, Dân sự, Đất đai
Dưới đây là nội dung sưu tầm tổng hợp các vấn đề nghiên cứu về Hình sự, Dân sự, Đất đai của các tiến sĩ, các bạn cùng tham khảo. * Hình sự - Công lý và sự thể hiện công lý trong Hiến pháp Việt Nam - Nguyễn Xuân Tùng - Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Hà Lệ Thủ - Bảo vệ công lý trong hoạt động xét xử của tòa án nhân dân ở việt nam hiện nay - Trần Trí Dũng - Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - Trần Thị Thu Hiền - Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo pháp luật hình sự Việt Nam - Vũ Hải Anh -. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam - Đinh Thế Hưng * Dân sự - Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam - Nguyễn Thị Lê Huyền - Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam - Nguyễn Thị Thùy Dung * Đất đai - Pháp luật về giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại - Lê Hồng Hạnh - Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam hiện nay - Trần Thị Minh - Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất - Sỹ Hồng Nam - Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án Việt Nam - Trần Văn Hà * Vấn đề khác - Pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên - Đào Thị Thu An - Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo pháp luật Việt Nam. - Lê Thái Phương - Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương - Nguyễn Thị Ngọc Mai Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo Chuyên trang Luận văn - Luận án
Kỹ năng nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp
Tham khảo: >>> HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ >>> Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự >>> Tài liệu kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án Dân sự Ngày nay, các tranh chấp về giao kết hợp đồng diễn ra khá phổ biến, như: Tranh chấp về hợp đồng ủy thác; Hợp đồng cho thuê hàng hóa; Hợp đồng vận tải;...vậy trong quá trình nghiên cứu lại các hợp đồng tranh chấp này nên bắt đầu từ đâu? nghiên cứu như thế nào? để tìm những cơ sở có lợi cho mình thì mời các bạn cũng tham khảo bài viết được mình tổng hợp và nêu ra dưới đây như sau: Thứ nhất: Kiểm tra hợp đồng đã giao kết có hiệu lực pháp luật không? Để xác định hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không cần căn cứ các điều luật được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau: - Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; - Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu; - Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; - Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo; - Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; - Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức; - Điều 130. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần Ngoài những căn cứ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu có thể tìm kiếm thêm các văn bản điều chỉnh khác liên quan đến hợp đồng để xem xét thêm các dấu hiệu khác có thể làm vô hiệu hợp đồng. Ví dụ: Đối với hợp đồng kinh doanh bảo hiểm -> xem thêm tại Luật kinh doanh bảo hiểm có điều khoản nào liên quan dẫn đến vô hiệu hợp đồng không; Hợp đồng vận tải;….. Thêm đó, cần nghiên cứu về tư cách chủ thể ký kết hợp đồng, mục đích và nội dung của hợp đồng có vi phạm điều cấm của pháp luật không? người ký hợp đồng có tự nguyện không? quan hệ hợp đồng có được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hay không ? (Lưu ý: đây là điểm hết sức quan trọng bởi trong hoạt động kinh doanh trường hợp các bên xác lập các giao dịch giả tảo nhằm lách luật để hưởng lợi xảy ra không ít), có bị nhầm lẫn về đối tượng của hợp đồng hay đối tượng ký kết không, khi xác lập quan hệ hợp đồng các bên có bị lừa đối, de doạ không… Mặt khác, xem kĩ có vi phạm hình thức lập hợp đồng hay không? như: hợp đồng có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không;… Vì để bảo vệ quyền lợi của khách hàng (tức người mình bảo vệ của một trong hai bên thực hiện giao kết) được thực hiện tới tới đâu thì phụ thuộc vào hợp đồng giao kết có hiệu lực hay không? vô hiệu toàn phần? một phần hay như thế nào? Vì tòa án sẽ giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu chứ không xem xét đến các yêu cầu cụ thể của các bên. Thứ hai: Đọc kĩ, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định như thế nào? Sau khi xác định được giao kết hợp đồng có hiệu lực hay không, thì đi sâu vào nghiên cứu các điều khoản do hai bên thỏa thuận. Vì ngoài các quy định của pháp luật, thì thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng cũng được căn cứ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Xem thử có điều khoản hai bên thỏa thuận có phù hợp với quy định pháp luật không, điều khoản nào có lợi và điều khoản nào bất lợi, liệu có điều khoản nào ràng buộc trách nhiệm của từng bên hay không? hay những điều khoản nào còn lỏng lẻo, chưa rõ ràng trong hợp đồng để xác định có lợi hay có hại trong quá trình giải quyết... Thứ ba: Hợp đồng có quy định thêm các chế tài khi vi phạm hợp đồng không? Theo đó, các điều khoản do