Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới, Người Việt sang Thái kết hôn được không?
Mới đây, Quốc vương Thái Lan đã phê chuẩn Luật Hôn nhân mới của nước ngày. Vậy người Việt Nam có thể sang Thái Lan để kết hôn đồng giới được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới? Theo Công báo của Hoàng gia Thái Lan, ngày 24/9/2024, Quốc vương Vajiralongkorn đã phê chuẩn Luật hôn nhân mới, tại đây đã thừa nhận hôn nhân đồng giới. Cụ thể, Đạo luật nêu trên được Quốc hội Thái Lan thông qua vào tháng 6/2024, dự kiến có hiệu lực 120 ngày sau khi Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn phê chuẩn, tức 01/2025. Theo đó, Quyết định trên đã đưa Thái Lan trở thành quốc gia Châu Á thứ hai thừa nhận hôn nhân đồng giới sau Nepal. Cụ thể, Luật hôn nhân mới của Thái Lan sử dụng các thuật ngữ trung lập về giới tính thay cho “nam, nữ, chồng, vợ”. Đồng thời, cũng cấp quyền nhận con nuôi và thừa kế cho các cặp đồng giới. (2) Người Việt sang Thái kết hôn đồng giới được không? Căn cứ Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. Như vậy, việc kết hôn đồng giới ở một số nước đã công nhận và các cá nhân vẫn có thể đăng ký kết hôn tại các quốc gia đã công nhận việc này. (3) Pháp luật Việt Nam có công nhận quyết định kết hôn đồng giới của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không? Căn cứ khoản 8 Điều 439 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như sau: “Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ... 8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì bản án, quyết định này sẽ không được công nhận. Theo đó, quyết định kết hôn thuộc đối tượng được xem xét công nhận tại Việt Nam nhưng đối với trường hợp là kết hôn đồng giới thì sẽ không được pháp luật Việt Nam công nhận. (4) Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn tại Việt Nam không? Trước tiên, như đã có nêu trên thì pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới. Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ. Theo đó, để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tại Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.” Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên của Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền chuyển đổi giới tính. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tức tháng 10/2024. Theo đó, hiện Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.
Liệu Việt Nam sẽ công nhận kết hôn đồng giới trong tương lai?
LGBT không phải là chủ đề xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Thế giới đang phát triển những tư tưởng tiến bộ và với xu thế hội nhập hoá quốc tế thì Việt Nam cũng đã ảnh hưởng ít nhiều những tư tưởng mới của thế giới. Ngày nay, cộng đồng LGBT ở Việt Nam ngày càng đông và không bị phán ánh gay gắt như lúc trước. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua đời sống xã hội hàng ngày, các cặp đôi đồng giới đã có thể thoải mái “come out” trước xã hội, gia đình và bạn bè.Hay thậm chí là trong quy định của pháp luật Việt Nam, ta có thể thấy được điều đó qua sự so sánh giữa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: … 5. Giữa những người cùng giới tính.”. Từ quy định trên, Điều 8, nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã có quy định nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau sẽ bị “Phạt tiền từ 100.000 – 500.000 với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Tuy nhiên đến Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã có sự thay đổi rõ rệt. Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Điều 8. Điều kiện kết hôn ... 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”. Chúng ta cần phải hiểu “cấm” và “không thừa nhận” là hai phạm trù, định nghĩa hoàn toàn khác nhau: - Cấm là không cho phép đăng ký kết hôn, không cho phép tổ chức hôn lễ, không được phép sống chung như vợ chồng,…Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình. Nguyên nhân của định này là do xã hội bấy giờ quan niệm chức năng chính của gia đình là sinh đẻ, tái sản xuất con người. Do vậy, hôn nhân giữa người đồng tính đã đi trái với chức năng trên. Tuy nhiên, xã hội tiến bộ, quan niệm cũng đã thay đổi, vậy nên pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với xã hội. - Không thừa nhận có nghĩa là được phép tổ chức lễ cưới, được phép sống chung như vợ chồng nhưng không được phép đăng ký kết hôn, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ khi xảy ra tranh chấp như những cặp đôi vợ chồng hợp pháp khác. Bởi vì nguyên nhân trên mà Nghị định 87/2001/NĐ-CP đã bị thay thế và quy định về xử phạt tiền đối với hành vi kết hôn đồng giới cũng đã được bải bỏ. Với nhưng sự thay đổi lớn như trên, liệu chúng ta có nên tin tưởng rằng quy định này của Luật hôn nhân gia đình sẽ được thay đổi một lần nữa hay không? Liệu Việt Nam sẽ nối tiếp bước đi của Đức, Bỉ, Áo, Đan Mạch,…để công nhận quan hệ kết hôn đồng giới hay không? Đó là vấn đề của những nhà làm luật và của tương lai, nhưng tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều người mong muốn điều đó sẽ xảy như cách quan niệm xã hội thay đổi.
Tranh cãi có nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới hay không?
Ngày 23/11/2019, Thư Viện Pháp Luật có đăng tải một nội dung khảo sát về vấn đề "Có nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới hay không". Tính đến thời điểm hiện tại, mình thống kê được bài viết đã nhận được 563 ý kiến từ mọi người. Trong đó, có 64,65% ý kiến đồng ý, 33% ý kiến không đồng ý, phần còn lại có thể xem là có ý kiến trung lập. Bài viết đã nhận được nhiều tranh luận. trong đó có nhiều ý kiến cho rằng nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới hay không, đơn cử như: - "Ai mà chẳng có quyền đi tìm hạnh phúc cho riêng mình chứ, tại sao chúng ta lại kì thị họ chứ" - fb Nguyễn Trâm. - "Đã là con người thì ai cũng có quyền bình đẳng như nhau, sao lại phân biệt. Người thích tóc dài, người thích tóc ngắn , người thích xâm mình, xỏ lỗ tai v.v....miễn sao không hại ai là được" - fb Nguyễn Đình Phong. - "1. Quy luật tự nhiên: quy luật nào? 2. Chuẩn mực đạo đức: chuẩn mực đạo đức nào? 3. Nếu hôn nhân bắt buộc phải đi cùng với sinh sản thì có nên cấm những người khuyết tật về sinh sản, vô sinh kết hôn... và ép buộc các cặp đôi phải sinh con nhỉ? 4. Không sinh sản: nếu cấm hôn nhân đồng giới vì họ ko sinh sản thì lần nữa nên cấm luôn việc xuất gia, đặt vòng, thắc buồng trứng, thắc ống dẫn tinh... 5. Chúng ta kết hôn với nhau, vì tình yêu hay vì sinh sản? Có bao giờ chúng ta thích 1 người vì họ đẻ được hay không?" - fb Jin Phạm. - "Cứ để tương lai trả lời tất cả, hiện tại một số nước Châu Á cũng cho phép kết hôn giữa đồng giới rồi. Nên việc Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới có thể sẽ xảy ra trong tương lai, vấn đề không biết là bao lâu thôi." - fb Châu Ngọc Minh. - "Hôn thú thực chất là nhằm thỏa mãn tình cảm thiêng liêng của con người. Khi 2 người yêu nhau đến độ chính mùi họ quyết định hòa huyện vào nhau bởi một đám cưới. Pháp luật ban hành hôn thú là để ràng buộc và bảo vệ cho cả 2 người. Vì thế đồng tính họ yêu và đến với nhau, quyết định đi đến hôn nhân thiết nghĩ luật hôn nhân cũng nên xem xét nhằm mục đích thỏa mãn nguyện vọng của con người. Tôi không phản đối" - fb Lê Châu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới (ít nhất là ở thời điểm hiện tại): - "Xét ở 1 gốc độ nào đó. Thì tôi không đồng ý việc ng đồng giới kết hôn. Mặc dù tôi là GAY. Tình yêu giữa người đồng giới thật sự rất mong lung và khó đoán trước. Không có con cái. Cứ yêu đứa này không được bao lâu lại đi yêu đứa khác. Tiếp diễn như vậy thật rất hỗn loạn. Tòa giải quyết mệt luôn. 😩😩😩" - fb Thạch Tuấn. - "Có thể trong hoàng cảnh xã hội Bây giờ chưa chấp nhận được việc công nhận, tương lai không biết ra sao. Nhưng quan điểm của mình là không đồng ý" - fb Bắp Cải. - "Tốt đẹp gì mà cho phép, thỏa mãn nhu cầu của vài người nhưng lại làm xã hội đảo lộn. Các quan hệ về huyết thống, tài sản,...sẽ phức tạp hơn. Rồi đến lúc các vị đòi ly hôn thì giải quyết thế nào? Ai là vợ, ai là chồng? Ai là cha, ai là mẹ?" - fb Hoà Trần. - "Không. Thời điểm hiện tại thì chưa thích hợp ở Việt Nam lắm" - fb Ẩn Nguyễn. - "Chừng nào kinh tế xã hội phát triển như các nước lớn trên thế giới, thì lúc đó nhà nước sẽ nhìn nhận lại Luật hôn nhân... Còn bây giờ ai yêu thì cứ yêu,,ai muốn sống chung thì sống chung,,quan trọng là gia đình hai bên chấp nhận cho thành vợ chồng được rồi.. và nếu trong thời gian sống ăn ở làm công việc dành dụm có tiền có của.. lỡ có xa nhau thì tài sản nhớ chia cho đều hoặc đừng tranh dành.. vì nhà nước không công nhận đồng tính thì củng không có chuyện ly hôn chia tài sản được đâu nhé..nó chỉ thành vụ tranh chấp tài sản." - fb An Nguyễn. Đây là một số ý kiến của các bạn mà mình tổng hợp được từ bài khảo sát của Thư Viện Pháp Luật. Còn ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? P/s: Hiện nay, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, đồng nghĩa những người cùng giới tính không được đăng ký kết hôn với nhau.
Người chuyển giới có được đăng ký kết hôn?
Hiện tại các vấn đề liên quan đến người chuyển giới, cộng đồng LGBT đã trở nên khá thoáng và nhận được nhiều sự đồng cảm trong cuộc sống. Tuy nhiên về mặt pháp luật Việt Nam thì những người thuộc giới tính thứ 3 đã có đầy đủ quyền của mình hay chưa? Trong đó có quyền được kết hôn? Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mặc dù không cấm, song Nhà nước không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Bởi kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, một cá nhân khi đã thực hiện chuyển đối giới tính thì: - Có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; - Có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, một người đã chuyển đổi giới tính muốn đăng ký kết hôn được thì trước hết phải thực hiện thủ tục thay đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
Kết hôn đồng giới - Không cấm nhưng không thừa nhận
Điều này được được quy định tại Khoản 2, Điều 8 về Điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014. Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015 lại không cấm nhưng không thừa nhận. - Đây là một điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quy định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Bởi lẽ, nếu không được Nhà nước thừa nhận thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy Cộng đồng LGBT Việt Nam nên mừng hay lo khi cuộc hôn nhân của họ không được pháp luật bảo vệ! + Thứ nhất, về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ không có một ràng buộc nào về mặt pháp lý. Tất nhiên, quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho nên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Họ sẽ không được cấp “giấy đăng ký kết hôn”. Điều này đặt ra câu hỏi, đứa con do họ nhận nuôi sẽ được cấp giấy khai sinh như thế nào? Vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngõ vì không xác định được cha và mẹ. + Thứ hai, về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ không có “chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân”. Tức là quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân” không được pháp luật bảo vệ. Như vậy, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự. - Một vấn đề được đặt ra, khi mà Bộ luật dân sự 2015 cho phép cá nhân có quyền xác định lại giới tính thì liệu rằng cuộc hôn nhân hợp pháp của vợ chồng khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) chuyển giới có còn hợp pháp hay không? + Thứ nhất, chúng ta cần xác định nếu trường hợp vợ hoặc chồng sau khi chuyển giới thì cuộc hôn nhân đó sẽ trở thành hôn nhân đồng giới. + Thứ hai, căn cứ vào Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hai người này đã vi phạm điều kiện kết hôn. Do đó, đây thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật theo Khoản 6, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.” + Việc xử lý và hậu quả pháp lý của việc xử lý kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Từ 11/11/2013: Không xử phạt kết hôn đồng giới
Từ 11/11/2013, kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ không bị xử phạt (hiện tại phạt 100 – 500 nghìn đồng). Ngoài ra, tăng khung phạt lên 1 – 3 triệu đồng (hiện tại 100 – 500 nghìn đồng) đối với các hành vi sau: - Đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ/chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ; - Đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ; - Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; cha mẹ nuôi với con nuôi; người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Đồng thời phạt từ 10 – 20 triệu đồng nếu lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách về dân số, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản. Nội dung trên được quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới, Người Việt sang Thái kết hôn được không?
