Cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Đối với trường hợp muốn cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng phải thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ và đáp ứng điều kiện nào để được cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng? Căn cứ tại mục 7 Phần II Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để được cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng thực hiện như sau: Trình tự cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ điều kiện tham dự kiểm tra, thủ tục nộp hồ sơ, nội dung kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra. Bước 2: Cá nhân đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bước 3: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ - Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân. Bước 4: Xử lý hồ sơ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho cá nhân có hồ sơ hợp lệ trước thời điểm kiểm tra 15 ngày, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra. Bước 5: Thành lập Hội đồng kiểm tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra Bước 6: Thông báo kết quả kiểm tra Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp Giấy chứng nhận. Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Tờ khai đăng ký kiểm tra theo quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ; - Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); - Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực). Điều kiện thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Thường trú tại Việt Nam; - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, lâm sinh, luật; - Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ được công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ về việc đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, đồng thời thông báo về dự kiến thời gian, địa điểm, lịch kiểm tra; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo các thiếu sót của hồ sơ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; - Trường hợp người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn đăng ký dự kiểm tra, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Cách thức thực hiện đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục V Nghị định 65/2023/NĐ-CP. + Bản sao bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương theo quy định (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực). + Một trong các tài liệu sau: * Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhận quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); hoặc * Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác (có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác) chứng minh thời gian ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp hoặc công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp theo quy định, bao gồm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, xét xử, pháp chế, tư vấn pháp luật, quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp; nghiên cứu khoa học (có chức danh nghiên cứu viên) và giảng dạy về sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực). + 02 ảnh 3x4 (cm); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Việc kiểm tra được tổ chức định kỳ 02 năm/lần. Phí, lệ phí đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 300.000 đồng. - Phí phúc tra kiểm tra kết quả nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn):150.000 đồng. Trên đây là thủ tục hành chính đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Điều kiện, thủ tục đăng ký kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng?
Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng trực tiếp hoặc qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; các tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ nộp đơn qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. Tổ chức, cá nhân đáp ứng một số điều kiện nhất định thì được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền Điều kiện sau được đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 79/2023/NĐ-CP cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau được đăng ký dự kiểm tra + Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; + Thường trú tại Việt Nam; + Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, lâm sinh, luật; + Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 79/2023/NĐ-CP cá nhân đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm + Tờ khai đăng ký kiểm tra theo quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị định này; + Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); + Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); + 02 ảnh 3 cm x 4 cm. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho cá nhân có hồ sơ hợp lệ trước thời điểm kiểm tra 15 ngày, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra). - Hội đồng kiểm tra có 05 người, trong đó Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là lãnh đạo đơn vị được giao quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng; thành viên Hội đồng kiểm tra là những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng; công chức được giao nhiệm vụ về bảo hộ giống cây trồng là thư ký hành chính. - Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề kiểm tra (gồm cả đáp án và thang điểm). -Tổ chức thực hiện việc kiểm tra Đề kiểm tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề bài kiểm tra. Hội đồng kiểm tra chấm bài kiểm tra theo đáp án và thang điểm của đề kiểm tra. Người đạt điểm kiểm tra từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10 đối với bài kiểm tra được coi là đạt yêu cầu. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 25 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP cho những người đạt yêu cầu. Vậy đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức là một trong các điều kiện để cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện
Cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Đối với trường hợp muốn cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng phải thực hiện như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ và đáp ứng điều kiện nào để được cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng? Căn cứ tại mục 7 Phần II Quyết định 4953/QĐ-BNN-TT năm 2023 trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện để được cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng thực hiện như sau: Trình tự cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Bước 1: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ điều kiện tham dự kiểm tra, thủ tục nộp hồ sơ, nội dung kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra. Bước 2: Cá nhân đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bước 3: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ - Trường hợp nộp trực tiếp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân. Bước 4: Xử lý hồ sơ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho cá nhân có hồ sơ hợp lệ trước thời điểm kiểm tra 15 ngày, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra. Bước 5: Thành lập Hội đồng kiểm tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra Bước 6: Thông báo kết quả kiểm tra Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp Giấy chứng nhận. Thành phần hồ sơ cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Tờ khai đăng ký kiểm tra theo quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ; - Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); - Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực). Điều kiện thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng - Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Thường trú tại Việt Nam; - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, lâm sinh, luật; - Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận. =>> Trên đây là trình tự thủ tục cũng như hồ sơ và điều kiện cấp giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện như thế nào?
Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ được công bố tại Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trình tự thực hiện đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ. - Bước 2: Xử lý hồ sơ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ về việc đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, đồng thời thông báo về dự kiến thời gian, địa điểm, lịch kiểm tra; - Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo các thiếu sót của hồ sơ và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; - Trường hợp người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn đăng ký dự kiểm tra, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Cách thức thực hiện đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thành phần, số lượng hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục V Nghị định 65/2023/NĐ-CP. + Bản sao bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương theo quy định (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực). + Một trong các tài liệu sau: * Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhận quy định tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); hoặc * Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác (có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác) chứng minh thời gian ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp hoặc công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp theo quy định, bao gồm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, xét xử, pháp chế, tư vấn pháp luật, quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp; nghiên cứu khoa học (có chức danh nghiên cứu viên) và giảng dạy về sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực). + 02 ảnh 3x4 (cm); + Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Thời hạn giải quyết đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Việc kiểm tra được tổ chức định kỳ 02 năm/lần. Phí, lệ phí đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp - Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 300.000 đồng. - Phí phúc tra kiểm tra kết quả nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn):150.000 đồng. Trên đây là thủ tục hành chính đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Điều kiện, thủ tục đăng ký kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng?
Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng trực tiếp hoặc qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; các tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 157 Luật Sở hữu trí tuệ nộp đơn qua tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. Tổ chức, cá nhân đáp ứng một số điều kiện nhất định thì được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền Điều kiện sau được đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 79/2023/NĐ-CP cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau được đăng ký dự kiểm tra + Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; + Thường trú tại Việt Nam; + Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, lâm sinh, luật; + Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng từ 05 năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 79/2023/NĐ-CP cá nhân đăng ký tham dự kiểm tra để được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm + Tờ khai đăng ký kiểm tra theo quy định tại Mẫu số 24 ban hành kèm theo Nghị định này; + Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); + Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) hoặc bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); + 02 ảnh 3 cm x 4 cm. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho cá nhân có hồ sơ hợp lệ trước thời điểm kiểm tra 15 ngày, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra). - Hội đồng kiểm tra có 05 người, trong đó Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là lãnh đạo đơn vị được giao quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng; thành viên Hội đồng kiểm tra là những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng; công chức được giao nhiệm vụ về bảo hộ giống cây trồng là thư ký hành chính. - Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm xây dựng ngân hàng đề kiểm tra (gồm cả đáp án và thang điểm). -Tổ chức thực hiện việc kiểm tra Đề kiểm tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề bài kiểm tra. Hội đồng kiểm tra chấm bài kiểm tra theo đáp án và thang điểm của đề kiểm tra. Người đạt điểm kiểm tra từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10 đối với bài kiểm tra được coi là đạt yêu cầu. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 25 ban hành kèm theo Nghị định 79/2023/NĐ-CP cho những người đạt yêu cầu. Vậy đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức là một trong các điều kiện để cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện