Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến kết nạp đảng viên mới nhất
Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp đảng viên mới nhất hiện nay thế nào? Tại sao phải lấy ý kiến công đoàn về việc kết nạp Đảng? Hồ sơ kết nạp Đảng hiện nay gồm những gì? Tại sao phải lấy ý kiến công đoàn về việc kết nạp đảng viên? Theo khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại): - Người vào Đảng phải: + Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; + Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; + Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. - Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. - Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Như vậy, nếu người kết nạp Đảng là người lao động đang đi làm tại các cơ quan, doanh nghiệp không có tổ chức Đoàn Thanh niên thì phải được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Theo đó, cuộc họp lấy ý kiến công đoàn về việc kết nạp đảng viên là để đảm bảo cho quy định này. Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến kết nạp đảng viên mới nhất Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến kết nạp đảng viên mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/12/bien-ban-hop-cong-doan-lay-y-kien-knd.doc Hồ sơ kết nạp Đảng mới nhất hiện nay gồm những gì? Theo tiểu tiết a tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định về hồ sơ đảng viên khi xem xét kết nạp vào Đảng bao gồm: - Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; - Đơn xin vào Đảng; - Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo; - Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ; - Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có); - Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng; Như vậy, hồ sơ kết nạp Đảng mới nhất hiện nay sẽ bao gồm các giấy tờ nêu trên. Quy trình kết nạp đảng viên ở doanh nghiệp Theo tiểu tiết c tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định về Quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên ở các doanh nghiệp như sau: - Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước: Thực hiện tương tự như các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, cụ thể: nếu do cấp huyện (hoặc tương đương) quản lý thì giao cho cấp ủy ở những cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý hoặc cấp ủy xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp có trụ sở ổn định, lâu dài thực hiện; nếu do tỉnh (hoặc tương đương) quản lý thì giao cho cấp ủy ở những cơ quan trực tiếp quản lý thực hiện; nếu do các bộ, ngành Trung ương quản lý thì đảng ủy cơ quan các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo chi bộ có điều kiện thuận lợi thực hiện việc kết nạp đảng viên. - Đối với doanh nghiệp không có vốn nhà nước: Quần chúng làm việc trong các doanh nghiệp không có vốn nhà nước có nguyện vọng xin vào Đảng thì cấp ủy cấp xã nơi quần chúng cư trú giới thiệu về chi bộ khu dân cư để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ. Trường hợp quần chúng làm việc trong các doanh nghiệp không có vốn nhà nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp không có chi bộ nhưng có đảng ủy cơ sở thì đảng ủy cơ sở giới thiệu quần chúng về một trong số chi bộ trực thuộc để phân công đảng viên chính thức giúp đỡ. Khi quần chúng có đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ làm các thủ tục đề nghị kết nạp vào Đảng theo quy định. Như vậy, khi kết nạp đảng viên ở doanh nghiệp thì sẽ thực hiện theo quy trình, thủ tục nêu trên.
Thủ tục kết nạp Đảng đối với người quá tuổi Đoàn
Đã quá tuổi Đoàn thì có còn cơ hội được kết nạp vào Đảng không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi Đoàn? Tuổi Đoàn ở đây được hiểu là độ tuổi được sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Theo đó, tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2022 quy định, thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn. Ngoài ra, Điều 4 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2022 có quy định Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi. Như vậy, có thể hiểu độ tuổi hết tuổi đoàn là 30 tuổi, trường hợp có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn thì sẽ được chi đoàn xem xét, nhưng chỉ được sinh hoạt tối đa đến năm 35 tuổi. (2) Thủ tục kết nạp Đảng đối với người quá tuổi Đoàn Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, người vào Đảng phải: - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu quần chúng là đoàn viên và đang trong độ tuổi sinh hoạt Đoàn, thì khi xem xét kết nạp vào Đảng, nhất định phải có sự giới thiệu của ban chấp hành Đoàn cơ sở. Trong trường hợp người xin vào Đảng đã hết tuổi sinh hoạt Đoàn (30 tuổi) và không còn tham gia Đoàn nữa, thì khi xét kết nạp, chỉ cần có hai đảng viên chính thức giới thiệu là đủ. (3) Quá trình trở thành Đảng viên chính thức như thế nào? Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Trường hợp không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị. Lưu ý, Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định. (4) Đảng viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của Đảng viên bao gồm: - Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. - Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, Đảng viên có các quyền sau đây: - Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. - Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. - Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của Đảng và sự phát triển của đất nước. Mỗi đảng viên cần không ngừng phấn đấu để hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
MỚI: Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng 2024
Mẫu bài thu hoạch lớp cảm tình Đảng 2024? Điều kiện tham gia lớp cảm tình Đảng là gì? Giấy chứng nhận cảm tình Đảng có thời hạn là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Lớp cảm tình Đảng là gì? Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể về “lớp cảm tình Đảng”. Theo đó, lớp cảm tình Đảng hay còn được gọi là lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đối tượng kết nạp Đảng, đây là một khóa học dành cho những người có nguyện vọng tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự giác gia nhập Đảng. Đồng thời, cũng là bước đầu tiên trong quá trình xét kết nạp Đảng. Lớp cảm tình Đảng được tổ chức nhằm giúp người học hiểu rõ về lịch sử hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; đồng thời, giúp người học rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Điều kiện học lớp cảm tình Đảng hiện nay như thế nào? Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định đối tượng học lớp cảm tình Đảng cần đáp ứng được các điều kiện như sau: - Là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên. - Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. - Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Như vậy, để tham gia lớp cảm tình Đảng thì cần phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện như đã nêu trên. Theo đó, khi đã kết thúc lớp cảm tình Đảng thì người học sẽ được cấp Giấy chứng nhận học lớp cảm tình Đảng (một trong những điều kiện để được xét kết nạp Đảng viên). (3) Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng 2024 Năm 2024, có thể tham khảo theo Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng như sau: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/bai-thu-hoach-cam-tinh-dang.docx Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng 2024 Lưu ý: - Điền đầy đủ các thông tin cá nhân trong bài thu hoạch: Họ tên, ngày sinh, quê quán, địa chỉ. - Câu trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn, súc tích, tránh viết nội dung dài dòng. - Trình bày văn bản rõ ràng, sạch đẹp, không tẩy gạch, xóa. - Viết duy nhất một loại mực, không trang trí trong nội dung bài viết. (4) Giấy chứng nhận cảm tình Đảng có thời hạn là bao lâu? Như đã có nêu tại mục (1), cá nhân có nguyện vọng vào Đảng thì phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bên cạnh đó còn phải có Giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp. Mà tại Khoản 5.4 Mục 5 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 có quy định về thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng như sau: - Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau: + Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng. + Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở. + Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước. + Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng. - Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, Giấy cảm tình đảng hiện có giá trị là 60 tháng. Nếu quá thời hạn nêu trên mà không được kết nạp vào đảng thì sẽ phải học lại mới được kết nạp vào đảng.
Có bắt buộc phải kết nạp Đảng tại nơi công tác không?
Kết nạp Đảng có bắt buộc phải thực hiện tại nơi công tác không? Quy trình và thủ tục kết nạp Đảng mới nhất hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Có bắt buộc phải kết nạp Đảng tại nơi công tác không? Căn cứ Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau: - Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. - Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, một trong những điều kiện tiên quyết để công dân Việt Nam được kết nạp vào Đảng đó là “thừa nhận và tự nguyện”. Theo đó, việc kết nạp Đảng tại nơi làm việc là không bắt buộc. (2) Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng viên mới nhất hiện nay Căn cứ theo Hướng dẫn 01-HD/TW, việc xem xét kết nạp Đảng viên cho một cá nhân sẽ được thực hiện theo các bước như sau: Bước 01: Người có nguyện vọng được kết nạp Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Sau khi hoàn thành sẽ được cấp giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp. Trường hợp địa phương không có đơn vị này thì sẽ do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cấp. Tiếp đến, những đối tượng này phải tiếp tục trau dồi kiến thức, đạo đức để được đưa vào diện cảm tình Đảng. Bước 02: Làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về: - Mục đích. - Lý tưởng của Đảng. - Động cơ xin vào Đảng. Bên cạnh đó, tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai. Trường hợp có vấn đề chưa hiểu, không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Tiếp đến, các đơn vị sẽ tổ chức họp, nêu ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,… của quần chúng được đề nghị xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau đó gửi hồ sơ lên cấp trên. Bước 03: Người được giới thiệu kết nạp vào Đảng bắt buộc phải được thẩm tra lý lịch. Theo đó, sẽ tiến hành thẩm tra không chỉ bản thân người đó mà bao gồm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ/chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng phải thẩm tra lý lịch. Về nội dung thẩm tra, xác minh cụ thể sẽ bao gồm: - Với người vào Đảng: Những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị, về chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Với người thân: Những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị, về chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng. Bước 04: Sau khi đã hoàn thành bước thẩm tra lý lịch, chi bộ sẽ tiến hành họp để ra đề nghị kết nạp Đảng viên. Theo đó, khi được kết nạp vào Đảng thì cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu theo Hướng dẫn 01-HD/TW. Xem chi tiết tại: Năm 2024, hồ sơ Đảng viên bao gồm những giấy tờ gì? Bước 05: Tính từ ngày có quyết định kết nạp, chi bộ sẽ tiến hành kết nạp Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc (căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011). Bước 06: Đảng viên trải qua thời gian dự bị 12 tháng để tiếp tục rèn luyện, học tập Theo Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tình từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị phải tiếp tục giáo dục và rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Đảng viên chính thức. Bước 07: Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ sẽ xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên. Trường hợp không đủ điều kiện thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định xóa tên. Về hồ sơ xét chuyển Đảng chính thức sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Hướng dẫn 01-HD/TW bao gồm: - Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới. - Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị. - Bản nhận xét của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ, của tổ chức chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú. - Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền… Bên cạnh đó, Hướng dẫn 01-HD/TW cũng có nêu rõ dù chi bộ họp chậm, cấp ủy chuẩn y chậm thì Đảng viên dự bị khi đã đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức vẫn được công nhận đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trường hợp học sinh cấp 3 muốn kết nạp Đảng thì có đủ điều kiện gia nhập Đảng hay không? Sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì xét về tuổi đời để được kết nạp Đảng được quy định như sau: - Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). - Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, để được kết nạp vào Đảng ngoài điều kiện về độ tuổi thì công dân còn phải đáp ứng được các điều kiện về trình độ học vấn, có lý lịch rõ ràng, đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (hay còn gọi là cảm tình Đảng), được đảng viên chính thức giới thiệu,... Như vậy, để được kết nạp vào Đảng thì công dân phải đáp ứng được các điều kiện về tuổi đời là từ đủ 18 tuổi. Đối với trường hợp học sinh cấp 3 thì hầu hết độ tuổi là từ 15 tuổi đến 18 tuổi (trừ trường hợp học vượt hoặc ở lại lớp). Do đó, nếu học sinh cấp 3 đã đủ 18 tuổi, đồng thời đáp ứng được các điều kiện đã nêu trên thì hoàn toàn có thể được kết nạp vào Đảng. Đảng viên có nhiệm vụ gì? Căn cứ Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của Đảng viên được quy định như sau: - Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. - Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Như vậy, sau khi được kết nạp vào Đảng thì mỗi Đảng viên phải thực hiện những nhiệm vụ của một Đảng viên theo quy định và phấn đấu trở thành một Đảng viên ưu tú, trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng. Đảng viên có quyền gì? Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có các quyền sau đây: - Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. - Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. - Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Như vậy, bên cạnh những nhiệm vụ cần thực hiện thì mỗi Đảng viên có những quyền được liệt kê nêu trên nhằm phát huy giá trị bản thân, thực hiện tốt công tác phát triển Đảng viên.
Khai trừ Đảng là như thế nào? Vì sao hiện nay hàng loạt cán bộ bị khai trừ Đảng?
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các cán bộ Nhà nước bị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng. Vậy khai trừ Đảng là như thế nào? Các cán bộ này vì sao bị khai trừ khỏi Đảng? Khai trừ Đảng là như thế nào? Trường hợp nào Đảng viên bị khai trừ Đảng? Khai trừ Đảng là hình thức kỷ luật cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đảng viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, tổ chức đảng và Nhà nước. Căn cứ vào khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng viên như sau: - Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; - Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng - Nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. - Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường. Như vậy Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng chỉ khi Đảng viên thuộc các trường hợp dưới đây: - Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. - Đảng viên bị truy nã. - Đảng viên bị Tòa án tuyên án phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên. Ngoài ra Đảng viên cũng có thể bị khai trừ khỏi Đảng nếu vi phạm kỷ luật Đảng gây hậu quả rất nghiêm trọng trong một số hành vi cụ thể. Nếu Đảng viên viên làm thất thoát tài sản của Đảng, Nhà nước hay của tổ chức, cá nhân khác thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường thiệt hại. Vì sao hiện nay hàng loạt cán bộ bị khai trừ Đảng? Vừa qua, hàng loạt cán bộ bị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng. Cụ thể, theo Nguồn Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam, tại cuộc họp ở trụ sở Trung ương Đảng sáng 9/4, Ban Bí thư đã khai trừ khỏi Đảng các cán bộ bao gồm: - Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; - Đặng Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; - Cao Khoa, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; - Phạm Đình Cự, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; - Hà Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi; - Nguyễn Thế Bình, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang; - Nguyễn Tư Sơn, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai Theo Ban Bí thư, thì cán bộ nói trên đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Các cán bộ này cũng đã vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Điều này gây hậu quả "rất nghiêm trọng", dư luận bức xúc, ảnh hưởng "rất xấu" đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương. Trước đó, thì các cán bộ này đều bị khởi tố, tạm giam trong các vụ án khác nhau về các tội như tội Nhận hối lộ, tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí,... Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các cá nhân nêu trên, theo Quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các đồng chí này Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng thì có được kết nạp lại? Theo quy định điểm 3.5 khoản 3 Điều 4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về kết nạp lại người vào Đảng như sau: - Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau: + Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng. + Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định. + Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng. - Đối tượng không xem xét kết nạp lại: Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên. Như vậy, Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng thì không được xem xét kết nạp lại Đảng. Trường hợp khai trừ khỏi Đảng vì những lý do sau đây sẽ không được kết nạp lại Đảng, cụ thể: - Đảng viên bị kết án vì tội tham nhũng. - Đảng viên bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
Học sinh trung học phổ thông có được kết nạp vào Đảng không?
Được kết nạp vào Đảng là vinh dự của mỗi người Đảng viên. Vậy khi đang là học sinh cấp 3 thì có được kết nạp Đảng không? Tiêu chuẩn kết nạp Đảng đối với học sinh như thế nào? Học sinh trung học phổ thông có được kết nạp vào Đảng không? Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, công dân là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận, tự nguyện thực hiện theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ của Đảng viên, chứng tỏ là người ưu tú qua thực tiễn hoạt động trong 01 tổ chức cơ sở Đảng và được tín nhiệm thì có thể được xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, tại mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về tuổi đời của người vào Đảng thì tại thời điểm xét kết nạp Đảng, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tuổi được tính theo tháng). Ngoài ra, người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Như vậy, học sinh trung học phổ thông đã đủ 18 tuổi tính theo tháng thì có thể được kết nạp vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiêu chuẩn kết nạp Đảng viên là học sinh Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, để được kết nạp Đảng học sinh cần đạt các tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, về độ tuổi. Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, tại thời điểm xét kết nạp Đảng, học sinh phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng). Đồng thời, là những công dân thừa nhận, tự nguyện thực hiện theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và nhiệm vụ của Đảng viên, đồng thời chứng tỏ được là một người ưu tú trong thực tiễn hoạt động tại tổ chức cơ sở Đảng, được mọi người tín nhiệm. Thứ hai, về trình độ học vấn. Học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Nếu học sinh là người đang sinh sống tại miền núi, biên giới, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,những trường hợp khác không đảm bảo theo quy định chung nêu trên thì tối thiểu phải hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Thứ ba, về lý lịch. Để được kết nạp vào Đảng, học sinh phải được thẩm tra lý lịch theo quy định tại tiểu mục 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, theo đó: - Thực hiện thẩm tra lý lịch của: Học sinh đang được xem xét kết nạp Đảng; Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ/chồng (chỉ trong trường hợp đã kết hôn) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng của người vào Đảng (trường hợp đã kết hôn) (gọi chung là “người thân”). - Các nội dung thẩm tra lý lịch gồm: Đối với học sinh vào Đảng: Thẩm tra xác minh rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật; phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống. Đối với người thân của học sinh: Thẩm tra làm rõ vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật. Thứ tư, về bồi dưỡng nhận thức về Đảng Học sinh muốn kết nạp Đảng phải học khóa học về bồi dưỡng nhận thức Đảng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Thứ năm, học sinh xin vào Đảng phải có Đơn tự nguyện xin vào Đảng và có Đảng viên giới thiệu vào Đảng. Trong Đơn xin vào Đảng phải nêu rõ nhận thức của bản thân về lý tưởng Đảng và mục đích xin kết nạp Đảng. Quy trình bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên là học sinh cấp 3 Trình tự, thủ tục bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên là học sinh cấp 3 được thực hiện như sau: Bước 1: Chi bộ, Đảng bộ nhà trường tạo nguồn để kết nạp Đảng. Chi bộ, Đảng bộ nhà trường lập kế hoạch kết nạp Đảng viên từ đoàn viên ưu tú là học sinh cho mỗi năm học và cả nhiệm kỳ. Đồng thời, chỉ đạo Ban Chấp hành đoàn trường bồi dưỡng, giới thiệu các đoàn viên ưu tú cho chi bộ, phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ, hỗ trợ đoàn viên. Bước 2: Thực hiện bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Chi bộ, Đảng bộ nhà trường căn cứ vào kết quả rèn luyện và phấn đấu của các đoàn viên ưu tú do Ban Chấp hành đoàn trường giới thiệu để xem xét, lựa chọn những người tiêu biểu nhất đưa vào danh sách cảm tình Đảng, đồng thời giới thiệu học sinh này đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Bước 3: Chi bộ, Đảng bộ nhà trường tiến hành kết nạp các đoàn viên ưu tú vào Đảng. Chi bộ sẽ nhận xét, đánh giá các đoàn viên cuối mỗi học kỳ, thông tin cho các đoàn viên này và nhà trường về các mặt như: kết quả học tập, nhận thức chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, tinh thần tham gia sinh hoạt đoàn thể,... Sau đó, Chi bộ xem xét và chỉ đạo các đoàn thể để thực hiện các thủ tục kết nạp vào Đảng đối với những học sinh ưu tú, đủ điều kiện kết nạp Đảng.
Nhận quyết định kết nạp Đảng và tổ chức kết nạp Đảng tại hai nơi khác nhau được không?
Nhiều sinh viên xuất sắc được xem xét và có quyết định kết nạp Đảng tại cơ sở Đại học theo học vào những năm cuối tuy nhiên chưa được trường tổ chức lễ kết nạp thì đã tốt nghiệp. Sau đó, khi đi làm tại nơi khác thì có được kết nạp Đảng lại không? 1. Kết nạp Đảng cho người đang trong thời gian xem xét mà chuyển đơn vị, nơi khác Cụ thể tại điểm a mục 3.9 phần 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định trường hợp người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới thì thực hiện như sau: - Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp. - Cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ. 2. Kết nạp Đảng cho người vào Đảng mà chưa có quyết định kết nạp - Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến. - Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp. - Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. - Nơi chuyển đến xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kết nạp, ban hành quyết định kết nạp. - Nếu quá thời hạn trên mà không ban hành quyết định kết nạp thì cấp ủy phải báo cáo cấp ủy cấp trên. 3. Kết nạp Đảng cho người đã được ban hành quyết định kết nạp chuyển đi nơi khác Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, nơi cư trú khác thì thực hiện: - Thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp. - Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới. Thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Lưu ý: Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp. Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi ban hành quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến. Như vậy, người đang nhận quyết định kết nạp Đảng mà chuyển công tác, nơi cư trú khác thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp.
Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên trong trường hợp là người Hoa
Đây là nội dung tại Quy định 10-QĐ/TU năm 2021 tải ngày 21/7/2021 do tỉnh ủy tỉnh Yên Bái ban hành về tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp, kết nạp lại đảng viên. Theo đó, Quy định tiêu chuẩn để kết nạp Đảng của một số đối tượng đặc biệt mà thông thường không đủ điều kiện về tiêu chuẩn trở thành đảng viên. 1. Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên là người Hoa vào Đảng Chỉ xem xét, kết nạp quần chúng là người Hoa vào Đảng khi có đủ các điều kiện theo Thông tri 06-TT/TW năm 2004 của Ban Bí thư về việc kết nạp đảng viên là người Hoa và Hướng dẫn 42-HD/BTCTW năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện Thông tri 06-TT/TW năm 2004 của Ban Bí thư về việc kết nạp đảng viên là người Hoa, cụ thể như sau: (1) Tiêu chuẩn đối với người gốc Hoa - Đã được xác định là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam). - Gia đình sinh sống từ 3 đời trở lên ở Việt Nam, gắn bó với các dân tộc Việt Nam. (2) Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam là con đẻ của đảng viên người Hoa Đối với công dân Việt Nam xin vào Đảng là con đẻ của đảng viên người Hoa (đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam) thì được xem xét kết nạp vào Đảng kịp thời khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện nêu tại mục (2). - Qua thực tiễn hoạt động chứng tỏ người xin vào Đảng đã ra sức phấn đấu cho mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Tổ quốc Việt Nam. - Góp phần củng cố tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. - Chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Thực sự là người ưu tú, được cán bộ, đảng viên, người Hoa và quần chúng ở nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đảng viên. - Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào đảng không vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định hiện hành của Bộ Chính trị. (3) Thẩm quyền kết nạp đảng viên là người Hoa Do ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xem xét, quyết định kết nạp những người Hoa đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Trường hợp còn vướng mắc (như còn có ý kiến khác nhau về lịch sử chính trị, tiêu chuẩn, điều kiện,... của người xin vào Đảng) thì xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy trước khi ra quyết định kết nạp đảng viên. Thủ tục tiến hành như sau: - Ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy làm văn bản xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy kèm theo hồ sơ xét kết nạp đảng viên. - Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan chuyên trách, tham mưu giúp việc Tỉnh ủy thẩm định nội dung xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến để ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện. 2. Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo vào Đảng * Về tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp đối với người theo tôn giáo vào Đảng Người có đạo phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét kết nạp vào Đảng theo Quy định 06-QĐ/TW ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo và đảng viên là người theo tôn giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo, cụ thể như sau: - Chỉ xem xét, kết nạp vào Đảng đối với quần chúng theo tôn giáo trong các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. - Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương, các điều kiện và tiêu chuẩn theo khoản 1, Điều 3 Quy định 10-QĐ/TU năm 2021 và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng tại địa phương, cơ quan, đơn vị; có uy tín và khả năng thuyết phục, vận động quần chúng. * Thủ tục và thẩm quyền kết nạp - Thủ tục kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức đối với người theo tôn giáo được thực hiện theo Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương. - Việc kết nạp quần chúng ưu tú là nhà tu hành vào Đảng do ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xem xét, quyết định; việc kết nạp quần chúng ưu tú là chức sắc, chức việc tôn giáo vào Đảng phải được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy ra quyết định kết nạp. Chi tiết Quy định 10-QĐ/TU năm 2021 tải ban hành ngày 21/7/2021.
Đang ở ngoài nước phải đến cơ quan đại diện ngoại giao xin cấp lý lịch để xin vào đảng?
Người xin vào Đảng cần tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức và phải cũng như lý lịch của người vào Đảng. Tuy nhiên, đối với trường hợp họ đang ở nước ngoài thì liên quan đến thẩm tra lý lịch có phải tới cơ quan đại diện việt nam xin lý lịch để được kết nạp. Căn cứ Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021đây: Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) - Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấ - Đơn xin vào Đảng Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. - Lý lịch của người vào Đảng + Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. + Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. - Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng + Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). + Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Phương pháp thẩm tra, xác minh - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. Người theo tôn giáo có được kết nạp vào đảng không? Theo Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại), trong đó: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng - Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: + Người vào Đảng. + Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). Nội dung thẩm tra, xác minh + Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. + Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phưng pháp thẩm tra, xác minh - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. - Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). - Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. Như vậy, người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. Không cần tới cơ quan lãnh sự và hiện tại không có quy định cấm người theo tôn giáo không được vào đảng và thực tế cũng rất nhiều Đảng viên theo đạo được kết nạp, mà còn giữ những chúc vụ quan trọng.
Chồng bị khai trừ đảng thì con sau này vào đảng?
Căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành: "3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước." Trong quy định chỉ nêu khi thực hiện thẩm tra lý lịch đối với người thân sẽ thực hiện rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không nêu rõ trường hợp bố bị khai trừ thì con không được vào đảng tuy nhiên, sẽ phụ thuộc vào nội dung thẩm tra lý lịch có đạt yêu cầu hay không. Trường hợp người con này đảm bảo các điều kiện được kết nạp đảng và khi thẩm tra lý lịch của người thân đạt yêu cầu thì vẫn được kết nạp đảng.
NLĐ kết nạp đảng khi làm việc tại doanh nghiệp như thế nào?
Kết nạp đảng là một thủ tục quan trọng đối với mỗi công dân Việt Nam, nhằm lựa chọn ra người có đủ tố chất, phẩm chất đạo đức lẫn năng lực chuyên phải giỏi để trở thành Đảng viên ưu tú giúp đất nước phát triển. Theo đó, nếu công dân là người lao động (NLĐ) muốn thực hiện kết nạp đảng mà đang thực hiện hợp đồng lao động tại doanh nghiệp thì thực hiện kết nạp đảng ra sao? 1. Kết nạp đảng là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định kết nạp đảng là việc công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: - Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. - Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Sau khi kết nạp đảng thì công dân chính thức trở thành Đảng viên và thực hiện các nhiệm vụ và cương lĩnh được giao. 2. Trường hợp nào NLĐ được kết nạp đảng Theo Mục 6 Hướng dẫn 01/HD-TW 2021 có quy định kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp 1: Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp. Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét. Trường hợp 2: Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp. Trường hợp 3: Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: - Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc. - Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. 3. Thủ tục kết nạp đảng thực hiện ra sao? Công dân là NLĐ khi tự nguyện thực hiện kết nạp đảng thực hiện theo thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) được quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau: (1) Người vào Đảng phải: - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. (2) Người giới thiệu phải: - Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm. - Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét. (3) Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy: - Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt. Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một. - Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp. - Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một. Như vậy, NLĐ có hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp, trường hợp hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp.
Công dân sinh con thứ 4 vẫn được xem xét kết nạp vào Đảng
Công dân sinh con thứ 4 vẫn được xem xét kết nạp vào Đảng Tại Điều 3 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định các trường hợp không xem xét kết nạp lại và kết nạp vào Đảng như sau: 1. Đảng viên sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 2. Quần chúng đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên. Như vậy, theo quy định trên công dân vi phạm chính sách dân số sinh con thứ 5 trở lên thì sẽ không được xem xét kết nạp vào Đảng. Công dân chỉ mới vi phạm chính sách dân số đến con thứ 4 thì vẫn có thể được xem xét kết nạp vào Đảng. Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với công dân vi phạm chính sách dân số Theo Điều 5 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình như sau: 1. Quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày sinh con đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng. 2. Việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng do ban thường vụ cấp uỷ huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định. Do đó, khi công dân đã vi phạm chính sách dân số thì công dân chỉ được xem xét kết nạp vào Đảng khi công dân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được nêu trên.
Điều kiện kết nạp Đảng viên mới nhất
1. Điều kiện kết nạp Đảng viên 1.1. Về tuổi đời. 1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). 1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 1.2. Về trình độ học vấn. 1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư. - Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học. - Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 2. Thủ tục xem xét kết nạp Đảng 2.1. Người vào Đảng phải : - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; + Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. + Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 2.2. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. c) Phương pháp thẩm tra, xác minh - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. - Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). - Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. - Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra. - Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này. d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên - Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng: + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch). + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó. + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng. - Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: + Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng. + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch. + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng. đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí. 2.3. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú Chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chỉ ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người vào Đảng thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 2.4. Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú. b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành. Ở những nơi cỏ đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở. c) Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp. Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp. 2.5. Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu. Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên. b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Cục Công tác đảng và công tác chính trị thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp. 2.6. Tổ chức lễ kết nạp đảng viên a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ). b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”. c) Chương trình buổi lễ kết nạp - Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca). - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền. - Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ. - Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị. - Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có). - Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca). 3. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức 3.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương. 3.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức. 3.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ. 3.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 3.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này. b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất. 3.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên. b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền. c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên. d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm. 4. Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức 4.1. Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4.2. Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức a) Kết nạp đảng viên - Người đang trong thời gian xem xét kết nạp được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt tạm thời của người vào Đảng cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét kết nạp vào Đảng theo quy định. - Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ban hành nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc. b) Công nhận đảng viên chính thức - Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điểm 4 của Hướng dẫn này gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức. - Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất; thông báo cho tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết. 4.3. Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên - Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này). Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó. Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên (việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định này). 4.4. Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau: - Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng. - Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước. - Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng. b) Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp. 5. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể 5.1. Kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo; người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài; người có quốc tịch Việt Nam nhưng gốc là người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. 5.2. Một số trường hợp cụ thể khác a) Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp. Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét. b) Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp. c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: - Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc. - Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Cơ sở pháp lý: - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 - Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng - Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng
Nhờ mọi người giải đáp giúp về kết nạp đảng ạ
Tôi đã học lớp cảm tình đảng tại đơn vị cũ được nhận giấy chứng nhận là tờ a4 , nhưng khi vào trong trong hồ chí minh học có đề nghị được xét kết nạp thì được nhận câu trả lời là giấy này chỉ là chứng nhận tạm thời và bảo điện về đơn vị cũ xin mẫu như hình trên , cho tôi hỏi vì 2 mẫu này là của quân đội với dân sự có giống nhau không . Tôi xin cảm ơn !
Hướng dẫn 08-HD/BTCTW: Hướng dẫn kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng
Ngày 27/9/2021, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Hướng dẫn 08-HD/BTCTW Kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng. Hướng dẫn kết nạp chủ doanh nghiệp vào Đảng - Minh họa Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của Hướng dẫn là Cá nhân sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu một phần vốn, tài sản chi phối, đồng thời giữ một trong các chức danh là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hồi đồng quản trị, thành viên hợp danh trong các doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần (không phân biệt quy mô doanh nghiệp) Về tiêu chuẩn, điều kiện: Chủ doanh nghiệp tư nhân được xem xét kết nạp vào Đảng phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các văn bản có liên quan của Đảng và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: 1. Đối với cá nhân chủ doanh nghiệp: - Có nguyện vọng và động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn. - Là người có uy tín trong doanh nghiệp và tại nơi cư trú; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức; quan tâm chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 2. Đối với doanh nghiệp - Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động xã hội. Tải toàn văn Hướng dẫn 08 tại file đính kèm để xem chi tiết Thủ tục, Thẩm quyền.
Hỏi về vấn đề vào Đảng tại địa phương cư trú
Tôi là Lao động Hợp đồng tại một đơn vị Nhà nước. Ngoài ra, tại nơi cư trú tôi còn làm trong Hội Phụ nữ của Phường. Năm 2019 tôi vào Đảng tại nơi tôi cư trú nhưng lại bị đơn vị - nơi tôi đang làm việc gây khó dễ vì không báo cáo lại Lãnh đạo nơi tôi làm việc. Vậy, xin nhờ các vị Luật sư, các Anh- Chị- Em giúp đở tôi trong trường hợp trên. Trân trọng cảm ơn Mọi người !
Cách giải quyết các trường hợp được kết nạp Đảng không đúng thẩm quyền ?
Kính mong các anh chị am hiểu về điều lệ Đảng giải đáp giúp em nội dụng sau ạ, em xin cảm ơn. "Quần chúng Nguyễn Văn A sau khi tốt nghiệp đại học về địa phương lao động, sản xuất, rèn luyện, được chi bộ nơi cư trú làm hồ sơ đề nghị kết nạp vào Đảng. Ngày 28/8/2020, quần chúng có quyết định chuẩn y kết nạp vào Đảng của Ban Thường vụ huyện ủy, ngày 02/9/2020, quần chủng được chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Ngày 12/5/2020 quần chúng đã được tuyển dụng làm công chức ở huyện khác nhưng do không am hiểu quy định nên không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Sau khi được kết nạp ở nơi cư trú, đảng viên A có làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về nơi công tác nhưng Ban Tổ chức huyện ủy nơi công tác không nhận hồ sơ, kết luận đồng chí được kết nạp Đảng không đúng thẩm quyền và yêu cầu huyện ủy nơi cư trú hủy quyết định kết nạp Đảng viên” Vậy trường hợp của quần chúng Nguyễn Văn A huyện ủy nơi cư trú nên xử lý thế nào cho thấu tình, đạt lý ?
Em trai không chấp hành lệnh gọi khám NVQS thì có được kết nạp vào Đảng không?
Em trai không chấp hành lệnh gọi khám NVQS thì có được kết nạp vào Đảng không? Thủ tục xem xét kết nạp vào đảng viên có bao gồm thẩm định lý lịch của người vào Đảng và người thân của người vào Đảng. Tuy nhiên, theo khoản 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW thì người thân của người vào đảng bị thẩm tra lý lịch gồm: Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). “3- Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) ... 3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).” Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng quy định nội dung thẩm tra, xác minh bao gồm làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Riêng người vào đảng sẽ thẩm tra thêm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Do đó, theo quy định trên thì em trai không thuộc đối tượng bị thẩm tra lý lịch khi bạn xem xét kết nạp vào đảng. Như vậy, em trai không chấp hành lệnh gọi khám nghĩa vụ quân sự không ảnh hưởng tới quá trình xem xét kết nạp đảng của bạn.
Điều kiện giới thiệu vào Đảng?
Chào mọi người! Em sắp tốt nghiệp THPT và có dự định nhập học đại học vào tháng 10 trong năm nay. Nơi em ở có đợt xét kết nạp Đảng, có thể em sẽ được giới thiệu. Em tìm hiểu trên web thì thấy có điều kiện "Người giới thiệu phải cùng công tác ít nhất một năm", điều này sẽ không đúng nếu em được kết nạp ở Đảng bộ địa phương sinh sống. Vậy trường hợp không cùng công tác ít nhất một năm thì có hướng xử lí nào không? Nếu em được kết nạp tại Đảng bộ địa phương như vậy thì sau này có nguy cơ bị khai trừ không? Em xin cảm ơn!
Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến kết nạp đảng viên mới nhất
Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến xét kết nạp đảng viên mới nhất hiện nay thế nào? Tại sao phải lấy ý kiến công đoàn về việc kết nạp Đảng? Hồ sơ kết nạp Đảng hiện nay gồm những gì? Tại sao phải lấy ý kiến công đoàn về việc kết nạp đảng viên? Theo khoản 1 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại): - Người vào Đảng phải: + Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; + Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; + Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. - Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. - Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Như vậy, nếu người kết nạp Đảng là người lao động đang đi làm tại các cơ quan, doanh nghiệp không có tổ chức Đoàn Thanh niên thì phải được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Theo đó, cuộc họp lấy ý kiến công đoàn về việc kết nạp đảng viên là để đảm bảo cho quy định này. Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến kết nạp đảng viên mới nhất Mẫu biên bản họp công đoàn lấy ý kiến kết nạp đảng viên mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/12/bien-ban-hop-cong-doan-lay-y-kien-knd.doc Hồ sơ kết nạp Đảng mới nhất hiện nay gồm những gì? Theo tiểu tiết a tiết 1.1 tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định về hồ sơ đảng viên khi xem xét kết nạp vào Đảng bao gồm: - Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; - Đơn xin vào Đảng; - Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo; - Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ; - Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có); - Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng; Như vậy, hồ sơ kết nạp Đảng mới nhất hiện nay sẽ bao gồm các giấy tờ nêu trên. Quy trình kết nạp đảng viên ở doanh nghiệp Theo tiểu tiết c tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định về Quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên ở các doanh nghiệp như sau: - Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước: Thực hiện tương tự như các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập, cụ thể: nếu do cấp huyện (hoặc tương đương) quản lý thì giao cho cấp ủy ở những cơ quan chuyên môn trực tiếp quản lý hoặc cấp ủy xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp có trụ sở ổn định, lâu dài thực hiện; nếu do tỉnh (hoặc tương đương) quản lý thì giao cho cấp ủy ở những cơ quan trực tiếp quản lý thực hiện; nếu do các bộ, ngành Trung ương quản lý thì đảng ủy cơ quan các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo chi bộ có điều kiện thuận lợi thực hiện việc kết nạp đảng viên. - Đối với doanh nghiệp không có vốn nhà nước: Quần chúng làm việc trong các doanh nghiệp không có vốn nhà nước có nguyện vọng xin vào Đảng thì cấp ủy cấp xã nơi quần chúng cư trú giới thiệu về chi bộ khu dân cư để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ. Trường hợp quần chúng làm việc trong các doanh nghiệp không có vốn nhà nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp không có chi bộ nhưng có đảng ủy cơ sở thì đảng ủy cơ sở giới thiệu quần chúng về một trong số chi bộ trực thuộc để phân công đảng viên chính thức giúp đỡ. Khi quần chúng có đủ điều kiện và tiêu chuẩn vào Đảng thì chi bộ làm các thủ tục đề nghị kết nạp vào Đảng theo quy định. Như vậy, khi kết nạp đảng viên ở doanh nghiệp thì sẽ thực hiện theo quy trình, thủ tục nêu trên.
Thủ tục kết nạp Đảng đối với người quá tuổi Đoàn
Đã quá tuổi Đoàn thì có còn cơ hội được kết nạp vào Đảng không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi Đoàn? Tuổi Đoàn ở đây được hiểu là độ tuổi được sinh hoạt Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Theo đó, tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2022 quy định, thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn. Ngoài ra, Điều 4 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 2022 có quy định Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi. Như vậy, có thể hiểu độ tuổi hết tuổi đoàn là 30 tuổi, trường hợp có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn thì sẽ được chi đoàn xem xét, nhưng chỉ được sinh hoạt tối đa đến năm 35 tuổi. (2) Thủ tục kết nạp Đảng đối với người quá tuổi Đoàn Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, người vào Đảng phải: - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu quần chúng là đoàn viên và đang trong độ tuổi sinh hoạt Đoàn, thì khi xem xét kết nạp vào Đảng, nhất định phải có sự giới thiệu của ban chấp hành Đoàn cơ sở. Trong trường hợp người xin vào Đảng đã hết tuổi sinh hoạt Đoàn (30 tuổi) và không còn tham gia Đoàn nữa, thì khi xét kết nạp, chỉ cần có hai đảng viên chính thức giới thiệu là đủ. (3) Quá trình trở thành Đảng viên chính thức như thế nào? Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp. Trường hợp không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị. Lưu ý, Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định. (4) Đảng viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của Đảng viên bao gồm: - Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. - Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, Đảng viên có các quyền sau đây: - Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. - Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. - Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của Đảng và sự phát triển của đất nước. Mỗi đảng viên cần không ngừng phấn đấu để hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
MỚI: Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng 2024
Mẫu bài thu hoạch lớp cảm tình Đảng 2024? Điều kiện tham gia lớp cảm tình Đảng là gì? Giấy chứng nhận cảm tình Đảng có thời hạn là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Lớp cảm tình Đảng là gì? Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật không có định nghĩa cụ thể về “lớp cảm tình Đảng”. Theo đó, lớp cảm tình Đảng hay còn được gọi là lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng; lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đối tượng kết nạp Đảng, đây là một khóa học dành cho những người có nguyện vọng tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự giác gia nhập Đảng. Đồng thời, cũng là bước đầu tiên trong quá trình xét kết nạp Đảng. Lớp cảm tình Đảng được tổ chức nhằm giúp người học hiểu rõ về lịch sử hình thành, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; đồng thời, giúp người học rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh. (2) Điều kiện học lớp cảm tình Đảng hiện nay như thế nào? Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định đối tượng học lớp cảm tình Đảng cần đáp ứng được các điều kiện như sau: - Là công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên. - Thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. - Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Như vậy, để tham gia lớp cảm tình Đảng thì cần phải đáp ứng được đầy đủ những điều kiện như đã nêu trên. Theo đó, khi đã kết thúc lớp cảm tình Đảng thì người học sẽ được cấp Giấy chứng nhận học lớp cảm tình Đảng (một trong những điều kiện để được xét kết nạp Đảng viên). (3) Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng 2024 Năm 2024, có thể tham khảo theo Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng như sau: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/30/bai-thu-hoach-cam-tinh-dang.docx Mẫu bài thu hoạch cảm tình Đảng 2024 Lưu ý: - Điền đầy đủ các thông tin cá nhân trong bài thu hoạch: Họ tên, ngày sinh, quê quán, địa chỉ. - Câu trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn, súc tích, tránh viết nội dung dài dòng. - Trình bày văn bản rõ ràng, sạch đẹp, không tẩy gạch, xóa. - Viết duy nhất một loại mực, không trang trí trong nội dung bài viết. (4) Giấy chứng nhận cảm tình Đảng có thời hạn là bao lâu? Như đã có nêu tại mục (1), cá nhân có nguyện vọng vào Đảng thì phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bên cạnh đó còn phải có Giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp. Mà tại Khoản 5.4 Mục 5 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 có quy định về thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng như sau: - Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau: + Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng. + Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở. + Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước. + Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng. - Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, Giấy cảm tình đảng hiện có giá trị là 60 tháng. Nếu quá thời hạn nêu trên mà không được kết nạp vào đảng thì sẽ phải học lại mới được kết nạp vào đảng.
Có bắt buộc phải kết nạp Đảng tại nơi công tác không?
Kết nạp Đảng có bắt buộc phải thực hiện tại nơi công tác không? Quy trình và thủ tục kết nạp Đảng mới nhất hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Có bắt buộc phải kết nạp Đảng tại nơi công tác không? Căn cứ Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau: - Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. - Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, một trong những điều kiện tiên quyết để công dân Việt Nam được kết nạp vào Đảng đó là “thừa nhận và tự nguyện”. Theo đó, việc kết nạp Đảng tại nơi làm việc là không bắt buộc. (2) Quy trình, thủ tục kết nạp Đảng viên mới nhất hiện nay Căn cứ theo Hướng dẫn 01-HD/TW, việc xem xét kết nạp Đảng viên cho một cá nhân sẽ được thực hiện theo các bước như sau: Bước 01: Người có nguyện vọng được kết nạp Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Sau khi hoàn thành sẽ được cấp giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp. Trường hợp địa phương không có đơn vị này thì sẽ do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên cấp. Tiếp đến, những đối tượng này phải tiếp tục trau dồi kiến thức, đạo đức để được đưa vào diện cảm tình Đảng. Bước 02: Làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về: - Mục đích. - Lý tưởng của Đảng. - Động cơ xin vào Đảng. Bên cạnh đó, tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai. Trường hợp có vấn đề chưa hiểu, không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Tiếp đến, các đơn vị sẽ tổ chức họp, nêu ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,… của quần chúng được đề nghị xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau đó gửi hồ sơ lên cấp trên. Bước 03: Người được giới thiệu kết nạp vào Đảng bắt buộc phải được thẩm tra lý lịch. Theo đó, sẽ tiến hành thẩm tra không chỉ bản thân người đó mà bao gồm cả cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ/chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng phải thẩm tra lý lịch. Về nội dung thẩm tra, xác minh cụ thể sẽ bao gồm: - Với người vào Đảng: Những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị, về chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Với người thân: Những vấn đề về lịch sử chính trị, chính trị, về chấp hành pháp luật của Nhà nước; đường lối, chủ trương của Đảng. Bước 04: Sau khi đã hoàn thành bước thẩm tra lý lịch, chi bộ sẽ tiến hành họp để ra đề nghị kết nạp Đảng viên. Theo đó, khi được kết nạp vào Đảng thì cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu theo Hướng dẫn 01-HD/TW. Xem chi tiết tại: Năm 2024, hồ sơ Đảng viên bao gồm những giấy tờ gì? Bước 05: Tính từ ngày có quyết định kết nạp, chi bộ sẽ tiến hành kết nạp Đảng viên trong thời hạn 30 ngày làm việc (căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011). Bước 06: Đảng viên trải qua thời gian dự bị 12 tháng để tiếp tục rèn luyện, học tập Theo Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tình từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian này, Đảng viên dự bị phải tiếp tục giáo dục và rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Đảng viên chính thức. Bước 07: Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ sẽ xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên. Trường hợp không đủ điều kiện thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định xóa tên. Về hồ sơ xét chuyển Đảng chính thức sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Hướng dẫn 01-HD/TW bao gồm: - Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới. - Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị. - Bản nhận xét của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ, của tổ chức chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú. - Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền… Bên cạnh đó, Hướng dẫn 01-HD/TW cũng có nêu rõ dù chi bộ họp chậm, cấp ủy chuẩn y chậm thì Đảng viên dự bị khi đã đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức vẫn được công nhận đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trường hợp học sinh cấp 3 muốn kết nạp Đảng thì có đủ điều kiện gia nhập Đảng hay không? Sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Học sinh cấp 3 có được kết nạp Đảng không? Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì xét về tuổi đời để được kết nạp Đảng được quy định như sau: - Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). - Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, để được kết nạp vào Đảng ngoài điều kiện về độ tuổi thì công dân còn phải đáp ứng được các điều kiện về trình độ học vấn, có lý lịch rõ ràng, đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (hay còn gọi là cảm tình Đảng), được đảng viên chính thức giới thiệu,... Như vậy, để được kết nạp vào Đảng thì công dân phải đáp ứng được các điều kiện về tuổi đời là từ đủ 18 tuổi. Đối với trường hợp học sinh cấp 3 thì hầu hết độ tuổi là từ 15 tuổi đến 18 tuổi (trừ trường hợp học vượt hoặc ở lại lớp). Do đó, nếu học sinh cấp 3 đã đủ 18 tuổi, đồng thời đáp ứng được các điều kiện đã nêu trên thì hoàn toàn có thể được kết nạp vào Đảng. Đảng viên có nhiệm vụ gì? Căn cứ Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, nhiệm vụ của Đảng viên được quy định như sau: - Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. - Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định. Như vậy, sau khi được kết nạp vào Đảng thì mỗi Đảng viên phải thực hiện những nhiệm vụ của một Đảng viên theo quy định và phấn đấu trở thành một Đảng viên ưu tú, trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng. Đảng viên có quyền gì? Căn cứ Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, sau khi gia nhập Đảng thì Đảng viên có các quyền sau đây: - Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng. - Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời. - Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng. Như vậy, bên cạnh những nhiệm vụ cần thực hiện thì mỗi Đảng viên có những quyền được liệt kê nêu trên nhằm phát huy giá trị bản thân, thực hiện tốt công tác phát triển Đảng viên.
Khai trừ Đảng là như thế nào? Vì sao hiện nay hàng loạt cán bộ bị khai trừ Đảng?
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các cán bộ Nhà nước bị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng. Vậy khai trừ Đảng là như thế nào? Các cán bộ này vì sao bị khai trừ khỏi Đảng? Khai trừ Đảng là như thế nào? Trường hợp nào Đảng viên bị khai trừ Đảng? Khai trừ Đảng là hình thức kỷ luật cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đảng viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, tổ chức đảng và Nhà nước. Căn cứ vào khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng viên như sau: - Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; - Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng - Nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. - Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường. Như vậy Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng chỉ khi Đảng viên thuộc các trường hợp dưới đây: - Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. - Đảng viên bị truy nã. - Đảng viên bị Tòa án tuyên án phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên. Ngoài ra Đảng viên cũng có thể bị khai trừ khỏi Đảng nếu vi phạm kỷ luật Đảng gây hậu quả rất nghiêm trọng trong một số hành vi cụ thể. Nếu Đảng viên viên làm thất thoát tài sản của Đảng, Nhà nước hay của tổ chức, cá nhân khác thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường thiệt hại. Vì sao hiện nay hàng loạt cán bộ bị khai trừ Đảng? Vừa qua, hàng loạt cán bộ bị Ban Bí thư khai trừ khỏi Đảng. Cụ thể, theo Nguồn Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam, tại cuộc họp ở trụ sở Trung ương Đảng sáng 9/4, Ban Bí thư đã khai trừ khỏi Đảng các cán bộ bao gồm: - Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; - Đặng Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; - Cao Khoa, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi; - Phạm Đình Cự, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; - Hà Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi; - Nguyễn Thế Bình, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang; - Nguyễn Tư Sơn, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai Theo Ban Bí thư, thì cán bộ nói trên đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Các cán bộ này cũng đã vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Điều này gây hậu quả "rất nghiêm trọng", dư luận bức xúc, ảnh hưởng "rất xấu" đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương. Trước đó, thì các cán bộ này đều bị khởi tố, tạm giam trong các vụ án khác nhau về các tội như tội Nhận hối lộ, tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí,... Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các cá nhân nêu trên, theo Quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với các đồng chí này Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng thì có được kết nạp lại? Theo quy định điểm 3.5 khoản 3 Điều 4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về kết nạp lại người vào Đảng như sau: - Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau: + Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng. + Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định. + Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng. - Đối tượng không xem xét kết nạp lại: Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên. Như vậy, Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng thì không được xem xét kết nạp lại Đảng. Trường hợp khai trừ khỏi Đảng vì những lý do sau đây sẽ không được kết nạp lại Đảng, cụ thể: - Đảng viên bị kết án vì tội tham nhũng. - Đảng viên bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
Học sinh trung học phổ thông có được kết nạp vào Đảng không?
Được kết nạp vào Đảng là vinh dự của mỗi người Đảng viên. Vậy khi đang là học sinh cấp 3 thì có được kết nạp Đảng không? Tiêu chuẩn kết nạp Đảng đối với học sinh như thế nào? Học sinh trung học phổ thông có được kết nạp vào Đảng không? Theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, công dân là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận, tự nguyện thực hiện theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiệm vụ của Đảng viên, chứng tỏ là người ưu tú qua thực tiễn hoạt động trong 01 tổ chức cơ sở Đảng và được tín nhiệm thì có thể được xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, tại mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 quy định về tuổi đời của người vào Đảng thì tại thời điểm xét kết nạp Đảng, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tuổi được tính theo tháng). Ngoài ra, người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Như vậy, học sinh trung học phổ thông đã đủ 18 tuổi tính theo tháng thì có thể được kết nạp vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiêu chuẩn kết nạp Đảng viên là học sinh Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 và Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, để được kết nạp Đảng học sinh cần đạt các tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, về độ tuổi. Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, tại thời điểm xét kết nạp Đảng, học sinh phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng). Đồng thời, là những công dân thừa nhận, tự nguyện thực hiện theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và nhiệm vụ của Đảng viên, đồng thời chứng tỏ được là một người ưu tú trong thực tiễn hoạt động tại tổ chức cơ sở Đảng, được mọi người tín nhiệm. Thứ hai, về trình độ học vấn. Học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Nếu học sinh là người đang sinh sống tại miền núi, biên giới, hải đảo,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,những trường hợp khác không đảm bảo theo quy định chung nêu trên thì tối thiểu phải hoàn thành chương trình bậc tiểu học. Thứ ba, về lý lịch. Để được kết nạp vào Đảng, học sinh phải được thẩm tra lý lịch theo quy định tại tiểu mục 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021, theo đó: - Thực hiện thẩm tra lý lịch của: Học sinh đang được xem xét kết nạp Đảng; Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ/chồng (chỉ trong trường hợp đã kết hôn) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng của người vào Đảng (trường hợp đã kết hôn) (gọi chung là “người thân”). - Các nội dung thẩm tra lý lịch gồm: Đối với học sinh vào Đảng: Thẩm tra xác minh rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật; phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống. Đối với người thân của học sinh: Thẩm tra làm rõ vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật. Thứ tư, về bồi dưỡng nhận thức về Đảng Học sinh muốn kết nạp Đảng phải học khóa học về bồi dưỡng nhận thức Đảng và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Thứ năm, học sinh xin vào Đảng phải có Đơn tự nguyện xin vào Đảng và có Đảng viên giới thiệu vào Đảng. Trong Đơn xin vào Đảng phải nêu rõ nhận thức của bản thân về lý tưởng Đảng và mục đích xin kết nạp Đảng. Quy trình bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên là học sinh cấp 3 Trình tự, thủ tục bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên là học sinh cấp 3 được thực hiện như sau: Bước 1: Chi bộ, Đảng bộ nhà trường tạo nguồn để kết nạp Đảng. Chi bộ, Đảng bộ nhà trường lập kế hoạch kết nạp Đảng viên từ đoàn viên ưu tú là học sinh cho mỗi năm học và cả nhiệm kỳ. Đồng thời, chỉ đạo Ban Chấp hành đoàn trường bồi dưỡng, giới thiệu các đoàn viên ưu tú cho chi bộ, phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ, hỗ trợ đoàn viên. Bước 2: Thực hiện bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Chi bộ, Đảng bộ nhà trường căn cứ vào kết quả rèn luyện và phấn đấu của các đoàn viên ưu tú do Ban Chấp hành đoàn trường giới thiệu để xem xét, lựa chọn những người tiêu biểu nhất đưa vào danh sách cảm tình Đảng, đồng thời giới thiệu học sinh này đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Bước 3: Chi bộ, Đảng bộ nhà trường tiến hành kết nạp các đoàn viên ưu tú vào Đảng. Chi bộ sẽ nhận xét, đánh giá các đoàn viên cuối mỗi học kỳ, thông tin cho các đoàn viên này và nhà trường về các mặt như: kết quả học tập, nhận thức chính trị, rèn luyện đạo đức, lối sống, tinh thần tham gia sinh hoạt đoàn thể,... Sau đó, Chi bộ xem xét và chỉ đạo các đoàn thể để thực hiện các thủ tục kết nạp vào Đảng đối với những học sinh ưu tú, đủ điều kiện kết nạp Đảng.
Nhận quyết định kết nạp Đảng và tổ chức kết nạp Đảng tại hai nơi khác nhau được không?
Nhiều sinh viên xuất sắc được xem xét và có quyết định kết nạp Đảng tại cơ sở Đại học theo học vào những năm cuối tuy nhiên chưa được trường tổ chức lễ kết nạp thì đã tốt nghiệp. Sau đó, khi đi làm tại nơi khác thì có được kết nạp Đảng lại không? 1. Kết nạp Đảng cho người đang trong thời gian xem xét mà chuyển đơn vị, nơi khác Cụ thể tại điểm a mục 3.9 phần 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định trường hợp người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới thì thực hiện như sau: - Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp. - Cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ. 2. Kết nạp Đảng cho người vào Đảng mà chưa có quyết định kết nạp - Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến. - Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp. - Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. - Nơi chuyển đến xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kết nạp, ban hành quyết định kết nạp. - Nếu quá thời hạn trên mà không ban hành quyết định kết nạp thì cấp ủy phải báo cáo cấp ủy cấp trên. 3. Kết nạp Đảng cho người đã được ban hành quyết định kết nạp chuyển đi nơi khác Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, nơi cư trú khác thì thực hiện: - Thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp. - Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới. Thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến để chỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Lưu ý: Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi. + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp. Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi ban hành quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyển đến. Như vậy, người đang nhận quyết định kết nạp Đảng mà chuyển công tác, nơi cư trú khác thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp.
Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên trong trường hợp là người Hoa
Đây là nội dung tại Quy định 10-QĐ/TU năm 2021 tải ngày 21/7/2021 do tỉnh ủy tỉnh Yên Bái ban hành về tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp, kết nạp lại đảng viên. Theo đó, Quy định tiêu chuẩn để kết nạp Đảng của một số đối tượng đặc biệt mà thông thường không đủ điều kiện về tiêu chuẩn trở thành đảng viên. 1. Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên là người Hoa vào Đảng Chỉ xem xét, kết nạp quần chúng là người Hoa vào Đảng khi có đủ các điều kiện theo Thông tri 06-TT/TW năm 2004 của Ban Bí thư về việc kết nạp đảng viên là người Hoa và Hướng dẫn 42-HD/BTCTW năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện Thông tri 06-TT/TW năm 2004 của Ban Bí thư về việc kết nạp đảng viên là người Hoa, cụ thể như sau: (1) Tiêu chuẩn đối với người gốc Hoa - Đã được xác định là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam). - Gia đình sinh sống từ 3 đời trở lên ở Việt Nam, gắn bó với các dân tộc Việt Nam. (2) Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam là con đẻ của đảng viên người Hoa Đối với công dân Việt Nam xin vào Đảng là con đẻ của đảng viên người Hoa (đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam) thì được xem xét kết nạp vào Đảng kịp thời khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện nêu tại mục (2). - Qua thực tiễn hoạt động chứng tỏ người xin vào Đảng đã ra sức phấn đấu cho mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Tổ quốc Việt Nam. - Góp phần củng cố tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. - Chấp hành tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Thực sự là người ưu tú, được cán bộ, đảng viên, người Hoa và quần chúng ở nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đảng viên. - Đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận người xin vào đảng không vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định hiện hành của Bộ Chính trị. (3) Thẩm quyền kết nạp đảng viên là người Hoa Do ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xem xét, quyết định kết nạp những người Hoa đủ tiêu chuẩn vào Đảng. Trường hợp còn vướng mắc (như còn có ý kiến khác nhau về lịch sử chính trị, tiêu chuẩn, điều kiện,... của người xin vào Đảng) thì xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy trước khi ra quyết định kết nạp đảng viên. Thủ tục tiến hành như sau: - Ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy làm văn bản xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy kèm theo hồ sơ xét kết nạp đảng viên. - Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan chuyên trách, tham mưu giúp việc Tỉnh ủy thẩm định nội dung xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến để ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện. 2. Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo vào Đảng * Về tiêu chuẩn, điều kiện kết nạp đối với người theo tôn giáo vào Đảng Người có đạo phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xem xét kết nạp vào Đảng theo Quy định 06-QĐ/TW ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo và đảng viên là người theo tôn giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo, cụ thể như sau: - Chỉ xem xét, kết nạp vào Đảng đối với quần chúng theo tôn giáo trong các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. - Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương, các điều kiện và tiêu chuẩn theo khoản 1, Điều 3 Quy định 10-QĐ/TU năm 2021 và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng tại địa phương, cơ quan, đơn vị; có uy tín và khả năng thuyết phục, vận động quần chúng. * Thủ tục và thẩm quyền kết nạp - Thủ tục kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức đối với người theo tôn giáo được thực hiện theo Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương. - Việc kết nạp quần chúng ưu tú là nhà tu hành vào Đảng do ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy xem xét, quyết định; việc kết nạp quần chúng ưu tú là chức sắc, chức việc tôn giáo vào Đảng phải được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý bằng văn bản trước khi ban thường vụ huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy ra quyết định kết nạp. Chi tiết Quy định 10-QĐ/TU năm 2021 tải ban hành ngày 21/7/2021.
Đang ở ngoài nước phải đến cơ quan đại diện ngoại giao xin cấp lý lịch để xin vào đảng?
Người xin vào Đảng cần tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức và phải cũng như lý lịch của người vào Đảng. Tuy nhiên, đối với trường hợp họ đang ở nước ngoài thì liên quan đến thẩm tra lý lịch có phải tới cơ quan đại diện việt nam xin lý lịch để được kết nạp. Căn cứ Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021đây: Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) - Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấ - Đơn xin vào Đảng Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. - Lý lịch của người vào Đảng + Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. + Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. - Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng + Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). + Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Phương pháp thẩm tra, xác minh - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. Người theo tôn giáo có được kết nạp vào đảng không? Theo Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại), trong đó: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng - Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: + Người vào Đảng. + Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). Nội dung thẩm tra, xác minh + Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. + Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phưng pháp thẩm tra, xác minh - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. - Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). - Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. Như vậy, người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. Không cần tới cơ quan lãnh sự và hiện tại không có quy định cấm người theo tôn giáo không được vào đảng và thực tế cũng rất nhiều Đảng viên theo đạo được kết nạp, mà còn giữ những chúc vụ quan trọng.
Chồng bị khai trừ đảng thì con sau này vào đảng?
Căn cứ theo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành: "3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước." Trong quy định chỉ nêu khi thực hiện thẩm tra lý lịch đối với người thân sẽ thực hiện rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không nêu rõ trường hợp bố bị khai trừ thì con không được vào đảng tuy nhiên, sẽ phụ thuộc vào nội dung thẩm tra lý lịch có đạt yêu cầu hay không. Trường hợp người con này đảm bảo các điều kiện được kết nạp đảng và khi thẩm tra lý lịch của người thân đạt yêu cầu thì vẫn được kết nạp đảng.
NLĐ kết nạp đảng khi làm việc tại doanh nghiệp như thế nào?
Kết nạp đảng là một thủ tục quan trọng đối với mỗi công dân Việt Nam, nhằm lựa chọn ra người có đủ tố chất, phẩm chất đạo đức lẫn năng lực chuyên phải giỏi để trở thành Đảng viên ưu tú giúp đất nước phát triển. Theo đó, nếu công dân là người lao động (NLĐ) muốn thực hiện kết nạp đảng mà đang thực hiện hợp đồng lao động tại doanh nghiệp thì thực hiện kết nạp đảng ra sao? 1. Kết nạp đảng là gì? Căn cứ khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định kết nạp đảng là việc công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: - Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng. - Qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Sau khi kết nạp đảng thì công dân chính thức trở thành Đảng viên và thực hiện các nhiệm vụ và cương lĩnh được giao. 2. Trường hợp nào NLĐ được kết nạp đảng Theo Mục 6 Hướng dẫn 01/HD-TW 2021 có quy định kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể như sau: Trường hợp 1: Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp. Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét. Trường hợp 2: Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp. Trường hợp 3: Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: - Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc. - Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. 3. Thủ tục kết nạp đảng thực hiện ra sao? Công dân là NLĐ khi tự nguyện thực hiện kết nạp đảng thực hiện theo thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) được quy định tại Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau: (1) Người vào Đảng phải: - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. (2) Người giới thiệu phải: - Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm. - Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét. (3) Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy: - Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt. Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. - Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một. - Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp. - Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một. Như vậy, NLĐ có hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp, trường hợp hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp.
Công dân sinh con thứ 4 vẫn được xem xét kết nạp vào Đảng
Công dân sinh con thứ 4 vẫn được xem xét kết nạp vào Đảng Tại Điều 3 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định các trường hợp không xem xét kết nạp lại và kết nạp vào Đảng như sau: 1. Đảng viên sau khi bị đưa ra khỏi Đảng lại vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 2. Quần chúng đã vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên. Như vậy, theo quy định trên công dân vi phạm chính sách dân số sinh con thứ 5 trở lên thì sẽ không được xem xét kết nạp vào Đảng. Công dân chỉ mới vi phạm chính sách dân số đến con thứ 4 thì vẫn có thể được xem xét kết nạp vào Đảng. Tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với công dân vi phạm chính sách dân số Theo Điều 5 Quy định 05-QĐi/TW năm 2018 quy định tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền kết nạp vào Đảng đối với quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình như sau: 1. Quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp uỷ nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 24 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ ba hoặc 36 tháng đối với trường hợp vi phạm sinh con thứ tư kể từ ngày sinh con đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng. 2. Việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình vào Đảng do ban thường vụ cấp uỷ huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định. Do đó, khi công dân đã vi phạm chính sách dân số thì công dân chỉ được xem xét kết nạp vào Đảng khi công dân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được nêu trên.
Điều kiện kết nạp Đảng viên mới nhất
1. Điều kiện kết nạp Đảng viên 1.1. Về tuổi đời. 1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng). 1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định. Chỉ xem xét kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi khi đủ các điều kiện: Có sức khoẻ và uy tín; đang công tác, cư trú ở cơ sở chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên hoặc do yêu cầu đặc biệt; được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 1.2. Về trình độ học vấn. 1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. 1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư. - Người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo, nếu không bảo đảm theo Quy định thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII thì phải có trình độ học vấn tối thiểu hoàn thành chương trình bậc tiểu học. - Trình độ học vấn của người vào Đảng là già làng, trưởng bản, người có uy tín, đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc ngư dân thường xuyên làm việc ngoài biển, đảo tối thiểu phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ và được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp. 2. Thủ tục xem xét kết nạp Đảng 2.1. Người vào Đảng phải : - Có đơn tự nguyện xin vào Đảng; Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng. - Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ; + Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. + Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu. - Được hai đảng viên chính thức giới thiệu. Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu. 2.2. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). b) Nội dung thẩm tra, xác minh - Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. c) Phương pháp thẩm tra, xác minh - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. - Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). - Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ. - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng. - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ. - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước. - Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra. - Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này. d) Trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên - Trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng: + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch). + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó. + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng. - Trách nhiệm của cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch: + Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng. + Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ, đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch. + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng. đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng ở các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí. 2.3. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú Chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị - xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chỉ ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người vào Đảng thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 2.4. Nghị quyết của chi bộ và cấp ủy cơ sở xét kết nạp người vào Đảng a) Chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở) xem xét: Đơn xin vào Đảng; lý lịch của người vào Đảng; văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức; nghị quyết giới thiệu đoàn viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (hoặc tập thể chi đoàn cơ sở) hoặc nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn của ban chấp hành công đoàn cơ sở; bản tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú. b) Nếu được hai phần ba số đảng viên chính thức trở lên đồng ý kết nạp người vào Đảng thì chi bộ ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Nghị quyết nêu rõ kết luận của chi bộ về lý lịch; ý thức giác ngộ chính trị; ưu, khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng của người vào Đảng; số đảng viên chính thức tán thành, không tán thành. Ở những nơi cỏ đảng ủy bộ phận thì đảng ủy bộ phận thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, báo cáo cấp ủy cơ sở. c) Tập thể đảng ủy cơ sở thảo luận, biểu quyết, nếu được hai phần ba số cấp ủy viên trở lên đồng ý thì ra nghị quyết đề nghị cấp ủy cấp trên xét kết nạp. Nếu đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì do đảng ủy cơ sở đó ra nghị quyết và quyết định kết nạp. 2.5. Quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên a) Sau khi nhận được nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của cấp ủy cơ sở, ban tổ chức của cấp ủy có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại, trích lục tài liệu gửi các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy nghiên cứu. Ban thường vụ cấp ủy họp xét, nếu được trên một nửa số thành viên ban thường vụ đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì phải được ít nhất hai phần ba cấp ủy viên đồng ý mới được ra quyết định kết nạp đảng viên. b) Đối với tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì cấp ủy cơ sở gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị lên ban tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để thẩm định, báo cáo thường trực cấp ủy; thường trực cấp ủy chủ trì cùng với các đồng chí ủy viên ban thường vụ là trưởng các ban đảng xem xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. Đối với các cấp ủy cơ sở trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương không được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì gửi văn bản kèm hồ sơ đề nghị để Cục Công tác đảng và công tác chính trị thẩm định, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương xét, nếu được trên một nửa số thành viên đồng ý thì ra quyết định kết nạp đảng viên. c) Trường hợp người vào Đảng có vấn đề liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay, nếu thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy thì cấp ủy chỉ đạo xem xét, kết luận trước khi xét kết nạp; nếu không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp ủy (theo quy định của Bộ Chính trị) thì báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, nếu được sự đồng ý bằng văn bản thì cấp ủy có thẩm quyền mới ra quyết định kết nạp. 2.6. Tổ chức lễ kết nạp đảng viên a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ). b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”. c) Chương trình buổi lễ kết nạp - Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca). - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền. - Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ. - Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị. - Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có). - Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca). 3. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức 3.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương. 3.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức. 3.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ. 3.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ. Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư. 3.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này. b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất. 3.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên. b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền. c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên. d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm. 4. Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức 4.1. Hình thức biểu quyết để quyết định hoặc đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết hoặc quyết định đề nghị kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, xoá tên trong danh sách đảng viên được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ đảng viên, do hội nghị chi bộ và hội nghị của cấp ủy quyết định. Trường hợp biểu quyết không đủ tỷ lệ theo quy định để ban hành nghị quyết hoặc quyết định thì phải báo cáo đầy đủ kết quả biểu quyết lên cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4.2. Trách nhiệm của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời đối với người vào Đảng và công nhận đảng viên chính thức a) Kết nạp đảng viên - Người đang trong thời gian xem xét kết nạp được cấp ủy đảng nơi làm việc chính thức giới thiệu đến, chi bộ cơ quan, đơn vị nơi sinh hoạt tạm thời của người vào Đảng cử đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ. Khi đủ điều kiện, chi bộ gửi nhận xét về chi bộ nơi người xin vào Đảng công tác chính thức để xem xét kết nạp vào Đảng theo quy định. - Sau khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, chi bộ nơi ban hành nghị quyết đề nghị kết nạp tổ chức kết nạp đảng viên và làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến sinh hoạt đảng tạm thời tại chi bộ nơi học tập, làm việc. b) Công nhận đảng viên chính thức - Khi đảng viên hết thời gian dự bị, chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời của đảng viên dự bị thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điểm 4 của Hướng dẫn này gửi về chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức để xem xét công nhận đảng viên chính thức. - Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy nơi đảng viên sinh hoạt đảng chính thức công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất; thông báo cho tổ chức đảng nơi đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời biết. 4.3. Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên - Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này). Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó. Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên (việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định này). 4.4. Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau: - Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng. - Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; ban chấp hành công đoàn cơ sở. - Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước. - Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng. b) Quá 60 tháng, kể từ ngày người xin vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp. 5. Kết nạp đảng viên trong một số trường hợp cụ thể 5.1. Kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo; người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài; người có quốc tịch Việt Nam nhưng gốc là người nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. 5.2. Một số trường hợp cụ thể khác a) Người đang học tập trung ở cơ sở đào tạo từ 12 tháng trở lên: Do tổ chức đảng ở cơ sở đào tạo xem xét kết nạp. Người đang công tác biệt phái từ 12 tháng trở lên, do tổ chức đảng nơi công tác biệt phái xem xét, kết nạp. Tổ chức đảng đơn vị cử đi học, đi công tác biệt phái và tổ chức đảng ở địa phương nơi người vào Đảng cư trú có văn bản nhận xét về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; quan hệ xã hội; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gửi về cấp ủy cơ sở đào tạo hoặc cấp ủy nơi người vào Đảng công tác biệt phái để có cơ sở xem xét. b) Người đã tốt nghiệp ra trường về địa phương chờ việc làm thì tổ chức đảng ở địa phương xem xét kết nạp. c) Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: - Nếu làm hợp đồng có thời hạn, thời gian thực tế làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dưới 12 tháng thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người vào Đảng đang làm việc. - Nếu làm hợp đồng liên tục từ đủ 12 tháng trở lên thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét kết nạp; nơi không có tổ chức đảng thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Cơ sở pháp lý: - Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 - Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành Điều lệ Đảng - Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng
Nhờ mọi người giải đáp giúp về kết nạp đảng ạ
Tôi đã học lớp cảm tình đảng tại đơn vị cũ được nhận giấy chứng nhận là tờ a4 , nhưng khi vào trong trong hồ chí minh học có đề nghị được xét kết nạp thì được nhận câu trả lời là giấy này chỉ là chứng nhận tạm thời và bảo điện về đơn vị cũ xin mẫu như hình trên , cho tôi hỏi vì 2 mẫu này là của quân đội với dân sự có giống nhau không . Tôi xin cảm ơn !
Hướng dẫn 08-HD/BTCTW: Hướng dẫn kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng
Ngày 27/9/2021, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Hướng dẫn 08-HD/BTCTW Kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng. Hướng dẫn kết nạp chủ doanh nghiệp vào Đảng - Minh họa Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của Hướng dẫn là Cá nhân sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu một phần vốn, tài sản chi phối, đồng thời giữ một trong các chức danh là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hồi đồng quản trị, thành viên hợp danh trong các doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần (không phân biệt quy mô doanh nghiệp) Về tiêu chuẩn, điều kiện: Chủ doanh nghiệp tư nhân được xem xét kết nạp vào Đảng phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các văn bản có liên quan của Đảng và đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: 1. Đối với cá nhân chủ doanh nghiệp: - Có nguyện vọng và động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn. - Là người có uy tín trong doanh nghiệp và tại nơi cư trú; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức; quan tâm chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 2. Đối với doanh nghiệp - Thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động xã hội. Tải toàn văn Hướng dẫn 08 tại file đính kèm để xem chi tiết Thủ tục, Thẩm quyền.
Hỏi về vấn đề vào Đảng tại địa phương cư trú
Tôi là Lao động Hợp đồng tại một đơn vị Nhà nước. Ngoài ra, tại nơi cư trú tôi còn làm trong Hội Phụ nữ của Phường. Năm 2019 tôi vào Đảng tại nơi tôi cư trú nhưng lại bị đơn vị - nơi tôi đang làm việc gây khó dễ vì không báo cáo lại Lãnh đạo nơi tôi làm việc. Vậy, xin nhờ các vị Luật sư, các Anh- Chị- Em giúp đở tôi trong trường hợp trên. Trân trọng cảm ơn Mọi người !
Cách giải quyết các trường hợp được kết nạp Đảng không đúng thẩm quyền ?
Kính mong các anh chị am hiểu về điều lệ Đảng giải đáp giúp em nội dụng sau ạ, em xin cảm ơn. "Quần chúng Nguyễn Văn A sau khi tốt nghiệp đại học về địa phương lao động, sản xuất, rèn luyện, được chi bộ nơi cư trú làm hồ sơ đề nghị kết nạp vào Đảng. Ngày 28/8/2020, quần chúng có quyết định chuẩn y kết nạp vào Đảng của Ban Thường vụ huyện ủy, ngày 02/9/2020, quần chủng được chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Ngày 12/5/2020 quần chúng đã được tuyển dụng làm công chức ở huyện khác nhưng do không am hiểu quy định nên không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Sau khi được kết nạp ở nơi cư trú, đảng viên A có làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng về nơi công tác nhưng Ban Tổ chức huyện ủy nơi công tác không nhận hồ sơ, kết luận đồng chí được kết nạp Đảng không đúng thẩm quyền và yêu cầu huyện ủy nơi cư trú hủy quyết định kết nạp Đảng viên” Vậy trường hợp của quần chúng Nguyễn Văn A huyện ủy nơi cư trú nên xử lý thế nào cho thấu tình, đạt lý ?
Em trai không chấp hành lệnh gọi khám NVQS thì có được kết nạp vào Đảng không?
Em trai không chấp hành lệnh gọi khám NVQS thì có được kết nạp vào Đảng không? Thủ tục xem xét kết nạp vào đảng viên có bao gồm thẩm định lý lịch của người vào Đảng và người thân của người vào Đảng. Tuy nhiên, theo khoản 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW thì người thân của người vào đảng bị thẩm tra lý lịch gồm: Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). “3- Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) ... 3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm: - Người vào Đảng. Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).” Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng quy định nội dung thẩm tra, xác minh bao gồm làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Riêng người vào đảng sẽ thẩm tra thêm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Do đó, theo quy định trên thì em trai không thuộc đối tượng bị thẩm tra lý lịch khi bạn xem xét kết nạp vào đảng. Như vậy, em trai không chấp hành lệnh gọi khám nghĩa vụ quân sự không ảnh hưởng tới quá trình xem xét kết nạp đảng của bạn.
Điều kiện giới thiệu vào Đảng?
Chào mọi người! Em sắp tốt nghiệp THPT và có dự định nhập học đại học vào tháng 10 trong năm nay. Nơi em ở có đợt xét kết nạp Đảng, có thể em sẽ được giới thiệu. Em tìm hiểu trên web thì thấy có điều kiện "Người giới thiệu phải cùng công tác ít nhất một năm", điều này sẽ không đúng nếu em được kết nạp ở Đảng bộ địa phương sinh sống. Vậy trường hợp không cùng công tác ít nhất một năm thì có hướng xử lí nào không? Nếu em được kết nạp tại Đảng bộ địa phương như vậy thì sau này có nguy cơ bị khai trừ không? Em xin cảm ơn!