Mới đây, Quốc vương Thái Lan đã phê chuẩn Luật Hôn nhân mới của nước ngày. Vậy người Việt Nam có thể sang Thái Lan để kết hôn đồng giới được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau. (1) Thái Lan thông qua Luật công nhận Hôn nhân đồng giới? Theo Công báo của Hoàng gia Thái Lan, ngày 24/9/2024, Quốc vương Vajiralongkorn đã phê chuẩn Luật hôn nhân mới, tại đây đã thừa nhận hôn nhân đồng giới. Cụ thể, Đạo luật nêu trên được Quốc hội Thái Lan thông qua vào tháng 6/2024, dự kiến có hiệu lực 120 ngày sau khi Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn phê chuẩn, tức 01/2025. Theo đó, Quyết định trên đã đưa Thái Lan trở thành quốc gia Châu Á thứ hai thừa nhận hôn nhân đồng giới sau Nepal. Cụ thể, Luật hôn nhân mới của Thái Lan sử dụng các thuật ngữ trung lập về giới tính thay cho “nam, nữ, chồng, vợ”. Đồng thời, cũng cấp quyền nhận con nuôi và thừa kế cho các cặp đồng giới. (2) Người Việt sang Thái kết hôn đồng giới được không? Căn cứ Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau: - Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. - Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch. Như vậy, việc kết hôn đồng giới ở một số nước đã công nhận và các cá nhân vẫn có thể đăng ký kết hôn tại các quốc gia đã công nhận việc này. (3) Pháp luật Việt Nam có công nhận quyết định kết hôn đồng giới của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không? Căn cứ khoản 8 Điều 439 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam như sau: “Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam ... 8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì bản án, quyết định này sẽ không được công nhận. Theo đó, quyết định kết hôn thuộc đối tượng được xem xét công nhận tại Việt Nam nhưng đối với trường hợp là kết hôn đồng giới thì sẽ không được pháp luật Việt Nam công nhận. (4) Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn tại Việt Nam không? Trước tiên, như đã có nêu trên thì pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới. Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ. Theo đó, để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tại Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.” Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên của Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền chuyển đổi giới tính. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tức tháng 10/2024. Theo đó, hiện Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.
Liệu Việt Nam sẽ công nhận kết hôn đồng giới trong tương lai?
LGBT không phải là chủ đề xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Thế giới đang phát triển những tư tưởng tiến bộ và với xu thế hội nhập hoá quốc tế thì Việt Nam cũng đã ảnh hưởng ít nhiều những tư tưởng mới của thế giới. Ngày nay, cộng đồng LGBT ở Việt Nam ngày càng đông và không bị phán ánh gay gắt như lúc trước. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua đời sống xã hội hàng ngày, các cặp đôi đồng giới đã có thể thoải mái “come out” trước xã hội, gia đình và bạn bè.Hay thậm chí là trong quy định của pháp luật Việt Nam, ta có thể thấy được điều đó qua sự so sánh giữa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: … 5. Giữa những người cùng giới tính.”. Từ quy định trên, Điều 8, nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã có quy định nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau sẽ bị “Phạt tiền từ 100.000 – 500.000 với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Tuy nhiên đến Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã có sự thay đổi rõ rệt. Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Điều 8. Điều kiện kết hôn ... 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”. Chúng ta cần phải hiểu “cấm” và “không thừa nhận” là hai phạm trù, định nghĩa hoàn toàn khác nhau: - Cấm là không cho phép đăng ký kết hôn, không cho phép tổ chức hôn lễ, không được phép sống chung như vợ chồng,…Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình. Nguyên nhân của định này là do xã hội bấy giờ quan niệm chức năng chính của gia đình là sinh đẻ, tái sản xuất con người. Do vậy, hôn nhân giữa người đồng tính đã đi trái với chức năng trên. Tuy nhiên, xã hội tiến bộ, quan niệm cũng đã thay đổi, vậy nên pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với xã hội. - Không thừa nhận có nghĩa là được phép tổ chức lễ cưới, được phép sống chung như vợ chồng nhưng không được phép đăng ký kết hôn, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ khi xảy ra tranh chấp như những cặp đôi vợ chồng hợp pháp khác. Bởi vì nguyên nhân trên mà Nghị định 87/2001/NĐ-CP đã bị thay thế và quy định về xử phạt tiền đối với hành vi kết hôn đồng giới cũng đã được bải bỏ. Với nhưng sự thay đổi lớn như trên, liệu chúng ta có nên tin tưởng rằng quy định này của Luật hôn nhân gia đình sẽ được thay đổi một lần nữa hay không? Liệu Việt Nam sẽ nối tiếp bước đi của Đức, Bỉ, Áo, Đan Mạch,…để công nhận quan hệ kết hôn đồng giới hay không? Đó là vấn đề của những nhà làm luật và của tương lai, nhưng tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều người mong muốn điều đó sẽ xảy như cách quan niệm xã hội thay đổi.