hai bên thỏa thuận về phạt vi phạm cũng hết sức quan trọng. Cần xem các điều khoản đó có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? các căn cứ xử phạt đó có hợp lý không và sự nỗ lực khác phục thiệt hại của hai bên được thực hiện như thế nào?... Ví dụ: như trong hợp đồng mua bán hàng hóa có điều khoản về “nếu bên A vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì mức bồi thường thiệt hại là 10%”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 301, Luật thương mại 2005 quy định mức phạt bồi thường do hai bên thỏa thuận, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, trong trường hợp hợp đồng quy định chế tài là 10% là vi phạm quy định. Thứ tư: Quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên như thế nào? có điều gì bất thường hay không? Dựa vào dữ liệu liên quan, hồ sơ vụ việc, lời khai của người bị hại,...để xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng thì ai là người vi phạm hợp đồng; Mức độ vi phạm như thế nào; Nguyên nhân dẫn đến vi phạm là từ đâu; Thiện chí thực hiện hợp đồng của các bên thể hiện như thế nào;.. Lưu ý: - Khi nghiên cứu về hợp đồng không nên quá cứng nhắc về việc chỉ xem xét các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, mà cần xem xét trong quá trình thực hiện hợp đồng có việc trao đổi, thương lượng lại giữa các bên về việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan hay không? Theo đó, việc trao đổi, thương lượng đó được coi như là những thoả thuận mới, khi đó thoả thuận cũ của hợp đồng không còn hiệu lực. - Việc nghiên cứu hồ sơ sẽ hết sức phiến diện nếu chỉ nghiên cứu nội dung ghi nhận trong hợp đồng, mà cũng nên nghiên cứu thêm các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng như: Hồ sơ pháp nhân; Giấy uỷ quyền; Công văn trao đổi; Hoá đơn chứng từ, biên bản giao nhận…và kiểm tra các tài liệu để xác định tư cách chủ thể ký kết hợp đồng có đúng luật không, như: giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm; biên bản bầu chức danh giám đốc, giấy uỷ quyền ký kết hợp đồng… Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về việc nghiên cứu tính pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp trong giao dịch dân sự. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn nào có thêm kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu, có ý bổ sung cùng để lại bình luận để cùng tham khảo nhé.
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các họat động xem xét, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nhằm nắm vững bản chất vụ án, diễn biến của hành vi phạm tội, qua đó xác định sự thật khách quan của vụ án. Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch, xác định phương án bào chữa hoặc phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ cần phải nghiên cứu hồ sơ một cách tòan diện và đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tránh tư tưởng chủ quan chỉ nghiên cứu những tài liệu mà mình cho là quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Có những phương pháp nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu theo trình tự tố tụng: nghiên cứu hồ sơ vụ án theo trình tự tố tụng diễn ra theo thời gian bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án rồi mới nghiên cứu các tài liệu xác định về hành vi phạm tội của bị can… - Nghiên cứu không theo trình tự tố tụng: phương pháp này bắt đầu từ việc nghiên cứu Cáo trạng của Viện kiểm sát tiếp đến là Kết luận điều tra và các tài liệu khác. Tuy nhiên, tuỳ theo từng hồ sơ vụ án, tính chất phức tạp, số lượng bị can, bút lục có trong hồ sơ của vụ án, thời gian vật chất dành cho việc nghiên cứu, vị trí tham gia tố tụng của người được trợ giúp pháp lý, người nghiên cứu có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp nghiên cứu thích hợp để đạt hiệu quả cao. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự: - Về mặt tố tụng: Nghiên cứu và đối chiếu trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật như tạm giữ (về thời hạn); khởi tố (thời hạn, thông báo, phê chuẩn); điều tra (phê chuẩn tạm giam, thời hạn tạm giam, gia hạn và phê chuẩn gia hạn tạm giam, lấy lời khai của bị can…, tư cách tố tụng của người tham gia hỏi cung, thời gian hỏi cung…vv); truy tố (thời hạn, phê chuẩn)… - Về mặt nội dung: Cần nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các tài liệu có trong hồ sơ vụ án về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án án hình sự. - Nghiên cứu chi tiết: + Nghiên cứu bản cung (lời khai) bị can + Nghiên cứu biên bản ghi lời khai bị hại + Nghiên cứu biên bản ghi lời khai người làm chứng + Nghiên cứu biên bản đối chất + Nghiên cứu biên bản khám xét, khám nghiệm hiên trường, thu thập chứng cứ,biên bản thực nghiêm điều tra + Nghiên cứu kết luận giám định, định giá: Nghiên cứu nhân thân lý lịch, tiền án,tiền sự,tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ,các nhận xét của cơ quan,đoàn thể,chính quyền địa phương nhăm có cơ sở đánh giá chính xác người phạm tội. Đó là một vài kiến thức mà mình tìm hiểu được, hy vọng giúp ích cho các bạn sinh viên luật nào quan tâm.