Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?
Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố là những người nhận được tín nhiệm cao từ người dân trong thôn, khu phố. Qua đó, thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người dân khu vực đó. Vậy trường hợp cần phải kiểm tạm trú và các thông tin khác về cư trú nhằm thực hiện nhiệm vụ, thì Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có quyền kiểm tra không? 1. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố là ai? Cụ thể tại Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đồng thời được nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những quyền hạn gì? Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng được phân quyền hạn để quản lý công việc qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động của khu phố, khu dân cư mình được phân công. Theo Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có những quyền hạn sau: Thứ nhất là được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp. Thứ hai là được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Bên cạnh đó, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng có những nhiệm vụ sau: - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố. - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố. - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết. - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động. - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố. 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có được kiểm tra cư trú? Theo Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú cá nhân, hộ gia đình là hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú. Về nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới. Như vậy, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không có quyền kiểm tra và lấy số liệu cư trú dân cư mà chỉ được quyền vận động người dân trong phạm vi được phân quyền và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
04 điều cần lưu ý khi công an vào kiểm tra cư trú
Kiểm tra cư trú - Ảnh minh họa Giai đoạn cuối năm tình hình an ninh trật tự tại các địa phương và nhất là tại các thành phố lớn đang diễn ra khá phức tạp. Có rất nhiều trường hợp Công an kiểm tra cư trú đột xuất vào lúc nửa đêm khiến nhiều người dân tự hỏi việc kiểm tra như thế có đúng không? Sau đây là những điều cần lưu ý khi công an khu vực vào kiểm tra cư trú. 1. Công an được kiểm tra cư trú trong trường hợp nào? Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể tại Khoản 1 có quy định Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú. Theo quy định trên, có thể hiểu rằng Công an có quyền kiểm tra cư trú của công dân bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên việc kiểm tra cư trú phải tuân thủ các quy định pháp luật cụ thể: - Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. - Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. - Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến. 2. Không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra có bị phạt? Tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; Theo đó, nếu có yêu cầu xuất trình CMND để kiểm tra mà cá nhân không xuất trình thì sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. 3. Không đăng ký tạm trú thì chủ trọ hay người thuê bị phạt? Theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, tại khoản 4, Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Theo đó, cả chủ trọ và người thuê trọ đều bị xử phạt nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú. Đối với Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú sẽ bị xử phạt theo điểm đ, khoản 2, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. “2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: ... đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;” 4. Ai có trách nhiệm đăng ký tạm trú? Tại Điều 30 Luật cư trú 2006 quy định: "1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. 2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn." Như vậy, người thuê trọ phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật chứ không nhất thiết phải là chủ nhà. Tuy nhiên, thông thường là chủ trọ đi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ. Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên. - Xuất trình CMND hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Công an khu vực được kiểm tra cư trú trong trường hợp nào?
Có rất nhiều trường hợp Công an kiểm tra cư trú đột xuất vào lúc giữa đêm; điều này làm nhiều người đặt câu hỏi khi nào Công an khu vực được quyền kiểm tra cư trú tại nhà dân? Quy định về kiểm tra cư trú được nêu tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA, cụ thể tại khoản 1 Điều quy định việc kiểm tra cư trú có thể được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Thêm nữa, khoản 2 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về những đối tượng được kiểm tra cư trú bao gồm: công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú Như vậy, có thể hiểu rằng Công an có quyền kiểm tra cư trú của công dân bất ký lúc nào. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra cư trú, lực lượng Công an phải tuân theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: - Khi kiểm tra cư trú (thi hành công vụ hoặc khi làm việc) phải sử dụng đúng trang phục của chiến sĩ Công an nhân dân (theo quy định tại Điều 11 Nghị định 208/2013/NĐ-CP) - Có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách, chức vụ khi thi hành công vụ nếu công dân có thắc mắc (vì theo quy định tại Hiến pháp 2013 công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở) - Có chuẩn mực khi tiếp xúc làm việc với người dân (theo quy định tại điểm b khoản 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP) - Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến (quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA) - Được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia (quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA) Về nội dung kiểm tra cư trú được quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA bao gồm: - Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; - Các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
Suy nghĩ về việc “Kiểm tra cư trú” giữa khuya?
Theo quy định tại khoản 1, điều 26 thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú, thì “Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự”. Do đó, việc kiểm tra thủ tục đăng ký tạm trú giữa đêm khuya là được phép. Theo khoản 4, điều 26 thông tư số 35/2014/TT-BCA thì “cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia”. Việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm của cá nhân người tạm trú, còn chủ nhà chỉ là người xác nhận cho phép tạm trú. Do đó, nếu không có sự hiện diện của chủ nhà trọ thì công an khu vực vẫn được tiến hành kiểm tra thủ tục đăng ký tạm trú đối với những người đang ở nhà trọ đó. Những quy định trên liệu có tạo điều kiện cho tội phạm hay chính những người có thẩm quyền có những hành vi phạm pháp luật một cách dễ dàng. Giả sử, một buổi tối đẹp trời, một người với hình dáng và trang phục của một chiến sĩ công an nhân dân gõ cửa nhà (phòng trọ) của bạn yêu cầu kiểm tra cư trú vào lúc 12 giờ đêm…bạn sẽ làm gì nếu bạn đang ở một mình; nếu người chiến sĩ này là một tên trộm mạo danh (thời buổi này không phải hiếm); nếu chiến sĩ công an có những hành động khiếm nhã hay vượt quá thẩm quyền, bạn làm gì để bảo vệ mình đây? Quy định trên có điểm tốt, có điểm chưa hoàn thiện; có nên quy định lại không? Nếu quy định lại thì nên quy định ra sao đây?
Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có quyền kiểm tra tạm trú không?
Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố là những người nhận được tín nhiệm cao từ người dân trong thôn, khu phố. Qua đó, thực hiện các nhiệm vụ đại diện cho người dân khu vực đó. Vậy trường hợp cần phải kiểm tạm trú và các thông tin khác về cư trú nhằm thực hiện nhiệm vụ, thì Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có quyền kiểm tra không? 1. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố là ai? Cụ thể tại Điều 13 Thông tư 04/2012/TT-BNV có quy định Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, được hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đồng thời được nêu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được biểu dương, khen thưởng; không hoàn thành nhiệm vụ, có vi phạm khuyết điểm, không được nhân dân tín nhiệm thì tùy theo mức độ sai phạm sẽ bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có những quyền hạn gì? Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng được phân quyền hạn để quản lý công việc qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động của khu phố, khu dân cư mình được phân công. Theo Điều 10 Thông tư 04/2012/TT-BNV (sửa đổi bởi Thông tư 14/2018/TT-BNV) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có những quyền hạn sau: Thứ nhất là được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp. Thứ hai là được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Bên cạnh đó, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố cũng có những nhiệm vụ sau: - Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố. - Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố. - Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết. - Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động. - Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố. 3. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có được kiểm tra cư trú? Theo Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú cá nhân, hộ gia đình là hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú; cơ quan đăng ký cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú. Về nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú, thu thập, cập nhật, khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. Trường hợp cơ quan cấp trên kiểm tra phải phối hợp với cơ quan đăng ký cư trú cấp dưới. Như vậy, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố không có quyền kiểm tra và lấy số liệu cư trú dân cư mà chỉ được quyền vận động người dân trong phạm vi được phân quyền và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
04 điều cần lưu ý khi công an vào kiểm tra cư trú
Kiểm tra cư trú - Ảnh minh họa Giai đoạn cuối năm tình hình an ninh trật tự tại các địa phương và nhất là tại các thành phố lớn đang diễn ra khá phức tạp. Có rất nhiều trường hợp Công an kiểm tra cư trú đột xuất vào lúc nửa đêm khiến nhiều người dân tự hỏi việc kiểm tra như thế có đúng không? Sau đây là những điều cần lưu ý khi công an khu vực vào kiểm tra cư trú. 1. Công an được kiểm tra cư trú trong trường hợp nào? Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể tại Khoản 1 có quy định Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú. Theo quy định trên, có thể hiểu rằng Công an có quyền kiểm tra cư trú của công dân bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên việc kiểm tra cư trú phải tuân thủ các quy định pháp luật cụ thể: - Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. - Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. - Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến. 2. Không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra có bị phạt? Tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; Theo đó, nếu có yêu cầu xuất trình CMND để kiểm tra mà cá nhân không xuất trình thì sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. 3. Không đăng ký tạm trú thì chủ trọ hay người thuê bị phạt? Theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, tại khoản 4, Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Theo đó, cả chủ trọ và người thuê trọ đều bị xử phạt nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú. Đối với Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú sẽ bị xử phạt theo điểm đ, khoản 2, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. “2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: ... đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;” 4. Ai có trách nhiệm đăng ký tạm trú? Tại Điều 30 Luật cư trú 2006 quy định: "1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. 2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn." Như vậy, người thuê trọ phải có nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật chứ không nhất thiết phải là chủ nhà. Tuy nhiên, thông thường là chủ trọ đi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ. Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên. - Xuất trình CMND hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Công an khu vực được kiểm tra cư trú trong trường hợp nào?
Có rất nhiều trường hợp Công an kiểm tra cư trú đột xuất vào lúc giữa đêm; điều này làm nhiều người đặt câu hỏi khi nào Công an khu vực được quyền kiểm tra cư trú tại nhà dân? Quy định về kiểm tra cư trú được nêu tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA, cụ thể tại khoản 1 Điều quy định việc kiểm tra cư trú có thể được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Thêm nữa, khoản 2 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về những đối tượng được kiểm tra cư trú bao gồm: công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú Như vậy, có thể hiểu rằng Công an có quyền kiểm tra cư trú của công dân bất ký lúc nào. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra cư trú, lực lượng Công an phải tuân theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: - Khi kiểm tra cư trú (thi hành công vụ hoặc khi làm việc) phải sử dụng đúng trang phục của chiến sĩ Công an nhân dân (theo quy định tại Điều 11 Nghị định 208/2013/NĐ-CP) - Có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách, chức vụ khi thi hành công vụ nếu công dân có thắc mắc (vì theo quy định tại Hiến pháp 2013 công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở) - Có chuẩn mực khi tiếp xúc làm việc với người dân (theo quy định tại điểm b khoản 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP) - Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến (quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA) - Được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia (quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA) Về nội dung kiểm tra cư trú được quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA bao gồm: - Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; - Các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
Suy nghĩ về việc “Kiểm tra cư trú” giữa khuya?
Theo quy định tại khoản 1, điều 26 thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú, thì “Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự”. Do đó, việc kiểm tra thủ tục đăng ký tạm trú giữa đêm khuya là được phép. Theo khoản 4, điều 26 thông tư số 35/2014/TT-BCA thì “cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia”. Việc đăng ký tạm trú là trách nhiệm của cá nhân người tạm trú, còn chủ nhà chỉ là người xác nhận cho phép tạm trú. Do đó, nếu không có sự hiện diện của chủ nhà trọ thì công an khu vực vẫn được tiến hành kiểm tra thủ tục đăng ký tạm trú đối với những người đang ở nhà trọ đó. Những quy định trên liệu có tạo điều kiện cho tội phạm hay chính những người có thẩm quyền có những hành vi phạm pháp luật một cách dễ dàng. Giả sử, một buổi tối đẹp trời, một người với hình dáng và trang phục của một chiến sĩ công an nhân dân gõ cửa nhà (phòng trọ) của bạn yêu cầu kiểm tra cư trú vào lúc 12 giờ đêm…bạn sẽ làm gì nếu bạn đang ở một mình; nếu người chiến sĩ này là một tên trộm mạo danh (thời buổi này không phải hiếm); nếu chiến sĩ công an có những hành động khiếm nhã hay vượt quá thẩm quyền, bạn làm gì để bảo vệ mình đây? Quy định trên có điểm tốt, có điểm chưa hoàn thiện; có nên quy định lại không? Nếu quy định lại thì nên quy định ra sao đây?