Tranh cãi có nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới hay không?
Ngày 23/11/2019, Thư Viện Pháp Luật có đăng tải một nội dung khảo sát về vấn đề "Có nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới hay không". Tính đến thời điểm hiện tại, mình thống kê được bài viết đã nhận được 563 ý kiến từ mọi người. Trong đó, có 64,65% ý kiến đồng ý, 33% ý kiến không đồng ý, phần còn lại có thể xem là có ý kiến trung lập. Bài viết đã nhận được nhiều tranh luận. trong đó có nhiều ý kiến cho rằng nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới hay không, đơn cử như: - "Ai mà chẳng có quyền đi tìm hạnh phúc cho riêng mình chứ, tại sao chúng ta lại kì thị họ chứ" - fb Nguyễn Trâm. - "Đã là con người thì ai cũng có quyền bình đẳng như nhau, sao lại phân biệt. Người thích tóc dài, người thích tóc ngắn , người thích xâm mình, xỏ lỗ tai v.v....miễn sao không hại ai là được" - fb Nguyễn Đình Phong. - "1. Quy luật tự nhiên: quy luật nào? 2. Chuẩn mực đạo đức: chuẩn mực đạo đức nào? 3. Nếu hôn nhân bắt buộc phải đi cùng với sinh sản thì có nên cấm những người khuyết tật về sinh sản, vô sinh kết hôn... và ép buộc các cặp đôi phải sinh con nhỉ? 4. Không sinh sản: nếu cấm hôn nhân đồng giới vì họ ko sinh sản thì lần nữa nên cấm luôn việc xuất gia, đặt vòng, thắc buồng trứng, thắc ống dẫn tinh... 5. Chúng ta kết hôn với nhau, vì tình yêu hay vì sinh sản? Có bao giờ chúng ta thích 1 người vì họ đẻ được hay không?" - fb Jin Phạm. - "Cứ để tương lai trả lời tất cả, hiện tại một số nước Châu Á cũng cho phép kết hôn giữa đồng giới rồi. Nên việc Việt Nam cho phép kết hôn đồng giới có thể sẽ xảy ra trong tương lai, vấn đề không biết là bao lâu thôi." - fb Châu Ngọc Minh. - "Hôn thú thực chất là nhằm thỏa mãn tình cảm thiêng liêng của con người. Khi 2 người yêu nhau đến độ chính mùi họ quyết định hòa huyện vào nhau bởi một đám cưới. Pháp luật ban hành hôn thú là để ràng buộc và bảo vệ cho cả 2 người. Vì thế đồng tính họ yêu và đến với nhau, quyết định đi đến hôn nhân thiết nghĩ luật hôn nhân cũng nên xem xét nhằm mục đích thỏa mãn nguyện vọng của con người. Tôi không phản đối" - fb Lê Châu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên cho phép đăng ký kết hôn đồng giới (ít nhất là ở thời điểm hiện tại): - "Xét ở 1 gốc độ nào đó. Thì tôi không đồng ý việc ng đồng giới kết hôn. Mặc dù tôi là GAY. Tình yêu giữa người đồng giới thật sự rất mong lung và khó đoán trước. Không có con cái. Cứ yêu đứa này không được bao lâu lại đi yêu đứa khác. Tiếp diễn như vậy thật rất hỗn loạn. Tòa giải quyết mệt luôn. 😩😩😩" - fb Thạch Tuấn. - "Có thể trong hoàng cảnh xã hội Bây giờ chưa chấp nhận được việc công nhận, tương lai không biết ra sao. Nhưng quan điểm của mình là không đồng ý" - fb Bắp Cải. - "Tốt đẹp gì mà cho phép, thỏa mãn nhu cầu của vài người nhưng lại làm xã hội đảo lộn. Các quan hệ về huyết thống, tài sản,...sẽ phức tạp hơn. Rồi đến lúc các vị đòi ly hôn thì giải quyết thế nào? Ai là vợ, ai là chồng? Ai là cha, ai là mẹ?" - fb Hoà Trần. - "Không. Thời điểm hiện tại thì chưa thích hợp ở Việt Nam lắm" - fb Ẩn Nguyễn. - "Chừng nào kinh tế xã hội phát triển như các nước lớn trên thế giới, thì lúc đó nhà nước sẽ nhìn nhận lại Luật hôn nhân... Còn bây giờ ai yêu thì cứ yêu,,ai muốn sống chung thì sống chung,,quan trọng là gia đình hai bên chấp nhận cho thành vợ chồng được rồi.. và nếu trong thời gian sống ăn ở làm công việc dành dụm có tiền có của.. lỡ có xa nhau thì tài sản nhớ chia cho đều hoặc đừng tranh dành.. vì nhà nước không công nhận đồng tính thì củng không có chuyện ly hôn chia tài sản được đâu nhé..nó chỉ thành vụ tranh chấp tài sản." - fb An Nguyễn. Đây là một số ý kiến của các bạn mà mình tổng hợp được từ bài khảo sát của Thư Viện Pháp Luật. Còn ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào? P/s: Hiện nay, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, đồng nghĩa những người cùng giới tính không được đăng ký kết hôn với nhau.
Người chuyển giới có được đăng ký kết hôn?
Hiện tại các vấn đề liên quan đến người chuyển giới, cộng đồng LGBT đã trở nên khá thoáng và nhận được nhiều sự đồng cảm trong cuộc sống. Tuy nhiên về mặt pháp luật Việt Nam thì những người thuộc giới tính thứ 3 đã có đầy đủ quyền của mình hay chưa? Trong đó có quyền được kết hôn? Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mặc dù không cấm, song Nhà nước không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Bởi kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, một cá nhân khi đã thực hiện chuyển đối giới tính thì: - Có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; - Có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Trong đó có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, một người đã chuyển đổi giới tính muốn đăng ký kết hôn được thì trước hết phải thực hiện thủ tục thay đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
Kết hôn đồng giới - Không cấm nhưng không thừa nhận
Điều này được được quy định tại Khoản 2, Điều 8 về Điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014. Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015 lại không cấm nhưng không thừa nhận. - Đây là một điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quy định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Bởi lẽ, nếu không được Nhà nước thừa nhận thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Vậy Cộng đồng LGBT Việt Nam nên mừng hay lo khi cuộc hôn nhân của họ không được pháp luật bảo vệ! + Thứ nhất, về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ không có một ràng buộc nào về mặt pháp lý. Tất nhiên, quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho nên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Họ sẽ không được cấp “giấy đăng ký kết hôn”. Điều này đặt ra câu hỏi, đứa con do họ nhận nuôi sẽ được cấp giấy khai sinh như thế nào? Vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngõ vì không xác định được cha và mẹ. + Thứ hai, về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ không có “chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân”. Tức là quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân” không được pháp luật bảo vệ. Như vậy, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự. - Một vấn đề được đặt ra, khi mà Bộ luật dân sự 2015 cho phép cá nhân có quyền xác định lại giới tính thì liệu rằng cuộc hôn nhân hợp pháp của vợ chồng khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) chuyển giới có còn hợp pháp hay không? + Thứ nhất, chúng ta cần xác định nếu trường hợp vợ hoặc chồng sau khi chuyển giới thì cuộc hôn nhân đó sẽ trở thành hôn nhân đồng giới. + Thứ hai, căn cứ vào Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hai người này đã vi phạm điều kiện kết hôn. Do đó, đây thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật theo Khoản 6, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.” + Việc xử lý và hậu quả pháp lý của việc xử lý kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Từ 11/11/2013: Không xử phạt kết hôn đồng giới
Từ 11/11/2013, kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ không bị xử phạt (hiện tại phạt 100 – 500 nghìn đồng). Ngoài ra, tăng khung phạt lên 1 – 3 triệu đồng (hiện tại 100 – 500 nghìn đồng) đối với các hành vi sau: - Đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ/chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ; - Đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng/vợ; - Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; cha mẹ nuôi với con nuôi; người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Đồng thời phạt từ 10 – 20 triệu đồng nếu lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách về dân số, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản. Nội dung trên được quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP.